CUỘC GẶP CỦA THỦ TƯỚNG ABE VÀ TỔNG THỐNG DILMA ROUSSEFF CÓ THỂ LÀM THAY
ĐỔI TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014
Với những diễn biến phức tạp về tình hình chính trị trên thế giới, thế kỷ 21 được coi là đánh dấu một bước chuyển biến lớn. Từ những cuộc chiến tranh ở phạm vi nhỏ, hay những cuộc xung đột dai dẳng mà đẳng sau là sự giật dây của các nước lớn; tới sự phát triển mạnh mẽ và trỗi dậy của một số cường quốc như khối các nước Brics, Nhật Bản… hứa hẹn sự cân bằng hơn trên chính trường quốc tế.
Chiến lược của những quốc gia đang lên thực sự khiến Mỹ, EU không còn quá chiếm ưu thế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Rõ nét nhất là những bước đi của Trung Quốc và Nhật Bản.
Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đang cho thấy mình thực sự là một cường quốc đáng gườm; bên cạnh đó, chính phủ của thủ tướng Abe cũng đang cho thế giới thấy sự cố gắng để tìm lại thời hoàng kim và nâng cao vị thế của Nhật Bản đối với thế giới.
Ở trong nước, Nhật Bản đã có những bước đi mạnh mẽ khi ngày1/4 đã đi vào lịch sử Nhật Bản khi nội các nước này quyết định hủy bỏ hoàn toàn chính sách cấm xuất khẩu vũ khí để thay vào đó bằng 3 nguyên tắc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng hoàn toàn mới. Chính sách này được Nhật Bản đưa ra trong Hiến pháp hòa bình sau chiến tranh nhằm đảm bảo sẽ chỉ tập trung vào việc phòng vệ và vĩnh viễn từ bỏ quân đội cũng như quyền giao chiến. Chính sách được thể hiện rõ trên 3 nguyên tắc:“Không xuất khẩu vũ khí cho các nước theo chủ nghĩa cộng sản”; “Không xuất khẩu vũ khí sang các nước bị Liên hợp quốc cấm vận vũ khí”; “Không xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia liên quan hoặc có liên quan tới các cuộc xung đột quốc tế”.
Đồng thời, lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ có thể triển khai lực lượng tới các quốc gia khác để thực thi “quyền phòng vệ tập thể” nhằm bảo vệ đồng minh trong trường hợp bị tấn công, đồng nghĩa với việc lực lượng tác chiến của Nhật Bản có thể sẽ hiện diện trên Biển Đông để bảo vệ tàu chiến Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột. Theo quy định trước đây trong hiến pháp Nhật Bản, quân đội nước này không được phép triển khai binh sĩ ra nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Trên quốc tế, Nhật Bản đang mạnh mẽ quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực; táo bạo hơn, ông Abe đang muốn cùng Brazil, Ấn Độ, Đức những quốc gia đang lên cải tổ Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc; cụ thể là muốn là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc thay vì chỉ có 05 nước như hiện nay. Trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với ông Abe, bà Rousseff nói rằng cả hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm cho rằng cần thiết phải cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ).
Hai nước đã làm việc với Ấn Độ và Đức, tạo thành nhóm họ gọi là G4, để đòi hỏi trở thành đại diện thường trực của một HĐBA mở rộng. Ông Abe cũng kêu gọi tổ chức một cách thường xuyên các cuộc họp giữa lãnh đạo cấp cao và bộ trưởng ngoại giao của các nước G4.
Những hành động làm thay đổi chiến lược tình hình thế giới này đang gặp phải sự cản trở của 05 quốc gia thành viên hiện tại. Trung Quốc không muốn Nhật và Ấn Độ vào HĐBA LHQ, Nga e dè Đức vào HĐBA, ngay cả Brazil chẳng có bất đồng sâu sắc với quốc gia nào cũng chưa "chạy được" một suất vào HĐBA vì các nước trên đều không muốn quyền lực của mình bị phân nhỏ. Đồng thời, điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của 5 nước thành viên thường trực hiện tại.
Nếu G4 làm được, thì có thể nói diễn biến thế giới sẽ càng trở nên phức tạp nhưng có cơ sở hy vọng cho những sự cân bằng hơn và trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp đang diễn ra.
Các nước tham gia thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc được quy định nhiều đặc quyền mà các quốc gia đó có thể tận dụng. Trong đó có quyền phủ quyết (veto): Là việc một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có khả năng ngăn cản việc thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng một phiếu chống của mình kể cả khi tất cả các nước thành viên khác, thường trực và không thường trực, bỏ phiếu tán thành. Nói cách khác, đây là việc thực hiện nguyên tắc nhất trí giữa năm nước lớn uỷ viên thường trực. Trong suốt quá trình hoạt động của mình với tư cách uỷ viên thường trực, tất cả năm nước này đều đã áp dụng quyền phủ quyết của mình trong đó hai nước Mỹ và Liên Xô (cũ) là những nước sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, không nhất thiết nghị quyết có mang tính thực chất (có liên quan đến thủ tục) nào được thông qua cũng cần phải có đủ năm phiếu thuận của năm uỷ viên thường trực. Nếu như một nước uỷ viên thường trực không ủng hộ hoặc không muốn biểu thị sự ủng hộ của mình đối với một nghị quyết, đồng thời cũng không muốn ngăn cản việc thông qua nghị quyết, nước đó có thể bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu, hành động này không bị coi là phủ quyết và nghị quyết vẫn được thông qua. Thông thường, các nước uỷ viên Hội đồng Bảo an cố tìm cách dàn xếp trước để nghị quyết có thể được thông qua. Tuy nhiên, đã không ít lần, nhiều nước, cho dù biết trước dự thảo nghị quyết của mình sẽ bị phủ quyết nhưng vẫn đưa ra bỏ phiếu nhằm gây sức ép chính trị../.
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
cán cân thế giới có thể sẽ thay đổi thật khi các nước đang lên như Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ, Đức thể hiện sự phát triển vượt bậc của mình và cũng muốn tìm tiếng nói có trọng lượng trong Hội đồng bảo an liên hợp quốc nên cụ thể là họ đã nhóm họp để bàn về nguyện vọng muốn là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc thay vì chỉ có 05 nước như hiện nay. Và khi đó cục diện chính trị thế giới sẽ có sự thay đổi lớn theo hướng cân bằng hơn chứ không phải chỉ có 5 nước thường trực kia nữa
Trả lờiXóaThế giới không còn là hai thái cực Mỹ, Nga.. thế giới đang là một cuộc đua của những sự gắn kết dành buộc lợi ích! vì thế một thế giới mới đang được thiết lập với những ảnh hưởng về kinh tế, quân sự.... với những đất nước đang nổi nên thì đây chính là những cơ hội cho một cuộc cách mạng! cục diện thế giới vẫn dựa vào những đất nước trụ cột
Trả lờiXóaThế giới đang phải đối mặt với những khủng hoảng! khủng hoảng về chính trị, y tế, quan hệ giữa các nước, tranh chấp chủ quyền... và có một bước đi mnafocos thể giải quyết những vấn đề này hẳn! chúng ta phải chông chờ vào tương lai khi thế giới có những nét đổi mới và mối quan hệ! những sự hợp tác, cùng nhau bàn bạc để tìm ra hướng giải quyết
Trả lờiXóaThiết nghĩ với những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt thì tôi nghĩ những đất nước có vai trò trụ cột, những đất nước đang trực tiếp phải đối mặt với những vấn đề thì cần có cách ngồi bàn bạc với nhau! chính trị có thể là một hành động giết người, và những thế lực chính trị hàng đầu thế giới có thể thay đổi điều đó bằng cách rộng lượng nhìn về một thế giới trong tương lai hòa bình ổn định, phát triển.
Trả lờiXóaTrước đây thế giới luôn cho rằng: Nhật Bản đang tìm mọi cách thao túng thị trường châu Á nhưng giờ đây TQ với âm mưu bành chướng lãnh thổ 1 cách ngang ngược thì thế giới lại nhận định một cách sâu sắc hơn.
Trả lờiXóaCác nước châu Á không còn e dè với Nhật Bản mà lại tăng cường hợp tác với những chính sách song phương và đa phương. VN – NB luôn là đối tác tin cậy và lâu năm và với những chính sách giúp đỡ tăng cương an ninh và phát triển kinh tế biển thì Nhật Bản càng ngày tạo được những ấn tượng tốt trên trường thế giới.
Trả lờiXóaTất nhiên điều này hoàn toàn là đúng vì sao? Những nước TQ hay NB những năm gần đây đêu có những bước dài trong tất cả các lĩnh vực kinh tế phát triển nhanh, tiếng nói trên vũ đài chính trị thế giới càng ngày được coi trọng đặc biệt dưới thời tập cận bình – TQ và Abe –NB các nước này đang dần dần lấy lại sự cân bằng trên thế giới với Mỹ và EU và họ đã và sẽ làm được điều đó với những chính sách của mình.
Trả lờiXóaAbe thật là một con người sáng suốt ngài đã biết cách sử dụng vận động hành lang cũng như những nước mới nổi lên có tiềm lực kinh tế cũng như sức mạnh quân sự , thực sự đất nước ấn độ cũng bị họn tàu nó phá phách cũng như kìm hãm phát triển kinh tế rát nhiều
Trả lờiXóatrung quốc luôn là vậy họ đè nén các nước xung quanh khi họ chưa có tiềm lực thì họ phá nước lớn khi có đủ tiềm lực cả kinh tế lẫn quân sự họ phá nước khác chính bằng sức ép và mâu thuẫn gây hấn áp lực chiến tranh đè nặng , mặc dù là 1 đât nước lơn trong lịch sử đã từng bị các nươc phương tây xâu xé nhưng họ vẫn mang trong dnfg máu muốn xâm lược các nước khác.
Trả lờiXóacuộc gặp mặt của 2 nhà lãnh đạo tài ba này sẽ mang một bước ngoặt lịch sử cho cục diện của thế giới nói chung cũng như cho việc căng thẳng trên bán đảo hoa đông nơi mà nhật bản cũng như trung quốc đang tranh dành nhau , trước đây no thược về quân đội hoàng gia nhật bản chiếm nhưng hiện tại bên phía đại lục đang có hành động cũng đồi tuyên bố chủ quyền ở đây
Trả lờiXóađánh giá sơ qua ta thấy ấn độ cũng là 1 đất nước có tiềm lực cả kinh tế lẫn cả quân sự họ là nước sẽ là nước dân số đông nhất thế giới trong tương lại không xa họ sẽ vượt trung quốc về dân số và kinh tế họ cũng là 1 con rồng của chấu á họ đang đi trên con đường phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên họ cũng gặp không ít cản trở từ nước biên giới phía Đông .
Trả lờiXóa