NÓNG: AMM 47 RA THÔNG CÁO BIỂN ĐÔNG
Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014
Ba Sáu
Thông cáo chung AMM - 47 thúc giục các bên liên quan thực hiện kiềm chế và tránh các hành động gây phức tạp tình hình tại Biển Đông.
Tinh thần chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN là khá thống nhất trong việc bày tỏ sự quan ngại trước những căng thẳng liên quan tới tình hình tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam, một số quốc gia khác. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả lập trường và quan điểm của các nước thông qua thông cáo chung về vấn đề Biển Đông lần này vẫn chỉ dừng lại ở mức độ dò xét, thăm dò thái độ của Trung Quốc là chính, và do đó chưa thể tìm ra một bước đi mới, mang tính đột phá trong việc kiềm chế tham vọng bá quyền, bánh trướng của Trung Quốc; cũng như tiến tới mục tiêu lớn nhất cận kề của ASEAN, đó là thành lập “Cộng đồng chung” vào năm 2015.
Trong khi đó tại hội nghị, VN tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán và kiên quyết của mình như đã chia sẻ đánh giá với ASEAN và các đối tác về việc cần phải đẩy mạnh nỗ lực chung nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, trong đó có hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.
Bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc gây căng thẳng gần đây, đặc biệt là việc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển VN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc không để tái diễn những hành động vi phạm tương tự; đề cao các nguyên tắc của ASEAN như đã được nêu trong Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm và Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 10/5/2014, trong đó nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển, Tuyên bố DOC; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là quy định tại điều 5 về không được có các hành động làm phức tạp tình hình, đồng thời cần thúc đẩy thương lượng thực chất để sớm đạt được COC.
* Tường thuật nội dung chính hội nghị
Trưa 10/8 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 47 (AMM-47) diễn ra ở thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar đã ra Thông cáo chung hội nghị.
Thông cáo chung của Hội nghị khẳng định ASEAN tiếp tục duy trì, củng cố đoàn kết và thống nhất lập trường về tất cả các vấn đề liên quan đến nội khối, quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực.
Về Biển Đông, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tiếp tục quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Các Bộ trưởng cũng khẳng định lại các cam kết đối với những nguyên tắc nêu trong Tuyên bố Nguyên tắc Sáu điểm về Biển Đông năm 2012 của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Tuyên bố chung năm 2012 của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 về Kỷ niệm 10 năm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và Tuyên bố ngày 10/5/2014 của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Các bộ trưởng thúc giục các bên liên quan thực hiện kiềm chế và tránh các hành động gây phức tạp tình hình và làm phương hại đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, bao gồm đối thoại thân thiện, tham vấn và thương lượng, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Các bộ trưởng nhất trí tăng cường tham vấn với Trung Quốc về các biện pháp và cơ chế nhằm bảo đảm và tăng cường hơn nữa việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC một cách tổng thể, nhất là Điều 4 và Điều 5, cũng như đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Một số nội dung về Biển Đông được đề cập trong Thông cáo chung của Hội nghị AMM-47:
Chúng tôi tiếp tục quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Chúng tôi khẳng định lại các cam kết đối với những nguyên tắc nêu trong Tuyên bố Nguyên tắc Sáu điểm về Biển Đông năm 2012 của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Tuyên bố chung năm 2012 của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 về Kỷ niệm 10 năm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và Tuyên bố ngày 10/5/2014 của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Chúng tôi thúc giục các bên liên quan thực hiện kiềm chế và tránh các hành động gây phức tạp tình hình và làm phương hại đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, bao gồm đối thoại thân thiện, tham vấn và thương lượng, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Chúng tôi nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng về cam kết chung của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đối với hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải, tin cậy lẫn nhau trong khu vực, và sự cần thiết tạo lập các điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp. Chúng tôi nhất trí tăng cường tham vấn với Trung Quốc về các biện pháp và cơ chế nhằm bảo đảm và tăng cường hơn nữa việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC một cách tổng thể, nhất là Điều 4 và Điều 5, cũng như đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Chúng tôi giao các Quan chức cao cấp triển khai nội dung công tác này.
Chúng tôi ghi nhận Báo cáo tiến độ về thực hiện Tuyên bố DOC trình Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc và giao các quan chức làm việc với phía Trung Quốc hoàn tất về các mục tiêu và cấu trúc cũng như cụ thể hóa các thành phần của COC, bao gồm các thành tố cụ thể nhằm thúc đẩy tin cậy và lòng tin, ngăn chặn sự số, quản lý sự cố khi xảy ra. Chúng tôi cũng giao các quan chức xây dựng các biện pháp “thu hoạch sớm” liên quan.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đà tham vấn và khẩn trương làm việc nhằm sớm đạt được COC, tiếp theo những kết quả mang tính xây dựng của Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc lần thứ 7 về thực hiện DOC ngày 21/4/2014 tại Pattaya, Thái Lan, và cuộc họp Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10 và 11 về thực hiện DOC ngày 18/3/2014 tại Singapore và ngày 25/6/2014 tại Bali, Indonesia. Theo đó, chúng tôi trông đợi nhiều thảo luận thực chất hơn nữa tại Hội nghị SOM về DOC lần thứ 8 và cuộc họp Nhóm công tác chung về DOC thứ 12 cùng được tổ chức vào tháng 10/2014 tại Bangkok, Thái Lan.
Chúng tôi ghi nhận tài liệu về Kế hoạch hành động 3 bước (TAP) do Philippines giới thiệu và các đề xuất khác liên quan Điều 5 được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khác đưa ra về vấn đề Biển Đông.
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
tình hình Biển Đông có lẽ đang nóng hơn bao giờ hết, và suy cho cùng thì nguyên nhân chính dẫn tới những vụ việc lùm xùm ngoài Biển Đông trong thời gian gần đây đều có liên quan tới Trung Quốc! gần đây nhất là việc chúng hạ đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta và có những hành động ngang ngược gây ảnh hưởng tới Việt Nam chúng ta! có lẽ cũng có nhiều nước đang bị đe dọa nghiêm trọng như nước ta hiện tại!
Trả lờiXóađúng là càng lâu thì chúng ta càng cần có những sự ủng hộ mạnh mẽ như thế này về vấn đề Biển Đông! Trung Quốc rõ ràng là một nước lớn và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới, song không thể vì thế mà chúng có thể làm gì thì làm theo ý của bọn chúng được! và đương nhiên cho tới bây giờ thì vấn đề Biển Đông cũng không chỉ còn là vấn đề của riêng nước Việt Nam chúng ta được nữa rồi!
Trả lờiXóaTrong thời gian vừa qua tình hình biển đông diễn ra rất phức tạp với sự ngang ngược và bành trướng từ phía Trung quốc,chính vì thế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã ra những thông cáo hết sức đúng đắn.Nó không những răn đe và ngăn ngừa được những hành động sai trái của Trung quốc trên biển đông mà nó còn làm lắng dịu tình hình khu vực này.
Trả lờiXóathông cáo Biển Đông lần này các nước vẫn chỉ bày tỏ quan điểm ở mức độ quan ngại, vẫn chưa có những nước dám lên tiếng phản đối những hoạt động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông như Mỹ hay Nhật Bản! chúng ta cần phải tranh thủ được nhiều hơn nữa sự ủng hộ của các nước trên thế giới! vấn đề Biển Đông không chỉ là của riêng ai và các nước cần chung tay đập tan những âm mưu đen tối của Trung Quốc!
Trả lờiXóaSau cùng hội nghị cũng đưa ra những thông cáo về biển đông.Trước hội nghị Việt Nam vẫn khẳng định lại một lần nữa quan điểm và chủ trương của mình là bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, trong đó có hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.Và quốc tế đã ủng hộ ý kiến đó của chúng ta.
Trả lờiXóaBiển Đông đang có những biến động rất lớn trong thời gian gần đây! Trung Quốc thì đang ngày càng ngang ngược hơn, ngông cuồng hơn trong những tuyên bố và những hoạt động của mình! và đương nhiên những hành động ấy của Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới lợi ích của nhiều nước có liên quan và nó cũng đe dọa lớn tới hòa bình ổn định của khu vực, chính vì thế mà các nước cần có hợp sức, có những biện pháp cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc!
Trả lờiXóaVới thông điệp gửi tới hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước asean là giải quyết tranh chấp biển đông trên phương châm hòa bình ổn định và phát triển thịnh vượng thì Việt nam đã được sự đồng thuận từ các nước quốc tế.Đồng thời các nước này cũng ngăn chặn những hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế đến từ phía trung quốc.
Trả lờiXóaSau những động thái là bất đồng và không chịu họp mặt trước hội nghị thường niên thì Trung quốc giờ đây đã tham dự vào cuộc họp giữa bộ trưởng ngoại giao các nước để giải quyết các vấn đề đang mâu thuẫn trong khu vực.Trung quốc giờ là hiện tượng của thế giới,với tiềm lực phát triển kinh tế rất mạnh trong khu vực,nhưng không vì thế họ có thể bất chấp luật pháp quốc tế để đạt được những mục đích chính trị của họ được.
Trả lờiXóaCuối cùng vẫn chỉ dừng lại ở việc các nước đều dừng lại ở quan ngại những tình hình tại biển Đông và thăm dò ý của Trung Quốc là chính. Vì vậy tôi thiết nghĩ Việt Nam cần lúc nào cũng phải cảnh giác và luôn có biện pháp đề phòng thật cẩn thận, không thể cứ yên tâm trông cậy hết vào những nước bạn
Trả lờiXóaĐấy muốn đánh được cường bạo thì phải thiên thời, địa lợi, nhân hòa.... phải tranh thủ được thêm nhiều tiếng nói của các nước trên thế giới và khu vực,,,, chứ nghe như đâu mấy "cụ bô lão thư 61" cứ phải đòi Việt Nam đánh thật lực với Trung Quốc, chẳng nhé trong tình hình tiếng nói ủng hộ ta còn dè dặt như thế mà cứ đâm đầu đòi đánh Trung QUốc, khác nào chưa đánh đã dâng nước cho giặc Tàu hay sao.
Trả lờiXóaCác nước ASEAN đang cùng nhau sát cánh để cùng đưa ra tuyên bố chung về Biển Đông. Trước sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như âm mưu bá quyền, bành chướng thì việc sát cánh cùng nhau của các nước ASEAN là điều hoàn toàn đúng đắn và hợp lý để sớm đưa khu vực trở lại hòa bình, ổn định.
Trả lờiXóaVới sự can thiệp từ phía bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau, gây ra sự chia rẽ, bất đồng về quan điểm cũng như những thống nhất của khối không được thông qua. Thì thông cáo này là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự đoàn kết của ASEAN để cùng nhau có những quyết định sáng suốt đối với khu vực, mà Trung Quốc đang là tâm điểm.
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta là đất nước yêu chuộng hòa bình, muốn giữ mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước khác, và Trung Quốc cũng không nằm ngoài những quốc gia ấy. Xong đối với cách ứng xử của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như sự ngang ngược của Trung Quốc thì chính Trung Quốc đã làm mất đi tinh thần hợp tác, hữu nghị ấy.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn chủ trương giải quyết tranh chấp, bất ổn bằng biện pháp hòa bình tại hội nghị, VN tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán và kiên quyết của mình như đã chia sẻ đánh giá với ASEAN và các đối tác về việc cần phải đẩy mạnh nỗ lực chung nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, trong đó có hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trả lờiXóaThông cáo chung về vấn đề Biển Đông lần này vẫn chỉ dừng lại ở mức độ dò xét, thăm dò thái độ của Trung Quốc là chính, chưa thể tìm ra một bước đi mới, mang tính đột phá trong việc kiềm chế tham vọng bá quyền, bành trướng của Trung Quốc, nhưng cũng là tiếng nói để bảo vệ công lí, củng cố niềm tin cho những nước bị Trung Quốc hành động ngang ngược
Trả lờiXóaDù rằng thông cáo của ASEAN về Biển Đông lần này chỉ ở mức dò xét cũng như quan ngại của các nước về tình hình tranh chấp, căng thẳng trên Biển Đông của một số nước thành viên đối với Trung Quốc nhưng nó cũng cho thấy sự chuyển biến tích cực sau một thời gian dài ASEAN không đưa ra được thống nhất chung nào về vấn đề khu vực. Đó là tín hiệu đáng mừng đối với tình hình Biển Đông hiện nay.
Trả lờiXóacác nước cần cố gắng đoàn kết hơn nữa để chống chọi lại nạm xâm lược và bành trướng sức mạnh của Trung Quốc , họ tinh toán cả rồi mà họ sinh ra những chiến lược đi trước ta rất nhiều , vì vậy chúng ta cần hoặc địch cũng như đề ra nhưng biện pháp để phòng ngừa cũng như có nhưng giải pháp chống chọi lại những sự cố mà chúng nó đã hoạch điịnh
Trả lờiXóachẳng hiểu sao mà chúng ta lại không đoàn kết mặc dù Trung Quốc thường xuyên thò mũi vào campuchia , chúng nó còn lôi kéo xúi dục hội đểu bên đó có những hafnhd dộng xấu xa , chắc chắn vụ đốt cờ việt nam ở bên campuchia chắc chắn do bộ chính ttri trung Quốc đưa ra ngu kế đó.
Trả lờiXóacó thể nói hành vi lộng hành của Trung quốc hiện nay đã làm tình hình biển Đông trở nên bất ổn đặc biệt là nước hàng xóm Việt Nam , việc các tổ chức kiểu như Đông Nam á cân đoàn két bảo vệ nhau trước những khó khăn và thách thức từ nhưng nguy cơ xấu trong quan hệ với Trung quốc
Trả lờiXóaHiện nay trên thế giới có những nước lớn đang cố gắng chèn ép những nước nhỏ , và các nước lớn thường xuyên muốn các nước lớn đánh nước bé tạo dà cho nước kia có quyền chỉ trích mặc dù chúng nó vẫn muốn các nước nhỏ vùa là bàn đạp cho chúng để đánh nước đối thủ , ngư ông đắc lợi
Trả lờiXóaThông cáo chung AMM - 47 thúc giục các bên liên quan thực hiện kiềm chế và tránh các hành động gây phức tạp tình hình tại Biển Đông. Đây thực sự là một vấn đề đáng quan tâm và nhận được sự ủng hộ của dư luận quốc tế, trước những xung đột và tranh chấp trên biển Đông. Đó là một điều hoàn toàn nên làm.
Trả lờiXóatrước tình hình biển Đông đang ngày càng phức tạp, những vấn đề mang tính tranh chấp đang ngày một nóng lên giữa nhiều quốc gia, thì chúng ta cần có những biện pháp, những cách làm mang tính đột phá, khẳng định mạnh mẽ những gì mà chúng ta cần để thiết lập hòa bình một cách vững chắc.
Trả lờiXóaVấn đề Biển Đông là một trong những vấn đề không chỉ nóng trong khu vực châu Á mà còn nóng trên cả thế giới. Các nước thuộc khu vực ASEAN cần tích cực hơn nữa mạnh mẽ hơn nữa và biết đứng về chính nghĩa để bảo vệ công bằng và ổn định chunh trong khu vực không thể để TQ thực hiện được âm mưu bành chướng lãnh thổ của mình.
Trả lờiXóaVấn đề biển đông đang là vấn đề nóng không chỉ đối với các nước khu vực Đông Nam Á mà ở trên toàn thế giới, nó nóng ở hầu hết các diễn đàn. Việc giải quyết vấn đề biển đông cũng không thể chỉ xử lý sóng phương hay là việc của các nước liên quan mà nó là việc cần giải quyết của tất cả các nước trên thế giới, do vậy sắp tới chắc chắn sẽ còn rất nhiều thông cáo liên quan đến vấn đề này.
Trả lờiXóa