Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo. Có những tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo; cũng có những tôn giáo nhỏ ít tín đồ như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Ba Hai v.v. Trong giai đoạn hiện nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta đang diễn ra sôi động và đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều lễ hội được tổ chức với quy mô ngày càng lớn trên phạm vi cả nước. Các ngày lễ trọng trong các tôn giáo như lễ Nôen trong Thiên Chúa giáo hay lễ Phật đản trong Phật giáo… và tín ngưỡng dân gian đã trở thành ngày hội chung của nhiều người. Từ đó có thể thấy, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ trong các tôn giáo mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng. Nhu cầu chính đáng ấy thời gian qua đã, đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Sự quan tâm đó được thể hiện trong Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo… và nhiều chỉ thị, pháp lệnh, quyết định về công tác tôn giáo. Điều đó để thể hiện sự quan tâm đến công tác tôn giáo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống của đồng bào các tôn giáo nói riêng, và là một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội và điều hành đất nước của Đảng và Nhà nước ta.
Với sự quan tâm đó và nỗ lực của các tôn giáo nên thời gian vừa qua các tôn giáo ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.
Thời gian trước, chỉ có 16 tổ chức, hệ phái của 6 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, việc cấp đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ngày càng thông thoáng và có nhiều thuận lợi. Nhà nước tiếp tục xem xét, cho đăng ký hoạt động và công nhận tư cách pháp nhân cho một số tổ chức, hệ phái tôn giáo khác. Giờ đây, các tôn giáo ở Việt Nam đã có một hệ thống cơ cấu tổ chức riêng được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Phật giáo có tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” là tổ chức hợp pháp, duy nhất đại diện cho phật tử trong và ngoài nước. Công giáo có Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đạo Tin Lành có 9 hệ phái là: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miềnNam), Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, Hội thánh Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Tổng Hội Thánh Báp tít Việt Nam (Ân điển - Namphương), Hội Thánh Mennoite Việt Nam, Hội Thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam, Hội Thánh Báp tít Việt Nam. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chính quyền các cấp đang triển khai Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; hướng dẫn cho các điểm, nhóm Tin Lành đăng ký hoạt động, từng bước giúp đỡ và tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo Tin Lành ổn định sinh hoạt tôn giáo. Đạo Cao Đài đã có 10 tổ chức, hệ phái được công nhận tư cách pháp nhân là: Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Chiếu Minh Châu Long, Cao Đài Truyền Giáo, Cao Đài Minh Chơn đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Cao Đài Bạch Y, Cơ quan Phổ thông giáo lý, Cao Đài Chơn lý, Cao Đài Cầu Kho Tam quan. Phật giáo Hoà Hảo có Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Hồi giáo có 3 địa phương là Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang, Hội đồng Sư cả Bàni tỉnh Ninh Thuận. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam được công nhận tổ chức với 4 cấp. Đạo Baha’I được công nhận tháng 8/2008. Minh Lý đạo - Tam tông Miếu được công nhận ngày 1/10/2008. Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh sư đạo được công nhận ngày 1/10/2008. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương được cấp đăng ký hoạt động theo từng chùa vào tháng 7/2005. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được cấp giấy đăng ký hoạt động về mặt tổ chức vào ngày 4/6/2006.
Bên cạnh đó cơ sở thờ tự trong các tôn giáo luôn được Nhà nước bảo hộ và cho phép tu bổ, sửa chữa cũng như xây dựng mới nen ngày càng khang trang, sạch đẹp, đội ngũ chức sắc các tôn giáo cũng đã tăng lên; ngày càng nhiều các ấn phẩm tôn giáo của các tôn giáo được xuất bản. Đặc biệt trong những năm qua, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đang xúc tiến việc xuất bản Kinh thánh bằng tiếng dân tộc ở Tây Nguyên, trước hết là tiếng Bana, Êđê và Giarai. Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như chức sắc tín đồ đi học tập, nghiên cứu, hội thảo, thăm thân nhân ở nuớc ngoài cũng đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho họ sinh hoạt tôn giáo thuận lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo trong nước có điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại tôn giáo, quan hệ và giao lưu với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài. Qua những hoạt động đó, một mặt các tôn giáo tăng cường được sự hiểu biết lẫn nhau, mặt khác làm rõ sự đúng đắn của chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam trước thế giới, góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Có thể nhận thấy ngày nay, hầu hết các tôn giáo cùng các chức sắc, tín đồ hoạt động với đường hướng đồng hành cùng dân tộc, Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo đường hướng: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”; vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái thi đua lao động sản xuất, củng cố đoàn kết tôn giáo cũng như đoàn kết toàn dân, tham gia các hoạt động xã hội đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đó là niềm vui của các tôn giáo, của đồng bào có đạo và của cả dân tộc; là nền tảng cơ sở vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đạo Việt
Nguồn: vietnamngayve.blogspot.com
Tôn giáo là cái gì thiêng liêng cao cả trường tồn, phải song hành với chính trị của đời để cứu rỗi nhơn sanh. Đời lo tranh đấu, Đạo chuyên hàng gắn vết thương lòng; Thế nên sự liên hệ đạo đời hay tương quan, Đời Đạo là để bổ cứu cho nhau; đó là xu hướng xử thế hay nhập thế của tôn giáo. Xu hướng ấy đi tìm thế quân bình giữa chính trị và tôn giáo, hay đạo đức hóa chính trị, đặt chính trị vào mục đích phụng sự đem hạnh phúc an vui đến cho con người.
Trả lờiXóaNên đời có Liên Hiệp Quốc, đạo có Liên Hiệp Tôn giáo “ Đạo không Đời không sức, Đời không Đạo không quyền” nên “ Đạo Đời tương đắt mới tạo thời cải thế ”.
vậy chính ra trông thế mà nước mình nhiều tôn giáo thật đấy!không kém gì thế giới!chỉ hy vọng đừng xảy ra xung đột tôn giáo thôi!
Trả lờiXóaViệt Nam có rất nhiều tôn giáo được công nhận để hoạt động hợp pháp truyền đạo, chủ trương của nhà nước Việt Nam là tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết, các tôn giáo cần đoàn kết tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa văn minh trong xã hội, tích cực xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm theo những điều răn dạy, lẽ phải vốn dĩ của tôn giáo đó đã dạy!
Trả lờiXóa