Mưu đồ của Trung Quốc từ xưa đến nay
là muốn xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam. Đó là điều không phải bàn. Giới lãnh đạo
Trung Quốc đã nhìn thấy vai trò vô cùng to lớn của Biển Đông, Biển Đông cũng là
nơi quyết định đến vai trò bá chủ thế giới của họ, bởi vậy họ luôn tìm cách nắm
và độc chiếm Biển Đông để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” của mình. Những hành động
thô thiển thời gian qua của Trung Quốc ngày càng làm họ trở nên đáng khinh ghét
trong mắt các quốc gia khác.
Mới đây, Tân Hoa Xã loan tin cho biết
từ ngày 1/5 vừa qua, Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một loạt các
vùng biển bao gồm Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông từ bắc vĩ tuyến 12.
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông được áp dụng từ ngày 1/5 đến
ngày 16/8/2019. Tân Hoa Xã cũng cho hay lệnh cấm sẽ được thực thi nghiêm ngặt
trong 24 giờ một ngày. “Lệnh cấm đánh bắt” này tuy không mới, bởi lẽ phía Trung
Quốc áp dụng vào hè hàng năm từ năm 1999 trở lại đây với lý do để bảo vệ sự
phát triển của nguồn cá, nhưng đáng nói là nó lại đã và đang trực tiếp xâm phạm
chủ quyền của Việt Nam.
Phải nói rằng, trong nhiều năm qua,
Trung Quốc thường xuyên huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Từng ngày, từng giờ, tiến hành các hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hoá
trên 7 đá mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa – chủ
quyền của Việt Nam đó là: đá Gaven, đá Tư nghĩa, đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Chữ
Thập, đá Subi và đá Vành khăn.
Tuyên
bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông giới hạn bởi đường màu đỏ là quá phi lý
Thế nhưng, một lần nữa chúng ta cần
khẳng định rõ lại một lần nữa rằng, các bãi đá ngầm ấy thuộc chủ quyền của Việt
Nam mà người Trung đã đánh chiếm trái phép bằng vũ lực, điều mà luật pháp quốc
tế nghiêm cấm. Chính vì sự chiếm đóng bất hợp pháp như thế, nên đã hơn 40 năm
qua, không một quốc gia nào công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Nếu chỉ xét riêng khía cạnh pháp lý,
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, luận chứng để kiện “người bạn tốt” ra Tòa quốc tế.
Bởi vì, các hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của
Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại với tinh
thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa
ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Trở lại với vấn đề “lệnh cấm đánh bắt
cá” của Trung Quốc, hơn ai hết và bất kỳ lúc nào, Việt Nam cần phải tự đấu
tranh để chống lại luận điệu “khai thác chung” theo kiểu Trung Quốc là “gác
tranh chấp cùng khai thác trên biển đảo” vốn là một thông lệ quốc tế. Tư tưởng
đó của người Trung chẳng khác nào việc “họ” nhảy vào sân nhà riêng của chúng
ta, rồi bảo đó là sân của “họ” và đề nghị “khai thác chung”. Đó là trò “đánh lận
con đen” về chủ quyền của Trung Quốc, chúng ta không bao giờ chấp nhận điều đó.
Phát biểu hôm nay của người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thu Hằng cho rằng các biện pháp bảo tồn nguồn tài
nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với quy định của Công ước LHQ về Luật
Biển năm 1982 và không làm phương hại đến chủ quyền và các quyền tài phán trên
biển của các nước có lien quan. Đồng thời khẳng định: “Việt Nam phản đối và
kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này
xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và
lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc
tế”.
Trung Quốc bấy lâu nay luôn âm mưu và
hành động độc chiếm biển Đông nhằm hợp thức hóa việc cai quản các quần đảo cưỡng
chiếm và tiến dần đến việc chế ngự toàn bộ những gì gọi là các đảo và bãi cạn
trên Biển Đông. Suy cho cùng thì “lệnh cấm đánh bắt cá” cũng chính là hình thức
gián tiếp tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của người Trung trên biển Đông mà
thôi.
Xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam là mưu đồ
của Trung Quốc từ ngàn đời xưa đến nay. Đó là điều mà chúng ta lúc nào cũng phải
ghi nhớ để cảnh giác, và cùng nhau chung sức bảo vệ Tổ quốc một cách đúng đắn
nhất.
Ngọc
Lan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét