MỘT CON NGƯỜI TỐT CHỈ ĐÁNG GIÁ 60 TRIỆU BẢNG THÔI SAO!
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
Ba Sáu
Trong bức thư ngỏ gửi người hâm mộ Real Madrid, Angel di Maria đã lên tiếng chỉ trích BLĐ đội bóng này “dối trá” và “bạc bẽo”.
Tuy rằng, cái giá mà ngôi sao người Argentina được đưa ra để hoàn tất vụ chuyển nhượng từ Real Madrid sang Man Utd được cho là kỷ lục nền bóng đá sứ xở sương mù trong thời điểm hiện lên tới: 59,7 triệu bảng Anh. Tuy nhiên điều đáng suy ngẫm ở đây không phải việc giá trị một cầu thủ bóng đá ở nước ngoài được chuyển nhượng hợp lí hay không hợp lí, điều tác giả đang muốn bàn tới chính là cái cách một con người bị đối xử như thế nào trong nền kinh tế tư bản châu Âu???
Con người chỉ được xem như một món hàng hóa
Khi một món hàng được ưa chuộng, phù hợp thị hiếu, hoặc là của quý hiếm lẽ dĩ nhiên món hàng này sẽ có giá trị rất cao, con người sẽ không tiếc bất cứ lời lẽ hành động nào để tôn vinh, để ca thán, ngưỡng mộ, ước mơ, sau đó sẽ tranh giành, thậm chí là xung đột, đấu đá lẫn nhau để được sở hữu…
Và cũng là điều đương nhiên, nếu một món hàng không phù hợp thị hiếu, thiếu thẩm mỹ, đại trà, tầm thường, thứ hàng đó sẽ có hạn sử dụng ngắn ngủi, nhanh chóng bị thải loại, bị trà đạp, bị coi thường, bị vứt bỏ, thậm chí người sử dụng còn miệt thị cả nhà sản xuất như một cái cách để thể hiện sự coi thường đồ vật mà mình không may bị mua bán, sử dụng .v.v
Tuy nhiên, điều đáng nói việc “con người chỉ được xem như một món hàng hóa” lại tồn tại trong một xã hội, một nền sản xuất được cho và tự xưng là tân tiến, văn minh, và nhân bản nhất trên thế giới, nơi mà một số nhà “rận chủ” ở Việt Nam vẫn tôn vinh, và ca ngợi là một thứ nhà nước đáng phải học tập, đáng phải mô phỏng lại và xây dựng, đáng phải ngưỡng mộ đến mức như thánh, thần, Đấng Cứu thế v.v. Ở nơi đó chúng ta vẫn thường được nghe, được miêu tả (thực hư thế nào mặt mũi chúng ta vẫn chưa được nghe, ngửi bao nhiêu lắm) với hết hệ thống mĩ từ về: sự nhân đạo, nhân cách, nơi mà con người luôn được đảm bảo nhân quyền, dân chủ tuyệt đối, được làm gì mình thích, được thỏa thích thỏa nguyện giấc mơ và trí tuệ của mình tất nhiên trong khuôn khổ pháp luật - 1 thứ luật lệ cũng được cho là văn minh và khoa học nhất nhất trên thế giới, nhân văn nhất thế giới v.v. là v.v.
“Thật không may mắn khi phải trải qua những chuyện như thế này, nhưng tôi hy vọng lá thư sẽ nói rõ những gì tôi đang cảm thấy. Tôi đã có vinh dự mặc chiếc áo này trong 4 năm và không thể diễn tả sự tự hào tôi đã có, đã đạt được cùng các đồng đội. Thật không may, tôi phải ra đi, nhưng tôi muốn nói rõ ràng rằng đây chưa bao giờ là điều tôi mong muốn. Giống như bất cứ người nào khác đang làm việc, tôi cũng muốn tiến bộ. Sau khi giành La Decima tôi tham dự World Cup với hy vọng nhận được cử chỉ nào đó từ Hội đồng quản trị, nhưng nó không bao giờ đến.
Có rất nhiều thứ, nhiều điều dối trá đã được nói ra. Từ một người nào đó không phải tôi. Điều duy nhất tôi yêu cầu là một cái gì đó công bằng. Có rất nhiều điều mà tôi đánh giá cao, nhưng họ chỉ lảm nhảm về tiền lương của tôi.
Đấy là những điều mà Di Maria đã cho công bố bức thư ngỏ gửi đến người hâm mộ đội bóng cũ, giải thích lý do khiến anh buộc phải ra đi.
Trường hợp của Di Maria như độc giả vẫn thường theo dõi và hâm mộ bóng đá cũng đã được chứng kiến, được nghe nói không phải cá biệt, mới nhất thủ thành Diego Lopez cũng là cựu đồng đội của Maria ở đội bóng “hoàng gia Tây Ban Nha” này cũng phải khăn gói tới thành Milano không kèn trống theo cái cách không thể tệ hơn, khi bị câu lạc bộ chủ quản ruồng rẫy, hắt hủi, và tống khứ như một món đồ cũ, rách, hết date không hơn không kém và thậm chí giá trị chuyển nhượng của anh còn được đưa về số 0 tròn trĩnh… khiến Lopez vô cùng phẫn nộ.
Rốt cục, với một câu lạc bộ bóng đá, một nhà kinh doanh, nhà tư bản họ đâu có quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của cầu thủ - những con người; với họ việc kiếm được 60 triệu bảng hoặc không có đồng bảng Anh nào mới là điều quan trọng.
Nhưng với một con người, đặc biệt là công dân đang sống và lao động trong xã hội tư bản phương Tây đó điều họ cần thiết, cấp bách nhất lúc này là có thể thực hiện được hết chức năng, trí tuệ và phẩm chất của chính mình, họ luôn mong muốn mình được làm chủ chính cuộc đời mình. Tuy rằng, họ biết điều đó là không thể thực hiện bởi sự ràng buộc, trói chặt bới thứ luật lệ được đặt bởi những nhà tài phiệt, những ông chủ của họ, những người chỉ quan tâm tới hạn sử dụng và nghĩa vụ làm ra tiền, rất nhiều tiền của những Di Maria, Lopez, ViLa, David Moyes .v.v
Thôi thì thà được bán như một đồ vật, được đem đấu giá như một con vật có giá trị như Di Maria còn hơn bị hắt hủi, vứt bỏ một cách thậm tệ như Diego Lopez.
Tags:
Bộ sưu tập,
THỂ THAO-GIẢI TRÍ
thật buồn cho nền kinh tế tư bản châu âu chúng nó trao đổi người quá bạc bẽo công nhận đồng tiền đã làm thau đổi hết các giá trị đạo đưc của con người thực sự mà nói các nhà dân chủ không có nhân tính
Trả lờiXóaViệc chuyển nhượng trong bóng đá tuy rằng nó thúc đẩy cho môn thể thao vua ngày càng phát triển hơn gây thú vị, hứng thú phục vụ việc giải trí cho mọi người nhiều hơn, nhưng cũng vì đó là giá trị của một con người lại được đánh giá bằng những đồng tiền. Một cầu thủ có thể được chuyển nhượng hàng chục triệu bảng Anh và có thể số tiền đó là số tiền hằng ao ước của một câu lạc bộ tầm trung
Trả lờiXóaVụ chuyển nhượng Di maria sang MU với số tiền kỷ lục của giải ngoại hạng anh là 59.7 triệu Bảng đã làm cho thế giới thấy được sự bất công trong xã hội ngày càng được nâng lên rõ dệt. Như chúng ta biết thì Di maria là một cầu thủ có công lớn đối với Real nhưng anh bị đem bán như một đồ vật với giá trị cao. Điều đó cho thấy không có tình người ở đây
Trả lờiXóaVới bọn Rận chủ, ông chủ nào trả chúng nhiều tiền ắt hẳn chúng sẽ tôn vinh đó là người tốt nhất, quốc gia đẹp nhất, tiên tiến nhất.... chủ nghĩa vị đông tiền chứ dân tộc\, dân chủ gì
Trả lờiXóaTrong bức thư ngỏ gửi người hâm mộ Real Madrid, Angel di Maria đã lên tiếng chỉ trích BLĐ đội bóng này “dối trá” và “bạc bẽo”. Có hay không việc này thì chúng ta chưa thể nói trước điều gì, nhưng đây thực sự đang là một thực trạng ở trong nền bóng đá hiện đại ngày nay, chính điều đó cũng tạo nên sự hấp dẫn của môn túc cầu này.
Trả lờiXóaRốt cục, với một câu lạc bộ bóng đá, một nhà kinh doanh, nhà tư bản họ đâu có quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của cầu thủ – những con người; với họ việc kiếm được 60 triệu bảng hoặc không có đồng bảng Anh nào mới là điều quan trọng.Đó đang là một thực tế, một hiện tại của nền bóng đá hiện đại hiện giờ, có lẽ là điều đáng buồn, vì đồng tiền, đôi khi người ta quên đi giá trị đích thực của cầu thủ.
Trả lờiXóađúng là trong thời buổi bây giờ thì ai cũng muốn thu về lợi nhuận tốt nhất, cao nhất cho mình, đặc biệt là những doanh nghiệp, những nhà tư bản, chắc chắn chả phải vì họ ham mê bóng đá mà mua cả một câu lạc bộ bóng đá, nó cũng chỉ là một phần thôi, và điều quan trọng nhất vẫn là việc người ta thu lại được lợi nhuận thế nào từ câu lạc bộ ấy! sự thật vẫn là như vậy, các cầu thủ vẫn được đưa ra để bán như một món hàng!
Trả lờiXóacó vẻ như tác giả viết tiêu đề không được hợp lí cho lắm, chúng ta không thể nói "một con người tốt chỉ đáng giá 60 triệu bảng" được! đơn giản chỉ là 60 triệu bảng để nhận được sự phục vụ của cầu thủ này thôi và nó là những khoản tiền để giải phóng hợp đồng lao động với câu lạc bộ chủ quản của cầu thủ này! tuy nhiên thì cũng không thể phủ nhận chuyện kinh doanh qua việc trao đổi cầu thủ từ những nhà tư bản châu Âu được!
Trả lờiXóaTôi nghĩ không nên chỉ về vấn đề của nền bóng đá mà lấy đó làm tư tưởng của nền kinh tế châu âu,Bóng đá từ trước đến nay đều phải có chuyển nhượng qua lại,và các cầu thủ sẽ được đánh giá bằng những đồng tiền,nếu không làm thế,thì đánh giá như thế nào đây?
Trả lờiXóaTheo như tác giả nói thì cái đấy cũng là 1 khía cạnh mà thôi,vì thực chất,bây giờ người ta đang dùng câu lạc bộ đá bóng để làm kinh doanh,và doanh thu từ nó là con số rất lớn,chúng ta có thể nhìn qua 2 đội bóng Real,và MU,nhưng việc đánh giá con người bằng tiền ngày nay càng lạm dụng,thật buồn vì chuyện đó.
Trả lờiXóaNói chung bây giờ ở phương tây là thế mà, nhất là những ông chủ lớn nhiều tiền, họ chỉ quan tâm đến việc làm sao để kiếm được nhiều tiền thôi chứ chẳng cần biết điểu gì nữa. Di maria là một cầu thủ hay, chơi không phải là tệ nhưng cuối cùng vẫn phải ra đi vì không giúp cho ông chủ perez kiếm được nhiểu tiền như jame. Đáng thương...
Trả lờiXóanói thẳng ra nhé , ở đâu cũng thế thôi , Việt Nam mình thì cũng thế thôi , thế những cầu thủ không còn phù hợp , không còn có thể có chỗ đứng trong clb nữa trong khi đó nếu như chuyển nhượng đi lại có giá cao liệu rằng là người chủ của clb thì có chuyể nhượng đi không , thực sự thì không đồng tình với ý kiến của tác giả chút nào
Trả lờiXóaNói chung là đừng có lôi bóng đã vào mấy cái vấn đề chính tri làm cái gì hết cả , không có chuyển nhượng , mua bán cầu thủ thì đã không có bóng đá nữa rồi nhé , chẳng hiểu sao tác giả lại có thể nói được như vậy nữa , bóng đá được cả thế giới người ta hâm mộ , đừng có lôi nó vào mấy cái vấn đề nhạy cảm như kiểu chính trị làm gì cả
Trả lờiXóahài , những cái chyện như thế này diễn mỗi kì chuyển nhượng cầu thủ rồi mà , Việt Nam mình không thế chắc , Việt Nam mình thiếu gì cầu thủ nước ngoài đâu , không có chuyển nhượng cầu thủ liệu rằng có bóng đá , có những trận cầu đỉnh cao cho khán giả xem không , theo tôi nghĩ thì tác giả không nên nói như vậy chứ , mọi người hiểu lầm đó
Trả lờiXóa"Thôi thì thà được bán như một đồ vật, được đem đấu giá như một con vật có giá trị như Di Maria còn hơn bị hắt hủi, vứt bỏ một cách thậm tệ như Diego Lopez." Nói thế này thì tất cả cầu thủ đều là là đồ vật hết hả , ai mà chẳng thế chứ , Real họ bán bao nhiêu người rồi , không lẽ họ đều là món đồ vật hết chắc , nó là một phần của bóng đá rồi mà
Trả lờiXóaỜ , những chuyện như thế này cũng không còn là lạ lẫm gì nữa , bằng như Kaka kìa , cũng không có phí chuyển nhượng luôn mà , bóng đá là một phần , còn nhiều thứ liên quan khác nữa , hàng trăm thứ phải lo , biết là phải trả bao nhiêu tiền lương cho cầu thủ , không còn phù hợp với đội bóng , không có chỗ đứng thì tất nhiên sẽ cần đến nơi khác phù hợp hơn , tốt với mình hơn
Trả lờiXóaĐÚng là chuyện này cũng có liên quan phần nào đến nền kinh tế tư bản của phương Tây , họ làm tất cả vì lợi ích của mình , làm tất cả vì lợi ích của đội bóng , với tiền của mình , không phải mà tự nhiên họ lại bán đi cầu thủ của mình , ở cương vị của Dimaria thì đúng là suy nghĩ vậy thật , vậy có đặt mình vào cương vị của chủ tịch đội bóng không ?
Trả lờiXóaCầu thủ nào thì cũng có một thời thôi, lúc đá hay, phong độ đỉnh cao thì đội bóng nào cũng muốn có được, đến khi phong độ không còn nữa thì có khi chỉ là những bản hợp đồng cho không hoặc cho mượn. Đó là quy luật khó có ai có thể tránh khỏi, nhưng mà cũng đáng thương cho Dimaria thật. Hi vọng anh có thể làm nên chuyện ở Old Tranford.
Trả lờiXóađúng là đồng tiền đánh mất tất cả mà,những phẩm chất vốn có của con người mà chúng nó chẳng xem ra gì cả,nền kinh tế tư bản châu âu nó là như thế mà.có mới nới cũ ngay.nhưng chính sách này có lẽ sẽ mang lại hậu quả lớn mà thôi,chắc cái giá phải trả của nó cũng đắt đấy.
Trả lờiXóa