Nguyệt quế
Tình cờ đọc được bài “Thân Mỹ, sao không?” của Phạm Thành mà cảm thấy có gì đó không hợp lý, chỉ là quan điểm cá nhân, tôi thì lại có quan điểm khác. Trong bài viết của mình, Phạm Thành hết lời ca ngợi Mỹ, các đồng minh về sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật,… Nhưng chúng ta thấy rằng, nhìn cái giàu đẹp và cái khó khăn là rất dễ; nhưng đó không phải yếu tố để đem ra so sánh giữa các quốc gia khi mà quá trình lịch sử phát triển khác nhau. Vì sao?
Việt Nam và Mỹ có những con đường phát triển rất khác nhau, nếu không nói là trái ngược. Trong khi Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh đau thương và tổn thất thì chính Mỹ lại mạnh lên từ chiến tranh.
Với vẻ bề ngoài rất hoành tráng nhưng chúng ta thấy một thực tế rằng ở Mỹ điều cơ bản là khoảng cách giàu nghèo chênh lệch quá lớn và ngày càng gia tăng. Theo thống kê: cứ 6 người dân Mỹ thì có 1 người phải đối diện với cái đói. Có một số người Việt Nam di dân đến Mỹ hầu hết đều sống trong thành thị và có công việc ổn định với mức sống trung lưu. Nhưng đó cũng chỉ là một bộ phận nhỏ. Trong tập san Bloomberg Business Week (số tháng 4/2014) đưa ra thống kê: có 20% dân số Mỹ được xem là giàu nhất chiếm hết 89% tài sản xã hội, trong đó 1% là những tỷ phú chiếm hết 35.4% , còn lại 11.1% tài sản xã hội chia cho 80% dân số.
Về tình trạng nghèo đói, theo thống kê của chính phủ Mỹ, năm 2012, có 46.5 triệu người Mỹ trong tình trạng nghèo khó (chiếm 15% dân số). Trên thực tế, theo khảo sát của Supplemental Poverty Measure, có đến 49.9 triệu người nghèo khó. Những con số này mới phản ánh đúng hiện thực đời sống người dân Mỹ.
Thứ hai, Mỹ đã có được độc lập từ năm 1776, trong khi Việt Nam phải trải qua hơn 80 chống chọi với 2 đế quốc xâm lược sừng sỏ, mới hoàn toàn giành được độc lập chủ quyền và phát triển đất nước gần 30 năm. Trải qua hai cuộc chiến tranh đã làm cho đất nước ta hao tốn biết bao nhiêu sức người, sức của. Cho đến tận bây giờ hậu quả của nó còn chưa khắc phục hết. Những vấn đề như bom mìn còn sót lại hay hậu quả của chất độc màu da cam do đế quốc Mỹ rải xuống nước ta vẫn còn rất nặng nề.
Tất nhiên, đói nghèo ở nước nào cũng có, nhưng quan trọng nó tỷ lệ như thế nào trong chính thành phần xã hội của quốc gia đó và chiến tranh cũng đã thành chuyện của quá khứ. Nhưng cũng không thể so sánh như Phạm Thành đã viết. Việt Nam chúng ta đã và đang tiếp tục phát triển, chúng ta có con đương riêng của chúng ta; phát triển nhưng giữ vững được sự ổn định mới là điều quan trọng.
Hiện nay, với xu thế mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, quan hệ Việt – Mỹ cũng đã dần cải thiện và có những bước phát triển tích cực. Nhưng chúng ta vẫn rất ổn định. Mỗi thể chế chính trị đều có những quan điểm, những định hướng riêng để từ đó hoạch định đường lối chính sách. Với những thành tựu của Nhà nước Việt Nam và những cố trong việc kiềm chế lạm phát, hay những kết quả tích cực trong việc tái cấu trúc hệ thống kinh tế, giảm bớt thủ tục hành chính công,… thì chắc chắn đất nước ta đang đi đúng hướng và sẽ ngày một phát triển.
Phạm Thành ơi Phạm Thành, đến giờ mà vẫn còn có những tư tưởng như vậy sao. "thân Mỹ" hay phụ thuộc vào Mỹ đây. bao nhiêu năm phải sống trong bóng tối, không chịu được, cha ông ta đã không nghĩ đến gì khác ngoài đấu tranh để giành lại độc lập.du có phải hi sinh tất cả. vậy mà giờ lại có người chà đạp lên những hi sinh đó để quay lại thời kì đó sao.
Trả lờiXóa"thân Mỹ" là thế nào. một nước nhỏ có thể thân với một nước lớn một cách vô tư như người anh giúp đỡ người em hay không? tôi khẳng định là không, ngay cả anh em trong một gia đình, cùng một dòng máu cũng không thể vô tư tuyệt đối thì nói gì đến một quốc gia chưa từng từ bỏ tham vọng xâm chiếm Việt Nam. đừng ảo tưởng và hi vọng hão huyền Phạm Thành ạ
Trả lờiXóađất nước Việt Nam ta sẽ tự bước bằng đôi chân của mình, không dựa dẫm, không phụ thuộc vào bất kì ai cả, chúng ta sẵn sàng bắt tay hợp tác với các nước nhưng không bao giờ chịu lệ thuộc vào bất kì ai và vì lý do gì.
Trả lờiXóaCó thể dễ dàng thấy Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ đó là những quốc gia giàu có, hùng mạnh về kinh tế, quân sự nhưng thử nhìn lại mà xem, bề ngoài hào nhoáng của sự giàu có ấy chính là sự đói nghèo, cách xa về khoảng cách giàu nghèo, phân biệt giai cấp, tầng lớp. Việt Nam chúng ta có con đường đi riêng của chúng ta, có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển chứ không thể phụ thuộc vào họ được.
Trả lờiXóaThân Mỹ đó là chúng ta học hỏi kinh nghiệm phát triển của họ chứ không phải thân Mỹ là để phụ thuộc vào Mỹ, trông chờ vào viện trợ, trợ giúp của Mỹ thì đó là điều hoàn toàn không thể xảy ra. Việt Nam chúng ta đang từng bước đi lên trong việc phát triển, xây dựng đất nước theo cách riêng của mình chứ không phải phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào khác.
Trả lờiXóađọc bài này mới thấy được mặt phải của vấn đề. cảm ơn tác giả
Trả lờiXóatheo Mỹ có mà chết đói, người nghèo cứ nghèo còn bọn tư bản bóc lột vẫn cứ giàu
Trả lờiXóađúng là những kẻ liếm gót Mỹ mới nghĩ muốn phát triển thì phải "thân Mỹ"
Trả lờiXóathat tu hao khi Viet Nam danh thang 2 cuong quoc sung so va ngay cang phat trien, khang dinh vi the cua minh tren truong quoc te
Trả lờiXóaMở rộng quan hệ với các nước để tăng tình hợp tác quốc tế là một trong những xu hướng mà không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện. Song hợp tác trên quan điểm tôn trọng bình đẳng nhau chứ không phải phụ thuộc nhau và phụ thuộc hoàn toàn vào nước nào có ưu thế mạnh hơn. Mở rộng quan hệ với nhau là tăng cường phát triển kinh tế, chính trị không nên nhầm lẫn.
Trả lờiXóa