Mõ Làng
Chẳng chờ đến sau hội nghị TW7, những chiêu trò bôi nhọ giới chóp bu chính thể VN đã được triển khai từ nhiều năm nay. Hầu như tất cả những ủy viên BCT và một số Bộ trưởng các bộ chủ chốt đều được đưa lên mạng với trò mạ lị thậm tệ, chọc ngoáy thâm thúy. Chẳng những trò bẩn này xuất hiện trên một số trang mà người ta ngờ là từ ngoài nước như Dân Làm Báo, Vua Làm Báo, Cầu Nhật Tân, Tư Sang Nguy Hiểm… mà còn xuất hiện cả trên một số trang trong nước như Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh…
Còn nhớ khi Dân làm báo mới xuất hiện, mũi nhọn tấn công lúc đó là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với đủ trò “thách đấu” về những thất bại, đổ bể của Vinashin, Vinalines, các ngân hàng. Đặc biệt những bình luận comment chỉ có một giọng điệu mạ lị từ ông Hồ Chí Minh đến hết thảy BCT, Chính phủ với đủ thứ ngôn từ chợ búa, hạ đẳng, bẩn thỉu đến người đọc cũng phải đỏ mặt. Nhận diện địa chỉ những cái comment kia ở đâu thì không khó. Bởi vì chỉ rặt một loại chữ Việt không dấu, thứ chỉ có ở những máy tính nước ngoài không cài phông tiếng Việt.
Sau một thời gian tấn công, hạ bệ vẫn không lay chuyển được gì, ông Dũng vẫn bình yên vô sự và xem ra còn mạnh thế hơn, người ta lại dựng lên một trang mới “Tư Sang Nguy Hiểm”. Mới ngày nào đó trên các trang mạng nói trên, ông Tư Sang vẫn còn được tung hô trong cuộc chiến “Ba – Tư” với danh hiệu người “bắt sâu”, chính khách trong sạch, gần dân. Bỗng dưng, ngoặt một cái trở thành kẻ tội đồ có tài sản kếch xù, có con trai đàng điếm, có bà vợ phù thủy. Cùng với đó là những tung hô cho vị Thủ Tướng “chỉ biết cắn răng chịu lời thị phi, đứng mũi chịu sào, làm việc hùng hục như cái tuổi trâu của mình”.
Sau hội nghị TW7, quan trọng hơn là sắp đến kì họp Quốc Hội, trong đó có mục bỏ phiếu tính nhiệm các chức danh do Quốc Hội bầu, mặt trận bôi nhọ, hạ bệ càng được mở rộng. Trước hết là ông lớn Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, rồi Bình ruồi, Giàng Seo Phử, Phạm Vũ Luận… hàng ngũ đầu lĩnh địa phương có Nguyễn Hoàng Quân và Phạm Quang Nghị…
Vẫn cái lối viết chọc ngoáy thâm thúy như hồi nào, chỉ nêu hiện tượng chung chung, đặt ra một số câu hỏi vu vơ, hàm ý có chuyện xấu xa mà không đưa ra dẫn chứng cụ thể nào để kích động dân chúng, những trang nói trên đã làm náo loạn thông tin trên mạng. Có rất nhiều nội dung trong các bài viết dạng đó là rất vô lí, người đọc ít hiểu biết nhất cũng nhận ra là vu cáo, nhưng người ta vẫn viết, vẫn tung lên mạng với chủ đích “cứ bôi nhiều rồi sẽ bẩn”, cứ nói nhiều rồi sẽ tin, cứ ném cát vào búi tre thể nào cũng trúng vài cây. Chẳng hạn như, bài viết mới đây trên trang “Cầu Nhật Tân” về ông Phạm Quang Nghị. Lại vẫn mấy câu hỏi có hàm ý như: Bày ra cái trò luân chuyển cán bộ để làm gì?, có phải để phải chạy? Nếu dân chúng không biết – mà dân chúng không biết thật vì đâu phải việc của họ- là có thể đồng tình với chúng. Dân chúng đâu biết rằng luân chuyển là quy định bắt buộc cứ 5 năm phải xem xét một lần. Luân chuyển là để chống trì trệ của cán bộ. Luân chuyển để chống kết bè kéo cánh cục bộ. Luân chuyển để bồi dưỡng cán bộ nguồn làm cho họ thạo nhiều việc của nhiều vị trí hơn…Chủ trương luân chuyển là từ BCT chứ đâu phải của ông Nghị. Vậy nhưng, họ vẫn nói rằng ông ấy là tác giả.
Lại còn nói, “Về xây dựng và quản lí đô thị, HN ngày càng lem nhem, teo tóp. Các công viên, không gian công cộng bị thu hẹp. Nhà cửa không phép mọc lên công khai…Tình hình giao thông thì ngày càng trầm trọng, bế tắc”. Vậy đấy, nói gì trừu tượng, úp mở thì còn lừa bịp được người khác. Đằng này nhằm vào những cái công khai sờ sờ ra mặt thì chính mình vã vào mồm mình. Ai nói “Hà Nội ngày càng lem nhem, teo tóp” khi mà trước mắt là nhiều không gian đô thị hiện đại mà dân Thủ Đô vẫn thường đưa người nhà ở quê ra đi thăm quan. Ai nói các công viên, không gian công cộng bị thu hẹp, khi mà hàng ngày dân Thủ Đô vẫn bách bộ quanh những hồ công viên xưa đã được kè bờ, nạo vét, thay nước sạch. Khi mà hàng chục công viên mới đã được làm thêm, có cái tầm cỡ quốc gia. Tin làm sao được “tình hình giao thông ngày càng trầm trọng, bế tắc” khi mà chỉ cách đây vài ba năm chuyện tắc đường như cơm bữa, còn bây giờ là hàng loạt cầu vượt, đường trên cao, phố ngang, phố dọc… Chuyện tắc đường không còn là chuyện hàng ngày trên báo nữa. Đúng là một lũ ngu khi tập tọng viết lách.
Còn nữa, nhiều lắm những chi tiết hàm hồ, ngoa ngoắt dạng như: “Hà Nội ngốn gần một nửa kinh phí xây dựng cơ bản của cả nước; Những cây cầu mới xây hàng nghìn tỉ nay lại phải đập đi; HN dẫn đầu cả nước về bẩn thỉu, úng lụt đô thị; Hơn hai triệu nông dân cả Hà Tây cũ mất hết ruộng đất, không nghề, không nghiệp”… Nói năng nhăng cuội như một thằng tâm thần. Song cuối cùng thì cái đuôi chuột cùng lò ra “Vậy mà, Hội nghị Trung ương 7 lại có ý kiến cơ cấu đồng chí làm nhà lãnh đạo kế cận của Đảng”. Câu nói đó là của một kẻ bất mãn, kèn cựa, hay là của một kẻ bị thất sủng nào đó ở ngành giao thông HN. Của ai thì cũng vậy thôi, loại người này nên ném vào sọt rác. Nếu cầm quyền họ sẽ chẳng làm gì nên cơm cháo cho dân đâu.
Không biết sau loạt những vị trong Bộ chính trị là sẽ đến ai đây. Nhưng dù gì thì gì những vỡ tuồng nhạt như vậy thì “mua vui cũng được một vài trống canh” mà thôi. Mục đích của họ là chia rẻ nội bộ Đảng, đầu độc thông tin. Chẳng lừa được ai.
Nguồn: molang0205.blogspot.com
Vẫn cái lối viết chọc ngoáy thâm thúy như hồi nào, chỉ nêu hiện tượng chung chung, đặt ra một số câu hỏi vu vơ, hàm ý có chuyện xấu xa mà không đưa ra dẫn chứng cụ thể nào để kích động dân chúng, những trang nói trên đã làm náo loạn thông tin trên mạng.
Trả lờiXóaSau một thời gian tấn công, hạ bệ vẫn không lay chuyển được gì, ông Dũng vẫn bình yên vô sự và xem ra còn mạnh thế hơn, người ta lại dựng lên một trang mới “Tư Sang Nguy Hiểm”. Mới ngày nào đó trên các trang mạng nói trên, ông Tư Sang vẫn còn được tung hô trong cuộc chiến “Ba – Tư” với danh hiệu người “bắt sâu”, chính khách trong sạch, gần dân.
Trả lờiXóa