Kiều
Ngày trước khi lướt web, xem TV, đọc báo… mình đôi khi vẫn nghe và thấy những tin tức, tranh luận xoay quanh về những chủ đề kiểu như phản động, chống đối, lật đổ này nọ nhưng thường thì chả mấy khi để tâm đến. Cũng một phần là do cái lối suy nghĩ trẻ con và có phần ngây thơ khi nghĩ rằng xã hội còn yên ổn thế này cơ mà, mình vẫn cứ đều đều sáng dậy đi học, trưa về ăn cơm, tối lại hì hục cày với đống bài vở, cứ yên tâm làm 1 đứa con chuẩn mực của gia đình và xã hội như thế, thì chẳng có gì phải lo đến những cái điều lớn lao kia.
Thế nhưng ngay mấy hôm trước, khi lướt qua một vài trang web, cũng những vấn đề đấy thôi, song mình lại có sự quan tâm chú ý hơn thường ngày, thậm chí còn vẩn vơ suy nghĩ cho đến tận hôm nay để rồi viết ra vài dòng tâm sự. Lí do của sự quan tâm chính bởi vì những cá nhân được nhắc đến trên các trang web này phần lớn lại là những sinh viên vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường như mình. Thế mới thấy vấn đề nó không bình thường như mình vẫn ngây thơ nghĩ và có lẽ, cũng đã đến lúc mình phải có quan điểm riêng, có bản lĩnh của mình trong một môi trường xã hội, môi trường thông tin ngày càng phức tạp, khi mà ngày ngày, dù không cố ý vẫn vô tình thấy được nhiều thông tin chưa rõ thực hư, hay dở như thế này.
Nhắc lại chuyện hôm chủ nhật vừa rồi, cũng tình cờ thôi, hôm đó mình cùng các bạn trong câu lạc bộ của trường có tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hàng tuần tại Công viên Nghĩa Đô, thấy có 1 nhóm bạn trẻ (chắc cũng chạc tuổi sinh viên như mình) ngồi tụ tập lại rôm rả lắm, tay có chuyền cho nhau 1 số giấy tờ. Mình với nhóm bạn cũng tò mò không hiểu các bạn ấy làm gì thì được 1 bạn trong nhóm đó ra rủ lại nhập hội và tham gia cái buổi “dã ngoại nhân quyền” của nhóm bạn trẻ đó, bàn bạc và thảo luận về nhân quyền của con người ở Việt Nam. Bọn mình khi đó cũng không nghĩ gì, chỉ cảm thấy liệu có cần thiết phải thảo luận không, hơn nữa mình cũng chưa tìm hiểu sâu về chủ đề này nên cũng đã từ chối tham gia. Khi về đến nhà và search thông tin trên mạng mới ngớ người ra vì hóa ra cái dã ngọai gì đó mà bọn mình gặp không chỉ có ở Hà Nội mà còn có tại TP Hồ Chí Minh và cả Nha Trang nữa.
Điều đáng nói ở đây là 2 buổi “dã ngọai” ở TP Hồ Chí Minh và Nha Trang được đưa tin là có bị công an đàn áp, đánh đập, hành hung để dập tắt. Và dạo qua một vòng bình luận các kiểu mới giật mình nhận thấy những ý kiến kiểu như “đả đảo chính quyền đàn áp quyền tự do của công dân”, “đấu tranh cho tiến bộ về dân chủ, nhân quyền”… Hẳn nếu ai mà không có nhận thức tỉnh táo chắc cũng phải cảm thấy đồng tình mà gật đầu trước những câu bình luận rất mực quyết liệt, hào hùng mà lại phản kháng chế độ kiểu thế.
Mình tuy không phải người hay tìm hiểu về chính trị, thích tranh luận nhưng ít nhất thì mình cũng còn có một niềm tin vững vàng mà mình cảm thấy được là mình làm đúng. Từ ông bà, đến bố mẹ rồi đến thế hệ của mình, mình thấy mình quả thực may mắn hơn rất nhiều so với những thế hệ trước vì được sống trong hòa bình, có cuộc sống không phải thiếu thốn như trước, được tự do ăn, học, tìm hiểu thông tin và tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu văn hóa không chỉ với bạn bè trong nước mà còn cả bạn bè quốc tế. Và đấy cũng là một sự thể hiện nhân quyền mà Nhà nước đã mang tới cho mỗi công dân Việt Nam trong thời đại hòa bình như bây giờ.
Các nhóm dã ngọai lại nêu luận điểm vì Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà không ngờ họ lại ra tay rất mạnh với những người tham gia Dã ngoại Nhân quyền. Thử nghĩ ngược lại nếu họ cũng vì nhân quyền của công dân, cũng có mong muốn đóng góp tích cực để xây dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, tốt đẹp hơn, thì có nhất thiết cứ phải tụ tập thật đông trong công viên rồi hò hét, thậm chí gây gổ, cãi lộn qua lại nhau, rồi lại băng rôn khẩu hiệu kiểu “đầu voi đuôi chuột”, “đánh trống bỏ dùi” như vậy. Nếu chỉ là các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tìm hiểu về môi trường sống như bọn mình thì đâu có thấy chính quyền, công an đả động gì, thậm chí họ còn ủng hộ, tạo điều kiện được sinh hoạt thuận lợi nhất trong công viên. Hay các bạn còn vì mục đích nào khác không được chính đáng nên đã sử dụng Internet để kêu gọi mọi người tham gia với những lời lẽ, mục tiêu hết sức lớn lao, cao cả là “trao đổi về quyền con người”, nhưng thực chất diễn ra thì hoàn toàn khác.
Mình thấy cái việc các bạn làm thật nguy hiểm vì các bạn lại hướng vào đối tượng để kêu gọi tham gia là sinh viên, học sinh như bọn mình, những người dễ bị sự tò mò kích thích, lại chưa có chính kiến, quan điểm sống rõ ràng, và điều quan trọng là ngày ngày lại tiếp xúc với quá nhiều nguồn tin mà không có sự kiểm chứng về độ xác thực. Những thông tin mà các bạn post lên Internet như vậy lại quá một chiều và nhiều khi mình cũng giật mình không biết liệu sẽ xảy ra điều gì nếu ai ai cũng tin vào những gì mà các bạn đang tuyên truyền? Nếu các bạn có ý định tốt đẹp thực sự và nghĩ về con người thì hãy hành động thực tế hơn đi chứ đừng ngồi một chỗ làm các “anh hùng bàn phím” như thế.
Nói như vậy không có nghĩa là mình phản đối việc đấu tranh cho sự tiến bộ về nhân quyền, mà điều quan trọng là mục đích và cách thức thể hiện của một số người như vừa qua đã không đúng như những gì họ nói, mình thấy thực chất chỉ là tuyên truyền cho những động cơ cá nhân của họ. Nếu như vậy mà để hàng ngày thâm nhập vào suy nghĩ, tư tưởng của biết bao thanh niên còn rất trẻ như mình thì sự việc sẽ trở nên nghiêm trọng thực sự như bản chất của nó vậy. Mình cũng không muốn đổ lỗi cho những bạn trẻ đã vô tình không hiểu đúng sự việc và đã tham gia vào những họat động dã ngọai trên. Điều các bạn thiếu có lẽ cũng chỉ là một sự định hướng đúng đắn cho lý tưởng của mình mà thôi.
Trong sự phát triển, bùng nổ về khoa học công nghệ, nhất là sự phát triển internet ở Việt Nam mình hiện nay, lượng thông tin đã trở nên đa dạng, nhiều chiều, trong khi tâm lý đám đông ở xã hội ta vẫn còn hiển hiện, những tin tức giật gân lại nhanh chóng thu hút sự chú ý, điển hình chỉ qua vụ một thanh niên đi chơi đêm bị đánh chết ở Vĩnh Phúc vừa rồi, không rõ đúng sai thế nào, chỉ nghe có liên quan đến con trai Chủ tịch tỉnh mà hàng nghìn người đã kéo đến trụ sở Ủy ban hò hét, đập phá, do vậy việc định hướng được cho bản thân mình trước nhiều luồng thông tin quả thực là khó.
Mình cũng như các bạn thôi, ngày ngày đều đặn đi học, gặp gỡ bạn bè, đi chơi, đi làm… Nhiều lúc cũng thấy nản nản vì cảm giác như mình đã sắp sửa bước vào trường đời rồi mà còn chưa hình dung được con đường sắp đi nữa. Nhưng không phải vì thế mà lại xao lòng trước những lời lẽ lý luận mà theo mình là không tốt.
Còn về tình hình chính trị, những bất ổn, tranh chấp hiện tại của Việt Nam, ắt là bạn nào cũng đều đã nghe và có những suy nghĩ riêng của mình. Nhưng mình thấy cũng đừng vì thế mà lo lắng, mà trở nên hồ đồ và dễ bị kích động bởi những thông tin không chuẩn xác. Nhiệm vụ của sinh viên chúng ta hiện nay là tập trung học tập, tiếp thu kiến thức, để trở thành một công dân có hành trang đầy đủ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức xã hội, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn xã hội sau này, để cũng có đủ tự tin sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Trước mắt, mình thấy rằng, những gì mình đang được thừa hưởng hiện nay đã rất tốt đẹp và mình cũng thấy nó không ngừng thay đổi, chỉ đơn giản nhất là giảng đường, ký túc xá của chúng mình cũng ngày một khang trang, so sánh với bạn bè quốc tế, nhiều nước phát triển tuy mình không bằng, nhưng ngay như ở Mỹ, các bạn ấy cũng lo lắng nhiều thứ, nhất là nhiều khi tính mạng của bản thân cũng không được đảm bảo bởi những vụ việc khủng bố tàn bạo, diễn ra bất cứ lúc nào, ở đâu. Cuối cùng, mình thấy, chính nghĩa không đứng ở phía của những mưu đồ đen tối, mà thuộc về những ai đã bỏ công lao, xương máu ra để gây dựng nên nó.
đây là những suy nghĩ thiết thực của 1 cậu sinh viên về chuyện tụ tập tuyên truyền nhân quyền ở nước ta. cậu nhận xét, đánh giá theo những suy nghĩ chủ quan của mình. nhưng bạn cũng rút ra được những cốt lõi của vấn đề, từ những việc quan tâm tìm hiểu 1 chút thông tin và thêm suy luân thì có thể biết được sự thật, trắng đem của sự việc trước những thông tin trên internet của các blog với những tin giật gân thu hút bạn đọc.
Trả lờiXóamình cũng thấy đồng tình là sinh viên thì cần tập trung cho việc học tập trau dồi kiến thức, phẩm chất để khi ra trường có đủ sức chiến đấu, đóng góp cho công việc. sinh viên đi tụ tập tuyên truyền nhân quyền làm mất nhiều thời gian, công sức và khi chưa có nhận thức đúng đắn thì có thể bị lợi dung như trường hợp của Phương Uyên ở Long an kia
Trong xã hội hiện nay thì sự phát triển, bùng nổ về khoa học công nghệ, nhất là sự phát triển internet ở Việt Nam chúng ta hiện nay, lượng thông tin đã trở nên đa dạng, nhiều chiều, trong khi tâm lý đám đông ở xã hội ta vẫn còn hiển hiện, những tin tức giật gân lại nhanh chóng thu hút sự chú ý của tất cả các tầng lớp cho nên chúng ta phải thật sự nhận biết được những điều nên và không nên để có thể đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Trả lờiXóaNếu họ làm những việc đó là vì nhân quyền của công dân, mong muốn đóng góp tích cực để xây dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, tốt đẹp hơn, thì có nhất thiết cứ phải tụ tập thật đông trong công viên rồi hò hét, thậm chí gây gổ, cãi lộn qua lại nhau, rồi lại băng rôn khẩu hiệu kiểu “đầu voi đuôi chuột”, như vậy không ,cho nên đây chỉ là những chuyện mà bọn chúng được xúi giục làm nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến tình hình của xã hội thôi cho nên chúng ta cần phải có những giải pháp đúng đắn để giải quyết những vấn đề như thế này một cách êm đẹp.
Trả lờiXóa