Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, ngày 27/3. Ảnh: TTXVN |
Ngày 27/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, tại Hà Nội.
Tiếp tục góp ý vào các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đại biểu nhân sỹ, trí thức, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo đã phân tích tình hình thực tiễn và đưa ra những kiến nghị cụ thể.
Đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Phạm Xuân Hằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhấn mạnh thực tế lịch sử hơn 80 năm qua, những thắng lợi của đất nước không tách rời sự lãnh đạo của Đảng. Do đó vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một tất yếu lịch sử, nên tất yếu phải được hiến định. Trước yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, việc thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng là nhu cầu cấp thiết và tất yếu. Thế và lực của đất nước hiện thời là điều kiện để Đảng thể hiện trí tuệ, khẳng định bản lĩnh và trách nhiệm, gắn bó mật thiết với dân; phục vụ nhân dân với trách nhiệm được hiến định.
Vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị, thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội là nội dung được các đại biểu tập trung góp ý với mong muốn khẳng định và thể hiện rõ hơn nữa tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hoan nghênh việc kéo dài thời gian để việc lấy ý kiến nhân dân được thuận lợi, các đại biểu cũng mong muốn dự thảo Hiến pháp cần bổ sung quy định để người Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia phát huy quyền làm chủ, tham gia bầu cử, đóng góp tâm huyết, tài lực xây dựng đất nước.
Lắng nghe ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sự có mặt của đại diện nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tại hội nghị có ý nghĩa quan trọng; đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, cô đọng, sâu sắc, góp phần thực hiện thành công Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ tịch nước cho rằng, Hiến pháp là văn bản chính trị pháp lý là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc và việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng, phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Thời gian qua, việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết cho thấy Đảng, Quốc hội đã định hướng chủ trương rõ ràng. Vấn đề còn lại tổ chức thế nào cho thiết thực và điều quan trọng là bản Hiến pháp mới phải thể hiện được tâm nguyện của toàn Đảng, toàn dân.
Phương Nguyên
Đảng Cộng sản là Đảng do dân, vì dân. Vì vậy, việc sửa đổi Hiến pháp cần phải được đóng góp bởi ý kiến của người dân. Nhà nước đã lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Nhưng cũng cần tránh trường hợp bị các thế lực thù địch lợi dụng cơ hội này, xuyên tạc làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước. Cần tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lờiXóaSố lượng đóng góp ý kiến tận 8 triệu lượt. Lớn quá. Mong rằng công sức của toàn dân cho dự thảo hiến pháp lần này sẽ mang lại những bước phát triển mới cho đất nước
Trả lờiXóaSửa đổi Hiến pháp – một việc hệ trọng của đất nước, thu hút trí tuệ, lay động nhận thức, cổ vũ tinh thần, khích lệ hành động công nhân, nông dân, trí thức và chiến sĩ cả nước thắp lên niềm hy vọng lớn về tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh của trí tuệ Việt Nam không chỉ tham gia góp ý kiến đối với Hiến pháp và thi hành Hiến pháp mà còn chủ động phản bác những tiếng nói lạc lõng chống lại Hiến pháp.
Trả lờiXóa