Phạm Chiến
Những đồn đoán kiểu ác khẩu nó vốn ảnh hưởng đến đối tượng bị đồn đoán nhưng đã thành quy luật, một sự thật dù có sai trái đến nhường nào thì khi nói nhiều lần thì nó cũng có thể thành sự thật. Những câu chuyện bên lề Hội nghị Trung ương 7 - Khóa XI đã dấy lên nhiều đồn đoán mang tính thị phi. Nhiều chân dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản được bàn tán với việc khắc họa rõ nét chân dung với những câu chuyện thuộc vào loại hót trên những trang mạng. Hết khắc họa chân dung Tổng Bí thư Đảng, chân dung Chủ tịch nước....thì nay những tác giả này lại hướng đến một nhân vật mới - người lãnh đạo cao nhất của Thủ đô Hà Nội. Lẽ ra với một câu chuyện như vậy không khiến tôi bận tâm nhưng ông Phạm Quang Nghị lâu nay thuộc vào số những người ít bị công kích trên mạng internet.
Là một người thường xuyên theo dõi những thông tin bên lề Hội nghị Trung ương 7 vừa qua (Tất nhiên là cả trên trang lề phải và lề trái) nên tôi ít nhiều hiểu được những câu chuyện xung quanh vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội này. Những câu chuyện thêu dệt về nhân sự tiếp theo nắm chức vụ Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Sau khi Ông Nguyễn Phú Trọng mãn nhiệm) đã biến ông trở thành tâm điểm. Không ai hiểu được câu chuyện được dựng lên có từ đâu và cũng không biết xuất hiện vào thời điểm nào. Người này chuyền tai người kia và nhiều người lầm tưởng đó là sự thật sau bức màn Hội nghị Trung ương lần này. Bản thân tôi cũng hiểu được những lí lẽ được đưa ra để công kích Ông Nghị tập trung vào vị trí mà ông đang nắm giữ - Bí thư Thành ủy Hà Nội bởi dưới con mắt của những người công kích diện mạo Hà Nội vẫn không khác là bao so với thời điểm 8 năm về trước. Và họ cũng mổ xẻ những nguyên nhân gây nên thực trạng mà họ đề cập. Những có lẽ tác giả những bài viết kiểu như vậy đã lầm. Sự đổi thay từng ngày, từng giờ của Hà Nội thời điểm bây giờ đã nói thay những điều muốn nói. Những công trình giao thông đô thị đã khiến Hà Nội đã khiến cho Hà Nội ít phải chứng kiến cảnh tắc đường hơn trước. Những cơ quan nhà nước đang dần được dịch chuyển ra bên ngoài cũng những sự đổi thay ấy. Những dự án kinh tế đã tạo ra tiền đề cho nền kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng đã kéo theo không ít công ăn việc làm cho những người vốn trước đây đã trải qua giai đoạn thất nghiệp. Những cuộc "Vi hành" xuống thăm và nắm tình hình sản xuất của đồng bào các huyện trước thuộc tỉnh Hà Tây cũ đã cho thấy ở ông toát lên phong cách của một cán bộ lãnh đạo gần dân, hiểu dân và luôn cầu thị lắng nghe tiếp thu ý kiến của những người nông dân.
Chưa kể là từ khi tiếp nhận chiếc ghế Bí thư Thành ủy Hà Nội từ người tiền nhiệm mà nay là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đúng vào lúc Chính Phủ có đề án mở rộng Thủ đô với việc sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây và một số huyện của hai tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Nếu trước đây việc lãnh đạo, xây dựng Thủ đô với một điều kiên thuần nhất về kinh tế, văn hóa xã hội thì dù là không dễ những cũng tiếp nhận được nhiều thuận lợi. Thủ đô Hà Nội mở rộng thì chứng kiến không ít sự chênh lệch không chỉ diễn ra ở Nội và Ngoại thành, xuất hiện không ít điều bất cập trong cơ chế quản lý, điều kiện kinh tế xã hội giữa khu vực Hà Nội cũ và phần còn lại. Có một số người hài hước đã thật tinh ý khi cho rằng, Hà Nội nay có đồng bào dân tộc thiểu số (Người Mường ở vùng Lương Sơn - Hòa Bình trước đây, Hà Nội có đồng bào mù chữ - những điều tưởng chừng sẽ không hiện diện tại một nơi đóng vai trò là Thủ đô một quốc gia. Những điều ấy lại hiện diện một cách đầy đủ trong giai đoạn của Ông Nghị làm Bí thư. Và có thể nói rằng, việc khắc phục những tồn tại này thì cần một thời gian tương đối dài. Những hiện trạng được đề cập đó có chăng là những khó khăn, những bất cập mà do yếu tố thời gian, tiềm lực kinh tế mà Thủ đô Hà Nội chưa thể khắc phục một sớm, môt chiều. Tất nhiên, để tồn tại những bất cập đó cũng có trách nhiệm của những người đứng đầu Thành ủy, UBND Tp Hà Nội nhưng thiêt nghĩ cũng cần có những nhìn nhận theo hướng khách quan. Những gì Hà Nội hiện nay làm được dưới sự lãnh đạo tập thể Thành ủy Hà Nội, trong đó có Bí thư Nghị là những điểm nhấn làm nên một Thủ đô Hà Nội dám và xứng đáng được xem là bộ mặt của đất nước Việt Nam thân yêu.
Câu chuyện "mượn gió bẻ măng" kỳ thực sẽ khiến cho chính những người gieo gió gặp những cơn bão táp trong cuộc đời và càng xấu hổ hơn nếu người đó lại là công dân của Thủ đô khi mà "sự biết ơn" là cụm từ mà những người đã từng sống trong lòng Hà Nội trong những năm tháng khó khăn đề cập khi nói đến Bí thư Phạm Quang Nghị. Sẽ thật không công bằng nếu từ những câu chuyện không đâu mà chúng ta có những sự thêu dệt mang tính hạ bệ một con người cụ thể./.
nguồn: molang0205.blogspot.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét