Ảnh: VGP/Văn Chính |
Theo ông Vũ Tiến Lộc, cần làm rõ vai trò của doanh nhân trong thời đại mới, đã nói đến công nhân, trí thức thì phải nói đến doanh nhân, bởi cụm từ "doanh nhân" xuất hiện trong Hiến pháp sẽ có ý nghĩa to lớn, tạo thêm động lực cho giới doanh nhân trong việc đóng góp trí tuệ xây dựng đất nước.
Còn GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh, cần làm nổi bật hơn vai trò doanh nghiệp dân tộc đã được đề cập đến trong một số văn kiện của Đảng, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp dân tộc làm chủ thị trường trong nước và đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh chức năng của Nhà nước trước hết là tạo môi trường đầu tư và kinh doanh, khung pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam kiến nghị trong Điều 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp không nên quy định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” mà chỉ cần quy định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” là đủ, thể hiện rõ hơn tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, tránh phân biệt đối xử.
Về kinh tế, GS.TSKH Nguyễn Mại cũng kiến nghị nên bỏ những nội dung chung chung không cần nêu trong Hiến pháp (như Điều 53), nên viết gọn và rõ: “... Các doanh nghiệp và tổ chức tham gia thị trường được Nhà nước khuyến khích hợp tác, cạnh tranh, chống độc quyền hướng đến mục tiêu hình thành đối ngũ doanh nghiệp dân tộc ngày càng lớn mạnh; Nhà nước điều tiết thị trường bằng hệ thống pháp luật công khai, minh bạch và ổn định, tạo lập môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, can thiệp hoạt động của thị trường khi cần thiết nhằm bảo đảm duy trì các quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân; đất đai thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu cộng đồng dân cư và sở hữu cá nhân”.
Về vấn đề đất đai và tài nguyên, ông Nguyễn Tiến Lập (Văn phòng Luật sư NH Quang và cộng sự) đề nghị cần làm rõ khái niệm Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân trong Hiến pháp.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã hoan nghênh các ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nhân để nghiên cứu các phương án sửa đổi phù hợp.
Văn Chính
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét