Triều Tiên - Hàn Quốc liệu có chiến tranh xảy ra?

tháng 3 31, 2013 |
Cả thế giới đang đổ dồn về bán đảo Triều Tiên, nơi mà trong những ngày vừa qua đang nóng lên như lửa, liên tiếp Triều Tiên đưa ra những lời đe dọa về phía Hàn Quốc và Mỹ, những lời đe dọa của Triều Tiên là hết sức mạnh mẽ, và các hành động của Hàn Quốc và Mỹ cũng không kém, và cũng là những nguyên nhân chính làm cho bán đảo Triều Tiên nóng lên trông thấy.










Đô đốc Choi Yoon-hee, Giám đốc các hoạt động hải quân, chào các ngôi mộ trong số 46 người lính đã chết khi tàu chiến Cheonan bị trúng một ngư lôi của Bắc Triều Tiên trong vùng biển Hoàng Hải vào ngày 26 Tháng 3 năm 2010. (Yonhap)

Liệu có chiến tranh xảy ra giữa hai miền nam bắc bán đảo Triều Tiên? câu hỏi lớn mà mọi người đang quan tâm! và kịch bản nào cho chiến tranh 2 miền năm bắc Triều Tiên.

Triều Tiên bắn một loạt tên lửa trong cuộc tập trận gần biên giới Hàn Quốc trong tháng này.


Một số người cho rằng đây là hội chứng tháng ba trên bán đảo Triều Tiên, cho rằng cứ đến tháng ba hàng năm Hàn Quốc và Mỹ lại tập trận, Triều Tiên lại báo động và đưa ra những lời đe dọa tương tự, tuy nhiên rằng những lời đe dọa bây giờ có tính mạnh mẽ quyết liệt hơn.


Triều Tiên đã đe dọa tấn công các căn cứ quân sự Mỹ tại Guam và Hawaii.

Liệu Triều Tiên có quyết định sai lầm.
Read more…

Vai trò lãnh đạo của Đảng là hợp lòng dân, hợp hiến, hợp pháp

tháng 3 30, 2013 |

- Điều 4 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định cơ sở pháp lý, là sự Hiến định về vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.




Vai trò lãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử


Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) ra đời là một tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng và dân tộc Việt Nam.


Thực tiễn đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Vì vậy ĐCSVN trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, đất nước, dân tộc, xã hội Việt Nam một cách hợp tự nhiên, được nhân dân thừa nhận, lịch sử chấp nhận và giao phó sứ mệnh mà không một lực lượng nào có thể thay thế được.


Trong hơn 83 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao, quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng.


Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, có lúc Đảng cũng phạm sai lầm, khuyết điểm do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, tự chỉnh đốn, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tiếp tục lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.


Ngày nay các tầng lớp nhân dân vẫn tin tưởng ở Đảng, đi theo Đảng, ủng hộ đường lối của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và các đạo luật khác…


Vai trò lãnh đạo đó là chính đáng, hợp lòng dân, hợp hiến, hợp pháp, tức hợp với đạo lý và pháp lý.


Ngày nay trên thế giới, Hiến pháp của nhiều nước đều quy định về đảng chính trị. Đảng cầm quyền đã trở thành một khái niệm chính trị - pháp lý quốc tế.


Chế độ đa đảng hay một đảng lãnh đạo đều có mặt ưu và nhược do điều kiện cụ thể mỗi nước, mỗi giai đoạn lịch sử quy định.


Vấn đề là ở chỗ bản chất của đảng cầm quyền đó như thế nào? Phục vụ cho giai cấp, tầng lớp xã hội nào?


Trong điều kiện một Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và năng lực cầm quyền.


Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhân tố quyết định sự hoạt động, bản chất cách mạng và sức mạnh của Nhà nước.


Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng


Kế thừa Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp 1992, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội.


Điều 4 của Dự thảo khẳng định cơ sở pháp lý, là sự Hiến định về vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền của ĐCSVN.


Đây là điều cực kỳ quan trọng của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.


Sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Điều 4 của Hiến pháp sẽ là chỗ dựa pháp lý cho sự tồn tại, hoạt động, lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN.


Các thế lực thù địch trong âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta đều muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, nhằm đưa nước ta đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa, thủ tiêu thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã phải hy sinh biết bao xương máu mới giành được.


Vì vậy kiên định với vai trò lãnh đạo của ĐCSVN là thể hiện lập trường chính trị, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên.


Ghi nhận một số đổi mới, bổ sung quan trọng về Đảng


So với Hiến pháp 1992, Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có một số đổi mới, bổ sung quan trọng:


Thứ nhất, thể hiện đầy đủ hơn bản chất của Đảng theo tinh thần Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011).


Thứ hai, thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân, dân tộc.


Thứ ba, thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn trách nhiệm của nhân dân đối với Đảng và đối với việc xây dựng Đảng.


Thứ tư, thể hiện đầy đủ hơn yêu cầu của Nhà nước pháp quyền là các tổ chức của đảng và đảng viên (không chỉ là “tổ chức đảng” như Hiến pháp 1992 quy định) phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.


Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về nội dung và hình thức diễn đạt của Điều 4 cho phù hợp hơn.


Cần làm rõ Đảng lãnh đạo theo phương thức dân chủ, khoa học, không áp đặt


Ngoài những nội dung hợp lý đã có trong Dự thảo sửa đổi, cần:


Thứ nhất, bổ sung thuật ngữ “Đảng cầm quyền” vì đây là thuật ngữ chính trị - pháp lý đã được thế giới thừa nhận: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.


Thứ hai, nói rõ: Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân, dân tộc (không chỉ chịu trách nhiệm về những quyết định của mình như trong Dự thảo, như vậy sẽ bị hẹp).


Thứ ba, có thể bổ sung về phương thức lãnh đạo của Đảng, (theo tinh thần Cương lĩnh năm 2011) để cho thấy rõ Đảng lãnh đạo theo phương thức dân chủ, khoa học, không áp đặt.


Thứ tư, dùng từ “mọi” thay cho các từ “các”:  “Mọi tổ chức của đảng và đảng viên phải hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.


Việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp và pháp luật là cực kỳ quan trọng.


Tuy nhiên, để xứng đáng là Đảng cầm quyền, là người lãnh đạo Nhà nước và xã hội, điều quan trọng hơn là Đảng phải đẩy mạnh tự đổi mới, tự chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, thể hiện Đảng “là đạo đức, là văn minh”.


Đồng thời thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng ta là đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạngthật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.


GS.TS Lê Hữu Nghĩa


Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương



Read more…

MTTQ tiếp nhận 8 triệu ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

tháng 3 29, 2013 |

 - Thời gian qua, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp thu được khoảng 8 triệu ý kiến đóng góp dưới nhiều hình thức đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
















Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, ngày 27/3. Ảnh: TTXVN



 

Ngày 27/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, tại Hà Nội.


Tiếp tục góp ý vào các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đại biểu nhân sỹ, trí thức, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo đã phân tích tình hình thực tiễn và đưa ra những kiến nghị cụ thể.


Đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Phạm Xuân Hằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhấn mạnh thực tế lịch sử hơn 80 năm qua, những thắng lợi của đất nước không tách rời sự lãnh đạo của Đảng. Do đó vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một tất yếu lịch sử, nên tất yếu phải được hiến định. Trước yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, việc thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng là nhu cầu cấp thiết và tất yếu. Thế và lực của đất nước hiện thời là điều kiện để Đảng thể hiện trí tuệ, khẳng định bản lĩnh và trách nhiệm, gắn bó mật thiết với dân; phục vụ nhân dân với trách nhiệm được hiến định.

Vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị, thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội là nội dung được các đại biểu tập trung góp ý với mong muốn khẳng định và thể hiện rõ hơn nữa tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.


Hoan nghênh việc kéo dài thời gian để việc lấy ý kiến nhân dân được thuận lợi, các đại biểu cũng mong muốn dự thảo Hiến pháp cần bổ sung quy định để người Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia phát huy quyền làm chủ, tham gia bầu cử, đóng góp tâm huyết, tài lực xây dựng đất nước.


Lắng nghe ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sự có mặt của đại diện nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tại hội nghị có ý nghĩa quan trọng; đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, cô đọng, sâu sắc, góp phần thực hiện thành công Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.


Chủ tịch nước cho rằng, Hiến pháp là văn bản chính trị pháp lý là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc và việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng, phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Thời gian qua, việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết cho thấy Đảng, Quốc hội đã định hướng chủ trương rõ ràng. Vấn đề còn lại tổ chức thế nào cho thiết thực và điều quan trọng là bản Hiến pháp mới phải thể hiện được tâm nguyện của toàn Đảng, toàn dân.


Phương Nguyên



Read more…

Những kẻ phản bội tổ quốc

tháng 3 28, 2013 |

          Mục đích cao nhất trong hoạt động chống phá của các thế lực thù địch phản động đều nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chúng không ngừng “rêu rao” rằng chủ nghĩa xã hội là không tưởng, độc đảng là tham nhũng, là mất dân chủ, nhân quyền, là làm cho đất nước không phát triển được; từ đó, đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng ở nước ta.


Các thế lực thù địch, phản động sử dụng rất nhiều thủ đoạn để bôi lem, xuyên tạc bản chất chân chính của Đảng, Nhà nước, phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được. Nhưng có một thủ đoạn nguy hiểm rất rễ tạo ra sự lầm tưởng của mọi người, chúng đặt ra câu hỏi là tại sao có những cán bộ trí thức từng có quá trình gắn bó với cách mạng Việt Nam lại chuyển đổi về tư tưởng, quay lại chống lại Đảng, Nhà nước, thậm chí có người từng có những đóng góp nhất định đối với cách mạng và giữ cương vị công tác nhất định trong cơ quan Đảng và nhà nước? Phải chăng khi nhìn nhận thấy bản chất thực sự của Đảng, của chế độ nên họ đã quay lại hành động như vậy?.

Không những thế chúng còn tung hô những kẻ này như những “anh hùng dân tộc”; “chiến sỹ tiên phong trong mặt trận đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”; kích động, dùng tiền đánh vào bản chất hám lợi để số này thông qua nhiều hình thức như qua các buổi nói chuyện ở nước ngoài, qua viết truyện, hồi ký… vu khống, xuyên tạc bản chất của Đảng, Nhà nước ta.

Đó là những luận điệu mà nếu mỗi chúng ta không nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và có tư tưởng chính trị vững vàng thì không tránh khỏi những hoang mang, dao động.

Vậy bản chất thực sự của những kẻ đó là gì? Hành động của chúng có phải vì dân tộc, vì tổ quốc?

Thứ nhất, phải khẳng định rằng, những kẻ “trở cờ” trên chỉ là những cá nhân cụ thể, con số vô cùng nhỏ bé, chúng không đại diện cho một thế hệ nào cả.

Thứ hai, thực tế cho thấy, bản chất của những kẻ quay lưng lại với cách mạng như Bùi Tín, Dương Thu Hương… chỉ là những loại, một là, những đối tượng cơ hội về chính trị, thực chất chúng chẳng vì một lý tưởng nào cả, mà lợi ích chính trị của chính cá nhân mới là mục đích tối thượng trong tư tưởng và hành động của chúng. Do vậy, đứng trước sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, những kẻ này với bản chất cơ hội chính trị của mình đã mau chóng ngả theo chiều gió, quay lưng lại với Đảng, với cách mạng dân tộc chống lại Đảng, Nhà nước với niềm tin chế độ XHCN ở Việt Nam cũng sẽ mau chóng sụp đổ. Và, khi đó chúng sẽ được tung hô như những người anh hùng, từ đó hy vọng sẽ có được một vị trí quyền lực cao trong tổ chức bộ máy Nhà nước mới thành lập.

Cũng có những người do bất mãn sâu sắc về quyền lợi, mà họ tuy đã có một thời là những con người giàu lý tưởng, tích cực tham gia và có đóng góp nhất định cho cách mạng, nhưng với ý thức cá nhân chủ nghĩa quá cao, cộng với sự quá ảo tưởng về năng lực của bản thân, họ đã đánh đổi tất cả, chuyển đổi về tư tưởng, có hành động chống lại những gì đúng đắn mà trước đây họ từng tôn thờ và đi theo, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, trở thành một kẻ phản bộ cách mạng, phản bội tổ quốc.

Không phải chỉ tự bản thân chúng, mà một phần quan trọng nữa là bởi các thế lực thù địch phản động rất “thính”, chúng mau chóng phát hiện được những kẻ có vấn đề về “tư tưởng” trong nội bộ ta để kích động, dùng tiền để mua chuộc lôi kéo. Phần lớn những đối tượng được bên ngoài rót tiền để thúc đẩy những hành động chống đối, càng chống đối mạnh thì bên ngoài càng chuyển tiền cho chúng nhiều và ngược lại, như vậy, đồng tiền, lợi ích kinh tế đã khiến những kẻ này bản rẻ lương tâm, quay lưng lại với chính dân tộc mình.

Xét cho cùng nguyên nhân nào thì bản chất của chúng cũng là những kẻ mang nặng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa; trong mọi suy nghĩ và hành động của chúng không vì một lý tưởng cao đẹp như những kẻ phản động “đồng loại” tung hô nào là “Nhà dân chủ”,  “nhà tranh đấu nhân quyền”, “chiến sỹ tiên phong trên mặt trận đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”, mà thực chất động cơ đều vì lợi ích cá nhân vị kỷ của bản thân chúng.

Như vậy, cũng như các thế lực thù địch, phản động, những đối tượng này cũng không nằm ngoài bàn chất phản quốc, hại dân. Tất cả chúng không vì lợi ích chung của dân tộc, của đất nước mà vì lợi ích cá nhân của bản thân; nhưng đáng lên án là lợi ích này lại đi ngược lại và làm phương hại tới lợi ích của quốc gia - dân tộc Việt Nam. Chúng tung hô, “tự sướng” với nhau để thỏa mãn ảo tưởng về lợi ích cá nhân vị kỷ trong tư tưởng mà thực tế đang thiếu hụt?.

DTC -YN
Read more…

Nhân quyền ở Mỹ

tháng 3 28, 2013 |


Từ trước đến nay, Mỹ tự cho mình cái quyền đi xem xét, đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước, hàng năm Bộ ngoại giao Mỹ đưa ra bản đánh giá nhân quyền, không tiếc lời lên án chỉ trích các nước mà theo Mỹ có vấn đề về nhân quyền. Mỹ có tham vọng muốn áp đặc giá trị dân chủ, nhân quyền Mỹ buộc mọi nước trên thế giới phải theo, đó là tham vọng giữ vai trò thống trị, điều khiển thế giới này.
Với quan niệm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, Mỹ tự cho mình cái quyền sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của các quốc gia mà Mỹ cho rằng người dân bị nhà cầm quyền nước đó đàn áp, xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, với một mỹ từ đẹp đẽ là một cuộc chiến bảo vệ Nhân quyền. Nhà nước Mỹ thực sự “cao thượng, nghĩa hiệp” vậy sao? Chẳng khó gì, ai trong chúng ta cũng thấy cái nghĩa hiệp của nước Mỹ được biểu hiện như thế nào; tất cả các cuộc chiến tranh Mỹ thực hiện đều vì bảo vệ lợi ích nước Mỹ, mà trực tiếp đó là tầng lớp nhà giàu, những ông chủ tài phiệt; cho dù đánh đổi bằng bao cái chết của người dân nước bị xâm chiếm.
Thật là đáng lên án, trong khi Mỹ không ngừng đánh giá, chỉ trích về nhân quyền của các nước thì ngay trong chính lòng nước Mỹ vấn đề nhân quyền lại bị xâm phạm nghiêm trọng nhất.
Chúng ta còn nhớ sự kiện, bức màn bí mật của nhà tù Goan -ta - na – mo được hé lộ, đã tạo ra một sự phẫn nộ của hàng triệu người không chỉ ở nước Mỹ mà còn ở trên toàn thế giới. Nhà tù này được Chính phủ Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 2002, là nơi giam giữ, thẩm vấn những nghi can Khủng Bố nhằm vào nước Mỹ, họ bị giam giữ và tra tấn với nhưng thủ đoạn rã man như thời Trung cổ. Có khoảng 100 tù nhân được chuyển tới Goan-ta-na-mô bị cơ quan bắt giữ đưa vào danh sách mắc bệnh trầm cảm hoặc tâm thần. Rất nhiều tù nhân trong số này đã chống đối bằng cách nhịn đói hoặc cố gắng tự sát. Vậy, đây là giá trị nhân quyền mà Mỹ đang rêu rao trên khắp mọi nơi trên thế giới, Mỹ cứ tự hào là nước dân chủ văn minh, vậy bắt, tra tấn những người mà Mỹ nghi là Khủng bố (rất nhiều người trong số họ sau này là vô can) ở Goan ta na mô, xâm phạm nghiêm trong nhân quyền thì Mỹ nói sao về hành vi này?
Trong cuộc chiến tranh Irad, vào tháng 3/2003, lấy cớ tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, và giải phóng nhân dân Irad khỏi chế độ độc tài, vi phạm nhân quyền, liên quân do Mỹ đứng đầu với khí thế áp đảo về lực lượng và vũ khí công nghệ cao đã tiến hành cuộc chiến lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein bất cháp nghị quyết của LHQ phủ quyết hành động này của Mỹ. Trong thời gian chiếm đóng, cuộc chiến của Mỹ đã làm hơn 100.000 dân thường Iraq chết, mỹ không những không trấn áp được khủng bố mà Iraq còn trở thành một "địa bàn" cho khủng bố tung hoành. Sau này, không tìm thấy bằng chứng nào của sự tồn tại của vũ khí hủy diệt, chính phủ Mỹ đã buộc phải công khai thừa nhận nguồn tin Irad có vũ khí hủy diệt hang loạt, nguyên nhân trực tiếp mà Mỹ nêu ra để tiến hành chiến tranh xâm lược Irad chưa được kiểm chứng và sai. Qua sự việc trên chúng ta thấy, chỉ vì một nguồn tin chưa được kiểm chứng mà Mỹ bất chấp sự phủ quyết của Hội đồng bảo an liên hợp quốc, xem thường tính mạng của người dân, cùng đồng minh tiến hành xâm lược, gây bao chết chóc, tang thương cho người dân Irad. Đó là hành động ngông cuồng, chà đạp lên luật pháp và những nguyên tắc dân chủ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của người dân nước khác?
Một điều ai cũng rễ nhận thấy là, ở Mỹ sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng, tài sản nước Mỹ tập trung chủ yếu trong tay nhà từ bản, theo thống kê, 20% dân số chiếm đến 80 % tài sản nước Mỹ và ngược lại 80% dân số chiếm 20% tổng tài sản. Những người giàu chiếm thiểu số có xu hướng ngày càng giàu hơn và được hưởng nhiều đặc quyền, trong khi ở tầng lớp người nghèo khó chiếm đa số trong xã hội Mỹ thì ngược lại họ đang dần rơi vào tình cảnh khốn cùng và chịu nhiều thiệt thòi trong quan hệ xã hội. Theo một cuộc điều tra hiện Mỹ có khoảng 40 triệu người thất nghiệp, trong đó khoảng 14 triệu người có khả năng thất nghiệp vĩnh viễn, đời sống của họ vô cùng khó khăn. Liệu thực tế đó có cho phép Mỹ tự hào về tình hình nhân quyền ở ngạy tại nước mình?. Hơn nữa, sự tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, bất khả xâm phạm về thân thể… ở Mỹ cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm,bốn năm liền, Viện dân chủ và hợp tác ở New York công bố báo cáo về các hành vi thô bạo của cảnh sát chống người nhập cư, các vụ xâm phạm quyền tự do ngôn luận, bất bình đẳng về giai cấp ở Hoa Kỳ. Ông Andranik Migranyan – Giám đốc Viện này, từng nói: “Tất nhiên, Hoa Kỳ là một quốc gia với nhiều truyền thống dân chủ. Nhưng, nếu nhìn kỹ cách tổ chức đời sống xã hội, thì rất tiếc sẽ thấy rõ nhiều vấn đề không cho phép Hoa Kỳ coi mình như thầy giáo giới thiệu mô hình lý tưởng về việc bảo vệ quyền con người”.
Chỉ lược thảo qua đôi chút một số vấn đề, gọi là bề nổi của tảng băng chìm thực trạng “nhân quyền” tại Mỹ như thế nào cũng cho chúng ta thấy bản chất thực sự của Chính quyền nước này. Họ không có quyền và không đủ tư cách đi phán xét về tình hình nhân quyền của nước khác, khi mà chính ngay Mỹ lại là nước có nhiều vấn đề về nhân quyền đang tồn tại. Phải chăng nhân quyền chỉ là một chiêu bài để Chính phủ Mỹ thực hiện các hành động xâm phạm đến chủ quyền của nước khác phục vụ lợi ích nước Mỹ mà trực tiếp và chủ yếu nhất là những nhà tư bản Mỹ?
DTC - YN

Read more…

Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp

tháng 3 27, 2013 |

 – Ngày 26/3, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam  tổ chức buổi giao lưu trực tuyến đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với chủ đề “Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp”.
















Ảnh: VGP/Toàn Thắng



Tham  dự giao lưu có PGS.TS Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên tập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; PGS.TS Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, đến nay đã nhận được báo cáo của 63 tỉnh, thành và 30 bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ. Theo thống kê ban đầu, gần 15 triệu lượt ý kiến đóng góp của nhân dân vào tất cả các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.


Có 4 chương được nhân dân đặc biệt quan tâm, gồm: Chương 2 về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có 1,9 triệu lượt người dân cho ý kiến; Chương 1 về Chế độ chính trị có 1,8 triệu lượt ý kiến; Chương 3 về Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường có 1,9 triệu lượt ý kiến; Chương 5 về Quốc hội có 1,5 triệu lượt ý kiến. Đối với các chương khác, đều có hàng triệu ý kiến người dân tham gia đóng góp.


PGS.TS Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Ban biên tập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng cho biết, kiều bào ta cũng như học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài cũng quan tâm đến hầu hết các nội dung trong Dự thảo và biểu thị sự đồng tình cao với các nội dung này. Bên cạnh đó, đặc biệt quan tâm tới một số nội dung như: việc thể chế, hiến định hóa vị trí, vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong Hiến pháp; phát huy những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo điều kiện cho kiều bào tiếp tục giữ mối liên hệ mật thiết với người dân trong nước và gìn giữ, phát huy được truyền thống, bản sắc văn hóa của Việt Nam.

Theo PGS.TS Lê Minh Thông, việc tổ chức lấy ý kiến đều được các cơ quan, tổ chức, địa phương xác định là nhiệm vụ ưu tiên, là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân cũng như cả hệ thống chính trị và đã được triển khai một cách khẩn trương, đồng bộ, rộng khắp, đúng tiến độ theo yêu cầu đặt ra trong Kế hoạch.


Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng chỉ đạo các địa phương in, gửi tài liệu về Hiến pháp kèm theo Phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình để từng người dân tham gia ý kiến.


Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Các tổ chức đảng, đoàn thể, tổ chức lấy ý kiến ở chi bộ đảng, chi đoàn thanh niên, các chi hội cơ sở, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp... với quy mô, thành phần mở rộng; lựa chọn nội dung cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng để việc góp ý được tập trung, có chất lượng.


Đặc biệt, cần lưu ý, sau ngày 31/3/2013, nhân dân vẫn có thể tiếp tục đóng góp ý kiến cho đến khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội thông qua.


Tại buổi giao lưu trực tuyến, các vị khách mời đã trực tiếp giải đáp các nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc như: Kết quả triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nội dung nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước; vai trò của lực lượng vũ trang; vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam; các quy định về quyền con người và các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân...


Buổi giao lưu trực tuyến góp phần làm cho người dân thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, qua đó phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo luật gốc của quốc gia.


Toàn Thắng



Read more…

Em đi về bình yên nhé

tháng 3 26, 2013 |


Một mình lang thang trên phố vào một buổi chiều cuối hạ, tôi gặp lại em. Vẫn ánh mắt ấy, vẫn nụ cười ấy nhưng sao tôi thấy xa vời đến lạ. Em lướt qua tôi, trong một khoảng không gian đầy ánh nắng chiều, giữa tiếng hối hả và nhộn nhịp của dòng chảy cuộc đời, để lại tôi nơi này lặng im thả hồn mình về những gì xưa cũ.

Ngày em đến bên tôi giống như một cơn gió nhẹ thoảng qua, nó đến thật nhanh và ra đi thật bất chợt. Em bước vào đời tôi, để cho tôi biết thế nào là những rung động đầu tiên của cái tuổi mười tám. Mười tám tuổi, em là một cô bé ngây thơ, hồn nhiên với những mộng mơ của một thời áo trắng. Mười tám tuổi, tôi là một chàng trai háo hức vào đời với biết bao ước mơ, hoài bão cháy bỏng và một lý tưởng sống không ngừng. Em và tôi đã gặp nhau. Hai con người, hai tâm hồn như đã hòa vào làm một. Để rồi tôi yêu biết bao cái nụ cười ấy, nụ cười đã làm xao xuyến trái tim tôi.

Tôi nhớ những buổi chiều thu ánh nắng tắt dần trên ngọn cỏ, em gục đầu vào vai tôi thì thầm về những điều đôi ta mơ ước, rồi ngẩn ngơ nhìn bầu trời buồn man mác. Tôi nhớ những ngày đông gió kéo về trên từng con phố nhỏ, em lặng im ngồi đếm từng chiếc lá lìa cành. Những kỷ niệm ấy sao mà ngọt ngào đến lạ. Tôi, một chàng trai mười tám tuổi cứ chìm đắm trong tình yêu ấy, chìm đắm trong cái khoảnh khắc có em bên mình. Tôi cứ ngỡ rằng mình là kẻ hạnh phúc nhất thế gian này. Hạnh phúc vì được sống, được yêu và được bên em.

Em cứ đi đi và bình yên em nhé

Nhưng cuộc sống vốn nhiều điều bất ngờ và không như ta mong ước. Vào cái ngày tôi vừa tròn mười chín tuổi ấy, một vụ tai nạn kinh hoàng đã cướp đi của tôi một bên chân lành lặn. Tôi trở thành kẻ tàn tật. Từ một chàng trai tràn đầy tự tin và hy vọng vào cuộc sống, tôi trở thành một kẻ vô dụng trong mắt của chính mình. Tôi thờ ơ với cuộc đời, thờ ơ với những người xung quanh… Và cũng trong khoảng thời gian đó, em rời bỏ tôi. Một tình yêu tôi luôn luôn tôn thờ, một tình yêu gần như là lẽ sống của đời tôi, vậy mà tình yêu ấy lại bỏ rơi tôi ngay lúc tôi cần nó nhất. Em nói rằng em yêu tôi, nhưng tình yêu của em cần một sự bảo đảm, cần một niềm tin. Và tôi bây giờ không thể mang lại cho em những niềm tin ấy.

Em ra đi, bỏ lại sau lưng những cảm xúc yêu thương mãnh liệt, những giận hờn vu vơ cùng những mộng mơ dại khờ của một thời tuổi trẻ. Để lại tôi với những hoài nghi về một mối tình đầu mong manh dễ vỡ, về một niềm tin đặt nhầm chỗ suốt những tháng ngày qua. Không có bàn tay em chìa ra nắm lấy, không có nụ cười em sưởi ấm mỗi ngày, tôi hiểu rằng từ khoảnh khắc ấy trở về sau, tôi sẽ phải tự đi bằng chính nỗ lực của mình… Khép chặt bờ mi mong cho mình đừng khóc, để tự hứa với mình rằng: Tôi sẽ quên em.

Giờ đây, tôi là một chàng trai 24 tuổi, lặng im ngắm nhìn em lướt qua trong ánh hoàng hôn đỏ rực, để rồi chợt nhận thấy tim mình trùng xuống một nhịp. Cũng con đường ấy, vẫn hàng cây ấy, tôi nhận ra một chút gì đó thân quen của những mùa thu năm trước. Nhưng giờ đây tôi không chờ em nữa, bởi ở cuối con đường kia tôi đã tìm được thứ mà tôi cần.

Cám ơn em vì những ngày tháng đã xa, cám ơn em vì giờ đây tôi trở thành một người mạnh mẽ. Nhặt chiếc lá vàng buông mình theo gió, trong phút chốc nụ cười em khẽ ùa về. Tôi mỉm cười tự nói với lòng mình: Em cứ đi đi và bình yên em nhé…

 
Read more…

Hơn 15 triệu lượt góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

tháng 3 26, 2013 |

(Chinhphu.vn) – Chiều 25/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.


















Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: VGP/Lê Sơn



Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ chủ trì Hội thảo. 

Kết quả tổng hợp của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 cho thấy, các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tổ chức khoảng 28.014 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến đóng góp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.


Tính đến ngày 25/3, Bộ Tư pháp, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đã nhận được 29/30 báo cáo kết quả lấy ý kiến của các Bộ, ngành, 59/63 báo cáo kết quả lấy ý kiến của các địa phương với 5.000 trang.


Các ý kiến tham gia xây dựng công phu, tâm huyết, thể hiện trách nhiệm lớn của nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.


Đóng góp ý kiến tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đóng góp toàn diện với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung vào chế định Chính phủ và chính quyền địa phương. Theo đó, nhiều ý kiến tán thành việc quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và đề nghị bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn tương xứng.


Đặc biệt, nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh cho rằng việc bỏ quy định này là khoa học, hợp lý bởi ngay quy định “Chính phủ là cơ quan hành pháp” đã nói rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chế định Chính phủ.


Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cần được quy định rõ ràng, trong đó cần đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng, Bộ trưởng.


Bên cạnh đó, cần bổ sung một số thẩm quyền cho Chính phủ để thực hiện việc kiểm soát quyền lực trong mối quan hệ với các cơ quan khác.














Ảnh: VGP/Lê Sơn



Về chế định chính quyền địa phương, tại hội thảo, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ khái niệm chính quyền địa phương và mô hình tổ chức các cấp chính quyền địa phương, bổ sung quy định nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ chế kiểm soát của Trung ương đối với chính quyền địa phương, bỏ quy định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương, đề nghị đổi Uỷ ban nhân dân thành Uỷ ban hành chính nhằm đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu Uỷ ban hành chính. 

Nhiều ý kiến cũng đề nghị cần có quy định mang tính mở để dự liệu việc thành lập các đơn vị hành chính lãnh thổ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và việc tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với các đặc thù của chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.


Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận các ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ, trên tinh thần xây dựng của các nhà quản lý, nhà khoa học đối với Dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến nhân dân.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội thảo quan trọng này. Các ý kiến đều được tổng hợp đầy đủ nhằm hoàn thiện Dự thảo báo cáo để Ban Chỉ đạo trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến tại phiên họp toàn thể ngày 28/3 và gửi Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đúng tiến độ.


Qua đợt lấy ý kiến này khẳng định mạnh mẽ và rõ ràng chủ trương của Đảng và Nhà nước là sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới, phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Đồng thời cũng phê phán, không chấp nhận việc lợi dụng việc sửa đổi Hiến pháp để chống phá chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc đóng góp ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, trí tuệ, tâm huyết của toàn dân. Qua đó chung tay hoàn thiện Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bảo đảm chất lượng cao nhất.


Đối với các kiến nghị cụ thể của các đại biểu, Phó Thủ tướng đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, hoàn chỉnh theo chỉ đạo, trình cấp có thẩm quyền xem xét.


Lê Sơn



Read more…

Phiến quân đã chiếm dinh Tổng thống Cộng hòa Trung Phi

tháng 3 24, 2013 |



Giao tranh đã bùng phát tại thủ đô của nước Cộng hòa Trung Phi và BBC dẫn các nguồn tin chưa được xác nhận nói rằng phiến quân đã chiếm được dinh thự của Tổng thống Francois Bozize.




(Ảnh: Reuters)


(Ảnh: Reuters)


AFP cũng đưa tin lực lượng phiến quân chiếm được dinh tổng thống.

Một lãnh đạo phiến quân trên chiến trường là Đại tá Djouma Narkoyo được AFP dẫn lời nói: "Chúng tôi đã chiếm dinh tổng thống. Không có Bozize ở đây."

Ông này cho hay phiến quân đang định di chuyển sang đài phát thanh quốc gia ở Bangui, nơi lãnh tụ phiến quân Michel Djotodia dự kiến sẽ có bài phát biểu.

Tổng thống Bozize tuyên bố ông đã rời Dinh Tổng thống 30 phút trước khi quân nổi dậy tiến vào.

Thông báo này được đưa ra sau khi một tổ chức theo dõi nhân quyền địa phương đưa tin ông Bozize được phát hiện là đang trên đường tới Mbaiki, cách thủ đô Bangui 107 km về phía Nam.

Trước đó, theo tin của Reuters, chiến sự ác liệt nổ ra ở thủ đô Bangui vào sáng sớm 24/3 trong lúc lực lượng phiến quân đang muốn lật đổ chính quyền đã áp sát dinh tổng thống.

"(Phiến quân) đang ở trung tâm thành phố, nơi có dinh tổng thống... Bắn nhau ác liệt xung quanh dinh tổng thống và thậm chí ở nơi chúng tôi đang đứng," một nhân viên của khách sạn cách dinh tổng thống chỉ khoảng 300m nói với hãng tin này.

Pháp đã kêu gọi tổ chức cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và có tin nước này đã cử quân đến bảo vệ sân bay.

Hôm 23/3, các quan chức Pháp đã cảnh báo kiều dân nước này đang ở Cộng hòa Trung Phi không nên ra khỏi nhà./.


Theo Vietnam+

Read more…

Trung Quốc lặng lẽ trừng phạt Triều Tiên bằng đòn thương mại?

tháng 3 24, 2013 |


(Dân trí) - Không chỉ đồng thuận với đề xuất của Mỹ trong việc thắt chặt cấm vận sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba, Trung Quốc có vẻ đang lặng lẽ trừng phạt Bình Nhưỡng bằng cách tăng cường kiểm soát hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này.




Theo hãng tin AP, các công ty vận tải và thương mại đóng tại các cảng và thành phố gần biên giới Triều Tiên đang kêu ca ngày một nhiều về những đợt kiểm tra gắt gao hơn và bất ngờ hơn của chính phủ Trung Quốc, khiến chi phí trong hoạt động kinh doanh với Triều Tiên tăng cao.




Trung Quốc dường như đang dùng đòn thương mại với Triều Tiên

Trung Quốc dường như đang dùng đòn thương mại với Triều Tiên

 


Các loại máy móc, hàng hóa xa xỉ cũng như hàng hóa thiết yếu, bao gồm gạo, dầu ăn là những mặt hàng thường bị nhắm tới, làm công việc kinh doanh của họ bị ảnh hưởng.

 

“Một số đơn đặt hàng chúng tôi không dám nhận bởi lo ngại rằng sau khi nhận rồi sẽ không thể giao hàng cho đối tác”, ông Hu, một lãnh đạo công ty Dalian Fast International Logistics Co. có trụ sở tại thành phố cảng Đại Liên cho biết. Từ đầu năm đến nay hoạt động kinh doanh của công ty ông đã sụt giảm tới 20%.

 

Là chỗ dựa về kinh tế cho Triều Tiên, Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu họ ngày càng kiểm soát chặt hơn với người láng giềng nghèo đói mà Bắc Kinh từ lâu luôn hỗ trợ thông qua thương mại, viện trợ và bảo vệ về mặt ngoại giao.

 

Hành động gây khó dễ nhưng không cắt đứt hoàn toàn hoạt động thương mại với Bình Nhưỡng đến trong bối cảnh Bắc Kinh chịu áp lực ngày một lớn từ các nước trong việc thực thi các lệnh cấm vận kinh tế, được Liên hợp quốc thông qua sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên hồi tháng trước.

 

Đối tượng của các lệnh trừng phạt này chính là các ngân hàng và hoạt động vận chuyển lậu tiền mặt số lượng lớn mà có thể hỗ trợ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như việc cung cấp hàng hóa xa xỉ cho giới chức cấp cao quanh nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

 

Các quan chức Mỹ từng có mặt tại Bắc Kinh 2 ngày để vận động hành lang cho lệnh cấm vận trên tiết lộ với AP rằng, điều khiến Trung Quốc hợp tác với họ chính là mối lo ngại rằng cách ứng xử của Triều Tiên bắt đầu đe dọa đến lợi ích của Trung Quốc trong một khu vực mà Bắc Kinh xem như có vai trò thiết yếu với an ninh và kinh tế của mình.

 

“Có lí do để tin rằng Trung Quốc đang thực sự cân nhắc đến mối đe dọa đó”, Thứ trưởng tài chính Mỹ David Cohen nhận định.




Triều Tiên từng phớt lờ kêu gọi không thử tên lửa của Trung Quốc

Triều Tiên từng phớt lờ kêu gọi không thử tên lửa của Trung Quốc

 


Dù vậy, việc Bắc Kinh thay đổi cách ứng xử của mình với Triều Tiên ít có khả năng là dấu hiệu cho một sự chấm dứt hoàn toàn những hỗ trợ của họ dành cho Triều Tiên. Bởi với Trung Quốc, Triều Tiên vẫn là một vùng đệm chiến lược then chốt giữa Trung Quốc và đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc.

 

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc e ngại rằng việc đặt quá nhiều áp lực lên một nền kinh tế vốn đã mong manh của Triều Tiên sẽ khiến chính quyền của Kim Jong-un có thể sụp đổ. Và khi đó Bắc Kinh sẽ phải đau đầu vì vấn đề an ninh cũng như khả năng nổ ra một cuộc khủng hoảng người tị nạn.

 

Nhưng giới quan sát Triều Tiên cho rằng giữa sự hỗ trợ và việc từ bỏ hoàn toàn, vẫn có nhiều điều Bắc Kinh có thể làm để cố gắng kiểm soát Bình Nhưỡng.

 

“Chúng ta phải từ bỏ suy nghĩ rằng hoặc họ hỗ trợ Triều Tiên hoặc họ phải từ bỏ hoàn toàn. Đó không phải là cách mọi chuyện diễn ra”, Jonathan Pollack đến từ viện nghiên cứu Brookings tại Washington cho biết. “Điều thú vị không nằm ở chỗ chuyện gì xảy ra tại Liên hợp quốc mà là chuyện gì đang bí mật xảy ra mà mọi người không hay về những hỗ trợ kinh tế và năng lượng của Trung Quốc”

 

Trong suốt những năm qua, cứ khi nào Triều Tiên có những vụ thử hạt nhân, tên lửa tầm xa hay các hành đông khiêu khích khác khiến Liên hợp quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản gia tăng trừng phạt, cắt giảm thương mại và viện trợ thì Trung Quốc lại là người lấp chỗ trống.

 

Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), một tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc và WTO, tính đến năm 2011, Trung Quốc đã cung cấp gần như toàn bộ nhu cầu năng lượng của Triều Tiên và hơn 83% hàng hóa nhập khẩu, từ máy móc công nghiệp tới bột mỳ, thiết bị điện tử, hàng hóa tiêu dùng.




Đa phần hàng hóa tại Triều Tiên đến từ Trung Quốc

Đa phần hàng hóa tại Triều Tiên đến từ Trung Quốc



Mặc dù Bình Nhưỡng có thể tìm đến các đối tác thương mại khác như Nga, Iran hay Kuwait để mua nhiên liệu và hàng hóa, sự gần gũi với Trung Quốc về mặt địa lý với 1.400 km đường biên giới chung khiến nguồn hàng này trở thành không thể thiếu. Các công ty Trung Quốc, thường được chính phủ hỗ trợ, đang tiếp tục mở rộng các cảng tại Triều Tiên, làm đường giúp thúc đẩy tăng trưởng sau hơn một thập kỷ quốc gia này chìm trong nạn đói và suy giảm kinh tế.

 

Đó chính là lí do vì sao các chính trị gia Mỹ và chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng Bắc Kinh không thực thi các lệnh cấm vận trước đó, nhất là đối với các mặt hàng xa xỉ. Hồi năm ngoái, lô thuyền giải trí trị giá 169.000 USD mà Triều Tiên nhập đều đến từ Trung Quốc. Ngoài mặt hàng này còn có rượu và thuốc lá, dữ liệu của ITC cho biết.

 

Trong lúc tăng đầu tư vào Triều Tiên, Trung Quốc cũng có vẻ như đã mất niềm tin với nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un. Kể từ sau khi kế nghiệp cha, ông Kim Jong-un đã từ chối những hối thúc của Bắc Kinh trong việc tiến hành cải cách kinh tế và quay trở lại bàn đàm phán về vấn đề hạt nhân.

 

Sự không hài lòng của Bắc Kinh bắt đầu được thể hiện vào tháng 12 năm ngoái, gần thời điểm với vụ phóng tên lửa tầm xa mới nhất của Triều Tiên nhưng trước khi nước này thử hạt nhân. Kể từ lúc đó, các công ty thương mại và vận tải hàng hóa cho biết họ bị kiểm tra gắt gao hơn.

 

Tại cảng Đại Liên, hải quan Trung Quốc thay vì chỉ đưa hàng qua máy quét nay bắt đầu mở các container và các kiện hàng thiết bị và hàng xa xỉ, hoặc bất kỳ thứ gì mà họ xem là nhạy cảm. Lãnh đạo một công ty có họ Zhang cho biết. “Việc này bắt đầu từ cuối năm ngoái. Giờ nó còn được thực hiện gắt gao hơn”.

 

Các công ty tại thành phố biên giới Dandong bên bờ sông Yalu cho biết, những lô hàng chuẩn bị đi Triều Tiên đều phải gửi tại các trung tâm kho vận để hải quan kiểm tra. Việc bị cấm thực hiện giao dịch qua ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc các thương nhân Triều Tiên gặp khó khăn trong việc có được ngoại tệ.

 

“Do thiếu tiền mặt, các công ty Triều Tiên thường thanh toán bằng khoáng sản hoặc than nhưng chúng tôi chỉ giao dịch với những ai có sẵn tiền mặt”, Yu Tao, phó tổng giám đốc của công ty xuất nhập khẩu Dandong cho biết. Ông cũng tiết lộ rằng công ty mình đã giảm bớt hoạt động làm ăn với Triều Tiên do rủi ro cao.

 

Thanh Tùng
Theo AP



Read more…

Vỡ đường ống nước sông Đà, hơn 70.000 hộ dân Hà Nội bị ảnh hưởng

tháng 3 24, 2013 |


(Dân trí) - Trưa ngày 23/3, đường ống nước sạch rộng 1,6m từ sông Đà (Hòa Bình) về Hà Nội bị vỡ toang khiến hơn 70 nghìn hộ dân ở các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy và huyện Thanh Trì, Từ Liêm bị ảnh hưởng.



Ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng kinh doanh nước sạch (Viwaco) cho biết, sự cố xảy ra vào khoảng gần 12h trưa ngày 23/3. Địa điểm xảy ra sự cố nằm trên đại lộ Thăng Long, cách ngã ba Hòa Lạc hướng về Hà Nội khoảng 1km. “Ngay sau khi phát hiện áp lực đường ống nước bất ngờ bị giảm chúng tôi đã cho đóng van cấp nước về Hà Nội nên thiệt hại không nhiều. Việc phát hiện kịp thời cũng tránh được cho đại lộ Thăng Long bị nước phá hỏng”, ông Việt cho biết.



Đường ống nước sạch trên đại lộ Thăng Long bị vỡ cách đây hơn 1 năm

Đường ống nước sạch trên đại lộ Thăng Long bị vỡ cách đây hơn 1 năm

 

Theo ông Việt sự cố đã làm cho hơn 70 nghìn hộ dân ở các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy và huyện Thanh Trì, Từ Liêm bị ảnh hưởng. Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho các hộ dân, công ty này đã trực tiếp liên hệ với Công ty nước sạch Hà Nội cấp nước hỗ trợ qua 3 điểm giao lưu ở gần BigC, khu đô thị Linh Đàm, trên đường Hồ Tùng Mậu. Một số trạm bơm hiện có cũng được khởi động lại. Ngoài ra một số gia đình cũng được cấp nước sạch bằng xe téc.

Nguyên nhân dẫn đến đường ống nước từ sông Đà về Hà Nội ông Việt cho biết là do đường sụt lún không đều tác động vào đường ống dẫn nước. Cùng với đó áp lực nước trong lòng đường ống cũng rất mạnh dẫn đến vỡ đường ống dẫn nước.

Hiện nay, công ty này đã huy động hàng chục công nhân và phương tiện kỹ thuật đến hiện trường để khắc phục sự cố. “Trong đêm nay hoặc sáng mai chúng tôi sẽ khắc phục được sự cố cấp nước lại cho các hộ dân”, ông Việt hứa.

Đây là lần thứ hai hàng chục nghìn hộ dân ở các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy và huyện Thanh Trì, Từ Liêm bị mất nước do sự cố vỡ đường ống dẫn nước từ sông Đà về Hà Nội.

Trước đó, vào tháng 2/2012, đường ống nước từ sông Đà về Hà Nội đoạn qua thôn Yên Lũng, xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) cũng bị vỡ ảnh hưởng đến khoảng 40 nghìn hộ dân. Nguyên nhân cũng được lãnh đạo công ty này cho biết, là ảnh hưởng của việc sụt lún đại lộ Thăng Long và áp lực nước trong ống. Phải mất 5 ngày sự cố này mới được khắc phục.
Quang Phong

dantri.com.vn

Read more…

Triều Tiên dọa tấn công Nhật nếu có chiến tranh

tháng 3 24, 2013 |


Một tờ báo của Triều Tiên hôm nay tuyên bố rằng nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, Bình Nhưỡng sẽ tấn công Nhật Bản và "những nước thù địch" khác.











Nhà lãnh đạo Kim Jong Un quan sát Hàn Quốc bằng ống nhòm trên đảo
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un quan sát Hàn Quốc bằng ống nhòm trên đảo Jangjae của Triều Tiên hôm 7/3. Ảnh: KCNA.

Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay đăng một bài báo đả kích Tokyo mang tựa đề "Lũ phản động Nhật Bản". Đây là phản ứng sau khi Nhật Bản kêu gọi các nước áp dụng những biện pháp trừng phạt riêng rẽ đối với Triều Tiên.

Bài báo bình luận rằng, trong trường hợp Mỹ gây nên chiến tranh hạt nhân, Triều Tiên sẽ thực hiện quyền tấn công phủ đầu đối với những "nước gây hấn" và Nhật Bản không phải là ngoại lệ.

"Nhật Bản sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng nếu họ nghĩ rằng họ sẽ an toàn trong trường hợp chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên và khi lực lượng phòng vệ của họ tham gia cuộc chiến", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) khẳng định.

Việc Triều Tiên đe dọa Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đơn phương hủy hiệp định đình chiến với Hàn Quốc. Hàng triệu thanh niên Triều Tiên đã đăng ký nhập ngũ. Trang mạng Uriminzokkiri của Triều Tiên cảnh báo rằng họ có thể tấn công một số đảo, bao gồm Yeonpyeong, và kêu gọi người dân Hàn Quốc trên các đảo đó sơ tán.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một nguồn tin quân sự cho biết, một đơn vị quân đội của Triều Tiên đã phóng thử hai quả tên lửa tầm ngắn vào biển Nhật Bản hôm 15/3 để thử khả năng đối phó tên lửa tầm ngắn. Nguồn tin nhấn mạnh rằng đây là vụ thử ở cấp đơn vị quân đội, chứ không phải cấp quốc gia.

Việt Linh


vnexpress.com

Read more…

Bình yên

tháng 3 24, 2013 |


Lạnh…đau…nước mắt! Em khóc…có lẽ là em yếu đuối lắm. Em hối hận… ừ… nhưng sao bước chân chẳng thể dừng lại Yêu là sai hay cho đi là trái? Lỗi lầm thuộc về ai khi người buông tay trước là em… Nắm tay người như 1 trò đùa của số phận

Và…

Buông tay người như 1 trò đùa của riêng mình.

Không thể nào níu kéo, chỉ còn cách bước đi

Ngày hôm đó mưa đã rơi…mưa to nặng lắm…nặng như lòng em - lạnh và đau quá!

Xa Cách ! Em không thể chấp nhận sự thờ ơ tới lạnh lùng của người. Không thể chấp nhận sự tàn nhẫn tới vô tâm của người. Không thể chấp nhận cái cách mà người nói chuyện với em như chúng ta chỉ là hai kẻ xa lạ.


Nhưng em không có cách nào quên đi… Những thói quen… phải làm sao đây khi mà con tim không chịu nghe lí trí giãi bày. Người lại quay về một người của trước đây…mà không dường như là giá lạnh hơn trước. Nếu như em không đến, không gặp người, không để người bước vào cái vòng xoáy này và cũng đừng khiến người thay đổi….Có phải là sẽ không phải đớn đau.

Em xin lỗi !

Nhưng người đã không thể nhẫn tâm, một lần nữa bất chấp bị tổn thương….người lại dang vòng tay ấy về phía em…và em đã bước tới…hạnh phúc em tin rằng mình sẽ không còn ngốc nghếch như thế! Chỉ vì em sợ, sợ mình lún quá sâu nên mới khiến mình và người tổn thương,sợ rằng tới lúc nào đấy em chẳng còn là em…. Em biết ! Bên cạnh người vẫn có rất nhiều người khác có thể đem lại hạnh phúc chứ không phải là đau khổ như em…

Cho em khoảng trời bình yên

Người có hay? Em đã nghĩ rằng mình sẽ bình thản buông tay… Em đã nghĩ rằng mình sẽ không khóc. Em đã nghĩ rằng mình không cần níu kéo… Vậy mà sự thật thì sao? Bình thản ư? Có làm được đâu, khóc….nhiều lắm,chỉ khi ấy em mới hiểu mất người em thật sự rất khó sống…em thật là rất đau…

Và em đã níu kéo,…

Em nói là em đã sai

Em xin lỗi…xin lỗi

Em xấu xí…em nhạt nhẽo như vậy….người có khinh ghét em không? Có khiếp sợ em không? Một trò vui vui thôi nhưng thứ em nhận lại thực quá sâu sắc….sâu sắc tới nỗi em muốn cười cũng không được mà khóc lại càng không… Từng câu từng chữ cứ đập vào tim em…đau đớn và khiếp sợ…em chỉ có thể cố nở một nụ cười lạnh nhạt.

Có bao giờ nghĩ nhiều không? Không biết chỉ thấy nghĩ…nghĩ…và nghĩ làm em bất chợt không nhận ra mình là ai? Mệt mỏi thực sự em cảm thấy rất mệt…chỉ ước giá như ngủ một giấc tỉnh dạy mọi thứ vẫn lặng yên…nhưng không sóng gió thì nhàm chán quá rồi….

Con gái ! Ích kỉ thật đấy

Con gái !Tàn nhẫn?

Nhưng con gái lại yêu người như một sứ mạng tôn thờ vậy…người sẽ hiểu chứ!

Cho em một khoảng bình yên để em có thể kháng cự với tất cả người nhé! Bàn tay này xin nguyện mãi mãi nắm như thế! không buông tay đâu…không buông tay đâu…

 
Read more…

Ngày nước thế giới(22/3)

tháng 3 22, 2013 |
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hôm nay ngày 22/3 ngày nước thế giới, với chủ đề" năm quốc tế hợp tác vì nước" và thông đệp " nếu tất cả chúng ta cùng chia sẻ, ai sẽ có cơ hội sử dụng nước" được gửi đi trên toàn thế giới.

Những bức ảnh miêu tả sự ôm nhiêm nguồn nước:
owpgk1240544345Sông tô lịch dòng sông nổi tiếng bị ô nhiễm ở Hà Nội

tải xuống

Sông Hương- Huế nổi tiếng với vẻ đẹp dịu dàng và thơ mộng.

nuoc-o-nhiem

 

Nguồn nước bị ô nhiễm làm cho cá chết hàng loạt, nổi trắng cả một vùng.

081006224153-154-922-largeNước thải chưa qua xử lý của các công nghiệp là một nguồn gây ô nhiễm cho các dòng sông.

12_nha1422-toRác thải nước thải từ các khu dân cư cũng là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.

o-nhiem-TP-HCM-05f0fNỗ lực làm sạch dòng sông của các nhân viên môi trường.

 

 

 

 
Read more…

Lính Triều Tiên nã pháo như mưa

tháng 3 20, 2013 |


Triều Tiên vừa công bố những bức ảnh diễn tập chiến đấu tăng cường, trong đó các binh sĩ quân đội nước này nổ pháo hàng loạt, với quyết tâm cuốn phăng bất kỳ kẻ khiêu khích nào.












Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA


Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hôm 18/3 công bố loạt ảnh tập trận mới mà không đề cập chi tiết thời gian và địa điểm diễn tập. Trong ảnh, các binh sĩ nổ pháo hàng loạt, với quyết tâm "cuốn phăng những kẻ khiêu khích", theo lời hãng thông tấn.











Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện các cuộc diễn tập quân sự lớn, với sự tham gia của các tàu ngầm, máy bay ném bom.


Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện các cuộc diễn tập quân sự lớn, với sự tham gia của tàu ngầm, máy bay ném bom, hành động bị Triều Tiên coi là khiêu khích, đe dọa xâm lược.











Triều Tiên trong những ngày gần đây đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu vào Hàn Quốc và Mỹ, do những cuộc tập trận chung của hai nước và sau khi Liên Hợp Quốc đưa ra lệnh trừng phạt đối với vụ thử hạt nhân mới nhất của nước này.


Triều Tiên trong những ngày gần đây liên tiếp đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu vào Hàn Quốc và Mỹ, nhằm phản đối những cuộc tập trận chung của hai nước và lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng.











Cuộc diễn tập tăng cường diễn ra tại khu đồi cao sát biển không được tiết lộ địa điểm.


Loạt đạn pháo được bắn lên không trung, với sự quan sát của quân đội Nhân dân Triều Tiên trên vùng đồi. Triều Tiên trong thời gian gần đây cũng liên tục tổ chức tập trận và lãnh đạo Kim Jong-un cũng thường đi thị sát quân đội, chỉ huy diễn tập bắn đạn thật.











Cuộc diễn tập tăng cường diễn ra tại khu vực sát biển không được tiết lộ địa điểm.


Cuộc diễn tập tăng cường diễn ra tại khu vực sát biển không được tiết lộ địa điểm.











Các xe quân sự Triều Tiên tham gia tập trận.


Các xe quân sự Triều Tiên tham gia tập trận.











Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của các chiến đấu cơ.


Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của các chiến đấu cơ.

Trọng Giáp (Ảnh: Xinhua)


vnexpress.com

Read more…

Làm rõ vai trò của doanh nhân trong thời đại mới

tháng 3 20, 2013 |

 – Trong điều kiện hiện nay cần làm rõ vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết tại Hội thảo góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp diễn ra ngày 19/3 do VCCI tổ chức.
















Ảnh: VGP/Văn Chính



 

Theo ông Vũ Tiến Lộc, cần làm rõ vai trò của doanh nhân trong thời đại mới, đã nói đến công nhân, trí thức thì phải nói đến doanh nhân, bởi cụm từ "doanh nhân" xuất hiện trong Hiến pháp sẽ có ý nghĩa to lớn, tạo thêm động lực cho giới doanh nhân trong việc đóng góp trí tuệ xây dựng đất nước.


Còn GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh, cần làm nổi bật hơn vai trò doanh nghiệp dân tộc đã được đề cập đến trong một số văn kiện của Đảng, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp dân tộc làm chủ thị trường trong nước và đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.


GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh chức năng của Nhà nước trước hết là tạo môi trường đầu tư và kinh doanh, khung pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp.


Ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam kiến nghị trong Điều 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp không nên quy định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” mà chỉ cần quy định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” là đủ, thể hiện rõ hơn tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, tránh phân biệt đối xử.


Về kinh tế, GS.TSKH Nguyễn Mại cũng kiến nghị nên bỏ những nội dung chung chung không cần nêu trong Hiến pháp (như Điều 53), nên viết gọn và rõ: “... Các doanh nghiệp và tổ chức tham gia thị trường được Nhà nước khuyến khích hợp tác, cạnh tranh, chống độc quyền hướng đến mục tiêu hình thành đối ngũ doanh nghiệp dân tộc ngày càng lớn mạnh; Nhà nước điều tiết thị trường bằng hệ thống pháp luật công khai, minh bạch và ổn định, tạo lập môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, can thiệp hoạt động của thị trường khi cần thiết nhằm bảo đảm duy trì các quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân; đất đai thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu cộng đồng dân cư và sở hữu cá nhân”.


Về vấn đề đất đai và tài nguyên, ông Nguyễn Tiến Lập (Văn phòng Luật sư NH Quang và cộng sự) đề nghị cần làm rõ khái niệm Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân trong Hiến pháp.


Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã hoan nghênh các ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nhân để nghiên cứu các phương án sửa đổi phù hợp.


Văn Chính



Read more…

Nước Mỹ có nhân quyền hay không?

tháng 3 19, 2013 |

Hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ ra Báo cáo nhân quyền đánh giá tình hình thực hiện nhân quyền trên thế giới. Điều đáng chú ý là hầu như năm nào Mỹ cũng chỉ thấy đáng lo ngại về tình hình nhân quyền ở một số nước nhất định có quan điểm trái với giá trị Mỹ như Trung Quốc, Việt Nam, một số nước châu Mỹ la tinh như Venezuela, Ecuador… Tạm gác lại chuyện Mỹ coi vấn đề nhân quyền cao hơn chủ quyền, dùng vấn đề nhân quyền để can thiệp công việc nội bộ các quốc gia. Chúng ta hãy điểm lại những sự kiện về nhân quyền tại nước Mỹ, nước luôn coi mình có nhiệm vụ đảm bảo nhân quyền trên thế giới, để xem nước Mỹ có đủ tư cách đảm nhận sứ mệnh này không?


1. Những tội ác trong quá khứ

Khi mới thành lập nước Mỹ, hầu như lãnh thổ nước Mỹ bây giờ là của người da đỏ. Bằng ưu thế về quân sự, người Mỹ đã đánh chiếm đất đai của người da đỏ và góp phần làm diệt chủng người da đỏ ở Mỹ. Nhiều nhà sử học còn cho rằng đây không phải là một cuộc chiến mà là một cuộc diệt chủng quy mô lớn.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đã có nhiều cáo buộc Mỹ đã vi phạm nhân quyền. Tờ New York Time thông báo khoảng 2000 dân thường trong 1 làng ở Katsuyama, Nhật Bản bị lính Mỹ giết và cưỡng hiếp. Và tội ác lớn nhất của Mỹ đối với Nhật Bản là ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima và Nagasaki đã giết chết toàn bộ người dân ở đây và để lại những hậu quả nặng nề đến bây giờ. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã tiến hành nhiều vụ thảm sát dân thường, hãm hiếp phụ nữ mà điển hình nhất là thảm sát Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi và việc Mỹ rải thảm chất độc đioxin phá hủy toàn bộ môi trường sống ở Việt Nam. Và còn nhiều tội ác của Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 và không kích Nam Tư năm 1999 làm cho 2500 dân thường thiệt mạng và 12500 người bị thương.

2. Nhà tù Guantanamo

Nhiều người đã bày tỏ căm phẫn khi những bí mật kinh hoàng, không còn nhân tính tại nhà tù Vịnh Guantanamo của Mỹ được phơi bày. Vào năm 2004, tổ chức nhân quyền quốc tế đã công bố báo cáo chỉ trích Mỹ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế về nhân quyền đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề đưa ra tòa án xét xử.

3. Những vi phạm tự do tôn giáo

Tháng 2/2012 khoảng 10.000 người Afghanistan đã biểu tình trước căn cứ quân sự của Mỹ tại nước này sau khi lính Mỹ đã đốt khoảng 100 cuốn Kinh Koran. Đây được cho là vụ vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng bởi vì Kinh Koran là một biểu tượng thiêng liêng của người Hồi giáo. Vụ việc đã đẩy mạnh làn sóng bài Mỹ tại những quốc gia mà đất nước này đang đóng quân.

Qua vài dẫn chứng trên cho thấy nước Mỹ luôn tự cho mình có sứ mệnh đảm bảo nhân quyền trên thế giới lại là nước vi phạm nhân quyền nhiều nhất. Và thật lạ kỳ, hiện nay nhiều người Việt Nam chính cống (người Việt sống trên đất nước Việt Nam) lại hô hào Việt Nam cần noi gương Mỹ trong đảm bảo nhân quyền, kêu gọi Mỹ can thiệp cho nhân quyền ở Việt Nam. Phải chăng, theo họ người Việt mình vốn bao dung, thật thà, chất phác lại phải noi theo những người coi đồng loại không bằng súc sinh thì Việt Nam ta mới có nhân quyền?

Lê Quang

Read more…

Lý tưởng của Đảng chính là sức mạnh tinh thần cho quân đội của nhân dân

tháng 3 19, 2013 |

 - Gần đây, trong cuộc vận động rộng lớn toàn quốc góp ý sửa đổi Hiến pháp, có người đề xuất việc phi chính trị hoá quân đội, để cho quân đội không tham gia chính trị, mà đứng trung lập, chỉ giữ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chính quyền. Đây là một ý kiến cần được bàn thảo kỹ, để mọi người cùng thấy rõ đúng sai. 
















Diễu binh trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 10/10/2010
Ảnh: Chinhphu.vn



 

Tất cả mọi người chúng ta đã biết nếu chỉ tính từ ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân theo chỉ thị của Bác Hồ, thì cho đến nay, quân đội ta đã có 69 năm lịch sử.


Từ đội quân ban đầu có 34 chiến sỹ với tên gọi "Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân" làm lễ thành lập ở khu rừng Trần Hưng Đạo, đội quân “từ nhân dân mà ra”, “vì nhân dân mà chiến đấu”  được Đảng giáo dục, rèn luyện đã không ngừng lớn mạnh, đi từ Bắc chí Nam, cùng toàn dân làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và các cuộc kháng chiến, quét sạch quân xâm lược.


Bác Hồ nhiều lần căn dặn: “Dựa vào dân, có dân thì có tất cả, dựa chắc vào dân thì nhất định thắng. Phải lấy chi bộ  làm hạt nhân”. Cán bộ chính trị, chính trị viên là linh hồn của đơn vị. Chiến sỹ được giáo dục lý tưởng nên có sức mạnh tinh thần để “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Quân đội nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đảm nhiệm được vai trò lịch sử làm nòng cốt cho toàn dân đoàn kết kháng chiến, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù chúng có lớn mạnh đến đâu.


Quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc là những dẫn chứng sáng ngời của chân lý lực lượng vũ trang của nhân dân phải gắn chặt với lý tưởng của Đảng, bởi vì “hình của Đảng lồng trong hình của Nước”, quân đội ta “từ nhân dân mà ra”, “vì nhân dân mà chiến đấu”, “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”, nên được dân quý, được dân mến muôn phần.


Trên lá cờ chiến đấu của quân đội nhân dân chỉ có một khẩu hiệu cao quý: Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Sức mạnh tinh thần của quân đội ta bắt nguồn từ đường lối quân sự của Đảng kết hợp với truyền thống dân tộc “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”,“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.


Trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, quân đội ta được Đảng lãnh đạo, đã phát huy được sức mạnh của lòng yêu nước của toàn dân, kết thành một làn sóng nhấn chìm mọi kẻ cướp nước.


Trong cách mạng dân tộc dân chủ, quân đội ta được Đảng lãnh đạo đã hết lòng giác ngộ quần chúng, kể cả đối với những phần tử phản động đội lốt tôn giáo, u mê theo địch phản bội Tổ quốc, chống phá cách mạng nhưng bộ đội Cụ Hồ vẫn kiên trì giáo dục, khuyên can, không dùng bạo lực đàn áp, để cuối cùng chúng phải tan rã hàng ngũ.


Đến thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, được sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta đã vừa là đội quân bảo vệ biên cương, vừa là đội quân công tác, góp phần xây dựng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cứu hộ cứu nạn, giúp dân chống thiên tai địch hoạ.


Quân đội ta đã là lực lượng vũ trang được sự tin cậy của nhân dân chính bởi vì các anh bộ đội Cụ Hồ đã làm tốt nhiện vụ chính trị, vì dân, vì nước như Đảng đã vạch ra. Tính chính trị và tính nhân văn gắn kết, thống nhất. Ngay từ bước khởi đầu giao nhiệm vụ tổ chức và chỉ huy quân đội cho Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Phải nắm chắc nguyên tắc chính trị trọng hơn quân sự”.


Ngày nay, nếu theo chủ thuyết phi chính trị hoá quân đội, thực hiện đặt quân đội vào vị trí trung lập thì không biết người cầm súng sẽ theo đuổi mục tiêu nào? Lý tưởng nào? Hoặc họ sẽ trở thành những cái máy bắn súng tự động hoá?


Nếu phi chính trị hoá quân đội thì người lính dứt khoát sẽ trở thành anh lính đánh thuê, không lý tưởng, không mục tiêu cao cả.


Thật ra, thuật ngữ phi chính trị hoá quân đội đã ra đời từ những năm 80 của thế kỷ 20, xuất phát từ những nước tư bản đế quốc.


Trong chiến lược diễn biến hoà bình, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ra sức truyền bá khẩu hiệu phi chính trị hoá quân đội, để làm cho các lực lượng vũ trang của nhân dân mất phương hướng đấu tranh, làm cho quân đội bị tha hoá, biến chất, mất tinh thần và ý chí chiến đấu, làm cho đất nước mất chỗ dựa vững chắc để tồn tại và phát triển.


Phi chính trị hoá quân đội thì nhân dân ta dựa vào đâu để xây dựng và bảo vệ một đất nước hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh? Không ai phủ nhận được rằng: Chỉ có một lý tưởng chính trị cao cả vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, quân đội nhân dân ta mới có một sức mạnh tinh thần để “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.


Nhà nghiên cứu Lịch sử Trần Thái Bình



Read more…

Những quan điểm về nhân quyền trên thế giới

tháng 3 18, 2013 |

Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Sự phát triển của khái niệm nhân quyền trải qua các giai đoạn:


Giai đoạn 1: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân.

Giai đoạn 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hoá.

Giai đoạn 3: Các quyền tập thể như quyền dân tộc cơ bản, tự quyết, bình đẳng giữa các dân tộc và quốc gia; quyền phát triển, quyền thông tin, quyền được sống trong hoà bình, trong  môi trường lành mạnh...

Cùng với sự quan tâm ngày càng tăng đối với nhân quyền, trên phạm vi toàn cầu, tại các diễn đàn đa phương đã diễn ra sự đấu tranh, phân hóa theo hai nhóm quan điểm trên lĩnh vực này xuất phát từ lợi ích và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau: quan điểm của các nước đang phát triển - KLK và quan điểm Mỹ và phương Tây. Cuộc đấu tranh xoay quanh 3 cụm vấn đề chính:

Thứ nhất, tính phổ biến và tính đặc thù, thẩm quyền quốc gia và thẩm quyền quốc tế  

Phương Tây tuyệt đối hoá tính toàn cầu, phổ cập của nhân quyền vượt lên trên thẩm quyền quốc gia, chủ trương can thiệp quốc tế đối với tình hình vi phạm nhân quyền ở các nước. Các nước đang phát triển thừa nhận tính chất chung của những giá trị cơ bản nhất trong khái niệm nhân quyền nhưng đồng thời cho rằng trong việc hiểu và thực hiện nhân quyền ở các nước không thể không dựa trên đặc thù lịch sử, văn hoá, kinh tế - xã hội của từng khu vực và từng nước; họ chống lại sự áp đặt mô hình và tiêu chuẩn về giá trị của bên ngoài, chống việc nhân danh bảo vệ nhân quyền để can thiệp nội bộ vi phạm chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.

Thứ hai, mối tương quan giữa các loại quyền con người

Phương Tây nhấn mạnh các quyền chính trị-dân sự và các quyền tự do cá nhân với dụng ý đề cao và áp đặt nền “dân chủ” và hệ thống giá trị chính trị - xã hội của phương Tây. Các nước đang phát triển đòi hỏi phải coi trọng ngang bằng cả hai loại quyền chính trị - dân sự và kinh tế - xã hội - văn hoá, không thể chỉ chú trọng một loại quyền, ưu tiên thúc đẩy các quyền tự do chính trị; đồng thời họ cho rằng các quyền tự do cá nhân không thể vượt lên trên mà phải gắn liền với quyền và lợi ích của số đông, của cộng đồng và dân tộc, quyền của thiếu số phải phục tùng quyền của đa số, quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội.

Thứ ba, quyền phát triển và loại bỏ việc gắn điều kiện nhân quyền đối với hợp tác-viện trợ cho phát triển.

Ở những mức độ khác nhau các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ, ngần ngại thừa nhận quyền phát triển của các dân tộc như một quyền con người cơ bản vì điều này dẫn đến trách nhiệm của họ với tư cách là những nước giàu, nước phát triển, một số đã từng bóc lột và vơ vét tài nguyên của các nước thuộc địa trước kia, phải đóng góp, hỗ trợ cho nỗ lực phát triển của các nước đang phát triển. Thậm chí một số nước phương Tây vẫn chủ trương đặt tiến bộ về nhân quyền tại một nước - theo giác độ của họ-thành điều kiện cho việc cung cấp hay duy trì viện trợ cho phát triển hoặc những điều kiện thuận lợi cho buôn bán, xuất khẩu...

Các nước đang phát triển khẳng định quyền phát triển là quyền phổ biến, một trong những quyền cơ bản của con người. Họ bác bỏ việc gắn điều kiện nhân quyền cho phát triển, đấu tranh chống lại việc phương Tây lẩn tránh trách nhiệm của họ đối với Hội nghị Nhân quyền thế giới (Viên - 93) đã khằng định lại nội dung tích cực của quyền phát triển và chống việc đặt điều kiện cho viện trợ phát triển.

Như vậy, cho thấy các nước khác nhau có những quan điểm khác nhau về nhân quyền phụ thuộc vào điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội mỗi nước. Do đó, việc Mỹ ra Báo cáo nhân quyền đánh giá việc thực hiện nhân quyền trên thế giới, áp đặt quan điểm về nhân quyền của Mỹ đối với các quốc gia khác là không thể chấp nhận.

Lê Quang

Read more…

Sự phản bội Hiệp định Gienève của Hoa Kỳ và bè lũ tay sai bán nước hại dân Ngô Đình Diệm

tháng 3 18, 2013 |

Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Các bên tham gia hiệp định bao gồm: Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia. Nước Việt Nam tham gia hai phái đoàn là: Việt Nam dân chủ cộng hòa là nhà nước được thành lập năm 1945 sau cách mạng tháng 8. Đây là Nhà nước do nhân dân lập nên, đại diện cho ý chí và nguyện vọng giành độc lập của nhân dân Việt Nam, đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Phái đoàn thứ hai là Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam cộng hòa tại miền Nam sau này), một chính phủ tay sai, bù nhìn do Pháp và Hoa Kỳ lập ra năm 1949. Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần và sau khi Pháp bị thất bại tại Điện Biên Phủ (phải nói rõ thêm là chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của nhân dân Việt Nam là do Đảng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa lãnh đạo và khi nhân dân Việt Nam thực hiện chiến dịch Điện Biên Phủ gian khổ thì bè lũ tay sai Quốc gia Việt Nam vẫn đang ôm chân Pháp sống sung sướng tại Hà Nội), Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập (một chiêu bài chính trị của Pháp và Hoa Kỳ).


Hiệp định Genève đã ra tuyên bố chung trong đó chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập cho Việt Nam; tuyên bố giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7/1956.

Tuy nhiên, Hiệp định Genève đã bị chính phủ Quốc gia Việt Nam của Ngô Đình Diệm và Hoa Kỳ phản bội một cách trắng trợn. Với báo cáo của CIA cho rằng nếu tiến hành tổng tuyển cử tự do sẽ có đến 80% dân số Việt Nam bầu cho chủ tịch Hồ Chí Minh nên Ngô Đình Diệm đã từ chối tổ chức tổng tuyển cử tự do để đem lại thống nhất cho Việt Nam mặc dù chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần kêu gọi hiệp thương vào tháng 6/ 1955, tháng 7/1956, tháng 6 và tháng 7/1957, tháng 3 và tháng 12/1958, tháng 7/1959, tháng 7/1960. Với sự phản bội đó, nguyện vọng độc lập, thống nhất nước nhà của nhân dân Việt Nam qua một cuộc bầu cử đã không bao giờ thực hiện được. Nhân dân Việt Nam với truyền thống anh hùng bất khuất lại tiếp tục chiến đấu để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Ngô Đình Diệm một lần nữa bán nước hại dân, cam tâm ôm chân đế quốc, làm tay sai cho ngoại bang. Năm 1965, từ việc tài trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền tay sai Việt Nam cộng hòa, Mỹ đã trực tiếp đem quân tham chiến. Tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi. Đây là cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, giải phóng dân tộc. Và đến năm 1975, cuối cùng nhân dân Việt Nam cũng đã giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Từ đây, mở ra một giai đoạn độc lập, tự chủ, phát triển của đất nước Việt Nam.

Để có được độc lập, tự do ngày hôm nay, chúng ta đã phải chịu biết bao hi sinh gian khổ và tổn thất nặng nề. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên ơn các cha, các anh, các mẹ, những người đã ngã xuống vì đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một bộ phận con cháu sinh ra sau ngày đất nước độc lập, được ăn sung mặc sướng, được hít thở bầu không khí độc lập đã quên đi lịch sử anh hùng của dân tộc, quên đi những hi sinh, xương máu của cha ông. Chúng rêu rao nào là cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam, nào là một cuộc nội chiến nồi da xáo thịt do cộng sản Bắc Việt tiến hành. Thử hỏi, không có sự hi sinh to lớn của cha ông các người thì làm gì có ngày độc lập hôm nay để các người ngồi đó mà xảo biện. Nếu không biết về lịch sử thì hãy mở to mắt ra mà đọc lại xem ai là người đã phản bội Hiệp định Genève, bán nước cho ngoại bang dẫn đến bao đau thương, tàn phá cho đất nước này. Còn nếu các người cố tình làm thế để kiếm những đồng tiền nhơ nhớp như các vị tiền bối bán nước của các người thì hãy cút xuống địa ngục đi. Nhân dân Việt nam tuy hiền hòa nhưng không bao giờ chấp nhận bọn vong ơn bội nghĩa. Mà nói thật, bọn vong ơn bội nghĩa không đáng làm người, không bằng loài súc sinh.


Kinh Kha
Read more…

Đừng giữ lại khi đã buông tay.

tháng 3 18, 2013 |

Chúng ta gặp nhau rất tình cờ, nhưng để đến được với nhau thì đã phải vượt qua muôn ngàn thử thách... Em đã nghĩ anh là tất cả của em. Em đã nghĩ chúng ta sinh ra là để dành cho nhau. Em đã nghĩ là anh luôn lạnh lùng với tất cả mọi người, nhưng sẽ luôn ấm áp với mình em. Em đã nghĩ chỉ khi ở gần em, anh mới có thể nói thật nhiều.


Em đã luôn tin những lời anh nói...

“Anh yêu em”.

Vì anh đủ vững vàng để em có thể tin tưởng mà dựa vào. Vì chỉ khi ở bên anh em mới có thể thực sự là chính em. Vì em có thể cười thoải mái khi em vui hay khóc òa lên mà không cần ngại ngùng gì cả. Vì ngay từ lần đầu gặp anh em đã cảm giác em muốn yêu thương anh suốt đời. Vì em muốn mình sẽ là người anh có thể tìm đến ngay khi anh cần một chỗ dựa, em không muốn mình phải luôn là người được che chở.

Vì nhờ anh, chính anh chứ không phải ai khác đã cho em biết tình yêu thật sự là như thế nào. Những ngày ta yêu nhau thật hạnh phúc, cảm ơn anh vì đã cho em hiểu tình yêu thật là kì lạ… Một nụ cười của anh cũng làm nên hạnh phúc trong em. Chỉ cần anh được vui, dù niềm vui ấy không phải khi ở bên anh, em cũng đã rất vui rồi. Em có thể chờ đợi anh cả đêm chỉ để nhìn thấy tin nhắn chúc ngủ ngon từ người mà em yêu thương nhất. Em có thể hi sinh những sở thích của mình vì anh nhưng không hề muốn xảy ra điều ngược lại. Em có lẽ đã không làm được rất nhiều điều nhưng từ ngày có anh, em đã trở nên hoàn hảo hơn vì với em chỉ cần anh nói thích là mọi thứ đều có thể…

Và em thực sự không biết… Em không phải là người con gái duy nhất làm nên những lo lắng trong lòng anh; không phải là người con gái duy nhất làm anh hạnh phúc vì một câu nói; không phải là người con gái duy nhất làm anh bận lòng khi anh đi khỏi nơi này; không phải là người con gái duy nhất quan tâm, lo lắng thậm chí đau khổ vì anh trong suốt khoảng thời gian qua; không phải là người con gái duy nhất yêu anh. Cô gái ấy đến với anh như một luồng gió mát thổi vào cuộc sống. Dù anh luôn bảo chỉ có mình em, dù anh đã nói anh không quan tâm đến cô ấy, dù em đã luôn tin anh thì ngày hôm nay mọi thứ buộc em phải nhìn thẳng vào sự thật hơn bao giờ hết... Cô ấy thực sự quan trọng với anh.

Có lẽ chẳng bao giờ em cao thượng đến thế đâu anh, yêu một người trong lặng lẽ, chỉ mình biết và chỉ người ấy biết. Nhưng anh ơi! Có quá bất công với em không khi em luôn là người biết mọi chuyện sau cùng... Trái tim em như có người bóp nghẹt lại... đau... Có lẽ em phải cảm ơn cô gái ấy vì tình yêu cô ấy dành cho anh, thật đẹp đúng không anh? Em hiểu khi anh đến với tình yêu ấy anh sẽ có được những yêu thương, quan tâm lo lắng thực sự dành cho anh... Nhưng sao khi nghĩ đến những giây phút không có anh ở bên, em vẫn chưa thôi rơi nước mắt...

Em chỉ xin anh một điều…đừng giữ em lại khi em buông tay anh, đừng quay đầu nhìn em khi đây là lần đầu tiên mà cũng có lẽ là lần duy nhất em sẽ là người quay lưng đi trước...

 
Read more…

NGƯỜI CHA

tháng 3 16, 2013 |

Khi ông Trời bắt đầu tạo ra nguời cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: "Thưa ngài, tại sao nguời cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta đi chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!". Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: "Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?".


Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu: "Ngài có biết đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, nguời cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ". Ông Trời mỉm cuời đáp: "Nhưng đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành".

Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn người cha với một đôi vai rộng, lực luỡng. "Tại sao ngài phí thế?", nữ thần thắc mắc. "Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về khuya? Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình", ông Trời đáp.

Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong nguời cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của nguời cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như hoàn tất công việc, Trời thêm vào khóe mắt nguời cha vài giọt nuớc mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy được những giọt lệ hiếm hoi của nguời cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng ông ta đang khóc. Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: "Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng yêu như nguời mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra".
Read more…

Đảng lãnh đạo là bản chất của quân đội ta

tháng 3 15, 2013 |

 - Việc quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng lãnh đạo là bản chất của quân đội ta, Thiếu tướng, GS Bùi Phan Kỳ khẳng định tại Toạ đàm về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa được Báo Quân đội nhân dân tổ chức.
















Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ. Ảnh: VGP/Thành Chung



Các học giả quân sự khác như Trung tướng Nguyễn Tiến Bình, nguyên Chính uỷ Học viện Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Ngọc Hồi, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân… cũng bổ sung những luận cứ khoa học để khẳng định tính đúng đắn của Điều 70 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 

Theo Điều 70, lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.


Trong kiến giải của mình, Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ (nguyên chuyên viên của Viện Chiến lược Quốc phòng) dẫn chứng từ thời phong kiến, tư bản và đến xã hội chủ  nghĩa, quân đội được sinh ra nhằm bảo vệ lợi ích của chủ thể đã tổ chức ra mình.


Thời kỳ tư bản chủ nghĩa xuất hiện chính đảng, giai cấp tư bản tổ chức ra các đảng phái, lực lượng vũ trang để bảo vệ lợi ích của mình. Về phía mình, giai cấp công nhân cũng tổ chức các đảng phái và lực lượng vũ trang.


Tuy nhiên, lực lượng vũ trang của giai cấp công nhân là lực lượng vũ trang kiểu mới. Quân đội ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập với phương châm cách mạng, chính quy, hiện đại. Quân đội ta xuất thân từ nhân dân lao động, có bản chất của giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phục vụ nhân dân và có tính dân tộc sâu sắc.


“Nếu chỉ nói quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân thì Tổ quốc ở đây là của ai, vì ai và do ai? Không bao giờ có Tổ quốc chung chung cả. Tổ quốc phải gắn với chế độ và ở Việt Nam là chế độ chủ nghĩa xã hội, do Đảng Cộng sản cầm quyền và lãnh đạo”, Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ nói.


Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ khẳng định, quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng lãnh đạo là bản chất của quân đội ta. Theo Thiếu tướng Bùi Phan Kỳ, bất kỳ quân đội nào đều phục tùng tuyệt đối chính đảng và nhà nước, nếu không, quân đội sẽ trở thành đội quân “robot vũ lực”, không có chính nghĩa.














Trung tướng Nguyễn Ngọc Hồi. Ảnh: VGP/Thành Chung



 

Trung tướng PGS.TS Nguyễn Ngọc Hồi, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân cho rằng việc Điều 70 quy định quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân nhằm hiến định chân lý được xác định bằng 69 năm trưởng thành của quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng, chứ không phải bây giờ Đảng cần được bảo vệ mới hiến định.


Trung tướng Nguyễn Ngọc Hồi dẫn chứng trong 3 lần Chủ  tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với quân đội Người đều nhấn mạnh quân đội phải trung với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Người coi đó là phẩm chất cũng như là truyền thống vẻ vang của người lính nói riêng và quân đội nhân dân nói chung.


Việc hiến định sự tuyệt đối trung thành của quân đội, theo Trung tướng Nguyễn Tiến Bình, nguyên Chính uỷ Học viện Quốc phòng là đảm bảo quân đội thực sự là lực lượng chính trị - chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Tổ quốc và nhân dân.


Thành Chung



Read more…

Mùa gió về

tháng 3 14, 2013 |


Đường phố vắng sớm hơn khi gió lạnh đầu mùa thổi về. Những chiếc lá vàng rơi trên vỉa hè tạo thành một lớp vàng tâm trạng. Phải chăng cỏ cây cũng cần thay áo mới, gồng mình trút lá để vượt qua mùa rét mướt dài đằng đẵng trước mắt.

Hai mươi, bạn chắc cũng giống tôi, chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện lá rụng hay gió lạnh về khi nào. Hoa nở thì ta đi viễn cảnh cùng bạn bè, nắng lên thì vui đùa thỏa thích, mưa xuống lại càng hay, ta có thể đi dưới mưa nghe sao thật thi vị. Giá lạnh khiến ta thêm yêu cái lạnh của Hà Nội. Khi ta trẻ dường như ta không hề để ý đến thời gian mà dành cho sự mộng mơ đầu đời. Không vội vàng, không suy tư, tuổi trẻ khiến ta có một khoảng trời khó quên.

Có phải khi già đi thì người ta sẽ sống chậm rãi? Dường như không phải vậy, có những người sống vội vàng khi biết mình không còn trẻ nữa, cũng giống như những người khi xem phim chỉ muốn biết phần kết mà bỏ qua tất cả phần trước đó. Từ một đứa trẻ trở thành người đứng tuổi là cả quãng thời gian dài, vậy mà có nhiều người không hề biết mơ mộng cũng chưa hề biết băn khoăn về điều gì. Sống như vậy liệu có được coi là sống không?

Có lẽ chỉ những ai biết nuôi dưỡng tuổi trẻ dài lâu, có nhiều năm ở cái tuổi hai mươi thì mới có thể cảm nhận được sống chậm cần thiết thế nào. Gió mùa về nhưng đâu phải vì thế mà ta phải vội vã, mùa về cho ta thêm sức sống…ta sẽ có thêm những quan tâm mới, niềm đam mê mới đầy thú vị. Sống là phải có đam mê, lòng nhiệt huyết, mỗi người cần nuôi dưỡng ước mơ cho riêng mình và phải nỗ lực không ngừng vì điều đó.

Sáng nay trời đã lạnh hơn nhiều, mùa đến là sự nhắc nhở chúng ta tới niềm đam mê của chính bản thân mình. Đừng sống vội vàng mà quên đi sự tồn tại của ước mơ, quên đi những khát khao. Bởi chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, hãy sống sao cho thật xứng đáng và đừng lãng phí tuổi trẻ - đó mới chính là sự khẳng định mình có giá trị nhất.

 
Read more…

Anh lính cụ Hồ- bộ đội biên phòng

tháng 3 14, 2013 |
Bộ đội biên phòng là một trong các lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước, nay thuộc Bộ quốc phòng, là lực lượng nòng cốt của toàn dân, thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước về bảo vệ chủ quyền và giữ gìn an ninh - trật tự biên giới, vùng biển của Tổ quốc. Những năm gần đây, nhất là từ năm 1989 đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhừng biến đổi sâu sắc, vừa có xu thế đối ngoại, hợp tác, vừa đứng trước nguy cơ các thế lực đế quốc và phản động quốc tế thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Sau những biến động chính trị ở các nước Đông Âu và Liên Xô, chúng đang ra sức chuyển sang chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó coi Việt Nam là một trong những trọng điểm. Tính chất các tuyến biên giới, vùng biển nước ta đang có những thay đổi nhưng nhìn chung vẫn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mới trong nhiệu vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tài nguyên đất nước, giữ gìn an ninh - trật tự, toàn xã hội.Trong hoàn cảnh đó, Bộ đội biên phòng, lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước làm nòng cốt, chuyên trách bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, vừa giữ vững vùng biên giới ổn định, phục vụ tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời sẵn sàng đối phó với khả năng xung đột vũ trang biên giới bờ biển và hải đảo. Do tính chất tính chất phức tạp và toàn diện của Công tác biên phòng hiện nay mà đòi hỏi lực lượng Bộ đội biên phòng cần phát huy tính tích cực của mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chức năng mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Năm 2013 đánh dấu 54 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959/3-3-2013). Kể từ ngày thành lập đến nay, vượt qua bao gian khó, thử thách, cả trong thời chiến cũng như thời bình, Bộ đội Biên phòng (trước có tên là Công an nhân dân vũ trang) đã luôn nỗ lực để viết nên trang sử chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xứng đáng là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP đã lập nên nhiều chiến công và thành tích vẻ vang, được Đảng, Nhà nước 2 lần ghi nhận, tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (12-1979 và 2-2009); được tặng thưởng 1 Huân chương Sao Vàng (2-2004); 2 Huân chương Hồ Chí Minh (2-1979 và 2-1989); 2 Huân chương Độc lập: hạng Nhất (1-1994), hạng Nhì (8-1966); 2 Huân chương Quân công: hạng Nhất (3-1977), hạng Ba (3-1974) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Read more…

Chuyện kể về ông Thanh Giang!

tháng 3 12, 2013 |
 

Cứ tưởng ông Thanh Giang, sau khi bị hàng loạt anh em tẩy chay, vạch trần bộ mặt cơ hội, giả hiệu dân chủ, sẽ yên phận, từ bỏ các các ước vọng hão huyền, vui tuổi già với con, cháu, bớt sân, si. Nhưng hình như, cơ hội, hám danh lợi đã thành bản chất khó thay đổi trong con người ông Thanh Giang. Liên tiếp mấy ngày gần đây, đăng đàn nơi nào cũng thấy ông Thanh Giang, lúc trả lời phỏng vấn, lúc tụ hội tại nhà riêng thân nhân những người bị bắt, lúc hô hào kêu gọi quyên tiền ủng hộ những người bị chính quyền bắt thời gian vừa rồi.
Hơi bị bội thực một tí, nhưng quả thật cũng phải khen ông Thanh Giang “tinh mắt”, “tinh đời”. Vào những lúc quan trọng, những thời điểm nhạy cảm, khi các anh em dân chủ bị bắt, gặp nạn, hoặc khi có những biến cố chính trị quan trọng, thể nào ông Thanh Giang lại có chiêu mới. Lần này cũng vậy. Các anh em bị bắt, ông Thanh Giang ngay lập tức đăng đàn diễn thuyết, hô hào kêu gọi đoàn kết, quyên tiền hỗ trợ các gia đình có anh em gặp nạn, tổ chức gặp mặt những nhóm nhỏ những nhà dân chủ phía Bắc, gặp mặt các bà vợ, mẹ của họ. Vào diễn đàn nào cũng thấy hình ảnh, tin tức về những hoạt động của nhà dân chủ lão thành Thanh Giang. Đây là cơ hội lớn để tô vẽ, đánh bóng hình ảnh của bản thân, vừa được tiếng quan tâm, sát cánh cùng anh em, vừa tạo được uy thế với bên ngoài về khả năng quy tụ lực lượng. Thế giới không hiểu thì cho rằng ông Thanh Giang dũng cảm quá, nhân nghĩa quá, thật đáng mặt anh hùng, đáng mặt làm lãnh tụ của phong trào dân chủ Việt Nam.
Nhưng xin thưa, các ông Lê Hồng Hà, Phạm Hồng Sơn, những nhà dân chủ luôn luôn bị phe ông Thanh Giang kê kích, nào là không đủ sức hút quần chúng, nào là còn trẻ người non dạ, tính cách kênh kiệu, khó hoà đồng... có xu hướng hoạt động ôn hoà, có chiều sâu hơn hẳn, họ đã làm từ lâu. Chính họ đã nhiều lần ngăn cản, thuyết phục để những người có xu hướng bốc đồng, như ông Nghĩa kiềm chế bớt các hoạt động mang tính chất xốc nổi, các vụ treo khẩu hiệu, băng rôn vừa qua là các ví dụ điển hình. Mặc dù, có thể gây được tiếng vang nào đó nhưng khả năng rất hạn chế, hầu như chỉ gây được chú ý trên mạng, còn trong dân, có thể khẳng định 99% là thất bại, vì dân ta vốn không quen với phương cách tuyên truyền như vậy, hoặc là không để ý, hoặc là chẳng hiểu gì về các khẩu hiệu, thêm vào đó, là tai mắt của chính quyền ở mọi nơi, mọi ngóc ngách, chẳng mấy mà bị phát hiện. Ngoài tấm hình trên mạng, hiệu quả của tấm băng rôn ấy chẳng mấy ý nghĩa.
Cũng chính họ là những người đầu tiên quyên góp tiền túi của họ ra để giúp những người không may bị bắt, cử các luật sư tư vấn pháp luật, vạch đường đi nước bước, thăm nuôi người trong tù, liên hệ với bên ngoài ra làm sao, để vận động được dư luận quốc tế ủng hộ, lên tiếng, gây áp lực đòi chính quyền phải thả người vô tội... Nhưng không hề thấy họ lên mạng tuyên truyền về những việc làm của họ, những nỗi vất vả, khó khăn của họ gặp phải thế nào. Họ giữ im lặng, một phần vì cái chữ liêm sỉ, vì vừa đi giúp người khác, vừa la lối kể công, lối hành xử của kẻ gian hùng, một phần có lẽ vì họ thấy được việc thầm lặng mà làm sẽ có lợi hơn, và xưa nay, chẳng phải có câu ngạn ngữ đó sao: “im lặng sẽ đi xa”.
Ông Thanh Giang thì ngược lại, việc bé xé ra to, việc nhỏ thì tuyên truyền hô hào rầm rộ thành lớn, việc vặt thì tô vẽ cho thành việc trọng đại. Còn nhớ, hầu như các phiên toà xét xử những anh em bị bắt trước đây, ông Phạm Quế Dương, anh Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, các nhà dân chủ lão thành đều có mặt đủ, vẫn biết là sẽ không làm gì được, không vào được bên trong phiên toà, nhưng ít nhất vào những lúc khó khăn như thế, sự hiện diện tại toà của anh em chính là sự thể hiện tấm lòng sát cánh bên những người bị hoạn nạn, sự thể hiện quyết tâm của bản thân, hơn nữa, còn thể hiện dũng khí của mỗi người, vì ai chẳng biết, chường cái mặt mình ra đấy, tức là tự ghi danh vào sổ “đỏ” của công an rồi. Ông Thanh Giang những lúc như thế thì nằm nhà, lúc thì lấy lý do đưa đón cháu đi học, lúc thì bận việc riêng, trả lời phỏng vấn kể công những việc đã làm.
Quả là non sông khó đổi, bản tính khó dời.

 
Read more…