Nhiều năm qua, Mỹ và đồng minh dựa vào sức manh kinh tế, quân sự… đã không ít lần can thiệp quân sự một cách “thô bạo” vào vấn đề chính trị, nội bộ ở một số nước ở Bắc Phi và Trung Đông.
Chính vì điều đó, chúng ta đã được chứng kiến cảnh tượng nước Mỹ cùng người dân của họ đã phải gánh chịu những hậu quả vô cùng to lớn. Như người phương Đông có câu “gieo nhân nào, gặp quả nấy”. Những vụ trả thù đẫm máu đã cướp đi vô vàn sinh mạng của người dân Mỹ cả trong nước và ngoài nước như: vụ khủng bố 11.9.1991; những vụ khủng bố hoặc đe dọa khủng bố của các tổ chức khủng bố hồi giáo cực đoan Alquaida… đã nhiều lần đe dọa sự an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân Mỹ và những nước đồng minh gây nên sự hoang mang, lo sợ của họ mỗi khi ra đường hay sang làm việc tại các nước mà Mỹ đã từng đưa quân đội vào can thiệp và gần đây nhất, sự kiện nhà báo tự do James Foley bị phiến quân Nhà nước Hồi Giáo (IS) chặt đầu hôm 19-8 đã làm tăng thêm sự căng thẳng trong vấn đề giữa Mỹ và các tổ chức khủng bố trên thế giới.
Thời gian qua, mặc dù Mỹ đã thực hiện chủ trương rút quân và tiến hành chuyển giao cho lực lượng tại chỗ nhưng chính người Mỹ vẫn chưa thể yên tâm bởi từ lâu sự ngự trị của đạo Hồi cũng những tư tưởng “Thánh chiến” đã ăn sâu vào cốt tủy của những người dân nơi đây thì mọi chuyện xảy ra đều có thể xảy ra. Mối lo ngại nhất của Mỹ và cũng là thách thức chính là nguy cơ những phiến quân Hồi Giáo cực đoan đã và đang củng cố mọi tiềm lực về quân sự, tài chính, lực lượng… để thành lập cái gọi là “Đế chế Hồi Giáo” với những đội quân thiện chiến, dám xả thân về lý tưởng của tổ chức.
Thiếu tướng Harold Green, một quan chức cấp cao của Quân đội Mỹ có mặt tại Afghanistan được cho là cũng vì nguyên nhân này (trước đó từ khi khai mào cuộc chiến chống lực lượng khủng bố có mặt tại Afghanistan từ năm 2001 thì đây là lần đầu tiên tướng Harold Green có mặt tại đấy. Cái chết của vị tướng này không chỉ là một sự báo động về việc Mỹ đã hoàn toàn thất bại trong việc áp đặt những tiêu chuẩn mang tính Mỹ lên một quốc gia khác biệt cả về văn hóa, lịch sử; cái chết của tướng Harold Green dường như là một điều tất yếu của lịch sử nước Mỹ, nó cũng dần trôi vào dĩ vãng theo dòng thời gian, không còn mấy người nhớ đến ông ta nữa, bởi vì tướng Harold Green chỉ là 1 trong hàng ngàn quân lính của Mỹ đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh như vậy, những cuộc chiến tranh mà Mỹ muốn chứng minh cho phần còn lại của thế giới thấy được vai trò, sức mạnh của họ chứ với những nhà lãnh đạo đứng đầu Nhà Trắng họ không cần quan tâm đến những binh lính của nước họ đã phải hy sinh nơi đất khách quê người.
Không ai dám so sánh giữa cái chết của thiếu tướng Harold Green và nhà báo Mỹ James Foley cái nào đau thương hơn, cái nào quan trọng hơn. Nhưng rõ ràng nước Mỹ đang đứng trước những sự thách thức to lớn, trước tiên phải nói đến những vụ biểu tình đường phố phản đối những cuộc chiến tranh phi lý của người dân Mỹ, thách thức thứ 2 mà Mỹ cần đối mặt đó chính là sự phẫn nộ, sự lo sợ của binh lĩnh Mỹ khi phải tham chiến tại những chiến trường khốc liệt như vậy, và thứ 3 điều mà Mỹ lo sợ nhất, thách thức lơn nhất đó chính là mối đe dọa trực diện của một tổ chức, thậm chí là một nhà nước có ý đồ đi ngược lại lợi ích của nước Mỹ. Bằng chứng là nước Mỹ đã tiêu diệt thành công trùm khủng bố của tổ chức Al Qaeda Bin laden không lâu sau những tuyên bố cứng rắn của nước này trước những dấu hiệu cho thấy Al Qaeda đang gia tăng các hoạt động thánh chiến tại các khu vực mà quân đội Mỹ đang góp sức kiểm soát an ninh trật tự.
Như vậy, sự trỗi dậy của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria hay phiến quân tại Afghanistan với những hành động man rợ như giết chết Thiếu tướng Harold Green và nhất là sát hại dã man nhà báo James Foley không khác nào "giọt nước tràn ly" đối với chính nước Mỹ. Với những tổn thất to lớn về con người như vậy, chắc sẽ có không ít những tướng lĩnh, quân sĩ của quân đội Mỹ còn đủ lòng dùng cảm, sự tự tin khi chân đến những vùng đất chết, và cũng không còn nhà báo Mỹ nào đến đó để tác nghiệp. Đây chắc chắn sẽ là bài học đắt giá cho Mỹ, họ cần phải thay đổi tư duy để trấn an dư luận người dân, họ cũng cần phải thay đổi tư duy về đối sách với phiến quân Nhà nước Hồi giáo, đặc biệt trong vấn đề thỏa thuận, giải cứu con tin là người Mỹ.
Mã Phi Long
Nước Mỹ đang đứng trước những sự thách thức to lớn, trước tiên phải nói đến những vụ biểu tình đường phố phản đối những cuộc chiến tranh phi lý của người dân Mỹ, thách thức thứ 2 mà Mỹ cần đối mặt đó chính là sự phẫn nộ của nhân dân những nước mà Mỹ đã tham chiến với cái lý do hết sức phi lí của mình. Và tiến tới chắc chắn Mỹ sẽ phải đứng trước sự phản đối của những binh lính của mình khi họ luôn bị nguy hiểm rình rập đến tính mạng như vậy
Trả lờiXóaCó thể nói sau cái chết của nhà báo tự do jame foley rất tàn ác như vậy thì nhân dân Mỹ nói riêng và nhân dân trên thế giới nói chung đều cảm thấy sự tàn khốc của những cuộc chiến tranh cho dù đó có vì lý do như thế nào đi chăng nữa. Việc Mỹ đã gây chiến trên đất Irac đã làm cho những phần tử khủng bố khu vực này trở nên căm phẫn và manh động hơn bao giờ hết mà khủng bố thì thật khó để có thể dập tắt được chúng cho dù đó là nước Mỹ hùng mạnh
Trả lờiXóaNếu Mỹ vẫn còn duy trì quân đội ở khu vực này thì có thể nói sẽ còn nhiều vụ như thế này xảy ra nữa vì nếu cho dù 10 người ở đây chết thì ít nhất cũng sẽ có 1 binh linh Mỹ phải ngã xuống. Và hơn thế nữa sẽ làm cho những thành phần khủng bố ngày càng hành động quyết liệt và tàn ác hơn nữa, gây nguy hiểm không chỉ cho quân đội Mỹ mà còn cho nhân dân vô tội nữa
Trả lờiXóaNhân dân và quân đội Mỹ thì ở trong sáng còn những kẻ khủng bố thì ở trong tối chính vì vậy cho dù Mỹ có mạnh đến giướng nào cũng rất khó phát hiển ra những kẻ khủng bố đó và cho dù phát hiện ra thì lúc đó Mỹ cũng thiệt hại rất nhiều về tiền bạc và đặc biệt là về con người. CHính vì vậy cách tốt nhất là Mỹ nên dừng lại những hành động quân sự ở khu vực này và trên cả thế giới
Trả lờiXóađã có một số phần tử khủng bố thuộc phiến quân Nhà nước Hồi giáo đã trèo cao chui sâu vào các tổ chức Nhà nước của Mỹ, nếu những phần từ này không bị phát hiện chắc nước Mỹ và người dân của họ đã phải nhiều tổn thất hơn nữa.
Trả lờiXóachúng ta phải nhìn nhận hai mặt, một là sự cực đoan của phiến quân hồi giáo quá ghê gớm, họ bất chấp tất cả dám hiến cả tính mạng để bảo vệ tư tưởng của họ, vè sự bảo thù của họ cũng gây nên bao tội ác cho nhân loại. Hai là nước Mỹ, họ bị nư vậy cũng là điều tất yêu như tác giả nói "gieo nhân nào gặp quả nấy", họ đã mang quân đi xâm lược lấy cớ này cớ nọ để đưa quan lính vào can thiệp vào nội bộ các nước đó để thực hiện mưu đồ chính trị, giới lãnh đạo của họ thì tận hưởng thánh quả, còn quân lính và người dân đã trở thành quân xanh, là tấm thảm đẹp êm ái để giới cầm quyền của Mỹ tiến thẳng đến vinh hoa và phú quý.
Trả lờiXóaviệc nhà báo Mỹ bị hành xử một cách dã man đã làm cho cộng đồng thế giới phản đối kịch liệt hành động đó. Nếu như không có giải pháp nào để chuyển hóa tư tuowgr cực đoan của phiến quân hồi giáo thì chúng ta cũng nên khuyên Mỹ đừng có hành động dại dột, cứng rắn quá sẽ để làm cho người dân và quân lính của họ chịu khổ mà thôi
Trả lờiXóaĐúng rồi , người ta bảo gieo nhân nao thì gặp quả đấy thôi mà cứ " thích thể hiện " thì kiểu gì cũng có lúc không thể thể hiện được nữa đâu mà , nước Mỹ không phải tự nhiên mà có những hậu quả đó , phải có cái gì thì tự nhiên mới có những điều đó chứ , nước Mỹ nên xem lại bản thân mình
Trả lờiXóaThực sự cái tội đó cũng là một hệ quả cho những hành động của nước Mỹ , những chính sách của nước Mỹ hay thái độ , việc can thiệp vào công việc của nước khác , người ta đã bảo rồi mà , muốn sống lâu thì tốt nhất đừng có động vào , xen vào chuyện của người khác
Trả lờiXóaKhông biết là những sự kiện , những mất mát đó với nước Mỹ có giúp cho họ cảnh tỉnh ra không , xem phim nước Mỹ cũng có quân đội tinh nhuệ , giải cứu được cả thế giới nữa mà , nhưng sao họ không dùng những điều đó để giúp người dân của nước mình nhỉ ? không phải nước Mỹ lúc nào cũng là tốt đâu
Trả lờiXóaThế giới bàng hoàng, và tiếp tục phải chứng kiến những vụ việc đau thương về cái giá của chiến tranh. Vụ việc một nhà báo chiến trường của Mỹ có tên James Foley, 40 tuổi đã bị hành quyết bởi một tổ chức có tên Nhà nước Hồi giáo được đăng tải trên mạng đang gây xôn xao dư luận thế giới. Đây là một bài học vô cùng đắt giá đối với Mỹ
Trả lờiXóaĐây là lời cảnh tỉnh mới tới lãnh đạo trên toàn thế giới, kể cả các lãnh đạo các nước theo đạo Hồi. Tất cả cần xem xét cách làm sao chống lại những kẻ quá khích. Thay đổi điều mà cả phương Tây và những người theo đạo Hồi cần, đó là làm sao để hai bên hiểu nhau
Trả lờiXóaTôn giáo vẫn luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm. Tôn giáo là đời sống tinh thần không thể thiếu của gần 87% dân số trên thế giới. Tôn giáo đã đem lại nhiều giá trị nhân văn, đạo đức cao cả cho cuộc sống; giúp con người hướng thiện. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, tôn giáo cũng có những tồn tại mà thực tế đã chứng minh đó là sự cực đoan đang trỗi dậy.
Trả lờiXóaNhững tư tưởng cực đoan đã lan rộng và tính nguy hiểm của nó ngày càng gia tăng. Không phải là vấn đề của riêng ai mà cả thế giới đều phải vào cuộc trước hết để đẩy lùi sự cực đoan và trả lại sự thuần túy tốt đẹp cho tôn giáo cũng như là góp phần đảm bảo hòa bình thế giới
Trả lờiXóa