HOA ĐẤT
Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị luôn được xem là vấn đề phức tạp, tế nhị, tinh vi và nhạy cảm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tôn giáo với tư cách là thực thể xã hội có tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị, xã hội của mỗi quốc gia cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Vì vậy, các thế lực thù địch đứng đầu là Mỹ xem đây là
“thời cơ vàng” để đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam mà biểu hiện rõ nét là tìm cách
“chính trị hóa tôn giáo” để từ đó làm cơ sở cho các hoạt động chống phá cách mạng nước ta.
Năm 1998, chính quyền Mỹ đã cho ra đời đạo luật HR 2431 “
Luật tự do tôn giáo quốc tế”, luật này cho phép Tổng thống Mỹ áp dụng 8 biện pháp ngoại giao, 7 biện pháp kinh tế để trừng phạt một nước, khi nước đó bị xác định là “
vi phạm tự do tôn giáo”. Như vậy, nhiều vấn đề tôn giáo trở thành một nhân tố nằm trong đường lối chính trị, ngoại giao của Mỹ. Nội dung chiêu bài “Chính trị hóa tôn giáo” của Mỹ được thể hiện qua các mặt:
- Mỹ và các thế lực thù địch phản động tuyệt đối hoá sự khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội,
đẩy tới mức trở thành mâu thuẫn đối kháng về mặt tư tưởng từ đó gia tăng các hoạt động tuyên truyền phá hoại về con đường đi lên CNXH của đất nước. Hàng năm, Bộ ngoại giao Mỹ đều cho xuất xưởng các bản báo cáo nhân quyền các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, nội dung của bản báo cáo này đều tập trung thổi phồng tình trạng vi phạm nhân quyền
vu khống, nói xấu Việt Nam cấm đoán, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là quốc gia tích cực sử dụng các diễn đàn Liên hiệp quốc về Quyền con người, vấn đề Dân tộc thiểu số… để làm phong phú thêm về bức tranh tự do tôn giáo tại Việt Nam dưới lăng kính của mình.
-
Nhiều vụ việc chống đối chính trị mà Việt Nam đã xử lý được Mỹ xuyên tạc trở thành vấn đề chống tôn giáo. Các vụ việc liên quan đến hình sự, chống phá chế độ nước ta của các đối tượng, như: Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm, Nguyễn Công Chính, Thích Quảng Độ… được Mỹ quy kết thành vấn đề vi phạm tự do tôn giáo, đàn áp các nhà dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến để từ đó hỗ trợ cho các đối tượng chống đối bên ngoài lập ra cái gọi là: Hội ái hữu tù nhân chính trị, Hội bảo trợ nhân quyền…
-
Áp đặt cái gọi là “nhân quyền, tự do tôn giáo kiểu Mỹ” cho Việt Nam. Sẽ chẳng bao giờ có một chuẩn mực nhân quyền chung cho tất cả các quốc gia, nhưng Mỹ vẫn lên tiếng áp đặt các giá trị tự do tôn giáo của mình cho các nước không theo quỹ đạo nhằm tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia. Hệ quy chiếu cho các giá trị nhân quyền, tự do tôn giáo kiểu Mỹ là những dẫn chứng thoáng nhắc qua có thể làm người đọc giật mình: tra tấn tù nhân tại nhà tù Wantanamo, tình trạng trốn thuế của nhiều nhà thờ, kỳ thị với những người theo đạo Hồi…
-
Phản đối riêng, phản đối chính thức công khai và lên án công khai Việt Nam trên các diễn đàn đa phương quốc tế. Nhiều vấn đề tôn giáo thuộc công việc nội bộ của Việt Nam được Mỹ quan tâm đặc biệt, gây sức ép về mặt ngoại giao, áp dụng các biện pháp về kinh tế để can thiệp, ví dụ: Không cho ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ, các tập đoàn đầu tư tư nhân hải ngoại, hoặc cơ quan thương mại và phát triển của Mỹ tiến hành bất cứ dự án nào đối với nước vi phạm. Cấm bất kỳ tổ chức tài chính nào của Mỹ cho vay hoặc cung cấp tín dụng trên 10 triệu USA trong thời hạn 12 tháng cho chính phủ, tổ chức của nước ngoài bị phát hiện hoặc được tổng thống Mỹ quyết định phải chịu trách nhiệm về các vi phạm đó; rút lại, hạn chế hoặc đình chỉ viện trợ phát triển…
-
Củng cố, xây dựng, mở rộng lực lượng chống đối trong các tôn giáo. Hàng loạt đối tượng trong các tôn giáo ở Việt Nam được Mỹ hỗ trợ, tạo dựng ngọn cờ để gia tăng các hoạt động chống phá, tạo thời cơ, kiếm cớ can thiệp nhằm lật đổ Đảng và Nhà nước ở Việt Nam và các nước khác nếu không theo Mỹ. Bên cạnh đó, hàng năm các tổ chức phi chính phủ Mỹ tích cực tài trợ hàng chục triệu USD cho các tổ chức tôn giáo núp dưới danh nghĩa bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam…
Việc Mỹ cho mình có quyền phán xét, can thiệp về tình hình tôn giáo của các nước khác là trái với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng và tự do hành đạo, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, không và chưa bao giờ cản trở hoạt động tôn giáo. Đương nhiên, bất cứ tôn giáo nào cũng đều nằm trong cộng đồng dân tộc và trong một quốc gia nhất định. Do đó, những người hoạt động tôn giáo, bên cạnh việc hành đạo phải tôn trọng pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Vì vậy, để đảm bảo tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH, Đảng Nhà nước Việt Nam vừa thực hiện chính sách bình đẳng, tự do tôn giáo, vừa kiên quyết đấu tranh bóc tách mặt phản động, ngăn chặn các hoạt động hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước từ bên ngoài; phản kích, vô hiệu hoá các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta, kích động tư tưởng, hoạt động chống đối từ bên trong của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét