Xứ Thanh
Tòa án do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ ở Campuchia tuyên án chung thân cho Nuon Chea và Khieu Samphan, hai lãnh đạo còn sống của Khmer Đỏ, vì tội ác chống lại loài người.
Nuon Chea được cho là nhân vật số hai sau Pol Pot còn Khieu Samphan từng là chủ tịch nước Campuchia Dân chủ.
Hai người này là các lãnh đạo cao cấp nhất bị xử vì tội ác mà thể chế Khmer Đỏ đã gây ra.
Khoảng hai triệu người đã thiệt mạng trong thời Khmer Đỏ vì đói ăn và lao động khổ sai, hoặc bị xử tử hình.
Chính quyền Khmer Đỏ, tồn tại từ 1975-1979, tìm cách thiết lập một xã hội nông nghiệp thuần khiết.
Các thành phố trống vắng vì dân bị dồn về nông thôn làm việc trong các hợp tác xã. Nhiều người chết vì lao động cực nhọc, trong khi phần đông người dân đói kém vì nền kinh tế suy sụp.
Trong bốn năm bạo tàn của mình, Khmer Đỏ đã giết hại tất cả những ai bị xem là kẻ thù cùng gia đình của họ: trí thức, dân tộc thiểu số, cựu quan chức...
Nuon Chea được xem như lý luận gia của chế độ, trong khi Khieu Samphan là nhân vật quyền lực thứ 5 của Khmer Đỏ, bộ mặt của Khmer Đỏ.
Phe công tố nói hai bị cáo này đã hình thành chính sách và đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chúng.
Cả hai người đều bác bỏ tội danh. Trong phát biểu hồi năm ngoái, hai người đều bày tỏ hối lỗi nhưng tuyên bố không bao giờ chỉ thị tử hình ai hoặc biết tới việc này.
Phiên tòa riêng rẽ
Trong ba năm qua, tòa án đã nghe lời khai của nhiều nhân chứng, một số người mất cả gia đình cho chế độ này.
Suon Mom, 75 tuổi, người có chồng và bốn con chết đói trong thời kỳ đó, nói với hãng Associated Press rằng tim bà "vẫn đầy giận dữ".
"Tôi vẫn nhớ ngày tôi rời Phnom Penh, lê bước trên đường mà không có thức ăn và nước uống."
Hai bị cáo Nuon Chea và Khieu Samphan còn phải ra tòa về tội diệt chủng. Các tội trạng được chia thành các phiên tòa riêng rẽ để xử cho nhanh chóng, vì tuổi của cả hai bị cáo đều đã cao.
Khoảng 20.000 người Việt bị cho là đã bị giết hại trong thời kỳ Khmer Đỏ.
Hai cựu bộ trưởng Khmer Đỏ khác đáng ra cũng phải ra tòa cùng hai bị cáo này.
Tuy nhiên Ieng Sary, cựu bộ trưởng Ngoại giao, đã chết hồi tháng 3/2013. Vợ ông ta là Ieng Thirith, cựu bộ trưởng Xã hội, được cho là quá yếu và không phải ra tòa.
Trước đó, cựu quản giáo Duch là quan chức cao cấp duy nhất của Khmer Đỏ bị kết tội.
Ông này bị bỏ tù hồi năm 2010 vì đã lãnh đạo trại tù Tuol Sleng, nơi hàng nghìn người bị cho là kẻ thù của chế độ bị tra tấn và giết hại.
Những án tù lần lượt giành cho các cựu lãnh đạo Khmer đỏ có thể nhận định là “bằng chứng đanh thép” của quốc tế đập tan mọi luận điệu vu cáo Việt Nam dàn dựng tội ác Khmer Đỏ… từ phía các lãnh đạo đảng đối lập “Cứu nguy dân tộc Campuchia” CNRP.
Những luận điệu vu khống Việt Nam của CNRP…
Không chỉ dừng lại ở việc vu cáo Việt Nam chiếm đất của Campuchia, Kem Sokha, Phó chủ tịch đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia CNRP còn sẵn sàng chà đạp lên nỗi đau của hàng triệu người Campuchia đã trải qua "đêm trường Trung cổ" dưới thời Khmer Đỏ, chà đạp lên xương máu của những người lính tình nguyện Việt Nam đã hy sinh trong khi giúp Campuchia giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Trước đám đông người ủng hộ tại tỉnh Prey Veng and Takeo hồi tháng 5/2013, Kem Sokha đã trắng trợn tuyên bố rằng nhà tù khét tiếng Tuol Sleng (nhà tù an ninh S-21) dưới thời Khmer Đỏ không có thật. Ông ta cho rằng, tất cả những hình ảnh về nhà tù cũng như chuyện giam giữ, tra tấn hàng người tại nơi này đều do Việt Nam dàn dựng lên.
“Nếu nơi này (nhà tù Tuol Sleng) thật sự là của Khmer đỏ , họ sẽ phá hủy nó trước khi tháo chạy, không để lại cho ai thấy… Nếu Khmer Đỏ giết nhiều người, họ không ngớ ngẩn đến mức giữ lại để mọi người thấy… Tôi tin đây là một vụ dàn dựng”.
Sau khi được phát trên các phương tiện truyền thông, những phát biểu sai trái này của Kem Sokha đã gây ra làn sóng phản đối dữ dội.
Trước sức ép của dư luận trong nước, Sokha tuyên bố rằng ông ta không có ý này, đồng thời cáo buộc chính phủ đã biên tập lại những phát biểu của ông ta để đưa nó ra khỏi ngữ cảnh.
Dù vậy, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Mỹ, Kem Sokha lại lấp lửng thừa nhận rằng mình có nói vậy. Ông ta biện minh rằng: “Đó là những gì tôi biết được từ lịch sử... Việt Nam đã hỗ trợ Khmer Đỏ trong quá khứ và Khmer Đỏ đã dựng nên nhà tù Toul Sleng. Đó là quan điểm của đảng tôi… Đó chỉ là ý kiến của tôi, không phải là cáo buộc gì cả. Nhưng tôi muốn nói xin lỗi vì ý kiến của tôi khác với của mọi người".
tội ác của lũ Khmer Đỏ khiễn bất kì một ai tìm hiểu về nó đều cảm thấy rùng minh kinh sợ và không khỏi oán hận những kẻ đó, có một điều tôi thấy đáng tiếc là tại sao tới bây giờ những tên cầm đầu mới bị đưa ra xét sử, liệu như vậy có phải là quá lâu không ?, Đáng lý ra nên xử chúng từ lâu rồi chứ.
Trả lờiXóaTại sao đến bay giờ mới bị xét xử nhi? Với thời gian dài thế này, liệu có còn tính răn đe cho kẻ khác nữa không?
Trả lờiXóaSự thật thì sẽ không bao giờ thay đổi đâu, tội ác của Khmer đỏ đã được lịch sử ghi lại và nó sẽ là bằng chứng không thể chối cãi của họ và họ sẽ phải trả giá về hành động này. Thử hỏi là nếu không có Việt Nam thì tội ác này đến khi nào mới dừng lại chứ. Không thể hiểu nổi sao đến giờ vẫn có người Campuchia không hiểu được điều ấy mà cứ đi đặt điều nói xấu Việt Nam?
Trả lờiXóaTội ác Khmer Đỏ là một tội ác đã khiến cả thế giới phải rùng mình mỗi khi nghe đến nó. Chỉ trong có vài năm mà hàng triệu người đã bị cái chế độ Khmer Đỏ giết hại dã man. Có lẽ tử hình những kẻ cầm đầu chế độ tàn ác này cũng chưa chắc đã làm nguôi được cơn giận dữ từ người thân của những người đã mất
Trả lờiXóaCó thể xét xử những kẻ thủ lĩnh, cầm đầu của chế độ diệt chủng Polpot hay Khmer Đỏ ở Campuchia đó là tội ác diệt chủng, chống lại loài người và những kẻ đứng đầu chế độ diệt chủng ấy bị đưa ra xét xử trước pháp luật là điều nên làm nhưng nó có vẻ hơi muộn và nhẹ tội đối với những gì mà những người này gây ra với nhân dân Campuchia.
Trả lờiXóaÁn chung thân cho những kẻ cầm đầu chủ nghĩa diệt chủng Polpot là hoàn toàn hợp lý và nó còn có phần nhẹ đối với những gì mà bọn chúng đã gây ra cho hơn 2 triệu người dân Campuchia. Không những vậy bọn chúng còn làm cho biết bao chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đã hy sinh trên đất Campuchia khi làm nhiệm vụ quốc tế.
Trả lờiXóaVới những gì mà Kmer Đỏ gây ra, đó là tội ác diệt chủng, chống lại loài người, gây ra cái chết cho hàng triệu người dân Campuchia vô tội cũng như người dân Việt Nam ở vùng biên giới với Campuchia trong suốt 4 năm chúng cầm quyền. Thì giờ đây những kẻ cầm đầu, gây ra tội ác ấy cần phải được trừng trị thích đáng sau bao năm lẩn trốn.
Trả lờiXóaĐáng lẽ ra những kẻ phạm tội diệt chủng, chống lại loài người của chủ nghĩa Kmer Đỏ, bọn Polpot này phải được đem ra xét xử ngay sau khi đất nước Campuchia giành lại được độc lập chứ không phải để bọn chúng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đến tận bây giờ chúng mới bị trừng phạt. Như thế này có lẽ là quá nhẹ nhàng cho những gì mà chúng gây ra.
Trả lờiXóatội ác diệt chủng của chế độ khmer đỏ là quá tàn ác, khoảng hai triệu người, một con số quá lớn, quá sức tưởng tượng, với tội ác này thì tù chung thân là nhẹ nhàng quá, tội ác này đáng nhẽ phải tử hình mới là hình phạt thích đáng, trả thù cho hơn hai triệu dân đã khuất.
Trả lờiXóaÁN CHUNG THÂN CHO THỦ LĨNH KHMER ĐỎ ĐÃ ĐẬP LUẬN ĐIỆU VU KHỐNG VIỆT NAM CỦA LÃNH ĐẠO ĐẢNG ĐỐI LẬP CAMPUCHIA CRNP. thực sự thì là những tội ác của khmer đỏ là không thể chấp nhận được, là một tội ác xứng đáng nhận được một bản án hết sức nghiêm khắc và chúng ta cần phải có những hành động để xóa đi những hành động tương tự như vậy.
Trả lờiXóaVụ xét xử này đã lật tẩy cuộc di cư ép buộc của hàng triệu người ở các thành phố và thị trấn của Campuchia và cuộc diệt chủng những năm 1970, chỉ là một phần của lịch sử đen tối của đất nước này. Gần 1/4 dân số Campuchia đã chết dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, vì bị bỏ đói tập thể, không được chăm sóc y tế, làm việc quá sức và hành hình khi Khmer Đỏ nắm quyền từ năm 1975-1979. đúng là những trang sử đáng quên của đất nước này!
Trả lờiXóa35 năm sau khi chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ kết thúc, tòa án được Liên hợp quốc ủng hộ ngày 7/8 đã kết án tù chung thân với 2 cựu lãnh đạo của chế độ này! và có lẽ cái án chung thân cũng là cái kết xứng đáng cho những cựu lãnh đạo có tư tưởng man rợ này! nhớ lại những ngày tháng đen tối trong lịch sử đất nước Campuchia, có lẽ không một ai là không cảm thấy rùng mình trước những hành động man rợ của chúng!
Trả lờiXóaTuyên án lịch sử được đưa ra đối với Khieu Samphan, 83 tuổi, cựu lãnh đạo nhà nước Khmer Đỏ và Nuon Chea, 88 tuổi, người xây dựng tư tưởng cho chế độ diệt chủng những năm 1970. Cả hai đều là những cựu lãnh đạo cuối cùng còn sống của Khmer Đỏ để ra hầu tòa. đó có lẽ là bản án lịch sử và cũng là để khép lại những gì còn sót lại của một chế độ đáng quên ở đất nước Campuchia này!
Trả lờiXóaNgày 7-8, Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) kết án chung thân đối với 2 cựu quan chức cấp cao của chính quyền Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan, mang lại công bằng cho những người phải trải qua thời kỳ đen tối và đẫm máu nhất của thế kỷ XX! những tội ác mà chế độ pôn pốt này đã gây ra cho những người dân Campuchia thời kì ấy có lẽ sẽ còn in hằn mãi trong kí ức của đất nước này!
Trả lờiXóaThời kỳ Khơme đỏ ở đất nước Camphuchia đỏ là thời kỳ đen tối nếu như không có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam thì không biết nó còn kéo dài bao nhiêu lâu nữa. Dù các lãnh đạo của tập đoàn này vu không và có những luận điệu sai sự thật thì dân chúng Camphuchia và những nhà lãnh đạo Cam phuchia vẫn một lòng tin tưởng chúng ta tình đoàn kết Vịêt – Cam luôn bền vững.
Trả lờiXóakhông thể nào chấp nhận được cái sự vu cáo và xuyên tạc hết sức vô lí của kem sokha và một số kẻ khác,chúng nó dám phủ nhận công sức của người dân Việt Nam trong việc giúp đỡ người dân Campuchia trong nạn diệt chủng do polpot cầm đầu.nhưng dù có nói thế nào cũng chẳng có ai tin vào điều đó cả.
Trả lờiXóađó là một bản án xứng đáng cho kẻ bất nhân đó.mạng người mà chúng nó coi như cỏ rác như vậy thì làm sao mà chấp nhận được cơ chứ.hãy nên nhớ rằng những việc làm của các ngươi đã bị cả thế giới lên án rồi,đừng có mà ngồi đó xuyên tạc lung tung nữa.chẳng có ai tin cả đâu
Trả lờiXóamức án như thế thật sự là quá thỏa đáng với những gì mà chúng đã gây ra cho người dân campuchia.không thể chấp nhận được nữa.sự xuyên tạc và bịa đặt của một số kẻ quá khích đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai nước.nhưng chắc chắn chúng sẽ phải trả giá cho điều đó thôi.
Trả lờiXóa