Đối với người Việt Nam khắp mọi miền Tổ quốc, rằm tháng 7 hàng năm là ngày rất quan trọng, mọi gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên, những người có công sinh thành dưỡng dục với họ, vì ngày này theo quan niệm dân gian lưu truyền, ngày rằm tháng 7 hàng năm hay còn gọi là ngày Lễ Vu lan, ngày con cái báo hiếu với ông bà, cha mẹ đã khuất.
Lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích tấm gương hiếu hạnh cứu mẹ của Mục Kiền Liên - người từng cùng đức Phật đi giảng đạo. Do vậy, đây là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Báo hiếu hiện nay không còn chỉ đơn thuần dành tình cảm tưởng niệm đến những người đã mất mà còn phải nghĩ đến trách nhiệm của người con báo hiếu cha mẹ khi cha mẹ còn đang sống. Cho dù cuộc sống này vất vả thế nào cũng là thời điểm chúng ta dành thời gian về thăm cha mẹ, thắp nén hương tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, dòng họ... Vì một điều quan trọng, khi cha mẹ còn sống chúng ta không tận tâm báo hiếu thì khi cha mẹ mất đi rồi, nhận ra điều đó liệu có còn cơ hội để báo hiếu nữa hay không, thay cho điều đó nhiều người tự an ủi mình bằng việc xây cho cha mẹ những ngôi mộ thật to, thật hoàng tráng, đến ngày này đốt thật nhiều vàng mã để cho vui lòng cha mẹ nơi suối vàng.
Vào dịp lễ Vu lan, nhà nhà lại sắm sửa tiền vàng lễ vật gửi xuống cõi âm cho tổ tiên. Đây cũng là một hình thức báo hiếu với ông bà được người dân Việt nam duy trì bao năm nay, nhưng theo quan điểm của nhà Phật, đốt vàng mã cho người đã khuất là một nét văn hóa nhưng chúng ta nên biết đốt vàng mã không phải là cách duy nhất bày tỏ hiếu kính, vì thế đừng bao giờ lãng phí, nhưng trên thực tế nhiều gia đình quan điểm trần sao âm vậy nên đã sắm sửa hàng mã với số tiền rất lớn mong người nhà ở thế giới bên kia có cuộc sống tiện nghi nhất.
Nói thực sự, có ai đã đặt chân đến thế giới của những người đã khuất, có ai biết suối vàng là gì… tất cả chỉ là hư ảo, có trong tưởng tượng được lưu truyền trong dân gian mà thôi. Vì thế, chúng ta hãy coi trọng cuộc sống hiện tại, cho nên khi cha mẹ của chúng ta còn sống hãy yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến cha mẹ của mình thật nhiều, có như vậy khi cha mẹ không còn nữa, đến những ngày này khi về quê chúng ta mới ngẩng cao đầu thắp lên bàn thờ gia tiên những nén hương thơm để tưởng nhớ những người đã sinh thành, giáo dưỡng ta nên người.
"Hạnh phúc thay cho những ai còn cha còn mẹ trên đời. Hãy trân trọng điều ấy với bông hồng đỏ thắm, màu của sự thương yêu, tự hào với niềm hạnh phúc vô biên còn cha còn mẹ."
Bình Nam
phú quý sinh lễ nghĩa, nhiều người con cái thành đạt trong công việc nhưng chính vì điều đó mà việc họ quan tâm đến cha mẹ cũng dựa trên đồng tiền, họ cứ nghĩ sẽ mua cho bố mẹ những món quà đắt tiền là cha mẹ vui mà ko cần biết cảm xúc của cha mẹ, rồi nhiều người mải mê công việc đến khi cha mẹ đau ốm cũng ko bận tâm vì họ có tiền, họ thuê người chăm nom. Nhưng với mỗi người cha mẹ, những lúc đó chỉ cần con cái đến chăm sóc tận tình, chu đáo, đó mới là liều thuốc hữu hiệu nhất để chữa lành mọi căn bệnh của cha, của mẹ
Trả lờiXóađúng là không nên hoang phí tiền bạc vào những món đồ như vây. GIia đình tôi năm nào cũng giữ phong tục đót giấy vàng cho tổ tiên, nhưng rất hạn chế việc này, vì quan điểm của tôi giông tác giả, cuộc sống hiện tại mới là việc cần làm
Trả lờiXóanếu bạn bỏ ra mấy triệu để mua những đò vàng mã kia, đót 1 cách phung phí, còn bạn bỏ ra cũng từng áy tiền để mau sắm những món đồ có giá trị cho cha mẹ sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều
Trả lờiXóahãy biết quý trọng những gì đang có, đang tồn tại đừng để đến khi nó đã rời xa ta rồi mới thấy tiếc nuối, quý trọng thì cũng đã muộn rồi. Hãy yêu thương, quý trọng cha mẹ những bậc sinh thành nuôi dưỡng ta khi còn có thể, đừng để tới khi cha mẹ nhắm mắt rồi mới thấy hộ thẹn vì chưa làm được gì báo hiếu cha mẹ.
Trả lờiXóangày lễ Vu Lan là ngày nhắc nhở mọi người tưởng nhớ về ông bà, cha mẹ, tổ tiên của chúng ta! tuy nhiên thì chúng ta phải sống cho hiện thực hơn một chút, đừng chờ tới khi họ không còn nữa rồi mới hối tiếc! ngay lúc này đây, những ai còn cha còn mẹ, còn ông, còn bà hãy cố gắng phụng dưỡng họ, hãy làm tất cả những gì để họ vui! những gì còn tồn tại thì hãy quý trọng lấy, đừng để tới khi vuột khỏi tầm tay rồi mới tiếc nuối!
Trả lờiXóalễ Vu Lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông! những ngày này, người ta thường bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ về ông bà cha mẹ của mình! đây là một ngày lễ ý nghĩa và nó mang đậm chất văn hóa phương Đông cần được phát huy!
Trả lờiXóaVới tất cả những người mẹ trên thế gian này, trong suốt cuộc đời, ngày nào họ cũng nghĩ cho con như thể đó là điều hiển nhiên, và để tri ân công lao trời biển của mẹ cha, ngày lễ Vu lan, là ngày mà mọi người con đều thành kính hướng về bậc sinh thành với tấm lòng biết ơn và hiếu nghĩa.
Trả lờiXóaĐối với người Việt Nam khắp mọi miền Tổ quốc, rằm tháng 7 hàng năm là ngày rất quan trọng, mọi gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên, những người có công sinh thành dưỡng dục với họ, vì ngày này theo quan niệm dân gian lưu truyền, ngày rằm tháng 7 hàng năm hay còn gọi là ngày Lễ Vu lan, ngày con cái báo hiếu với ông bà, cha mẹ đã khuất.Đây là dịp để mỗi người con có thể báo hiếu, thể hiện lòng biết ơn đối với bố mẹ, ông bà và đấng sinh thành đã sinh ra mình.
Trả lờiXóaLễ vu lan là một trong những ngày lễ được coi là có ý nghĩa trong những ngày lễ đó là một biểu hiện của tình cảm yêu thương của con cái dành cho cha mẹ. Song qua thời gian nó đã bị ảnh hưởng và lạm dụng khi người dương đưa nó lên một cách quá nặng nề. Mọi người hãy sống sao cho tốt đối xử tốt khi bố mẹ còn sống chứ đừng để khi mất rồi mới thấy hối hận.
Trả lờiXóaĐến rằm tháng bảy, dù có đốt cả triệu vào đồ hàng mã gửi tới phụ mẫu thì cũng không thể chứng tỏ lòng hiếu đối với những người có công sinh thành. đó chỉ là một hình thức của lòng tin vào cuộc sống cõi âm, hay chỉ là cách để những đứa con hi vọng sự phù hộ một cách ảo tưởng
Trả lờiXóaQuan trọng là chữ hiếu được thể hiện bằng chính hành động của mình, không phải bằng lời nói, bằng hành động khi người có công ơn sinh thành không còn nữa. nhưng một thực tế hiện nay, đạo đức nói chung và chữ hiếu nói riêng đã không còn như xưa. tình cảm đã có thể đong đếm và đổi bằng tiền.
Trả lờiXóaBáo hiếu ông bà, cha mẹ là truyền thống tốt đẹp từ hàng nghìn đời nay của dân tộc ta, nó cũng chính là nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam ta. Và đối với những người có công sinh thành, dưỡng dục ra mình thì ngày lễ vu lan hay ngày 15-7 âm lịch hàng năm chính là thời điểm để chúng ta tưởng nhớ đến những người đã khuất, đó là truyền thống tốt đẹp cần được duy trì.
Trả lờiXóaCó thể nói lễ Vu Lan là ngày lễ khá là thiêng liêng đối với người phương đông trong đó có Việt Nam chúng ta, đó là ngày để chúng ta có dịp để tỏ lòng biết ơn đến những người đã khuất đó là những đấng sinh thành có công nuôi dưỡng chúng ta nên người, đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Trả lờiXóaLễ vu lan đó chính là đời sống tinh thần, nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mà đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay. Đó là ngày lễ để mọi người có thể tưởng nhớ, cũng như báo hiếu đến ông bà, cha mẹ của mình. Nhưng hiện nay lễ vu lan đang bị người dân nhận thức sai lệch, đó là dùng vàng mã để báo hiếu, đó không phải là cách báo hiếu mà chỉ là hoang phí mà không đem lại kết quả nào.
Trả lờiXóaNgày này lễ vu lan báo hiếu đang bị biến thể đi một cách sai lệch, với quan niệm không đúng theo kiểu dương thế nào thì âm như thế nên họ đang lợi dụng tiền bạc hay đúng hơn là lãng phí vào vàng mã để đốt, hóa gửi cho người đã chết. Vậy tại sao họ không đối sử, báo hiếu với ông bà, cha mẹ mình khi họ còn sống mà lại chọn cách báo hiếu khi chết được.
Trả lờiXóa