Xứ Thanh
Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay cho hay: "Mục đích chuyến đi là nhằm trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình thông báo.
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng chuyến thăm sẽ không mang lại kết quả gì:''Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ. Họ chỉ tạm thời rút giàn khoan đi mà thôi. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông."
Nguyễn Quang A, cho rằng Bắc Kinh sẽ thuyết phục Hà Nội từ bỏ kế hoạch xem xét kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế như từng đe dọa.
Trước khi luận bàn về những mục đích chính trị sâu sắc ẩn chứa qua chuyến thăm tới Trung Quốc lần này của đặc phái viên Bộ Chính trị, bạn đọc hãy nghiên cứu một trong những chuyến bang giao đối ngoại đặc biệt, từng được thực hiện trong lịch sử dân tộc, trước hoàn cảnh mối quan hệ láng giềng Việt - Trung hết sức căng thẳng, có điểm tương đồng như ngày nay.
CHUYỆN TRẦN HƯNG ĐẠO TIẾP SỨ (Trích: VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 3 - 71 GIAI THOẠI ĐỜI TRẦN , Nguyễn Khắc Thuần , NXB Giáo dục 2003 , Tái bản lần thứ tám).
Năm 1281, cuộc đấu tranh ngoại giao giữa Đại Việt với nhà Nguyên đang ở trong thời kì rất căng thẳng. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt liên tiếp xuống chiếu bắt vua Trần phải sang chầu. Để kéo dài thời gian hòa hoãn nhằm có đủ cơ hội chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc đọ sức bằng lực lượng vũ trang, vua Trần lúc ấy là Trần Nhân Tông (1278 - 1293) đã sai chú họ là Trần Di Ái (còn có tên là Trần Ái) thay mình sang chầu vua Nguyên. Hốt Tất Liệt chớp ngay lấy cơ hội đó, phong Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương, bọn tùy tùng Trần Di Ái cũng đều được nhận quan tước, xong sai Sài Thung (cũng có người dọc là Sài Xuân) đem một ngàn quân đi hộ tống Trần Di Ái về nước. Tình hình đã căng thẳng lại càng có phần căng thẳng hơn. Phải đối phó với Sài Thung ra sao ? Sách Đại Việt sử kí toàn thư (quyển 5, bản kỉ, tờ 41 a và 41 b) có một đoạn chép như sau :
Sự hèn nhát của Di Ái và sự ngang ngược của Sài Thung, thiết tưởng đã quá rõ. Điều đáng nói là sự nhún nhường của triều Trần. Chiêu Minh Vương Quang Khải đã khéo nhịn mà Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn còn khéo nhịn hơn. Cố nhịn để lo quốc gia đại sự đã là đáng kính, nhịn đến hết mức mà vẫn giữ được quốc thể thì lại còn đáng kính hơn. Hậu thế nói nhiều đến một Hưng Đạo Vương uy nghi trên bành voi trận, đã mấy ai nói đến một Hưng Đạo Vương ung dung mà đầy mưu lược trong tấm áo cà sa!
Cần phải nhắc lại rằng, quan điểm của Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của mỗi quốc gia phải được bảo đảm; luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.
Việc Nhà nước ta chủ trương hòa bình, tránh xung đột, giảm căng thẳng trong thời kỳ hiện nay cũng không hẳn đồng nghĩa với việc chúng ta thực hiện chiến lược “hoãn binh” như đã từng thực hiện trong thời chiến, khoảng thời gian 1946 - 1950 của đất nước. Trước hết, có thể thấy rằng chiến lược của Nhà nước ta đã và đang hướng tới sự đồng tình, ủng hộ về nhiều mặt của thế giới trong cuộc tranh chấp vốn “không có tranh chấp” với phía láng giềng trong vùng biển đương nhiên thuộc quyền chủ quyền của tổ quốc ta.
Việc các vị lãnh đạo cấp cao của các quốc gia đi thăm nước khác là một điều hết sức bình thường, không có gì đáng nói ở đây cả. Nên nhớ trong bối cảnh thế giới hiện tại, thì cho dù có xung đột, cũng không thể thay đổi chính sách ngoại giao, đó chính là giữ vững đường lối, chính sách của mình, lấy lợi ích quốc gia lên làm đầu.
Trả lờiXóaViệc Nhà nước ta chủ trương hòa bình, tránh xung đột, giảm căng thẳng trong thời kỳ hiện nay cũng không hẳn đồng nghĩa với việc chúng ta thực hiện chiến lược “hoãn binh” như đã từng thực hiện trong thời chiến, khoảng thời gian 1946 – 1950 của đất nước. ĐÓ là một điều hết sức bình thường và hết sức đúng đắn, chúng ta không cần phải nói về vấn đề này quá nhiều.
Trả lờiXóaChả có điều gì khác thường khi một ủy viên bộ chính trị sang thăm Trung Quốc cả. Vì một lý do rất đơn giản việc một cán booju cấp cao nước ta thăm TQ thể hiện rõ Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình và luôn muốn là bạn với các quốc gia trên thế giới. Vụ việc căng thẳng vừa rồi không làm nahr hưởng tới quan hệ hai nước.
Trả lờiXóahài , việc này có cái gì đâu mà thắc mắc từ trước đến nay chuyện này chưa bao giờ xảy ra hay sao mà tự nhiên lại thấy lạ , lôi ra để mà nói là sao không biết được , liệu răng có đáng để mà phải lôi ra để mà nói không cơ chứ , hay toàn làm mấy cái trò trẻ con ra đấy để mà người ta cười cho hả , rảnh chuyện thật !
Trả lờiXóaTrời ơi là trời , tưởng gì , bòn này lắm chuyện thế nhỉ , sao nhưng cái chuyện hết sức là bình thường như thế này mà cũng có thể lôi ra bàn đi tán lại là sao không biết , người dân thì chẳng nói gì , vậy mà sao có nhiều người lại lôi chuyện này ra mà bàn tán nọ kia , đặt điều đủ kiểu vậy nhỉ ?
Trả lờiXóaTrời ơi , quan điểm đã là giải quyết mọi chuyện bằng đàm phán , thương lượng , giải quyết mọi chuyện trên hòa bình mà không có những cuộc đối thoại giữa hai bên , không có những chuyến thăm hỏi thì thử hỏi là giải quyết bằng hòa bình cái nỗi gì không biết được , chuyện này cũng là bình thương thôi mà , có gì lạ đâu chứ
Trả lờiXóaCũng có vài người rảnh chuyện thật đấy nhỉ , không đâu lại lôi mấy cái chuyện ra để mà nói này nói nọ , thử hiểu rằng có hiểu biết thực sự hay không mà dám nói ra những cái điều như vậy chứ , hay thật đấy nhỉ , rảnh chuyện quá , không có việc gì làm hay sao ấy nhỉ , hay thật , sao không kiểm chuyện tốt mà làm chứ
Trả lờiXóaNhững chuyện thăm viếng , đàm phán giữa các nước diễn ra hằng ngày mà , nhất là khi tình hình chúng ta với Trung Quốc đang có những căng thẳng leo thang trong vấn đề Biển Đông , chỉ sợ là không làm gì thì lại nói là nhà nước ta bình chân như vại , không có bất cứ hành động gì cả thôi chứ , nhiều lúc suy nghĩ đơn giản một chút nó cũng là cái hay mà
Trả lờiXóaThực sự thì những cai kẻ mạnh thì không nên dùng sức lực ,bạo lực để giải quyết với nó , vì thực sự thì đánh nhau bao giờ phần thiệt hơn là những người yếu , thôi kể cả đợi được vạ thì má cũng đã sưng rồi , xem có hay ho hơn không , tốt nhất là dùng mưu trí , trí không mà đấu với chúng , đó không phải là nhục nhã mà phải biết tùy cơ ứng biến , không phải lúc nào cũng áp dụng một cách , một phướng pháp mà nên mềm dẻo
Trả lờiXóa