|
Đa nguyên chính trị và bài học từ Thái Lan |
Đa nguyên chính trị là vấn đề đã xuất
hiện và tồn tại tương đối lâu dài trong lịch sử. Tuy nhiên, hiểu thế nào cho
đúng về đa nguyên chính trị lại là vấn đề mà không phải ai cũng nắm rõ. Bài
viết này sẽ bàn đến những vấn đề cơ bản về đa nguyên chính trị giúp người đọc
có cái nhìn và sự hiểu biết căn bản hơn về đa nguyên chính trị.
- Đa nguyên chính trị là gì?
Đa nguyên chính trị hiện nay được
hiểu theo 2 nghĩa. Theo nghĩa rộng, “đa nguyên chính trị” được hiểu là nhiều
lực lượng chính trị cùng cạnh tranh tự do để giành quyền quản lý xã hội.
Theo nghĩa hẹp, “đa
nguyên chính trị” là một khuynh hướng xã hội học - triết học, xuất phát từ học
thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng phái và các tổ
chức chính trị xã hội khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, đa nguyên chính
trị theo nghĩa hẹp chính là học thuyết về chủ nghĩa đa nguyên. Đây là học
thuyết ra đời vào đầu thế kỷ XVIII (năm
1712), do nhà triết học Đức Wolf Christian Von đề xuất và đã được bổ sung từng
bước, bao gồm nhiều dạng: Chủ nghĩa đa nguyên cổ điển, chủ nghĩa đa nguyên kinh
tế, chủ nghĩa đa nguyên chính trị.
Theo
học thuyết “đa nguyên chính trị”, chủ nghĩa đa nguyên cho rằng: xã hội được cấu
thành bởi các cá nhân và nhóm cá nhân, được phân biệt theo nhiều tiêu chuẩn
khác nhau như: màu da, chính kiến, quan điểm, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn
hóa, nghề nghiệp...; trong xã hội đa nguyên, mọi người đều tự do dân chủ không
giới hạn; cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý xã hội trong xã hội đa nguyên phải
được thực hiện trên nguyên tắc đa đảng phái, đa lực lượng đối lập nhau; xây
dựng nhà nước gọi là nhà nước phúc lợi chung, đại diện quyền lợi cho tất cả các
phe phái, đảng phái chính trị, tầng lớp xã hội và được xây dựng, hoạt động theo
nguyên tắc hiệp thương, thoả hiệp.
Thực chất của những luận điểm trên là phủ nhận và
chống lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phân chia giai cấp trong xã
hội, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuyệt đối hoá tính đa dạng và phức
tạp của xã hội dù trên thực tế giai cấp và đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại, phủ
nhận mâu thuẫn đối kháng trong xã hội khi xã hội còn các giai cấp có mâu thuẫn
lợi ích căn bản với nhau. Đồng thời, nhằm khuyến khích cho sự hình thành của
các lực lượng, đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản, tiến tới phủ nhận
và xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong các nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
- Trên thế giới có nước nào thực hiện “đa nguyên chính
trị”?
Đây
là câu hỏi có lẽ không phải ai cũng biết. Có thể nói, Mỹ và một số quốc gia
phương Tây luôn rêu rao rằng, học đang thực hiện đa nguyên chính trị và kêu gọi
các quốc gia khác trên thế giới thực hiện đa nguyên chính trị theo mô hình của
họ, lấy họ làm hình mẫu. Tuy nhiên, trên thực tế Mỹ và các quốc gia phương Tây
kia có thực hiện đa nguyên chính trị hay không lại là vấn đề mà người Mỹ không
dám thừa nhận.
Bằng
những nghiên cứu của mình, chúng tôi thấy rằng, trên thực tế hiện nay không có
nước nào thực hiện đa nguyên, kể cả các nước tư bản chủ nghĩa như Mỹ, Anh,
Pháp... Đa nguyên chỉ là hình thức, là cái bên ngoài, là cái ngọn. Thực chất
cái gốc, cái bản chất là nhất nguyên và nhất nguyên một cách triệt để. Bởi vì
cho dù có hai hay nhiều chính đảng tranh nhau quyền lãnh đạo xã hội, song đó
đều là chính đảng của giai cấp cầm quyền.
Chẳng
hạn, ở Mỹ, hai đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau cầm quyền kể từ
khi nước Mỹ được thành lập. Suy cho cùng, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà cầm
quyền ở Mỹ thì đó cũng là đảng của giai cấp cầm quyền, tức là giai cấp tư sản.
Rõ ràng, ở Mỹ những đảng không thuộc của giai cấp tư sản sẽ không có “cửa” để
lên nắm quyền, không có quyền được “cạnh tranh tự do” với Đảng Dân chủ và Đảng
Cộng hòa. Ở Anh, Đảng Bảo thủ và Công đảng cũng thay nhau cầm quyền. Thực tế,
Đảng Bảo thủ và Công đảng ở Anh đều là chính đảng của giai cấp tư sản. Cho dù
Đảng nào cầm quyền cũng đều bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp tư sản.
Ở
Trung Quốc, dù Trung Quốc thực hiện chế độ đa đảng, tuy nhiên theo quy định
trong Hiến pháp Trung Quốc thì Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo
nhà nước và xã hội. Còn ở Singapore, Đảng Hành động nhân dân (PAP) do Thủ
tướng đương nhiệm Lý Hiển Long làm lãnh đạo. Đây là đảng do cha ông Lý Hiển
Long là Lý Quang Diệu thành lập và duy trì sự lãnh đạo ở Singapore từ đó đến
nay mặc dù Singapore là nước thực hiện chế độ đa đảng. Điều đó cho
thấy, ở nhiều nước có đa đảng nhưng không có đa nguyên, chế độ nhất nguyên vẫn
là phổ biến hiện nay trên thế giới. Đa nguyên chính trị thực chất là chỉ là cái
hình thức bên ngoài còn bản chất bên trong vẫn là nhất nguyên và nhất nguyên
một cách triệt để.
Việt Nguyễn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét