Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, vấn đề tôn giáo luôn được Nhà nước ta quan tâm. Chính phủ đã ban hành một số văn bản như Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo (năm 2004), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hay Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo v.v. Những văn bản pháp quy trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới quyền lợi chính đáng của quần chúng nhân dân và đảm bảo quyền lợi chính đáng đó được thực hiện trên cơ sở pháp luật.
Trong
Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định:
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau và các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”;
“Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”.
Qua những quy định trên chúng ta thấy được quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân được Nhà nước tôn trọng, các hoạt động tôn giáo trong phạm vi pháp luật cho phép luôn được đảm bảo.
Hiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đang hoạt động đoàn kết với nhau, thực hiện đại đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết dân tộc; các tôn giáo đều hoạt động theo con đường và chủ trương “đạo pháp, dân tộc, CNXH”, “nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm trong long dân tộc”… thể hiện việc gắn bó với dân tộc của các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng với sự quan tâm của Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, đồng bào theo các tôn giáo đều thể hiện rằng mình vừa là tín đồ tốt và cũng là người công dân tốt. Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo cùng sinh sống nhưng chưa bao giờ xảy ra xung đột tôn giáo như một số nước trên thế giới. Đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam sống gắn bó, đoàn kết trên quê hương Việt Nam. Điều đó một phần do các tôn giáo ở Việt Nam đã được hòa quyện với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và một mặt là do chính sách của Đảng và Nhà nước đã gắn kết các tôn giáo sống yêu thương, đoàn kết; chính điều đó đã tạo nên một bức tranh tôn giáo ở Việt Nam rất rực rỡ.
Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin sai lệch hoặc cố tình xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Viêt Nam trong đó đứng đầu là chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ đã đưa ra những kết luận rằng ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, chính phủ Việt Nam đàn áp các tôn giáo. Thậm chí một số “
nhà hoạt động chính trị” của Mỹ còn rất nhiệt tình yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách
CPC (cái gọi là những nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tôn giáo). Gần đây nhất, Chính phủ Mỹ đã đưa ta bản báo cáo năm 2011 về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam với nội dung hoàn toàn sai lệch và bịa đặt.
Nước Mỹ cho rằng tự do tôn giáo ở Mỹ là chuẩn mực; người Mỹ được tôn trọng và bảo đảm các quyền liên quan đến tôn giáo còn ở Việt Nam thì không. Căn cứ vào đâu mà kết luận như vậy?
Thật phi lý!Bản thân nước Mỹ mới không có tự do tôn giáo! Một thực tế rằng tự do do tôn giáo kiểu Mỹ đang dẫn đến tình trạng phân biệt giữa các tôn giáo; đó chính là cơ sở dẫn đến xung đột tôn giáo. Nước Mỹ có đến gần 80% người dân theo Kitô giáo (Tin lành và Thiên chúa giáo La Mã), số người theo tôn giáo khác và không theo tôn giáo nào chiếm 20% vì vậy chính sách của Chính phủ Mỹ có phần nào ưu ái đối với Kitô giáo, coi nhẹ các tôn giáo khác và đặc biệt là có tư tưởng kỳ thị đối với những người theo Hồi giáo v.v.
Nếu Việt Nam bị áp đặt cái gọi là “
tự do tôn giáo” theo kiểu Mỹ thì bức tranh tôn giáo ở Việt Nam sẽ giống như thời kỳ miền Nam Việt Nam dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn; sự kỳ thị tôn giáo dẫn và một loạt những chính sách của chế độ Ngụy mà đứng đằng sau là Mỹ đã khiến vấn đề tôn giáo ở miền Nam Việt Nam hết sức phức tạp. Ngừơi dân Việt Nam và cả chính phủ Mỹ chắc vẫn chưa quên thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm khi đó đã thực hiện những chính sách bạo tàn nhằm bài trừ Phật Giáo, âm mưu đưa Thiên chúa giáo trở thành quốc đạo. Tuy nhiên, dưới sự đấu tranh của tín đồ Phật giáo đỉnh điểm là vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại ngã tư đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt để phản đối chính phủ Ngụy, đòi bình đẳng tôn giáo chống đàn áp Phật giáo… đã khiến chế độ Ngụy không thể thực hiện âm mưu của mình.
Qua đó mới thấy tự do tôn giáo kiểu Mỹ không thể áp đặt cho Việt Nam. Đó chỉ là cái cớ để chính quyền Mỹ vu cáo, hạ uy tín việt nam đối với quan hệ quốc tế, can thiệp vào vào công việc nội bộ và chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng chắc chắn những âm mưu đen tối đó sẽ không thực hiện được. Dưới mái nhà Việt Nam thân yêu, các tôn giáo trên đất nước Việt Nam và đồng bào có đạo sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời , đẹp đạo” trng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Yêu nước
Cái kiểu tự do nhân quyền kiểu Mỹ không thể áp dụng đối với Việt Nam. Đó chỉ là cái cớ để chính quyền Mỹ vu cáo, hạ uy tín việt nam đối với quan hệ quốc tế, can thiệp vào vào công việc nội bộ và chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng chắc chắn những âm mưu đen tối đó sẽ không thực hiện được.
Trả lờiXóacó thể nói là nhà nước Việt Nam đã đảm có những bước tiến lớn từ khi thành lập đến bây giờ về vấn đề nhân quyền, đặc biệt là vấn đề tự do tôn giao của nhân dân. Trong luật pháp đã quy định rất rõ quyền đó của người dân, và nhà nước đã đảm bảo thực hiện nó rất chặt chẽ, những nhà nghiên cứu sâu về xã hội Việt Nam và nhân dân Việt Nam đểu có thể nhìn thấy điều đó trong thực tiễn. Mong rằng, trong thời gian tới, nhà nước Việt Nam sẽ có những cải cách hợp lí, khoa học hơn nữa để quyền tự do tín ngượng tôn giáo của người dân thật sự được phát huy hơn nữa.
Trả lờiXóa