Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Sự phát triển của khái niệm nhân quyền trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân.
Giai đoạn 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hoá.
Giai đoạn 3: Các quyền tập thể như quyền dân tộc cơ bản, tự quyết, bình đẳng giữa các dân tộc và quốc gia; quyền phát triển, quyền thông tin, quyền được sống trong hoà bình, trong môi trường lành mạnh...
Cùng với sự quan tâm ngày càng tăng đối với nhân quyền, trên phạm vi toàn cầu, tại các diễn đàn đa phương đã diễn ra sự đấu tranh, phân hóa theo hai nhóm quan điểm trên lĩnh vực này xuất phát từ lợi ích và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau: quan điểm của các nước đang phát triển - KLK và quan điểm Mỹ và phương Tây. Cuộc đấu tranh xoay quanh 3 cụm vấn đề chính:
Thứ nhất, tính phổ biến và tính đặc thù, thẩm quyền quốc gia và thẩm quyền quốc tế Phương Tây tuyệt đối hoá tính toàn cầu, phổ cập của nhân quyền vượt lên trên thẩm quyền quốc gia, chủ trương can thiệp quốc tế đối với tình hình vi phạm nhân quyền ở các nước. Các nước đang phát triển thừa nhận tính chất chung của những giá trị cơ bản nhất trong khái niệm nhân quyền nhưng đồng thời cho rằng trong việc hiểu và thực hiện nhân quyền ở các nước không thể không dựa trên đặc thù lịch sử, văn hoá, kinh tế - xã hội của từng khu vực và từng nước; họ chống lại sự áp đặt mô hình và tiêu chuẩn về giá trị của bên ngoài, chống việc nhân danh bảo vệ nhân quyền để can thiệp nội bộ vi phạm chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.
Thứ hai, mối tương quan giữa các loại quyền con ngườiPhương Tây nhấn mạnh các quyền chính trị-dân sự và các quyền tự do cá nhân với dụng ý đề cao và áp đặt nền “dân chủ” và hệ thống giá trị chính trị - xã hội của phương Tây. Các nước đang phát triển đòi hỏi phải coi trọng ngang bằng cả hai loại quyền chính trị - dân sự và kinh tế - xã hội - văn hoá, không thể chỉ chú trọng một loại quyền, ưu tiên thúc đẩy các quyền tự do chính trị; đồng thời họ cho rằng các quyền tự do cá nhân không thể vượt lên trên mà phải gắn liền với quyền và lợi ích của số đông, của cộng đồng và dân tộc, quyền của thiếu số phải phục tùng quyền của đa số, quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội.
Thứ ba, quyền phát triển và loại bỏ việc gắn điều kiện nhân quyền đối với hợp tác-viện trợ cho phát triển.Ở những mức độ khác nhau các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ, ngần ngại thừa nhận quyền phát triển của các dân tộc như một quyền con người cơ bản vì điều này dẫn đến trách nhiệm của họ với tư cách là những nước giàu, nước phát triển, một số đã từng bóc lột và vơ vét tài nguyên của các nước thuộc địa trước kia, phải đóng góp, hỗ trợ cho nỗ lực phát triển của các nước đang phát triển. Thậm chí một số nước phương Tây vẫn chủ trương đặt tiến bộ về nhân quyền tại một nước - theo giác độ của họ-thành điều kiện cho việc cung cấp hay duy trì viện trợ cho phát triển hoặc những điều kiện thuận lợi cho buôn bán, xuất khẩu...
Các nước đang phát triển khẳng định quyền phát triển là quyền phổ biến, một trong những quyền cơ bản của con người. Họ bác bỏ việc gắn điều kiện nhân quyền cho phát triển, đấu tranh chống lại việc phương Tây lẩn tránh trách nhiệm của họ đối với Hội nghị Nhân quyền thế giới (Viên - 93) đã khằng định lại nội dung tích cực của quyền phát triển và chống việc đặt điều kiện cho viện trợ phát triển.
Như vậy, cho thấy các nước khác nhau có những quan điểm khác nhau về nhân quyền phụ thuộc vào điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội mỗi nước. Do đó, việc Mỹ ra Báo cáo nhân quyền đánh giá việc thực hiện nhân quyền trên thế giới, áp đặt quan điểm về nhân quyền của Mỹ đối với các quốc gia khác là không thể chấp nhận.
Lê Quang
Mỹ là ông lớn nên cứ cho mình tự quyền áp đặt giá trị của mỹ lên toàn thế giới, mỹ đã làm nhân quyền của mình hoàn thành đâu mà cứ vác mõm đi nói người khác thế không biết
Trả lờiXóaĐế quốc Mỹ luôn can thiệp vào vấn đề nội bộ của đất nước khác can thiệp sâu vào tình hình chính trị người dân rui lúc nào cũng lu loa nên là đảm bảo dân chủ dân liệu đấy có phải tự do đảm bảo nhâm quyền.Đến cái nhân quyền còn không hiểu nữa thì có được coi là đât nước có nhân quyền
Trả lờiXóanhân quyền ở mỗi quốc gia là khác nhau gio điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, các nước khác nhua sẽ có quan điểm về nhân quyền khác nhau. mỹ không được áp đặt quan điểm của mình như thế.
Trả lờiXóacác nước khác nhau có những quan điểm khác nhau về nhân quyền phụ thuộc vào điều kiện chính trị – kinh tế – xã hội mỗi nước. Do đó, việc Mỹ ra Báo cáo nhân quyền đánh giá việc thực hiện nhân quyền trên thế giới, áp đặt quan điểm về nhân quyền của Mỹ đối với các quốc gia khác là không thể chấp nhận.
Trả lờiXóaMỗi một quốc gia sẽ có những quan điểm khác nhau, không thẻ áp đặt bất kì một cái gì đó đối với một quốc gia độc lập, tự chủ được.
Trả lờiXóaCác nước khác nhau có những quan điểm khác nhau về nhân quyền phụ thuộc vào điều kiện chính trị – kinh tế – xã hội mỗi nước, không ai có quyền áp đặt bất kì quan điểm nào, đó là vi phạm nhân quyền đó.
Trả lờiXóaViệt Nam tuân thủ tuyệt đối về dân chủ nhân quyền nhưng một số nước mà điển hình là Mỹ chưa tìm hiểu rõ vấn đề, chưa được mục sở thị nhưng cứ oang oang cho rằng Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền. Các ông hãy đến Việt Nam mà cọi đừng ngồi một chỗ mà phán bừa như thế
Trả lờiXóaKhông thể áp đặt dân chủ nhân quyền theo tiêu chuẩn của nước này với tiêu chuẩn dân chủ nhân quyền của nước khác. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không có một mức sàn chung cho vấn đề dân chủ nhân quyền. Liên hiệp quốc đã công nhận Việt Nam thực hiện rất tốt vấn đề về dân chủ nhân quyền nhưng Mỹ thì khác luôn giữ cái quan điểm bảo thủ, sai trái, lạc hậu của mình
Trả lờiXóa