Vài điều cần nói về tôn giáo ở Mỹ

tháng 5 29, 2013 |

Đạo Việt   


Trong những năm gần đây người ta hay thấy việc nước Mỹ có những nhận định, đánh giá liên quan đến vấn đề tôn giáo ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Thông qua những cái gọi là báo cáo về tình hình tôn giáo được dựa trên những căn cứ của riêng họ. Với những nhận xét đó nước Mỹ đã khiến người ta cảm nhận rằng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam thật sự đang rất tồi tệ. Nhưng thực tế thì không phải như vậy; những khẳng định hay báo cáo về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam là không chính xác hoặc thậm chí là rất sai lầm. Ở Việt Nam, người dân được Nhà nước bảo hộ trên cơ sỏ pháp luật; hoàn toàn được thực hiện những quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Các quy định liên quan đến đến hoạt động tôn giáo được Nhà nước Việt Nam quy định rõ ràng và cụ thể trong các văn bản pháp luật như trong Hiến pháp Nước CHXHCNVN, Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo hay Nghị định 24, 25 của BCT; trong đó quy định rất rõ về các quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo trong phạm vi pháp luật.

Vậy còn ở nước Mỹ, nước tự xưng là tự do tôn giáo chuẩn mực thì sao?

Thực tế ở Mỹ, tuy rằng luật pháp cũng có quy định một số điều liên quan đến vấn đề tôn giáo nhưng tự do tôn giáo ở Mỹ chỉ là sự tự do lựa chọn tôn giáo và tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo. Công dân Mỹ có thể tự do trong việc lựa chọn tôn giáo, nhưng họ lại ít có tự do trong việc từ bỏ tôn giáo. Thông thường, mỗi người dân Mỹ đều phải thuộc về một tôn giáo nào đó và tham gia một tổ chức tôn giáo nào đó. Trên thực tế những người không theo tôn giáo nào hay thậm chí có thái độ thờ ơ với tôn giáo, và hơn nữa là những người có quan điểm vô thần thường bị hạn chế về quyền lợi. Ở một số bang, sự hạn chế này còn được quy định bằng luật pháp của bang. Có thể lấy ra đây một vài ví dụ như:

Theo Hiến pháp của bang New Hampshire được thông qua năm 1784, những người không phải là tín đồ Tin lành thì không thể được vào Hạ viện hoặc Thượng viện của bang này; Hiến pháp của bang Delaware được thông qua năm 1776 có điều khoản quy định khi được bầu vào Hạ viện hay được bổ nhiệm vào chức vụ nào đó người được bầu phải tuyên thệ rằng mình tin vào Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, con một của Người và Chúa Thánh thần, đồng thời xác tín Kinh Thánh - Cựu ước và Tân ước (Điều khoản này được ghi trong Hiến pháp bang Delaware cho tới tận năm 1972); Hiến pháp bang North Carolina quy định rằng, nếu người nào phủ nhận sự tồn tại của Chúa, phủ nhận tính xác thực của Tin Lành giáo, tính thiêng liêng của Cựu ước và Tân ước hoặc theo tôn giáo không dung hợp với tự do và an ninh của bang thì sẽ không có quyền giữ các chức vụ. Còn ở bang Maryland người ta tỏ thái độ không thể dung thứ đối với những người không thuộc Giáo hội Kitô giáo và không tin vào những tín điều của Chúa Ba Ngôi; Hiến pháp bang Massachusetts được thông qua năm 1780 cũng quy định rằng, thống đốc, phó thống đốc bang, hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ trước khi nhậm chức phải kí một tuyên bố rằng họ theo Kitô giáo và tin tưởng một cách vững chắc vào tính xác thực của tôn giáo này.

Hay như mặc dù vẫn có khoảng 17% người dân Mỹ không theo một tôn giáo nào nhưng Chính phủ Mỹ vẫn bắt buộc họ phải sử dụng đồng Dollas có in dòng chữ “In God We Trust"(Chúng ta tin tưởng vào Chúa) và  trong rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội người Mỹ bắt đầu bằng việc cầu kinh Thiên Chúa giáo; trong lễ nhậm chức, tân tổng thống Mỹ đặt tay lên một cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ… Hay việc thực tế công dân Mỹ có sự kỳ thị với người theo đạo Hồi, cho rằng đạo Hồi gắn với khủng bố. Những điều trên cho thấy chính nước Mỹ đang mất đi sự công bằng trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và chính vấn đề tôn giáo ở nước Mỹ mới thực sự đáng lo ngại. Tuy nhiên những thứ đó lại được Mỹ cho là chuẩn mực để cho mình cái quyền được can thiệp, xem xét và đánh giá vấn đề tôn giáo ở một số nước. Đây là một việc hết sức phi lý và nực cười. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam được luật pháp Việt Nam quy định là phù hợp với tâm nguyện của người dân, phù hợp với văn hóa, truyền thống cũng như lịch sử đất nước. Tâm nguyện ấy khác với tâm nguyện của người dân Mỹ, truyền thống văn hóa ấy đã có hàng ngàn năm  nên nước Mỹ hãy xem lại chính bản than mình trước áp đặt cái gọi là “tự do tôn giáo”  như nước Mỹ.

 

 

 
Read more…

Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân

tháng 5 28, 2013 |


    Công lý và Sự thật


Tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành, tồn tại từ rất lâu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Mỗi một hình thức tín ngưỡng, tôn giáo có những nét đặc thù riêng nhưng tựu chung lại cùng hòa quyện và tô thắm thêm nét đẹp văn hóa của người Việt. Ngày nay, đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, tạo điều kiện; thể chế hóa các quyền hợp pháp về tôn giáo của nhân dân trong các văn bản luật.Cùng với cả nước, đồng bào trong các tôn giáo cũng góp công rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cùng đất nước gặt hái được rất nhiều thành tựu vẻ vang trước sự khâm phục của bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến, suy nghĩ cho rằng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đang hết sức phức tạp; quyền tự do tôn giáo của người dân bị Chính phủ khống chế, đàn áp v.v.  vì “Chủ nghĩa Cộng sản Vô thần” không thể cùng tồn tại với các tôn giáo. Những suy nghĩ hay những nhận định đó đã phần nào gây ra ảnh hưởng xấu tới tâm lý của một bộ phận quần chúng nhân dân, những người mà không hiểu rõ vấn đề này. Xét thấy những suy nghĩ trên là hết sức thiển cận. Chủ nghĩa xã hội là một thể chế chính trị văn minh và tiến bộ đã được lịch sử cùng nhân dân ViệtNam lựa chọn; chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cơ sở tư tưởng; nên tảng cơ sở ấy kết hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay là hòan toàn phù hợp. Trong quá trình xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới các tôn giáo, đồng bào giáo dân vì: Bản thân mỗi tôn giáo đều có “giáo lý” hay “phần đạo” tuy khác nhau nhưng đều có mục đích chung là khuyên răn con người ta hướng thiện; đây là điều hết sức đáng quý trong mỗi tôn giáo. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn mong muốn các tôn giáo trên đất nước Việt Nam cùng nhau phát triển, hòa quyện với các giá trị đạo đửc truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc để nêu cao những đạo đức tốt trong mỗi người dân Việt Nam. Ngoài ra, sinh hoạt tôn giáo cũng là nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân; đây là chỗ dựa tinh thần, là cơ sở niềm tin của họ nên cần phải luôn được đảm bảo.

Những chuyện đàn áp tôn giáo hay không có tự do tôn giáo chỉ là suy nghĩ phiếm diện của một số người; những người không ở Việt Nam, không hiểu vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Họ nên suy nghĩ lại và cân nhắc với những phát biểu của mình.

 

 

 

 
Read more…

Sự lợi hại của danh sách C.P.C

tháng 5 27, 2013 |

 In God we trust



C.P.C  là những từ viết tắt của Country of Particular Concern, bao gồm các nước mà Hoa Kỳ cho rằng cần theo dõi đặc biệt về vấn đềtôn giáo. năm 1997, dân biểu Frank Wolf của tiểu bang Virginia có lập ra một đạo luật, gọi là “luật tự do tôn giáo trên toàn thế giới”???????  (International Religious Freedom Act). Tới năm 1998, nguyên tổng thống Bill Clinton đã ký đạo luật đó để cho ban hành, và trở thành một đạo luật của Hoa Kỳ. Thì trong luật đó, điều thứ nhất là nó lập ra một chức đại sứ chuyên môn về tự do tôn giáo cho quốc tế và mỗi năm, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đúc kết tình trạng tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Trong bản báo cáo đó sẽ đưa ra danh sách các quốc gia cần quan tâm. Tức là những nước chính phủ Mỹ cho rằng có hạn chế rất trầm trọng về tự do tôn giáo, hoặc là chính phủ trực tiếp can dự vào những sinh hoạt tôn giáo.

Chúng ta đều hiểu rằng, vấn đề tôn giáo ở mỗi nước là khác nhau; tự do tôn giáo ở mỗi quốc gia đều chỉ là tương đối bởi nó cũng chịu sự điều hảnh của pháp luật và ngay bản thân nước Mỹ cũng vậy. Tuy nhiên, nước Mỹ đã đưa ra một đạo luật rất phi lý, với căn cứ theo pháp luật và tư duy của họ. Nước Mỹ chẳng có tư cách gì để đại diện cho một chuẩn mực và chính vấn đề tôn giáo ở Mỹ cũng còn đang chứa đựng đầy bất công.

Thực tế, cái đạo luật mà chính phủ Mỹ thông qua nhằm tạo ra một công cụ, một biện pháp trong việc áp đặt, thực hiện các chính sách đem lại lợi ích cho Mỹ. Với việc đưa các nước vào danh sách đen về tôn giáo, chính phủ Mỹ đã đưa ra một loạt những chế tài về kinh tế, đối ngoại… đối với các nước đó. Tuy nhiên tất cả chỉ để phục vụ lợi ích của Mỹ, lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng. Việc đưa nước nào vào danh sách C.P.C cũng là một sự tính toán kỹ lưỡng; việc mấy ông Nghị sĩ trong Hạ viện và Thượng viện với danh nghĩa đại diện cho “dân chủ, nhân quyền” tranh luận với nhau để đưa ai vào danh sách C.P.C thực bản chất là một cuộc tranh luận để đi đến thống nhất xem làm thế nào để lợi ích tối đa cho nước Mỹ.

Với lợi thế là một nước mạnh, có ảnh hưởng lớn trên thế giới nên Mỹ đã tự cho mình cái quyền được tự do can thiệp vào tình hình nội bộ các nước để phục vụ chủ trương của chính quyền Mỹ; trong đó Mỹ đặc biệt lưu ý tới các quốc gia không nằm trong khối đồng minh của mình. Một minh chứng rằng khi đưa ra khả năng đưa Việt Nam trở lại danh sách C.P.C thì chính Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là  Michael Michalak đã khẳng định trong buổi thảo luận với cộng đồng người Việt tại quận Cam, bang California – Mỹ mới đây về chủ quyền “Nhân quyền Việt Nam ngày nay” rằng điều đó không có lợi cho Mỹ.


Cho nên cần hiểu đúng về cái gọi là “danh sách những quốc gia cần quan tâm về tôn giáo” bên ngoài là một đạo luật chính nghĩa vì quyền tự do tôn giáo nhưng thực chất ẩn chứa toàn sự lưu manh, lừa bịp tạo điều kiện cho nước Mỹ thực hiện những toan tính của mình.



 

 
Read more…

Sống tốt đời đẹp đạo

tháng 5 27, 2013 |

 Công lý và Sự thật 



Tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành, tồn tại từ rất lâu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Mỗi một hình thức tín ngưỡng, tôn giáo có những nét đặc thù riêng nhưng tựu chung lại cùng hòa quyện và tô thắm thêm nét đẹp văn hóa của người Việt. Ngày nay, đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, tạo điều kiện; thể chế hóa các quyền hợp pháp về tôn giáo của nhân dân trong các văn bản luật.Cùng với cả nước, đồng bào trong các tôn giáo cũng góp công rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cùng đất nước gặt hái được rất nhiều thành tựu vẻ vang trước sự khâm phục của bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến, suy nghĩ cho rằng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đang hết sức phức tạp; quyền tự do tôn giáo của người dân bị Chính phủ khống chế, đàn áp v.v.  vì “Chủ nghĩa Cộng sản Vô thần” không thể cùng tồn tại với các tôn giáo. Những suy nghĩ hay những nhận định đó đã phần nào gây ra ảnh hưởng xấu tới tâm lý của một bộ phận quần chúng nhân dân, những người mà không hiểu rõ vấn đề này. Xét thấy những suy nghĩ trên là hết sức thiển cận. Chủ nghĩa xã hội là một thể chế chính trị văn minh và tiến bộ đã được lịch sử cùng nhân dân ViệtNam lựa chọn; chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cơ sở tư tưởng; nên tảng cơ sở ấy kết hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay là hòan toàn phù hợp. Trong quá trình xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới các tôn giáo, đồng bào giáo dân vì: Bản thân mỗi tôn giáo đều có “giáo lý” hay “phần đạo” tuy khác nhau nhưng đều có mục đích chung là khuyên răn con người ta hướng thiện; đây là điều hết sức đáng quý trong mỗi tôn giáo. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn mong muốn các tôn giáo trên đất nước Việt Nam cùng nhau phát triển, hòa quyện với các giá trị đạo đửc truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc để nêu cao những đạo đức tốt trong mỗi người dân Việt Nam. Ngoài ra, sinh hoạt tôn giáo cũng là nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân; đây là chỗ dựa tinh thần, là cơ sở niềm tin của họ nên cần phải luôn được đảm bảo.

Những chuyện đàn áp tôn giáo hay không có tự do tôn giáo chỉ là suy nghĩ phiếm diện của một số người; những người không ở Việt Nam, không hiểu vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Họ nên suy nghĩ lại và cân nhắc với những phát biểu của mình.

Nguồn: tiengnoitre.blogspot.com
Read more…

Quân đội là gì?

tháng 5 27, 2013 |

 Yêu nước


Thời gian gần đây, trên một vài trang mạng có đăng tải một số ý kiến thể hiện sự mơ hồ về mặt nhận thức chính trị trong đó có cái “gọi là đóng góp ý kiến cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” về việc cho rằng cần tách quân đội ra khỏi Đảng, cần “phi chính trị hóa quân đội”,

Theo quan điểm của tôi, đây là những suy nghĩ lệch lạc hoặc thậm chí là phản động. Cần phải loại bỏ ngay những ý kiến như vậy. Thực tế các nước trên thế giới, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, quân đội là lực lượng bảo vệ cho nền độc lập, bảo vệ nhân dân và bảo bệ cho chế độ chính trị ở nước đó. Đối với các nước tư bản như kiểu Mỹ bên ngoài đa đảng nhưng thực chất là đều phục vụ cho chế độ tư bản; thậm chí tính chính trị của lực lượng quân đội những nước này còn được thể hiện bằng việc tham gia chiến tranh ở một số nước để phục vụ cho các nhà cầm quyền. Cũng có những nước như Thái Lan, áp dụng một cách máy móc mô hình đa đảng đối lập nhưng vì không kiểm soát được quân đội nên đã dẫn đến sự đảo chính…

Thế để thấy được, quân đội không thể tách rời chế độ, nhiệm vụ của quân đội là phải bảo vệ chế độ chính trị. Còn việc lựa chọn thể chế chính trị nào là do nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam phải tuyệt đối trung thành và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành và bảo với Đảng vì đó là sự lựa chọn của lịch sử và nhân dân Việt Nam. Quân đội tuyệt đối trung thành và bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ không đồng nghĩa với việc bảo vệ cho những sai sót, hạn chế còn tồn tại trong Đảng như nạn tham nhũng, quan liêu mà phải cùng Đảng đấu tranh bài trừ những tệ nạn đó, xây dựng một Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh để thực hiện những trọng trách lớn lao mà nhân dân giao phó.

Vấn đề chính trị và quân đội cần phải nhận thức thật rõ ràng và chính xác, tránh để dẫn đến sụ mơ hồ, lệch lạc.

 
Read more…

Nhìn về mặt trái của nhân quyền

tháng 5 27, 2013 |

  Yêu nước


Trong vài năm trở lại đây, người ta hay thấy nước Mỹ luôn tuyên bố và thực hiện những hoạt động quan tâm tới nhân quyền Việt Nam. Người dân Việt Nam đã quá quen với những câu nói, bài viết hay những tuyên bố hết sức buồn cười của Chính phủ Hoa Kỳ rằng “Việt Nam đang vi phạm nhân quyền”. Họ đưa ra những nhận định từ một vài căn cứ họa đưa ra rồi quy chụp như vậy. Những kết luận đó thường xuyên đựợc đăng đi đăng lại trên các trang báo đài có tiếng Việt của Chính phủ Mỹ. Rồi thì người ta cũng nói nhiều về điều đó, vì tôi không hiểu biết nhiều về chính trị nên thôi thì không bàn tới những âm mưu của họ? nhưng tôi chỉ nghĩ điều đơn giản rằng nếu Chính phủ Mỹ thực sự dân chủ và thực sự muốn vì nhân quyền ở Việt Nam thì trước tiên hãy giải quyết những hậu quả của cuộc chiến tranh đau thương mà chính nước Mỹ đã gây ra cho Việt Nam. Những người suốt đời mang thương tật trên người vì chất độc ĐIOXIN truyền lại cho cả con cái của họ; hay những người, thậm chí những em bé đã mang thương tật hay mất đi mạng sống của mình vì hậu quả bom mìn dải thảm. Đó cũng là quyền con người đấy!!! “quyền được sống” và “mưu cầu hạnh phúc”.

 

                       Đây là vì nhân quyền của Chính phủ Mỹ hay sao?

                                              Tôi thực sự không hiểu???

 

 

                                                          

 

 
Read more…

Đổi tên nước - Có thực sự cần thiết?

tháng 5 27, 2013 |
  Người con đất Việt

 

Tại Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần 2 vừa được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra để tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đã đưa ra một nội dung rất quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận đó là phương án đổi tên nước. Theo đó, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra hai phương án, một là giữ nguyên tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; hai là, trở lại với tên gọi mà Bác Hồ đã đặt vào năm 1945 là “Việt Nam Dân chủ cộng hòa”.

Sở dĩ, việc Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra hai phương án về tên nước để lấy ý kiến của nhân dân bởi trên thực tế vẫn còn tồn tại hai luồng ý kiến khác nhau. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, tên nước hiện tại của nước ta đã xác định rõ mục tiêu, định hướng và đích đến cuối cùng mà chúng ta phải đạt đến, đó là con đường xã hội chủ nghĩa. Luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng, thực tiễn phát triển hiện nay của Việt Nam chưa đạt đến những đặc trưng của chế độ xã hội chủ nghĩa nên cần đổi tên nước lại cho phù hợp hơn, phản ánh đúng thực trạng tình hình đất nước.

Tên nước đối với mỗi quốc gia là rất thiêng liêng, liên quan đến mọi người dân và phải do người dân tự quyết định, do đó đổi tên nước là một vấn đề hết sức hệ trọng, thu hút được sự chú ý, quan tâm của dư luận cả trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần phải suy xét thật kỹ lưỡng trước khi quyết định. Tên nước phản ánh việc lựa chọn con đường, mô hình phát triển của đất nước xuyên suốt cả một tiến trình lịch sử lâu dài của một quốc gia. Việc đòi hỏi đến lúc nào đó trình độ phát triển của xã hội phù hợp thì mới đặt tên nước cho tương xứng là không phù hợp. Tên nước hiện tại của nước ta đã xác định rõ đích đến và mục tiêu cuối cùng mà chúng ta phải đạt đến. Bởi vậy, theo tôi thiết nghĩ hiện nay ở nước ta việc đổi tên nước là không thực sự cần thiết, vì các lý do sau:

Thứ nhất, đổi tên nước sẽ tác động không nhỏ đến tâm trạng, suy nghĩ của nhân dân và cán bộ, đảng viên. Sẽ gây ra sự xáo trộn trong đời sống của người dân. Mặt khác, mọi người sẽ đặt câu hỏi vì sao lại đổi tên nước? Phải chăng Việt Nam đã từ bỏ mục tiêu lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội? Chủ nghĩa xã hội đã không còn phù hợp ở Việt Nam?... Khi đó, vấn đề suy nghĩ, tư tưởng sẽ là dào cản cản bước chúng ta phát triển. Hiện tại, tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phản ánh trực tiếp mục tiêu, đích đến cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thứ hai, đổi tên nước thì phải nghiên cứu và cấu trúc lại toàn bộ hệ thống, thiết chế, các vấn đề liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và cả hệ thống chính sách… Như vậy về mặt kỹ thuật của vấn đề lập pháp đã là rất phức tạp.

Thứ ba, tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đã được cả thế giới thừa nhận và biết đến, nếu đổi tên nước chúng ta lại phải mất một thời gian dài để tuyên truyền, quảng bá đối với bạn bè thế giới về tên nước mới, như vậy vừa mất thời gian và không cần thiết.

Thứ tư, đổi tên nước sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như phải thay đổi hàng loạt tên gọi của các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các điều ước ký với các đối tác quốc tế, thay đổi rất nhiều văn bản, giấy tờ, con dấu, quốc huy, hệ thống tiền tệ… như vậy sẽ rất tốn kém về tiền bạc, thời gian. Đặc biệt, trong hoàn cảnh kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay; nhiều vùng miền của đất nước đồng bào còn thiếu thốn rất nhiều thì việc này thực sự là không cần thiết và hết sức lãng phí.

                                                         
Read more…

Hãy cảnh giác với những “chiêu trò” nham hiểm của thương lái Trung Quốc

tháng 5 27, 2013 |
    Người con đất Việt

 

Chuyện những thương lái Trung Quốc thu mua những thứ mà ở Việt Nam nghĩ rằng sẽ chẳng ai mua không còn là chuyện quá mới mẻ. Tuy nhiên, việc thương lái Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh thu mua những mặt hàng này đã dấy lên sự nghi ngờ về mục đích đằng sau những hành động này. Hẳn chúng ta đã thấy việc thương lái Trung Quốc tiến hành thu mua những thứ như:rễ, thân cây sim, cây phong ba ở Lạng Sơn, Quảng Ninh; mua rễ cây hồ tiêu, lá cây điều, cây ngâu, cây hồi, cây mật gấu ở hầu khắp các tỉnh từ phía Bắc tới phía Nam, Tây Nguyên… cho đến những thứ mà không ai ngờ tới như mua đỉa với giá cao ở Thái Nguyên, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh; mua ốc bươu vàng; mua phân trâu khô ở khu chợ ngã ba biên giới giữa ba nước Việt - Trung - Lào ở Apachải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên…

Thế nhưng chỉ vì những khoản lợi trước mắt, không ít nông dân Việt Nam đã tiến hành thu gom những sản phẩm này để mong bán cho thương lái Trung Quốc với giá cao, và hậu quả là chúng ta phải chịu đựng những thiệt hại về kinh tế và môi trường hết sức nghiêm trọng. Đó là,các rừng sim trên diện rộng bị chặt phá để lấy thân, rễ dẫn đến tình trạng xói mòn đất, giảm khả năng ngăn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét. Hàng trăm ha cây hồ tiêu của bà con bị chặt phá, đào lên để lấy rễ. Hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi việc các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam, rồi bao nhiêu nguyên liệu quý của chúng ta cũng bị chặt phá để đem bán như cây mật gấu, cây phong ba…

Và rồi chuyện thu mua đỉa, ốc bươu vàng cũng vậy, sau khi bà con tiến hành thu gom đỉa, ốc bươu vàng theo lời của thương lái Trung Quốc thì họ lại bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Điều này đã khiến môi trường và hệ sinh thái ở những nơi đó bị ảnh hưởng nặng nề vì đỉa xâm nhập.

Hay như chuyện thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

Như vậy, có thể thấy đằng sau những việc thu mua các mặt hàng nông sản, nguyên liệu, những sản phẩm khác nhau của thương lái Trung Quốc ở Việt Nam cho thấy mục đích của họ không lấy gì làm tốt đẹp. Có lẽ mục đích chủ yếu của họ là phá hoại kinh tế, môi trườngsinh thái của Việt Nam, biến Việt Nam thành bãi chứa rác thải của họ. Điều này cho thấy rõ mưu đồ hết sức thâm độc, xảo quyệt của chúng. Bởi vậy, mỗi người dân Việt Nam cần phải hết sức cảnh giác với những thủ đoạn trên để không bị cuốn theo những “chiêu trò”, thủ đoạn nham hiểm này.

                                               

 

 
Read more…

“Dã ngoại nhân quyền”, thực chất cũng chỉ là trò lừa đảo có chủ ý

tháng 5 27, 2013 |

   Người con đất Việt


Mấy ngày gần đây lên mạng internet tôi có đọc được thông tin được đăng tải trên một số trang web, blog, face book kêu gọi mọi người tham gia “Buổi dã ngoại để trao đổi về quyền con người”tại Hà Nội, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh… của các nhóm blogger tự xưng là “Chúng ta - công dân tự do”, nhóm “Con đường Việt Nam”… Không những thế, những người này còn cho đăng tải cả hướng dẫn cho buổi dã ngoại để mọi người tìm hiểu như chuẩn bị đồ ăn, nước uống, đăng ký tham gia qua điện thoại…

Vốn là người tò mò, thích tìm hiểu, như đúng lời kêu gọi, vào ngày 5/5/2013 và ngày 12/5/2013 tôi đã tới những địa điểm nêu trên để tham gia buổi dã ngoại để nói lên tiếng nói của mình nhằm bảo vệ quyền con người. Khi tới nơi, tôi đã thấy một số người tay sách nước, đồ ăn và mang theo một số băng zôn, khẩu hiệu kêu gọi này kia. Nhưng thật lạ, theo những lời kêu gọi trên mạng là tham gia buổi dã ngoại để trao đổi về quyền con người, nhưng trong quá trình tham gia tôi không thấy những người này đề cập gì đến quyền con người mà chỉ là những tiếng hô hào, những khẩu hiệu đại loại như: đả đảo chính quyền; Hoàng sa, Trường sa, trả lại tự do cho Việt Nam… Cố gắng tham gia cho đến hết buổi “dã ngoại” để xem mọi người có thảo luận, trao đổi về quyền con người không nhưng tôi cũng không thấy được gì về nhân quyền mà chỉ toàn những lời lẽ mang tính kích động, thiếu thiện chí, bất hợp tác của một số người. Hô hào xong thấy những người này lại kéo nhau về và dự định sẽ tổ chức các buổi tiếp theo.

Có lẽ theo tôi, đằng sau những lời kêu gọi như “dã ngoại”, “trao đổi quyền con người”… chỉ là một sự giả dối, một ý đồ có chủ đích của một số người thiếu thiện chí, bất hợp tác muốn lợi dụng việc kêu gọi mọi người tham gia dã ngoại để tụ tập đông người, kích động, gây rối nhằm chống đối lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Hoạt động tụ tập kiểu này đã làm cho người dân tại những địa điểm trên hết sức bức xúc, nhất là vào những ngày cuối tuần khi công viên, những nơi công cộng thường là nơi mà mọi người tập thể dục, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Bởi vậy, mọi người cũng cần cảnh giác với thủ đoạn này của họ.

                                      
Read more…

GS Tương lai và trò "đánh lận con đỏ con đen"

tháng 5 27, 2013 |


Củ cải@


"Câu thơ Hồ Chí Minh viết trong "Ngục trung nhật " cách nay đúng 70 năm bỗng ngân vang trong những ngày tháng Năm cháy bỏng qua lời của Phương Uyên trước tòa án Long An ngày 16.5 : Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước ấy... Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước, chúng tôi làm xuất phát từ tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn". Nếu 88 năm trước, Nguyễn Ái Quốc đau đớn thốt lên:"Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh" * thì hôm nay, những Phương Uyên, Nguyên Kha, và nhiều, rất nhiều bạn đồng trang lứa với họ không còn phải "hồi sinh" mà đang dõng dạc trước vành móng ngựa những lời đanh thép, biểu hiện ý chí, trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ trước cường quyền và tội ác."

anh

Đây là khái niệm "Yêu nước" mà GS Tương Lai và Uyên, Kha hiểu, một kiểu "yêu nước ngược đời"

GS Tương lai đã viết những dòng như vậy trong đoạn mở đầu của bài viết "Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi tội trung với nước, với dân à". Đọc bài viết này, thoạt đầu đã ngửi thầy mùi vị của sự "hàn lâm" trong những đoạn "tầm chương, trích cú" mà tác giả đưa ra. Nhưng thật tiếc thay sự "hàn lâm" đó lại sao mà "thối " đến như vậy, đúng là tự cảm thấy bẩn mắt khi đọc cái thứ bài viết như thế này. Mở đầu bài viết ông dẫn dắt người đọc liên tưởng tới Chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính, nhưng tiếc thay ông lại xúc phạm chính vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc khi dùng hình tượng của Bác để so sánh với Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha – 2 kẻ vừa bị Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên án về tội "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam". Không thể hiểu nổi, với cái mác GS (cũng có vẻ được nhiều kẻ tung hô) ông lại có thể so sánh một cách khập khiễng và bố láo như vậy. Uyên, Kha là ai? Phạm tội như thế nào thì mọi người đã quá rõ, bản cáo trạng tại phiên tòa với những bằng chứng hùng hồn đã cho thấy cái "yêu nước" mà được những kẻ như ông GS Tương lai tung hô là cái thứ "yêu nước ngược đời". "Yêu nước" mà Uyên, Kha mà những người ủng hộ em định nghĩa là: Nhận tiền và chỉ đạo của tổ chức phản động ở bên ngoài (ở đây là tổ chức Tuổi trẻ yêu nước) để rải truyền đơn, cờ vàng ba sọc, phá hoại cơ sở vật chất và nhen nhóm các tổ chức chống đối Nhà nước. Chắc ông GS không ngu đến như vậy, nhưng vì mục đích đê hèn mà ông đã "lưỡi không xương lắm đường lắt léo" để bóp méo, xuyên tạc sự thật, đánh lận con đỏ con đen để cố tình lừa bịp thiên hạ và thỏa cái lợi ích cá nhân của chính ông. Đúng như tác giả cuteo@ trong bài Tương lai – Phương Uyên (http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/05/tuong-lai-phuong-uyen.html)đã viết " Tôi cũng chắc chắn rằng, ông không dại gì làm như Uyên, bởi ông biết làm thế thì Tương Lai của ông sẽ là sau cánh cửa nhà tù (chế độ nào cũng thế cả thôi). Nhưng ông vẫn xúi người khác làm để tự sướng và vụ lợi ít nhất là trong tâm tưởng. Hành vi của ông đê hèn ở chỗ nó đã vô tình giết chết tương lai của Uyên, Kha và những ai chưa nhận ra bản chất của sự việc".
Read more…

Nhà mình nổi tiếng rồi con ơi…

tháng 5 26, 2013 |
Uyên con yêu ơi, cảm ơn con nhé. Nhà mình nổi tiếng rồi con à… nhiều báo đài đến phỏng vấn bố mẹ lắm. Mẹ còn được người ta chụp ảnh cho cơ, lại còn được lập hẳn một trang gép gép (web) gì đó nữa để người ta “kêu oan hộ” con ạ. Con đừng lo bố mẹ không biết nói gì nhé… Con yên tâm, người ta chu đáo lắm. Đến hỏi chuyện nhỏ nhẹ cực kì, lại cho quà, cho tiền nữa, dỗ dành mẹ là con sẽ không làm sao cả… Ôi, có bao giờ mẹ mơ được là nhiều nhà báo lại đến nhà mình như thế… và cả đời mẹ cũng chẳng thể nào mơ được rằng mình sẽ được phỏng vấn và lên báo đài con à. Mẹ sướng lắm.

123

Vì sao mà mẹ bảo con yên tâm… ừ thì mẹ cũng chả được học nhiều nhặn gì, nói năng chắc cũng chẳng bằng ai, nhưng người ta là nhà báo cơ mà. Người ta chỉ dạy mẹ cách nói thế nào với báo đài hết sảy! lúc đầu nói chuyện, mẹ cũng hơi khờ khạo, kể hết tội lỗi của con, mong người ta cầu xin nhân dân tha cho con hộ. Người ta bảo là mẹ nói thế thì là khai hết tội mất. Mà bây giờ xã hội ghê lắm, không có xì căng đan thì người ta không quan tâm, vi phạm pháp luật của công dân cũng không phải là hiếm nên người ta không để ý. Thế nên phải nói theo hướng là Đảng và Nhà nước sai trái khi bắt và xử con, như thế mới có cơ may giật tít (mẹ cũng chẳng hiểu tít là cái gì, đoán là giật bài lên TÍT trên cao ý) hoặc để người đời biết tới. Đảng và Nhà nước cơ mà, nếu mà sai thì ai chả phải ngó qua xem sai thế nào.. phải không con. Mà tự nhiên mẹ cũng nhận ra, đi xin cho con thì phải lu loa kêu khổ và nói là con không có tội chứ lại. Suýt tí nữa thì mẹ đã không được lên báo và không được kể oan cho con mất rồi…

images

Mà con cũng được cái tiếng nữa nhé. Ngày xưa đẻ con, mẹ thấy con cũng trắng trẻo đáng yêu. Thấy cũng may mắn, xinh thế sau này cũng có cơ may lấy chồng giàu đổi đời cho nhà mình. Phải cái hàng xóm bảo con học hành chẳng ra gì. Mẹ cũng bực, nhưng được cái an ủi, chả phải học giỏi làm gì, có cái mà ăn là ổn rồi. Thế mà sau lên báo, người ta mở cho mẹ xem… ảnh con gái mẹ xinh ghê.. đưa lên cũng khối anh chết. biết đâu sau này, nhờ thế mà lại kiếm được rể giàu, con nhỉ. Mà con lại còn được tung hô là “thanh niên yêu nước” và “một sinh viên học giỏi, hoạt động đoàn năng nổ”… con cũng sướng chứ đâu phải chỉ riêng bố mẹ có hời đâu, phải không con?

Mẹ bảo là con sướng hơn mẹ nhiều nhé. Đi làm được nhiều tiền thế, chỉ việc viết vài chữ, cầm cái cờ ra đường rồi rải truyền đơn, thế mà chẳng bảo mẹ. định may quần áo riêng phải không? Đã thế, mẹ có nói cả ngày cũng chẳng bằng con hét một hai câu theo ý mấy anh nhà báo… ừ, trước mặt công an cứ giả vờ ngoan hiền, nhận tội, rồi lên tòa mình nói gì, người ta cấm làm sao được, cứ lu loa là người ta ép mình này nọ là xong ý mà con. Rồi nhà mình lại được lên báo đài tiếp. sau vụ xử con, mẹ được phỏng vấn tiếp đấy. được cả cái báo gì ở Mỹ mà loa loa hay là voa voa gì đó (VOA) phỏng vấn cơ. Họ hứa sẽ kêu gọi nhiều lực lượng giúp đỡ con.

Hôm nọ đi thăm con, mẹ thấy con ở trong đấy có vẻ sướng nhé. Được mẹ đến thăm này, lại chẳng phải làm lụng gì mà có cơm ăn. Chả bù hàng tháng cứ kì kèo mẹ tiền ăn rồi mua quần mua áo này nọ. mẹ mệt lắm. giờ con cũng có người lo, nhà mình cũng có người cho tiền. mẹ sướng lắm con à… cảm ơn con nhiều nhé

ĐẠI BÀNG XANH



Read more…

Sự thực về cái gọi là “cờ của quốc gia trong lịch sử” theo lời luật sư bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên

tháng 5 26, 2013 |
Trong phiên tòa xét xử 2 bị cáo Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ngày 16 tháng 5 vừa qua, luật sư biện hộ cho Phương Uyên đã đưa ra lý lẽ “Tôi có thể nhắc lại thế này: một cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của tổ tiên người Việt Nam, các nước phong kiến Việt Nam trước đây, và sau này được Việt Nam Cộng hòa sử dụng lại, chứ không phải biểu tượng của một tổ chức phản động nào cả"!

Thật kì lạ, một người làm việc với luật pháp, người được học tập, đào tạo bài bản vì sao lại có thể đưa ra một lý lẽ ngớ ngẩn, phi “lịch sử tính” chỉ nhằm thực hiện nỗ lực vô vọng trong chuỗi hành động biện hộ cho hành vi sai trái rõ ràng…

covang5

Về lịch sử các lá cờ, Triều Nguyễn có "Long Tinh kỳ" (1863-1885), sau đó là "Ðại Nam kỳ" (1885-1889). Năm 1890, Thành Thái lên ngôi, lá cờ ba sọc mầu đỏ trên nền vàng mới ra đời, được sử dụng đến năm 1916 - năm hoạt động chống thực dân Pháp của vua Duy Tân thất bại, ông bị Pháp bắt rồi đày ra đảo La Réunion. Năm 1916, Khải Ðịnh lên ngôi đã thay thế "cờ ba que" bằng "cờ Long Tinh". Ðến Bảo Ðại, tiếp tục sử dụng "cờ Long Tinh". Năm 1945, khi thành lập chính quyền thân Nhật, Bảo Ðại cho ra đời "cờ quẻ ly" và cờ này chỉ được sử dụng hơn 5 tháng. Năm 1948, thành lập chính phủ bù nhìn thân Pháp, Bảo Ðại lại sử dụng cờ ba sọc mầu đỏ trên nền vàng. Chính quyền Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục sử dụng cờ này. Nhưng chính quyền tay sai cho quân xâm lược đã làm ô uế lá cờ của Vua Thành Thái, vì lẽ đó người dân gọi là "cờ ba que" (thời kỳ 1955 - 1975). Như vậy, đâu phải "tổ tiên của người Việt" sử dụng cờ này như vị luật sư nói xằng mà "cờ ba que" ra đời, gắn liền với Khải Ðịnh và cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Còn nếu nói "các nước phong kiến Việt Nam trước đây" sử dụng "cờ vàng", liệu có thể chứng minh các nước Ðại Cồ Việt, Ðại Việt, Ðại Ngu, Ðại Việt, Việt Nam (thời Gia Long) đã sử dụng cờ này?

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sự ra đời, lịch sử của "cờ ba que" có gì đáng để mọi người Việt Nam yêu nước, có liêm sỉ, biết tự trọng có thể tự hào? Câu hỏi được Nguyễn Mạnh Quang - một nhà nghiên cứu là người Mỹ gốc Việt, trả lời cụ thể: "Quốc kỳ là cờ hiệu của một nước phải biểu tượng cho lý tưởng, khát vọng của toàn dân mà những người yêu nước đã chiến đấu để đạt được. Ấy thế mà lá cờ vàng ba sọc đỏ không những đã không có cái đặc tính cao đẹp này, mà lại còn là một biểu tượng cho sự nhục nhã về những hành động tội ác chống lại Tổ quốc và dân tộc của những tên đại Việt gian như Bảo Ðại, Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và tất cả những người tự nhận là người Việt Quốc gia".

Lá cờ đó là lá cờ của một nền “thực dân phong kiến” – những trang tối tăm của lịch sử, những tháng ngày đẫm máu nơi miền Nam ruột thịt, khi mà chế độ Ngụy quân Ngụy quyền lê máy chém khắp các con đường, ngõ hẻm, khi mà nhân dân bị dồn ép vào những ấp chiến lược, bị chà đạp, bị tra tấn và kìm kẹp trong một chế độ thân Mỹ hèn mọn, không có ý chí chiến đấu vì quê hương. Ấy vậy mà người làm việc với luật pháp ấy lại có thể “ngu ngơ” mà khẳng định đó là “hợp lý” khi dùng cờ vàng ba sọc đỏ để “thể hiện lòng yêu nước”. Lòng yêu nước là lòng yêu nước được phất lên với ngọn cờ của chế độ đớn hèn và nhuốm cờ bằng máu của nhân dân quê hương ruột thịt sao???

Thật là một lý lẽ vớ vẩn mà một luật sư “với những nỗ lực vô vọng không ngừng nghỉ” sáng tác ra để “bảo vệ thân chủ vốn đã nhận tội nhưng được luật sư xin cho vô tội”… có tội mà xin để được vô tội… vậy thì cái lý lẽ ấy cứ gọi là “NỖ LỰC VÔ VỌNG” và “KHÔNG NGỪNG NGHỈ ĐƯỢC” đi nhé

ĐẠI BÀNG XANH



Read more…

Thói đời là vậy

tháng 5 26, 2013 |
ừ đúng đấy.. .từ xưa tới nay, cái thói con người ta sai lầm thường không tự nhận lỗi bao giờ, mà cứ cố chày cối, cố ngụy biện.. Hễ ai hỏi tới hành vi của mình là liền bấu víu, liền kêu gào thảm thiết và nói rằng tôi oan uổng hòng lôi kéo sự chú ý của mọi người. Nếu có người xung quanh thể hiện chút đồng tình (có thể vì họ không hiểu sự việc, hoặc họ đồng tình vì cùng mục đích và có cùng kẻ đối lập) thì liền lu loa “đấy, tôi đã bảo mà… oan uổng lắm, oan lắm” và quay lung lại với sự thực vốn trơ ngay trước mắt.

114

Như trong vụ sinh viên Phương Uyên rải truyền đơn và có những hành động sai trái chống lại Nhà nước, cô gái này sai trái rõ rành rành mà cả 3 phía – bản thân Phương Uyên, gia đình và bè lũ lợi dụng – đều lu loa “minh oan” cho cô gái đầy sai trái và tội lỗi này.

Con người ta, phàm là những người tầm thường, thì có biết gì đến đúng – sai. Với họ, chỉ những gì mà họ và những người họ quý mến làm mới là điều đúng đắn. Như gia đình Phương Uyên, rõ ràng đủ khả năng nhận thức rằng hành động của con là sai trái nhưng vẫn cố chấp, không chịu thừa nhận. Thử hỏi nếu không có Đảng, không có Nhà nước, cùng các chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục, liệu họ có cuộc sống yên lành, no ấm, cô con gái Phương Uyên của họ có được tới trường và hưởng sự giáo dục đầy đủ? Phải chăng vì sự chăm lo đó đã quá ân cần và gần gũi, họ cho rằng đó là cái quyền đương nhiên họ phải có và không cần có trách nhiệm gì, không ý thức được vai trò của Đảng và Nhà nước? Tất nhiên, họ là công dân Việt Nam, quyền được sống, được giáo dục và nhiều quyền khác là quyền đương nhiên của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ được quyền coi thường Nhà nước, coi rằng Nhà nước có nghĩa vụ “chiều” theo mọi ý muốn của họ. Đất nước này có bao nhiêu triệu con người, bao nhiêu triệu gia đình, bao nhiêu triệu mạng sống. Nhà nước quản lý xã hội theo những quy tắc nhất định, được thể hiện trong pháp luật và mọi người đều phải tuân theo, không trừ một ai.

Vậy xin cho biết, việc Uyên phạm pháp và chịu sự trừng phạt của Pháp luật là đúng hay sai??? Những hành động sai trái đó đã rõ như ban ngày, vi phạm pháp luật và đi ngược lại với lợi ích của đất nước và ý chí, nguyện vọng của toàn dân. Làm sai thì phải chịu chứ cớ sao cứ mãi ngụy biện?

Thương con ai cũng biết. Nhưng con sai trái, gia đình phải là nơi dạy cho con hiểu hành động của con sai trái thế nào, chỉ cho con đường quay lại. Đằng này, chỉ vì muốn kiếm cửa cho con chạy tội, cả gia đình bắt tay với thế lực phản động và quay lung lại với xóm giếng gần gũi, với đất nước và giống nòi. Cả gia đình Phương Uyên không dạy cho con bài học lịch sử, cái thời mà ông bà, cụ kị đi theo cách mạng được Đảng dẫn đường, mang tự do về cho đất nước, không dạy cho con biết cái đúng cái sai mà lại bao che, chứa chấp cho hành vi tội lỗi sai lầm. Hỏi ai mang về cuộc sống tự do này? Ai đảm bảo cho các người quyền được an lành cuộc sống???

Đừng có vin cớ Phương Uyên là “thể hiện tình yêu nước” và “cháu quá bức xúc trước kẻ thù Trung Quốc”… Yêu nước là gì khi mà đi ngược lại Pháp luật??? Yêu nước là thể hiện bằng cách chống lại chế độ này sao?? Bức xúc là có quyền được rải truyền đơn, được phép nói nhăng cuội ở ngoài đường à??? Nếu thế thì không phải chỉ ở Việt Nam mà là ở toàn thế giới này, nơi nào cũng có những nỗi bức xúc và có những tờ đơn, những lời nói và hành động vong ơn bội nghĩa rơi rớt đầy đường làm bẩn đi cả môi trường và suy nghĩ.

Tỉnh lại đi. Sai phải chịu. Hỏi lại một lần nữa… Ai cho các người được sinh sống yên lành… Ai tạo điều kiện cho con gái các người được hưởng một nền giáo dục… Ai cho các người Tự do – độc lập hôm nay?? Không riêng ai cả, mà là lịch sử và những con người của lịch sử. Các người chỉ vì cái vọng tưởng giúp con trốn tội mà bắt tay với kẻ thù, trở thành con rối để kẻ thù lợi dụng chống lại cả lịch sử lâu đời, đánh mất đi tư tưởng Uống nước nhớ nguồn của cha ông.

ĐẠI BÀNG XANH



Read more…

Thuốc chữa nói nhiều và nói ngu!

tháng 5 24, 2013 |
Tú xuất

Hiệp hội trà đá Việt Nam vừa đăng mấy bản tin giật gân về vụ “dã ngoại về nhân quyền gì…gì đó?” nghe cũng thấy lạ lạ. Như được đà, mấy Fan Club gần trường em râm ran hưởng ứng:

“Tao thấy suy cho cùng là phải Đa đảng mày à! Chứ thế này thì đất nước không phát triển được. Tao tính phấn đấu đi du học mày à; chán nền giáo dục này lắm rồi. Học đéo bao giờ điểm cao.”

“Nước mình sao mà chán nhỉ? Sướng cái cuộc sống bên Mỹ quá, tự do, dân chủ”

Thế là mấy thằng bạn đồng cảnh ngộ xung quanh cười phá lên ủng hộ. Yes, yes… rồi lại phì phèo điếu thuốc.

Nghe mà ức chế. Toàn những thằng học lực kém, cá biệt, không chịu học hành toàn ngồi buôn dưa lê linh tinh.

Tự hỏi có ai phát cho bọn này ít thuốc chữa căn bệnh lạ này không? “bệnh nói nhiều và nói ngu”. Bệnh “nói nhiều và nói ngu” mới xuất hiện; trước đó trên mạng cũng thấy một vài đứa tự xưng trí thức trẻ khác; không khuyên sinh viên học tập chăm chỉ mà toàn hô hào sinh viên đứng lên đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền gì đó, vô bổ và nhạt nhẽo; nghĩ chắc có lẽ mấy thằng này mắc bệnh giai đoạn cuối rồi. Đã không hiểu biết thì đừng “nói” và nói thì đừng “nói nhiều và nói ngu” như thế. Làm gì cũng phải cố gắng, chăm chỉ học tập, phấn đấu mới có thành công; chẳng có chuyện “ngồi mát ăn bát vàng”, tự dưng được sướng. Nước nào cũng thế, ai mà chẳng có nghĩa vụ, quyền lợi học tập và cống hiến; phải cố gẳng rèn luyện chăm chỉ thì mới có kết quả và thành công chứ.

Tiện đây cũng nhắn các bạn sinh viên rằng gặp đứa nào “vô công rồi nghề” mắc bệnh “nói nhiều và nói ngu” như thế thì vui lòng bớt chút thời gian khuyên chúng nó tới bác sĩ để bốc thuốc chữa cho khỏi hẳn nhé.

 

 
Read more…

Suy nghĩ từ một buổi dã ngoại

tháng 5 24, 2013 |
Kiều

Ngày trước khi lướt web, xem TV, đọc báo… mình đôi khi vẫn nghe và thấy những tin tức, tranh luận xoay quanh về những chủ đề kiểu như phản động, chống đối, lật đổ này nọ nhưng thường thì chả mấy khi để tâm đến. Cũng một phần là do cái lối suy nghĩ trẻ con và có phần ngây thơ khi nghĩ rằng xã hội còn yên ổn thế này cơ mà, mình vẫn cứ đều đều sáng dậy đi học, trưa về ăn cơm, tối lại hì hục cày với đống bài vở, cứ yên tâm làm 1 đứa con chuẩn mực của gia đình và xã hội như thế, thì chẳng có gì phải lo đến những cái điều lớn lao kia.

Thế nhưng ngay mấy hôm trước, khi lướt qua một vài trang web, cũng những vấn đề đấy thôi, song mình lại có sự quan tâm chú ý hơn thường ngày, thậm chí còn vẩn vơ suy nghĩ cho đến tận hôm nay để rồi viết ra vài dòng tâm sự. Lí do của sự quan tâm chính bởi vì những cá nhân được nhắc đến trên các trang web này phần lớn lại là những sinh viên vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường như mình. Thế mới thấy vấn đề nó không bình thường như mình vẫn ngây thơ nghĩ và có lẽ, cũng đã đến lúc mình phải có quan điểm riêng, có bản lĩnh của mình trong một môi trường xã hội, môi trường thông tin ngày càng phức tạp, khi mà ngày ngày, dù không cố ý vẫn vô tình thấy được nhiều thông tin chưa rõ thực hư, hay dở như thế này.

Nhắc lại chuyện hôm chủ nhật vừa rồi, cũng tình cờ thôi, hôm đó mình cùng các bạn trong câu lạc bộ của trường có tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hàng tuần tại Công viên Nghĩa Đô, thấy có 1 nhóm bạn trẻ (chắc cũng chạc tuổi sinh viên như mình) ngồi tụ tập lại rôm rả lắm, tay có chuyền cho nhau 1 số giấy tờ. Mình với nhóm bạn cũng tò mò không hiểu các bạn ấy làm gì thì được 1 bạn trong nhóm đó ra rủ lại nhập hội và tham gia cái buổi “dã ngoại nhân quyền” của nhóm bạn trẻ đó, bàn bạc và thảo luận về nhân quyền của con người ở Việt Nam. Bọn mình khi đó cũng không nghĩ gì, chỉ cảm thấy liệu có cần thiết phải thảo luận không, hơn nữa mình cũng chưa tìm hiểu sâu về chủ đề này nên cũng đã từ chối tham gia. Khi về đến nhà và search thông tin trên mạng mới ngớ người ra vì hóa ra cái dã ngọai gì đó mà bọn mình gặp không chỉ có ở Hà Nội mà còn có tại TP Hồ Chí Minh và cả Nha Trang nữa.

Điều đáng nói ở đây là 2 buổi “dã ngọai” ở TP Hồ Chí Minh và Nha Trang được đưa tin là có bị công an đàn áp, đánh đập, hành hung để dập tắt. Và dạo qua một vòng bình luận các kiểu mới giật mình nhận thấy những ý kiến kiểu như “đả đảo chính quyền đàn áp quyền tự do của công dân”, “đấu tranh cho tiến bộ về dân chủ, nhân quyền”… Hẳn nếu ai mà không có nhận thức tỉnh táo chắc cũng phải cảm thấy đồng tình mà gật đầu trước những câu bình luận rất mực quyết liệt, hào hùng mà lại phản kháng chế độ kiểu thế.

Mình tuy không phải người hay tìm hiểu về chính trị, thích tranh luận nhưng ít nhất thì mình cũng còn có một niềm tin vững vàng mà mình cảm thấy được là mình làm đúng. Từ ông bà, đến bố mẹ rồi đến thế hệ của mình, mình thấy mình quả thực may mắn hơn rất nhiều so với những thế hệ trước vì được sống trong hòa bình, có cuộc sống không phải thiếu thốn như trước, được tự do ăn, học, tìm hiểu thông tin và tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu văn hóa không chỉ với bạn bè trong nước mà còn cả bạn bè quốc tế. Và đấy cũng là một sự thể hiện nhân quyền mà Nhà nước đã mang tới cho mỗi công dân Việt Nam trong thời đại hòa bình như bây giờ.

Các nhóm dã ngọai lại nêu luận điểm vì Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà không ngờ họ lại ra tay rất mạnh với những người tham gia Dã ngoại Nhân quyền. Thử nghĩ ngược lại nếu họ cũng vì nhân quyền của công dân, cũng có mong muốn đóng góp tích cực để xây dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, tốt đẹp hơn, thì có nhất thiết cứ phải tụ tập thật đông trong công viên rồi hò hét, thậm chí gây gổ, cãi lộn qua lại nhau, rồi lại băng rôn khẩu hiệu kiểu “đầu voi đuôi chuột”, “đánh trống bỏ dùi” như vậy. Nếu chỉ là các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tìm hiểu về môi trường sống như bọn mình thì đâu có thấy chính quyền, công an đả động gì, thậm chí họ còn ủng hộ, tạo điều kiện được sinh hoạt thuận lợi nhất trong công viên. Hay các bạn còn vì mục đích nào khác không được chính đáng nên đã sử dụng Internet để kêu gọi mọi người tham gia với những lời lẽ, mục tiêu hết sức lớn lao, cao cả là “trao đổi về quyền con người”, nhưng thực chất diễn ra thì hoàn toàn khác.

Mình thấy cái việc các bạn làm thật nguy hiểm vì các bạn lại hướng vào đối tượng để kêu gọi tham gia là sinh viên, học sinh như bọn mình, những người dễ bị sự tò mò kích thích, lại chưa có chính kiến, quan điểm sống rõ ràng, và điều quan trọng là ngày ngày lại tiếp xúc với quá nhiều nguồn tin mà không có sự kiểm chứng về độ xác thực. Những thông tin mà các bạn post lên Internet như vậy lại quá một chiều và nhiều khi mình cũng giật mình không biết liệu sẽ xảy ra điều gì nếu ai ai cũng tin vào những gì mà các bạn đang tuyên truyền? Nếu các bạn có ý định tốt đẹp thực sự và nghĩ về con người thì hãy hành động thực tế hơn đi chứ đừng ngồi một chỗ làm các “anh hùng bàn phím” như thế.

Nói như vậy không có nghĩa là mình phản đối việc đấu tranh cho sự tiến bộ về nhân quyền, mà điều quan trọng là mục đích và cách thức thể hiện của một số người như vừa qua đã không đúng như những gì họ nói, mình thấy thực chất chỉ là tuyên truyền cho những động cơ cá nhân của họ. Nếu như vậy mà để hàng ngày thâm nhập vào suy nghĩ, tư tưởng của biết bao thanh niên còn rất trẻ như mình thì sự việc sẽ trở nên nghiêm trọng thực sự như bản chất của nó vậy. Mình cũng không muốn đổ lỗi cho những bạn trẻ đã vô tình không hiểu đúng sự việc và đã tham gia vào những họat động dã ngọai trên. Điều các bạn thiếu có lẽ cũng chỉ là một sự định hướng đúng đắn cho lý tưởng của mình mà thôi.

Trong sự phát triển, bùng nổ về khoa học công nghệ, nhất là sự phát triển internet ở Việt Nam mình hiện nay, lượng thông tin đã trở nên đa dạng, nhiều chiều, trong khi tâm lý đám đông ở xã hội ta vẫn còn hiển hiện, những tin tức giật gân lại nhanh chóng thu hút sự chú ý, điển hình chỉ qua vụ một thanh niên đi chơi đêm bị đánh chết ở Vĩnh Phúc vừa rồi, không rõ đúng sai thế nào, chỉ nghe có liên quan đến con trai Chủ tịch tỉnh mà hàng nghìn người đã kéo đến trụ sở Ủy ban hò hét, đập phá, do vậy việc định hướng được cho bản thân mình trước nhiều luồng thông tin quả thực là khó.

Mình cũng như các bạn thôi, ngày ngày đều đặn đi học, gặp gỡ bạn bè, đi chơi, đi làm… Nhiều lúc cũng thấy nản nản vì cảm giác như mình đã sắp sửa bước vào trường đời rồi mà còn chưa hình dung được con đường sắp đi nữa. Nhưng không phải vì thế mà lại xao lòng trước những lời lẽ lý luận mà theo mình là không tốt.

Còn về tình hình chính trị, những bất ổn, tranh chấp hiện tại của Việt Nam, ắt là bạn nào cũng đều đã nghe và có những suy nghĩ riêng của mình. Nhưng mình thấy cũng đừng vì thế mà lo lắng, mà trở nên hồ đồ và dễ bị kích động bởi những thông tin không chuẩn xác. Nhiệm vụ của sinh viên chúng ta hiện nay là tập trung học tập, tiếp thu kiến thức, để trở thành một công dân có hành trang đầy đủ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức xã hội, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn xã hội sau này, để cũng có đủ tự tin sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Trước mắt, mình thấy rằng, những gì mình đang được thừa hưởng hiện nay đã rất tốt đẹp và mình cũng thấy nó không ngừng thay đổi, chỉ đơn giản nhất là giảng đường, ký túc xá của chúng mình cũng ngày một khang trang, so sánh với bạn bè quốc tế, nhiều nước phát triển tuy mình không bằng, nhưng ngay như ở Mỹ, các bạn ấy cũng lo lắng nhiều thứ, nhất là nhiều khi tính mạng của bản thân cũng không được đảm bảo bởi những vụ việc khủng bố tàn bạo, diễn ra bất cứ lúc nào, ở đâu. Cuối cùng, mình thấy, chính nghĩa không đứng ở phía của những mưu đồ đen tối, mà thuộc về những ai đã bỏ công lao, xương máu ra để gây dựng nên nó.
Read more…

“Dã ngoại nhân quyền” – Từ âm mưu của bọn bán nước

tháng 5 24, 2013 |
Ba giai

Hôm nay lên mạng đọc nhiều thấy đi dã ngoại bàn luận về quyền con người. Ngẫm lại thấy con người ta dở hơi. Kêu gọi mọi người ra công viên đi bàn thì cứ bàn đi, chẳng ai cấm đoán cả. Nhưng các bạn Rận ấy cứ phải hét toáng lên cho mọi người biết cơ, mục đích cơ bản nhất là để được lên báo đài, thể hiện cho mẫu quốc biết, tôi đang chống chính phủ của tôi tôi chửi lãnh đạo đất nước, chửi công an. VN nghèo lắm, tôi không chịu được, nếu được tôi muốn được tiền của Mỹ, Châu Âu, Úc... để hoạt động (vì chúng không làm gì khác ngoài ăn rồi chửi đất nước và biểu tình nhưng lúc nào tiền xũng đầy túi, iphone, ipad, ôtô đi tơi tả), tạo được tiếng vang để sau này xin đi tỵ nạn chính trị sang Mỹ 'Miền đất hứa của Tự do, dân chủ" cũng dễ. Chúng ngu muội không biết rằng, Mỹ - đất nước của Tự do, dân chủ mà chúng đang tôn sùng ấy, sẵn sàng kéo quân đi khắp nơi trên thế gới, chỗ nào có dầu mỏ, tài nguyên khoáng sản... là chúng vu cho những tội danh hết sức nực cười rồi đi 'khai phá', giết chóc nhân dân, từ người lớn đến trẻ con. Tội ác của chúng không ai không biết nhưng để được lòng chúng các bạn Rân chủ sẵn sàng bỏ đi quê hươg của mình đấu tranh cho những điều tưởng chừng như rất cao cả "nhân quyền". Con người ta có quyền thực hện những mục tiêu, lý tưởng của mình nhưng không có nghĩa là được lôi những thứ khác ra "ném đá". Đó là hành động vô văn hóa của những kẻ bán nước. Việt Nam có thể nghèo nhưng cái nghèo ấy cùng một phần do bọn thực dân, đế quốc ấy tàn phá. Được thành quả như hôm nay VN đã phải đổi không biết bao công sức, máu và mô hôi. Chỉ cần có vài đồng đô la mà con người VN lại đi kêu gọi Mỹ, châu âu... đi đánh lại nước mình. Bọn này sống trong xã hội chỉ làm ô uế thêm cho xã hội mà thôi.

Nguồn: tiengnoitre.blogspot.com

Read more…

Tôi yêu Việt Nam... đồng

tháng 5 24, 2013 |
123

Ba giai

Hôm nay, trên các trang đồng loạt đưa tin “Những lời nói tâm huyết của luật sư Lê Quốc Quân” trong đó Quân đọc thơ và nói rằng mình làm việc là vì dân và phục vụ nhân dân. Nghe qua thấy anh ta đọc thơ như bò kêu, không biết ngâm thơ nhưng cũng cố rặn được mấy vần thơ con cóc rồi kêu là “những gì tôi làm là hoàn toàn tốt đẹp và vô tội theo pháp luật Việt Nam và quốc tế”. Yêu nước theo Quân là trốn thuế, đem tiền của công mua ôtô, nhà lầu… ít ai biết là nhà Quân rộng đến cả trăm M2 với đầy đủ tiện nghi, quân đi BMW, con quân học trường quốc tế, cho dù hiện tại đang khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì Quân lúc nào cũng rủng rỉnh, có tiền làm “từ thiện” .Vậy tiền đâu ra? Là tiền thuế mà Quân đã trốn để ăn no nên mới béo lùn như thể…, là tiền nước ngoài suốt ngày gặp gỡ giúp đỡ Quân, thế mới biết có những “nghề” chỉ cần mất ít nước bọt chửi rủa đất nước mình được sinh ra thì sẽ nhanh chóng tiền rót đầy hầu bao, mà Quân là minh chứng điển hình.
“Tôi không hoạt động vì bất kì một quốc gia nào khác ngoài tổ quốc Việt Nam” mà suốt ngày đi kêu gọi nước này, nước kia cấm vận Việt Nam, còn nhớ Quân đã oác miệng hùng hồn như thế nào khi bảo Hoàng Tứ Duy, Nguyễn Đỗ Thanh Phong chạy theo xin xỏ Quân đề nghị Quân làm Phó chủ tịch Vịt tần quốc nội như thế nào? Quân còn chém lúc Quân đi học ở NED người của Vịt tần xoa tay xì khói xin gặp bàn kế hoạch công khai hóa, Quân giả đò làm ngơ lấy giá cao. Thực hiện nguyện vọng của nhân dân nhưng thử hỏi những gì quân làm có mấy người dân ủng hộ hay chỉ có mấy nhà “Rân chủ” ủng hộ, bà con lối xóm, quê Quân chỉ muốn ném gạch vào mặt Quân. Thế mà Quân luôn tỏ ra mình như là lãnh tụ, ngay cái bài thơ vớ vẩn của Quân đã đủ chứng minh Quân ham hố làm Lãnh tụ như thế nào, người hết long vì dân sẽ đứng trong nhân dân, thậm chí đứng dưới nhân dân để phục vụ nhân dân, còn Quân thì sao? Quân ham hố nổi tiếng và làm mọi việc để nổi tiếng, ngay cả cái vụ quân bị đánh ghen cũng tung hô là do Công an đánh, có lẽ không ai tin Quân làm gì mà được Công an “sủng ái” đến vậy? Nếu Quân làm lãnh tụ thì 5 năm qua Quân đã làm gì được cho dân hay chỉ đi kêu gào, viết lung tung kích động dân lành. Mà cái hạng như Quân thì làm lãnh tụ ai theo? Dân Việt Nam đâu phải ai cũng “Ngu” hết đâu mà nghe Quân. Chỉ thấy tội nghiệp cho bọn Rận và mấy con Vịt tần thèm danh vọng bơm tiền hô hào.
Ai cũng có một lý tưởng sống, nhưng lý tưởng sống dựa trên những điều giả dối thì sẽ nhanh chóng bị phơi bày. Có lẽ được tài trợ cho học, cho tiền nên Quân đã bất chấp tất cả để “đấu tranh cho Công lý và hòa bình”- cái được mua bằng tiền cái mà chẳng bao giờ có giá trị. Và Quân sẽ chỉ là con tốt cho “Vịt tần” điều khiển với một mục đích duy nhất là thay đổi chế độ mà Việt Nam đang theo đổi thành chế độ mà những kẻ mạnh đang dùng mọi thủ đoạn để đạt được, và Quân chỉ là hạng thế mạng để chúng lợi dụng, một người chúng tung hô như “hero” thực ra chỉ là kẻ lưu manh sẵn sàng bán nước cầu vinh, ăn cắp như thằng lưu manh ngoài chợ, hạng “luật sư” như Quân mới đúng đang làm xã hội này xấu xa thêm, đau đớn thêm, cùng cực thêm cho những người dân lương thiện nhẹ dạ cả tin nghe theo lời Quân mà bán đi danh dự và lòng tự trọng của con người.

Nguồn: tiengnoitre.blogspot.com
Read more…

Nhân quyền Việt Nam – Biết rồi khổ lắm nõi mãi

tháng 5 24, 2013 |
Kinh Kha

Cha ông ta xưa có câu “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Ấy vậy mà Trái đất đôi khi lại quay ngược, mặt trời có lẽ có lúc mọc đằng Tây. Vừa qua, trong khi người dân Việt Nam đang phải chịu cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè, thì trong những căn phòng điều hòa mát lạnh, những ông nghị, bà nghị nước Mỹ lại đưa ra cái gọi là Dự luật nhân quyền Việt Nam. Chẳng có gì mới cả, lại nào là Việt Nam không tôn trọng quyền con người, vi phạm tự do tôn giáo, tự do dân tộc, tự do ngôn luận…cái bài ca muôn thủa mà Quốc hội Mỹ vẫn hát từ khi nhận thất bại nhục nhã trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam từ năm 1975 đến nay.

Là một người dân Việt Nam, tôi tự hỏi là những ông nghị, bà nghị kia biết gì về đất nước anh hùng này ngoài những tang thương mà nước Mỹ - những kẻ tự cho là “văn minh nhất quả đất” đã gây ra trên dải đất hình chữ s.

Từ trước đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách kinh tế - xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người. Hiến pháp 1992, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe…không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa các quyền này, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về nhân quyền.

Qua thực tiễn, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hiểu rõ quyền con người gắn với độc lập, hòa bình, dân chủ và phát triển. Việc duy trì một môi trường hòa bình, ổn định từ khi đất nước thống nhất năm 1975 đến nay là một thành tựu to lớn và cũng là nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ và thực hiện các quyền con người ở Việt Nam. Trong công cuộc Đổi mới, những điều chỉnh vĩ mô và các chương trình kinh tế xã hội luôn chú trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Những cố gắng này đã giúp nước ta đạt được rất nhiều thành tựu trên lĩnh vực đảm bảo quyền con người như: Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đạt mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc về xóa đói giảm nghèo (58,1% năm 1993 xuống còn 14,82% năm 2007); Việt Nam luôn xem tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu chính đáng của người dân và luôn tạo điều kiện tối đa để đảm bảo nhu cầu này (với hơn 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng); Quyền tự do ngôn luộn, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam được thể hiện rõ với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung các phương tiện thông tin đại chúng (Tính đến năm 2008, cả nước có hơn 7000 cơ quan báo chí in với 850 ấn phẩm, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số, đài truyền hình Việt Nam đã phủ sóng đến 85% hộ gia đình Việt Nam)…

Với những thành tựu trên những người dân Việt Nam luôn tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước dân chủ, nhân quyền được đảm bảo. Làm gì có chuyện vi phạm nhân quyền nào ở đây, chỉ có mấy kẻ vì đồng tiên mà phản dân hại nước bị pháp luật xử lý mà thôi. Còn những ông nghị, bà nghị nước Mỹ, thay vì đi phê phán một đất nước mà các người không biết gì cả hãy nhìn lại mình đã làm được gì để đảm bảo quyền con người, nào là sát hại dân thường ở Iraq, Afganistan; nào là tra tấn tù nhân ở các nhà tù bí mật như Guantanamo hay Abu Graib… Thật nực cười thay cho những ai không làm được mà lại còn phê phán người khác khi mình chẳng biết gì.
Read more…

CHÍNH TRỊ HÓA TÔN GIÁO VÀ CHIÊU BÀI CỦA MỸ

tháng 5 22, 2013 |


Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị luôn đ­ược xem là vấn đề phức tạp, tế nhị, tinh vi và nhạy cảm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tôn giáo với tư cách là thực thể xã hội có tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị, xã hội của mỗi quốc gia cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Vì vậy, các thế lực thù địch đứng đầu là Mỹ xem đây là “thời cơ vàng” để đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam mà biểu hiện rõ nét là tìm cách “chính trị hóa tôn giáo” để từ đó làm cơ sở cho các hoạt động chống phá cách mạng nước ta.

Năm 1998, chính quyền Mỹ đã cho ra đời đạo luật HR 2431 “Luật tự do tôn giáo quốc tế”, luật này cho phép Tổng thống Mỹ áp dụng 8 biện pháp ngoại giao, 7 biện pháp kinh tế để trừng phạt một n­ước, khi n­ước đó bị xác định là “vi phạm tự do tôn giáo”. Như­ vậy, nhiều vấn đề tôn giáo trở thành một nhân tố nằm trong đư­ờng lối chính trị, ngoại giao của Mỹ. Nội dung chiêu bài “Chính trị hóa tôn giáo” của Mỹ được thể hiện qua các mặt:

- Mỹ và các thế lực thù địch phản động tuyệt đối hoá sự khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội, đẩy tới mức trở thành mâu thuẫn đối kháng về mặt tư tưởng từ đó gia tăng các hoạt động tuyên truyền phá hoại về con đường đi lên CNXH của đất nước. Hàng năm, Bộ ngoại giao Mỹ đều cho xuất xưởng các bản báo cáo nhân quyền các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, nội dung của bản báo cáo này đều tập trung thổi phồng tình trạng vi phạm nhân quyền vu khống, nói xấu Việt Nam cấm đoán, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là quốc gia tích cực sử dụng các diễn đàn Liên hiệp quốc về Quyền con người, vấn đề Dân tộc thiểu số… để làm phong phú thêm về bức tranh tự do tôn giáo tại Việt Nam dưới lăng kính của mình.

- Nhiều vụ việc chống đối chính trị mà Việt Nam đã xử lý được Mỹ xuyên tạc trở thành vấn đề chống tôn giáo. Các vụ việc liên quan đến hình sự, chống phá chế độ nước ta của các đối tượng, như: Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm, Nguyễn Công Chính, Thích Quảng Độ… được Mỹ quy kết thành vấn đề vi phạm tự do tôn giáo, đàn áp các nhà dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến để từ đó hỗ trợ cho các đối tượng chống đối bên ngoài lập ra cái gọi là: Hội ái hữu tù nhân chính trị, Hội bảo trợ nhân quyền…

- Áp đặt cái gọi là “nhân quyền, tự do tôn giáo kiểu Mỹ” cho Việt Nam. Sẽ chẳng bao giờ có một chuẩn mực nhân quyền chung cho tất cả các quốc gia, nhưng Mỹ vẫn lên tiếng áp đặt các giá trị tự do tôn giáo của mình cho các nước không theo quỹ đạo nhằm tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia. Hệ quy chiếu cho các giá trị nhân quyền, tự do tôn giáo kiểu Mỹ là những dẫn chứng thoáng nhắc qua có thể làm người đọc giật mình: tra tấn tù nhân tại nhà tù Wantanamo, tình trạng trốn thuế của nhiều nhà thờ, kỳ thị với những người theo đạo Hồi…

- Phản đối riêng, phản đối chính thức công khai và lên án công khai Việt Nam trên các diễn đàn đa phư­ơng quốc tế. Nhiều vấn đề tôn giáo thuộc công việc nội bộ của Việt Nam được Mỹ quan tâm đặc biệt, gây sức ép về mặt ngoại giao, áp dụng các biện pháp về kinh tế để can thiệp, ví dụ: Không cho ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ, các tập đoàn đầu tư­ tư nhân hải ngoại, hoặc cơ quan thư­ơng mại và phát triển của Mỹ tiến hành bất cứ dự án nào đối với nư­ớc vi phạm. Cấm bất kỳ tổ chức tài chính nào của Mỹ cho vay hoặc cung cấp tín dụng trên 10 triệu USA trong thời hạn 12 tháng cho chính phủ, tổ chức của n­ước ngoài bị phát hiện hoặc đ­ược tổng thống Mỹ quyết định phải chịu trách nhiệm về các vi phạm đó; rút lại, hạn chế hoặc đình chỉ viện trợ phát triển…

- Củng cố, xây dựng, mở rộng lực l­ượng chống đối trong các tôn giáo. Hàng loạt đối tượng trong các tôn giáo ở Việt Nam được Mỹ hỗ trợ, tạo dựng ngọn cờ để gia tăng các hoạt động chống phá, tạo thời cơ, kiếm cớ can thiệp nhằm lật đổ Đảng và Nhà n­ước ở Việt Nam và các nước khác nếu không theo Mỹ. Bên cạnh đó, hàng năm các tổ chức phi chính phủ Mỹ tích cực tài trợ hàng chục triệu USD cho các tổ chức tôn giáo núp dưới danh nghĩa bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam…

Việc Mỹ cho mình có quyền phán xét, can thiệp về tình hình tôn giáo của các nước khác là trái với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Việt Nam là một n­ước có nhiều tôn giáo và tín ng­ưỡng khác nhau, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng và tự do hành đạo, Nhà nư­ớc Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ng­ưỡng, không và ch­ưa bao giờ cản trở hoạt động tôn giáo. Đư­ơng nhiên, bất cứ tôn giáo nào cũng đều nằm trong cộng đồng dân tộc và trong một quốc gia nhất định. Do đó, những người hoạt động tôn giáo, bên cạnh việc hành đạo phải tôn trọng pháp luật của Nhà n­ước Việt Nam.

Vì vậy, để đảm bảo tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH, Đảng Nhà nước Việt Nam vừa thực hiện chính sách bình đẳng, tự do tôn giáo, vừa kiên quyết đấu tranh bóc tách mặt phản động, ngăn chặn các hoạt động hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước từ bên ngoài; phản kích, vô hiệu hoá các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Nhà nư­ớc ta, kích động tư­ tư­ởng, hoạt động chống đối từ bên trong của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo.

HOA ĐẤT

 
Read more…

Không cần phải đa đảng

tháng 5 22, 2013 |


Có thể nói trên thế giới, mỗi quốc gia đều có một thể chế chính trị - xã hội khác nhau nên có lúc đã xảy ra mâu thuẫn giữa các khuynh hướng và định hướng phát triển xã hội. Những nước có bản chất xã hội giống nhau vẫn có những nét đặc thù khác nhau: Chủ nghĩa tư bản Mỹ khác với chủ nghĩa tư bản ở Pháp và cũng khác ở Nhật. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc hay Việt Nam cũng có những nét đặc thù riêng. Cho nên ngày nay điều được các nước quan tâm và đặt lên hàng đầu là lợi ích của quốc gia, lợi ích dân tộc nên chế độ chính trị của một nước sẽ do nhân dân nước đó chọn ra để cống hiến cho người dân và đất nước. Ở Viêt Nam cũng vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường Xã hội Chủ nghĩa đã được lịch sử và nhân dân Việt Nam lựa chọn; đại diện và vì lợi ích của nhân dân và dân tộc Việt Nam.

Thực tế lịch sử đã chứng minh khi đất nước phải trải qua những giai đoạn bị sự đô hộ, xâm lăng của thực dân, đế quốc thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất hiện lãnh đạo nhân dân đứng lên dành lại độc lập; Đảng lấy nền tảng cơ sở tư tưởng là Chủ nghĩa Mac Lênnin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đại diện cho giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng, giữ vững chính quyền mới. Một Nhà nước khác về bản chất so với Nhà nước dưới các chế độ khác, là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính nhân dân là chủ nhân của Nhà nước, mọi quyền lực của Nhà nước đều là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân.

Thời kỳ đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, đế quốc Mỹ rồi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây – Nam, biên giới phía Bắc là một thời kỳ lịch sử đặc biệt: “Đảng ta phải áp dụng những phương thức lãnh đạo đặc biệt, với các biện pháp chính trị cứng rắn, quyết đoán. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các nguyên tắc lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện, nhằm thống nhất cao độ sự lãnh đạo chính trị và thực hành chính trị, buộc toàn Đảng, toàn dân phải hy sinh một phần các quyền dân chủ cho mục tiêu trước mắt lớn hơn là độc lập, thống nhất nước nhà. Đặc điểm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở sự hòa quyện, không phân biệt rõ chức năng Đảng lãnh đạo Nhà nước và chức năng Nhà nước quản lý xã hội, Đảng với Nhà nước dường như là một. Đảng đóng vai trò tổng chỉ huy và tổ chức toàn bộ công cuộc kháng chiến và giải phóng đất nước. Do đó, đường lối, chủ trương của Đảng không dừng lại ở các nguyên tắc chung mà thường rất cụ thể, bao quát các chức năng của Nhà nước”.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 thì cơ chế là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, theo đó ta hiểu Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không điều hành xã hội thay Nhà nước; Nhà nước quản lý xã hội nhưng không xa rời sự lãnh đạo của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nói rõ phương thức lãnh đạo của Đảng: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”.

Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong đó, xây dựng một đất nước Việt Nam với chủ trương giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quá trình hoạch định đường lối cách mạng, Đảng luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, không giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội. Qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng đều có những chủ chương phù hợp với từng thời kỳ cách mạng của đất nước, thẳng thắn nhận những khuyết điểm, những hạn chế còn tồn tại và đã được Đảng nghiêm túc kiểm điểm, khắc phục thông qua các nghị quyết. Đứng trước những khó khăn trong tình hình mới, Đảng cần có những bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp để tiếp tục phát triển đất nước, điều đó là trách nhiệm của Đảng, của mỗi Đảng viên và cũng là trách nhiệm của toàn dân tộc. Điều đó càng hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay khi các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam; đặc biệt là một số người tự nhận là trí thức, họ bôi nhọ, nói xấu, phủ nhận vai trò của Đảng, đưa ra những luận điểm hết sức phản động mà tự xưng là vì tự do, vì dân chủ, ủng hộ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi xóa bỏ nội dung Điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Tôi rất đồng tình với ý kiến rằng: Bản chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay chế độ một đảng, mà phụ thuộc ở chỗ, Ðảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì”. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được lịch sử va thực tiễn chứng minh; đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công con đường cách mạng Việt Nam, phát triển đất nước, cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.

                                                 Yêu nước


 
Read more…

Hiểu biết cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam

tháng 5 22, 2013 |


Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo. Có những tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo; cũng có những tôn giáo nhỏ ít tín đồ như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Ba Hai v.v. Trong giai đoạn hiện nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta đang diễn ra sôi động  và đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều lễ hội được tổ chức với quy mô ngày càng lớn trên phạm vi cả nước. Các ngày lễ trọng trong các tôn giáo như lễ Nôen trong Thiên Chúa giáo hay lễ Phật đản trong Phật giáo… và tín ngưỡng dân gian đã trở thành ngày hội chung của nhiều người. Từ đó có thể thấy, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ trong các tôn giáo mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng. Nhu cầu chính đáng ấy thời gian qua đã, đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Sự quan tâm đó được thể hiện trong Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo… và nhiều chỉ thị, pháp lệnh, quyết định về công tác tôn giáo. Điều đó để thể hiện sự quan tâm đến công tác tôn giáo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống của đồng bào các tôn giáo nói riêng, và là một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội và điều hành đất nước của Đảng và Nhà nước ta.

Với sự quan tâm đó và nỗ lực của các tôn giáo nên thời gian vừa qua các tôn giáo ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.

Thời gian trước, chỉ có 16 tổ chức, hệ phái của 6 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, việc cấp đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ngày càng thông thoáng và có nhiều thuận lợi. Nhà nước tiếp tục xem xét, cho đăng ký hoạt động và công nhận tư cách pháp nhân cho một số tổ chức, hệ phái tôn giáo khác. Giờ đây, các tôn giáo ở Việt Nam đã có một hệ thống cơ cấu tổ chức riêng được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Phật giáo có tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” là tổ chức hợp pháp, duy nhất đại diện cho phật tử trong và ngoài nước. Công giáo có Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đạo Tin Lành có 9 hệ phái là: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miềnNam), Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, Hội thánh Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Tổng Hội Thánh Báp tít Việt Nam (Ân điển - Namphương), Hội Thánh Mennoite Việt Nam, Hội Thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam, Hội Thánh Báp tít Việt Nam. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chính quyền các cấp đang triển khai Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; hướng dẫn cho các điểm, nhóm Tin Lành đăng ký hoạt động, từng bước giúp đỡ và tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo Tin Lành ổn định sinh hoạt tôn giáo. Đạo Cao Đài đã có 10 tổ chức, hệ phái được công nhận tư cách pháp nhân là: Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Chiếu Minh Châu Long, Cao Đài Truyền Giáo, Cao Đài Minh Chơn đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Cao Đài Bạch Y, Cơ quan Phổ thông giáo lý, Cao Đài Chơn lý, Cao Đài Cầu Kho Tam quan. Phật giáo Hoà Hảo có Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Hồi giáo có 3 địa phương là Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang, Hội đồng Sư cả Bàni tỉnh Ninh Thuận. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam được công nhận tổ chức với 4 cấp. Đạo Baha’I được công nhận tháng 8/2008. Minh Lý đạo - Tam tông Miếu được công nhận ngày 1/10/2008. Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh sư đạo được công nhận ngày 1/10/2008. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương được cấp đăng ký hoạt động theo từng chùa vào tháng 7/2005. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được cấp giấy đăng ký hoạt động về mặt tổ chức vào ngày 4/6/2006.

Bên cạnh đó cơ sở thờ tự trong các tôn giáo luôn được Nhà nước bảo hộ và cho phép tu bổ, sửa chữa cũng như xây dựng mới nen ngày càng khang trang, sạch đẹp, đội ngũ chức sắc các tôn giáo cũng đã tăng lên; ngày càng nhiều các ấn phẩm tôn giáo của các tôn giáo được xuất bản. Đặc biệt trong những năm qua, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đang xúc tiến việc xuất bản Kinh thánh bằng tiếng dân tộc ở Tây Nguyên, trước hết là tiếng Bana, Êđê và Giarai. Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như chức sắc tín đồ đi học tập, nghiên cứu, hội thảo, thăm thân nhân ở nuớc ngoài cũng đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho họ sinh hoạt tôn giáo thuận lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo trong nước có điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại tôn giáo, quan hệ và giao lưu với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài. Qua những hoạt động đó, một mặt các tôn giáo tăng cường được sự hiểu biết lẫn nhau, mặt khác làm rõ sự đúng đắn của chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam trước thế giới, góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Có thể nhận thấy ngày nay, hầu hết các tôn giáo cùng các chức sắc, tín đồ hoạt động với đường hướng đồng hành cùng dân tộc, Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo đường hướng: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”; vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái thi đua lao động sản xuất, củng cố đoàn kết tôn giáo cũng như đoàn kết toàn dân, tham gia các hoạt động xã hội đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đó là niềm vui của các tôn giáo, của đồng bào có đạo và của cả dân tộc; là nền tảng cơ sở vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

                                                                                    Đạo Việt


Nguồn: vietnamngayve.blogspot.com

Read more…

Có phải là một sự chuẩn mực???

tháng 5 22, 2013 |



1


Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, vấn đề tôn giáo luôn được Nhà nước ta quan tâm. Chính phủ đã ban hành một số văn bản như Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo (năm 2004), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hay Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo v.v. Những văn bản pháp quy trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới quyền lợi chính đáng của quần chúng nhân dân và đảm bảo quyền lợi chính đáng đó được thực hiện trên cơ sở pháp luật.

Trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định:

“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau và các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”;

“Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”.

Qua những quy định trên chúng ta thấy được quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân được Nhà nước tôn trọng, các hoạt động tôn giáo trong phạm vi pháp luật cho phép luôn được đảm bảo.

Hiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đang hoạt động đoàn kết với nhau, thực hiện đại đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết dân tộc; các tôn giáo đều hoạt động theo con đường và chủ trương “đạo pháp, dân tộc, CNXH”, “nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm trong long dân tộc”… thể hiện việc gắn bó với dân tộc của các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng với sự quan tâm của Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, đồng bào theo các tôn giáo đều thể hiện rằng mình vừa là tín đồ tốt và cũng là người công dân tốt. Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo cùng sinh sống nhưng chưa bao giờ xảy ra xung đột tôn giáo như một số nước trên thế giới. Đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam sống gắn bó, đoàn kết trên quê hương Việt Nam. Điều đó một phần do các tôn giáo ở Việt Nam đã được hòa quyện với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và một mặt là do chính sách của Đảng và Nhà nước đã gắn kết các tôn giáo sống yêu thương, đoàn kết; chính điều đó đã tạo nên một bức tranh tôn giáo ở Việt Nam rất rực rỡ.

Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin sai lệch hoặc cố tình xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Viêt Nam trong đó đứng đầu là chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ đã đưa ra những kết luận rằng ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, chính phủ Việt Nam đàn áp các tôn giáo. Thậm chí một số “nhà hoạt động chính trị” của Mỹ còn rất nhiệt tình yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC (cái gọi là những nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn giáo). Gần đây nhất, Chính phủ Mỹ đã đưa ta bản báo cáo năm 2011 về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam với nội dung hoàn toàn sai lệch và bịa đặt.

Nước Mỹ cho rằng tự do tôn giáo ở Mỹ là chuẩn mực; người Mỹ được tôn trọng và bảo đảm các quyền liên quan đến tôn giáo còn ở Việt Nam thì không. Căn cứ vào đâu mà kết luận như vậy?Thật phi lý!

Bản thân nước Mỹ mới không có tự do tôn giáo! Một thực tế rằng tự do do tôn giáo kiểu Mỹ đang dẫn đến tình trạng phân biệt giữa các tôn giáo; đó chính là cơ sở dẫn đến xung đột tôn giáo. Nước Mỹ có đến gần 80% người dân theo Kitô giáo (Tin lành và Thiên chúa giáo La Mã), số người theo tôn giáo khác và không theo tôn giáo nào chiếm 20% vì vậy chính sách của Chính phủ Mỹ có phần nào ưu ái đối với Kitô giáo, coi nhẹ các tôn giáo khác và đặc biệt là có tư tưởng kỳ thị đối với những người theo Hồi giáo v.v.

Nếu Việt Nam bị áp đặt cái gọi là “tự do tôn giáo” theo kiểu Mỹ thì bức tranh tôn giáo ở Việt Nam sẽ giống như thời kỳ miền Nam Việt Nam dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn; sự kỳ thị tôn giáo dẫn và một loạt những chính sách của chế độ Ngụy mà đứng đằng sau là Mỹ đã khiến vấn đề tôn giáo ở miền Nam Việt Nam hết sức phức tạp. Ngừơi dân Việt Nam và cả chính phủ Mỹ chắc vẫn chưa quên thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm khi đó đã thực hiện những chính sách bạo tàn nhằm bài trừ Phật Giáo, âm mưu đưa Thiên chúa giáo trở thành quốc đạo. Tuy nhiên, dưới sự đấu tranh của tín đồ Phật giáo đỉnh điểm là vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại ngã tư đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt để phản đối chính phủ Ngụy, đòi bình đẳng tôn giáo chống đàn áp Phật giáo… đã khiến chế độ Ngụy không thể thực hiện âm mưu của mình.

Qua đó mới thấy tự do tôn giáo kiểu Mỹ không thể áp đặt cho Việt Nam. Đó chỉ là cái cớ để chính quyền Mỹ vu cáo, hạ uy tín việt nam đối với quan hệ quốc tế, can thiệp vào vào công việc nội bộ và chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng chắc chắn những âm mưu đen tối đó sẽ không thực hiện được. Dưới mái nhà Việt Nam thân yêu, các tôn giáo trên đất nước Việt Nam và  đồng bào có đạo sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời , đẹp đạo” trng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

                                                                                                                                             Yêu nước

 
Read more…

Đồng ý hay phản đối việc đổi tên nước???

tháng 5 22, 2013 |


Sau một thời gian tiến hành lấy ý kiến nhân dân về bản dự thảo sủa đối Hiến pháp năm 1992, Ủy ban dự thảo và sửa đổi Hiến pháp đã thu được rất nhiều góp ý với tinh thần nhiệt huyết của nhân dân. Sau khi tổng hợp, chọn lọc các ý kiến, Ủy ban dự thảo và sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đưa ra một bản dự thảo thể hiện tổng thể các ý kiến đóng góp và đáng chú ý là việc đề xuất đổi tên nước đang được rất nhiều người quan tâm và đã có những ý kiến khác nhau.

Theo quan điểm của tôi, không nên đổi tên nước vì tên nước hiện tại và tên nước được đề xuất không khác nhau về mặt chỉnh thể; hơn thế, tên nước hiện tại đã được thế giới công nhận, thể hiện vị trí, uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Theo một số ý kiến đổi tên nước thành “Việt Nam dân chủ cộng hòa” sẽ thể hiện rõ quyền nhân dân hơn thì không thuyết phục, tên cũ hay tên mới đều không thể hiện điều đó; điều quan trọng là thể chế chính trị của đất nước, chế độ chính trị hiện tại có làm được điều đó hay không và thực tế là từ khi lấy tên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” nhân dân Việt Nam luôn được đảm bảo những quyền đó. Mặt khác, việc đổi tên nước sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề cần phải thay đổi theo sẽ gây ra rất nhiều biến động và tốn kém cho đất nước. Thậm chí, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân đổi tên nước, một số kẻ cũng lợi dụng để tuyên truyền nói xấu chế độ, phủ nhận những thành quả, chế độ XHCN; hay xuyên tạc rằng đây là việc làm của Chính phủ nhằm giải cứu thị trường bất động sản…

Việc đổi tên nước là một việc hết sức quan trọng của đất nước, phải dựa trên ý nguyện hợp tình, hợp lý của nhân dân và những căn cứ rõ ràng, cụ thể; mọi người cần có những góp ý khách quan, phù hợp; tránh bị tác động bới những luận điệu trên làm suy nghĩ bị lệch lạc.

                                                                                    Yêu nước

Nguồn: nguoiconyeunuoc.blogspot.com
Read more…

Đôi điều suy nghĩ về dự án luật Biểu tình

tháng 5 22, 2013 |


Ngày 15 tháng 04 năm 2013, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật- Phan Trung Lý đã đề nghị Chính phủ chuẩn bị dự án luật Biểu tình sau khi thông qua Hiến pháp sửa đổi; đây là một trong hai dự án luật (cả luật Trưng cầu ý dân) thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc Hội khóa XIII thể chế hóa quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân.

Theo tôi, việc xây dựng luật biểu tình là hết sức cần thiết cần thiết, đảm bảo nhu cầu chính đáng của nhân dân nhưng cần phải nghiên cứu hết sức chặt chẽ sao cho quyền lợi chính đáng của nhân dân được đảm bảo, để nhân dân có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trong công cuộc xây dựng và phát trển đất nước; tuy nhiên, cũng cần phải tránh những sơ hở, thiếu sót, không chặt chẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Vì ranh giới giữa biểu tình trong trật tự với mất an ninh trật tự, thậm chí xung đột có thể diễn ra bất cứ lúc nào vàthực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, lợi dụng các sơ hở thiếu sót trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng các vấn đề chính trị nhạy cảm của đất nước, một số kẻ đã hô hào, xuyên tạc tình hình kích động một nhóm người biểu tình gây mất an ninh trật tự.

Đây là một hình thức để nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình nhưng mọi việc phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an ninh chính trị của đất nước. Vì vậy, việc xây dựng luật Biểu tình là rất cần thiết, đảm bảo tính chất dân chủ của chế độ nhưng cũng không thể lơ là trước những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề đó để chống Việt Nam.

Nguyễn Nga


Nguồn: kenhvietnam.blogspot.com

Read more…

Suy nghĩ từ một buổi dã ngoại

tháng 5 21, 2013 |

Kinh Kha


Ngày trước khi lướt web, xem TV, đọc báo… mình đôi khi vẫn nghe và thấy những tin tức, tranh luận xoay quanh về những chủ đề kiểu như phản động, chống đối, lật đổ này nọ nhưng thường thì chả mấy khi để tâm đến. Cũng một phần là do cái lối suy nghĩ trẻ con và có phần ngây thơ khi nghĩ rằng xã hội còn yên ổn thế này cơ mà, mình vẫn cứ đều đều sáng dậy đi học, trưa về ăn cơm, tối lại hì hục cày với đống bài vở, cứ yên tâm làm 1 đứa con chuẩn mực của gia đình và xã hội như thế, thì chẳng có gì phải lo đến những cái điều lớn lao kia.


Thế nhưng ngay mấy hôm trước, khi lướt qua một vài trang web, cũng những vấn đề đấy thôi, song mình lại có sự quan tâm chú ý hơn thường ngày, thậm chí còn vẩn vơ suy nghĩ cho đến tận hôm nay để rồi viết ra vài dòng tâm sự. Lí do của sự quan tâm chính bởi vì những cá nhân được nhắc đến trên các trang web này phần lớn lại là những sinh viên vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường như mình. Thế mới thấy vấn đề nó không bình thường như mình vẫn ngây thơ nghĩ và có lẽ, cũng đã đến lúc mình phải có quan điểm riêng, có bản lĩnh của mình trong một môi trường xã hội, môi trường thông tin ngày càng phức tạp, khi mà ngày ngày, dù không cố ý vẫn vô tình thấy được nhiều thông tin chưa rõ thực hư, hay dở như thế này.


Nhắc lại chuyện hôm chủ nhật vừa rồi, cũng tình cờ thôi, hôm đó mình cùng các bạn trong câu lạc bộ của trường có tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hàng tuần tại Công viên Nghĩa Đô, thấy có 1 nhóm bạn trẻ (chắc cũng chạc tuổi sinh viên như mình) ngồi tụ tập lại rôm rả lắm, tay có chuyền cho nhau 1 số giấy tờ. Mình với nhóm bạn cũng tò mò không hiểu các bạn ấy làm gì thì được 1 bạn trong nhóm đó ra rủ lại nhập hội và tham gia cái buổi “dã ngoại nhân quyền” của nhóm bạn trẻ đó, bàn bạc và thảo luận về nhân quyền của con người ở Việt Nam. Bọn mình khi đó cũng không nghĩ gì, chỉ cảm thấy liệu có cần thiết phải thảo luận không, hơn nữa mình cũng chưa tìm hiểu sâu về chủ đề này nên cũng đã từ chối tham gia. Khi về đến nhà và search thông tin trên mạng mới ngớ người ra vì hóa ra cái dã ngọai gì đó mà bọn mình gặp không chỉ có ở Hà Nội mà còn có tại TP Hồ Chí Minh và cả Nha Trang nữa.


Điều đáng nói ở đây là 2 buổi “dã ngọai” ở TP Hồ Chí Minh và Nha Trang được đưa tin là có bị công an đàn áp, đánh đập, hành hung để dập tắt. Và dạo qua một vòng bình luận các kiểu mới giật mình nhận thấy những ý kiến kiểu như “đả đảo chính quyền đàn áp quyền tự do của công dân”, “đấu tranh cho tiến bộ về dân chủ, nhân quyền”… Hẳn nếu ai mà không có nhận thức tỉnh táo chắc cũng phải cảm thấy đồng tình mà gật đầu trước những câu bình luận rất mực quyết liệt, hào hùng mà lại phản kháng chế độ kiểu thế.


Mình tuy không phải người hay tìm hiểu về chính trị, thích tranh luận nhưng ít nhất thì mình cũng còn có một niềm tin vững vàng mà mình cảm thấy được là mình làm đúng. Từ ông bà, đến bố mẹ rồi đến thế hệ của mình, mình thấy mình quả thực may mắn hơn rất nhiều so với những thế hệ trước vì được sống trong hòa bình, có cuộc sống không phải thiếu thốn như trước, được tự do ăn, học, tìm hiểu thông tin và tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu văn hóa không chỉ với bạn bè trong nước mà còn cả bạn bè quốc tế. Và đấy cũng là một sự thể hiện nhân quyền mà Nhà nước đã mang tới cho mỗi công dân Việt Nam trong thời đại hòa bình như bây giờ.


Các nhóm dã ngọai lại nêu luận điểm vì Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà không ngờ họ lại ra tay rất mạnh với những người tham gia Dã ngoại Nhân quyền. Thử nghĩ ngược lại nếu họ cũng vì nhân quyền của công dân, cũng có mong muốn đóng góp tích cực để xây dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, tốt đẹp hơn, thì có nhất thiết cứ phải tụ tập thật đông trong công viên rồi hò hét, thậm chí gây gổ, cãi lộn qua lại nhau, rồi lại băng rôn khẩu hiệu kiểu “đầu voi đuôi chuột”, “đánh trống bỏ dùi” như vậy. Nếu chỉ là các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tìm hiểu về môi trường sống như bọn mình thì đâu có thấy chính quyền, công an đả động gì, thậm chí họ còn ủng hộ, tạo điều kiện được sinh hoạt thuận lợi nhất trong công viên. Hay các bạn còn vì mục đích nào khác không được chính đáng nên đã sử dụng Internet để kêu gọi mọi người tham gia với những lời lẽ, mục tiêu hết sức lớn lao, cao cả là “trao đổi về quyền con người”, nhưng thực chất diễn ra thì hoàn toàn khác.


Mình thấy cái việc các bạn làm thật nguy hiểm vì các bạn lại hướng vào đối tượng để kêu gọi tham gia là sinh viên, học sinh như bọn mình, những người dễ bị sự tò mò kích thích, lại chưa có chính kiến, quan điểm sống rõ ràng, và điều quan trọng là ngày ngày lại tiếp xúc với quá nhiều nguồn tin mà không có sự kiểm chứng về độ xác thực. Những thông tin mà các bạn post lên Internet như vậy lại quá một chiều và nhiều khi mình cũng giật mình không biết liệu sẽ xảy ra điều gì nếu ai ai cũng tin vào những gì mà các bạn đang tuyên truyền? Nếu các bạn có ý định tốt đẹp thực sự và nghĩ về con người thì hãy hành động thực tế hơn đi chứ đừng ngồi một chỗ làm các “anh hùng bàn phím” như thế.


Nói như vậy không có nghĩa là mình phản đối việc đấu tranh cho sự tiến bộ về nhân quyền, mà điều quan trọng là mục đích và cách thức thể hiện của một số người như vừa qua đã không đúng như những gì họ nói, mình thấy thực chất chỉ là tuyên truyền cho những động cơ cá nhân của họ. Nếu như vậy mà để hàng ngày thâm nhập vào suy nghĩ, tư tưởng của biết bao thanh niên còn rất trẻ như mình thì sự việc sẽ trở nên nghiêm trọng thực sự như bản chất của nó vậy. Mình cũng không muốn đổ lỗi cho những bạn trẻ đã vô tình không hiểu đúng sự việc và đã tham gia vào những họat động dã ngọai trên. Điều các bạn thiếu có lẽ cũng chỉ là một sự định hướng đúng đắn cho lý tưởng của mình mà thôi.


Trong sự phát triển, bùng nổ về khoa học công nghệ, nhất là sự phát triển internet ở Việt Nam mình hiện nay, lượng thông tin đã trở nên đa dạng, nhiều chiều, trong khi tâm lý đám đông ở xã hội ta vẫn còn hiển hiện, những tin tức giật gân lại nhanh chóng thu hút sự chú ý, điển hình chỉ qua vụ một thanh niên đi chơi đêm bị đánh chết ở Vĩnh Phúc vừa rồi, không rõ đúng sai thế nào, chỉ nghe có liên quan đến con trai Chủ tịch tỉnh mà hàng nghìn người đã kéo đến trụ sở Ủy ban hò hét, đập phá, do vậy việc định hướng được cho bản thân mình trước nhiều luồng thông tin quả thực là khó.


Mình cũng như các bạn thôi, ngày ngày đều đặn đi học, gặp gỡ bạn bè, đi chơi, đi làm… Nhiều lúc cũng thấy nản nản vì cảm giác như mình đã sắp sửa bước vào trường đời rồi mà còn chưa hình dung được con đường sắp đi nữa. Nhưng không phải vì thế mà lại xao lòng trước những lời lẽ lý luận mà theo mình là không tốt.


Còn về tình hình chính trị, những bất ổn, tranh chấp hiện tại của Việt Nam, ắt là bạn nào cũng đều đã nghe và có những suy nghĩ riêng của mình. Nhưng mình thấy cũng đừng vì thế mà lo lắng, mà trở nên hồ đồ và dễ bị kích động bởi những thông tin không chuẩn xác. Nhiệm vụ của sinh viên chúng ta hiện nay là tập trung học tập, tiếp thu kiến thức, để trở thành một công dân có hành trang đầy đủ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức xã hội, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn xã hội sau này, để cũng có đủ tự tin sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Trước mắt, mình thấy rằng, những gì mình đang được thừa hưởng hiện nay đã rất tốt đẹp và mình cũng thấy nó không ngừng thay đổi, chỉ đơn giản nhất là giảng đường, ký túc xá của chúng mình cũng ngày một khang trang, so sánh với bạn bè quốc tế, nhiều nước phát triển tuy mình không bằng, nhưng ngay như ở Mỹ, các bạn ấy cũng lo lắng nhiều thứ, nhất là nhiều khi tính mạng của bản thân cũng không được đảm bảo bởi những vụ việc khủng bố tàn bạo, diễn ra bất cứ lúc nào, ở đâu. Cuối cùng, mình thấy, chính nghĩa không đứng ở phía của những mưu đồ đen tối, mà thuộc về những ai đã bỏ công lao, xương máu ra để gây dựng nên nó.

Read more…

Có phải là một sự chuẩn mực???

tháng 5 21, 2013 |

Yêu nước


Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, vấn đề tôn giáo luôn được Nhà nước ta quan tâm. Chính phủ đã ban hành một số văn bản như Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo (năm 2004), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hay Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo v.v. Những văn bản pháp quy trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới quyền lợi chính đáng của quần chúng nhân dân và đảm bảo quyền lợi chính đáng đó được thực hiện trên cơ sở pháp luật.

Trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định:

“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau và các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”;

“Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”.

Qua những quy định trên chúng ta thấy được quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân được Nhà nước tôn trọng, các hoạt động tôn giáo trong phạm vi pháp luật cho phép luôn được đảm bảo.

Hiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đang hoạt động đoàn kết với nhau, thực hiện đại đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết dân tộc; các tôn giáo đều hoạt động theo con đường và chủ trương “đạo pháp, dân tộc, CNXH”, “nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm trong long dân tộc”… thể hiện việc gắn bó với dân tộc của các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng với sự quan tâm của Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, đồng bào theo các tôn giáo đều thể hiện rằng mình vừa là tín đồ tốt và cũng là người công dân tốt. Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo cùng sinh sống nhưng chưa bao giờ xảy ra xung đột tôn giáo như một số nước trên thế giới. Đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam sống gắn bó, đoàn kết trên quê hương Việt Nam. Điều đó một phần do các tôn giáo ở Việt Nam đã được hòa quyện với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và một mặt là do chính sách của Đảng và Nhà nước đã gắn kết các tôn giáo sống yêu thương, đoàn kết; chính điều đó đã tạo nên một bức tranh tôn giáo ở Việt Nam rất rực rỡ.

Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin sai lệch hoặc cố tình xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Viêt Nam trong đó đứng đầu là chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ đã đưa ra những kết luận rằng ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, chính phủ Việt Nam đàn áp các tôn giáo. Thậm chí một số “nhà hoạt động chính trị” của Mỹ còn rất nhiệt tình yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC (cái gọi là những nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn giáo). Gần đây nhất, Chính phủ Mỹ đã đưa ta bản báo cáo năm 2011 về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam với nội dung hoàn toàn sai lệch và bịa đặt.

Nước Mỹ cho rằng tự do tôn giáo ở Mỹ là chuẩn mực; người Mỹ được tôn trọng và bảo đảm các quyền liên quan đến tôn giáo còn ở Việt Nam thì không. Căn cứ vào đâu mà kết luận như vậy?Thật phi lý!

Bản thân nước Mỹ mới không có tự do tôn giáo! Một thực tế rằng tự do do tôn giáo kiểu Mỹ đang dẫn đến tình trạng phân biệt giữa các tôn giáo; đó chính là cơ sở dẫn đến xung đột tôn giáo. Nước Mỹ có đến gần 80% người dân theo Kitô giáo (Tin lành và Thiên chúa giáo La Mã), số người theo tôn giáo khác và không theo tôn giáo nào chiếm 20% vì vậy chính sách của Chính phủ Mỹ có phần nào ưu ái đối với Kitô giáo, coi nhẹ các tôn giáo khác và đặc biệt là có tư tưởng kỳ thị đối với những người theo Hồi giáo v.v.

Nếu Việt Nam bị áp đặt cái gọi là “tự do tôn giáo” theo kiểu Mỹ thì bức tranh tôn giáo ở Việt Nam sẽ giống như thời kỳ miền Nam Việt Nam dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn; sự kỳ thị tôn giáo dẫn và một loạt những chính sách của chế độ Ngụy mà đứng đằng sau là Mỹ đã khiến vấn đề tôn giáo ở miền Nam Việt Nam hết sức phức tạp. Ngừơi dân Việt Nam và cả chính phủ Mỹ chắc vẫn chưa quên thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm khi đó đã thực hiện những chính sách bạo tàn nhằm bài trừ Phật Giáo, âm mưu đưa Thiên chúa giáo trở thành quốc đạo. Tuy nhiên, dưới sự đấu tranh của tín đồ Phật giáo đỉnh điểm là vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại ngã tư đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt để phản đối chính phủ Ngụy, đòi bình đẳng tôn giáo chống đàn áp Phật giáo… đã khiến chế độ Ngụy không thể thực hiện âm mưu của mình.

Qua đó mới thấy tự do tôn giáo kiểu Mỹ không thể áp đặt cho Việt Nam. Đó chỉ là cái cớ để chính quyền Mỹ vu cáo, hạ uy tín việt nam đối với quan hệ quốc tế, can thiệp vào vào công việc nội bộ và chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng chắc chắn những âm mưu đen tối đó sẽ không thực hiện được. Dưới mái nhà Việt Nam thân yêu, các tôn giáo trên đất nước Việt Nam và  đồng bào có đạo sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời , đẹp đạo” trng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

                                                                                                                                             

 
Read more…