Hôm qua, 21/5, UBND quận Hồng Bàng,
TP Hải Phòng đã công bố quyết định xử lý vi phạm đối với tập thể, cá nhân liên
quan trong vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang tát, đánh học sinh tại Trường
Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng. Nhân câu chuyện đau lòng này, cá nhân người
viết muốn trao đổi một số suy nghĩ về câu chuyện bạo lực học đường cũng như đảm
bảo an toàn, an ninh trường học.
Như các thông tin được đăng tải rộng
rãi, ngày 8/5/2019, em Hoàng Gia Đức, lớp 2A7, Trường Tiểu học Quán Toan, quận
Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, lớp em Đức kiểm tra học kỳ. Cô Nguyễn Thị Thu
Trang, giáo viên lớp 2A8 được phân công giám sát đã tát, đánh vào đầu nhiều học
sinh và dùng thước đánh sưng tấy chân em Đức và các học sinh khác. Cô Nguyễn Thị
Vân, giáo viên chủ nhiệm của lớp 2A7 đi vào thấy hành vi của cô Trang không những
không can thiệp mà cũng tiếp tục đánh học sinh...
Hình
ảnh nữ giáo viên tát, đánh tới tấp vào đầu học sinh được camera lớp học ghi lại
Khi có thông tin đó, các cơ quan chức
năng đã nhanh chóng vào cuộc để xử lý, giải quyết vụ việc trước sức nóng của dư
luận cùng gia đình các học sinh kể trên. Kết quả là: Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Quán Toan tổ chức thực hiện quy trình thủ tục kỷ luật giáo viên Nguyễn Thị Thu
Trang với hình thức buộc thôi việc; cô Phạm Thị Vân với hình thức khiển trách.
Đối với Ban Giám hiệu nhà trường và cá nhân hiệu trưởng, quận Hồng Bàng tiếp tục
xem xét, đánh giá mức độ vi phạm để đưa ra hình thức kiểm điểm, kỷ luật phù hợp.
Nghề giáo - vốn được xã hội tôn vinh
là một trong những nghề cao quý nhất. Thế nhưng, thời gian gần đây, trên địa
bàn cả nước liên tiếp xảy ra các sự việc thầy, cô giáo bạo hành học sinh. Hành
vi bạo lực học đường của thầy, cô giáo với học sinh xảy ra vừa qua cho thấy rất
đáng báo động về nhân cách của giáo viên. Cá nhân tôi rất buồn khi thấy người dạy
nhân cách, đạo đức, truyền đạt tri thức lại có những hành vi thể hiện sự yếu
kém về năng lực, chuyên môn như vậy.
Hành vi của họ không những đi ngược lại
những giá trị cao quý của nghề nghiệp mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ
em được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm hại đến sức khỏe người khác, đặc biệt
trẻ em, là người yếu thế trong xã hội, đều bị xử lý nghiêm. Tôi đồng tình với
quan điểm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đưa ra khỏi ngành, không chần chừ đối với
giáo viên bạo hành học sinh.
Sứ mệnh của nhà giáo là phải tìm ra
phương pháp dạy học trò. Làm thế nào để các em biết lựa chọn cái hay cái tốt,
loại bỏ cái xấu, cái dở, để có tư duy, hành động, ý thức tốt trách nhiệm phần lớn
thuộc về các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Một học sinh hoàn thiện về nhân
cách, học hành giỏi giang rất cần sự uốn nắn, kèm cặp, dạy bảo tận tâm từ phụ
huynh và thầy cô. Vì vậy, người lớn chúng ta cần nghiêm khắc tự hỏi mình đã hết
trách nhiệm chưa, còn yếu kém chỗ nào để không giáo dục được một đứa trẻ nên
người, phải chăng mình bất lực nên phải dùng vũ lực với các em?
Có điều, trong lúc các cơ quan chức
năng đang vào cuộc để điều tra, làm rõ vụ việc thì đám rận cuội lại “đục nước
béo cò” khi bình luận, chém gió loạn xì ngậu lên cho rằng bạo lực học đường là
có tổ chức, một cách tàn nhẫn và man rợ chưa từng thấy, chúng liên tục nói xấu,
bôi lem hình ảnh những người thầy, người cô; cho rằng cần phải thay mới hoàn
toàn nền giáo dục theo mô tuýp phương Tây…
Ở đây, người viết không có ý định bạo
biện cho hành vi bạo lực học đường, nhưng không vì thế mà có thể đánh bùn sang
ao được. Mỗi con người thì không ai là hoàn hảo cả, nhưng không phải vì những
điểm yếu mà đem ra bêu rếu, nói xấu. Xin hỏi rằng ai là giáo viên cũng đánh đập,
chửi rủa, bắt cả lớp quỳ hàng hoạt hàng tiếng đồng hồ, bắt cả lớp tát bạn hàng
trăm cái liên tiếp hay bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng hay không? Mọi
người thử suy nghĩ xem.
Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng bạo
lực học đường thì rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp
chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng. Có lẽ, đã đến lúc
những bậc cha mẹ nên quan tâm tới các mối quan hệ bạn bè của con, nhưng cha mẹ
không nên quản lí con quá khắt khe làm con có cảm giác bị chói buộc và không được
thể chia sẻ cùng cha mẹ. Cha mẹ hãy là những người bạn lớn đối với con hoặc tìm
cho con những người bạn đáng tin tưởng mà con có thể chia sẻ là những gia sư tại
nhà. Kết hợp với nhà trường để có được những thông tin thường xuyên của con và
tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.
Hãy hành động sớm, chung tay đẩy lùi
vấn nạn bạo lực học đường vì một môi trường giáo dục lành mạnh, để học sinh thật
sự phát huy được những điểm mạnh, học hỏi được kiến thức, rèn luyện được phẩm
chất đạo đức, xứng đáng với mong mỏi của cả xã hội về thế hệ tương lai của đất
nước.
Ngọc
Lan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét