Nhà báo, cựu binh Mỹ: Việt Nam đang phát triển bền vững từng ngày!!!
Nhiều lần trở lại Việt Nam kể từ giữa những năm
1990, nhà báo, cựu binh Dick Pirrozzolo đã chọn các vấn đề về thương mại, văn
hoá và du lịch làm chất gắn kết Việt Nam và Mỹ. Ông đã viết hàng loạt các bài
báo, bài xã luận về câu chuyện hòa giải giữa hai quốc gia từng là cựu thù.
Ông Michael Morris tham chiến ở
Việt Nam năm 1967- 1968 trong vai trò là một trung sĩ bộ binh. Còn ông Dick
Pirozzolo, từng tham chiến trong những năm 1970-1971 với tư cách sĩ quan thông
tin không quân đóng tại Sài Gòn, nơi ông đã góp phần thực hiện những cuộc họp
báo hàng ngày gọi là “Những câu chuyện điên rồ lúc 5 giờ” (Five O’clock
Follies). Hiện ông Dick Pirozzolo là thành viên Ban Biên Tập của Diễn đàn Toàn
cầu Boston.
- Xin chúc mừng các ông đã ra
mắt cuốn sách “Escape from Saigon” (tạm dịch: Tháo chạy khỏi Sài Gòn). Các ông
có thể nói đôi điều về cuốn sách này?
- Ông Dick Pirozzolo: Gác lại quá khứ là chủ đề
xuyên suốt cuốn sách. Các nhân vật trong cuốn sách đấu tranh tư tưởng để bỏ lại
phía sau quá khứ. “Tháo chạy khỏi Sài Gòn” bám rất sát vào các sự kiện lịch sử
khi viết lên những câu chuyện về cuộc đời của những người dân bình thường cũng
như các quan chức đang bị mắc kẹt trong một thành phố, nơi mà xưa kia được gọi
bằng cái tên Paris của phương Đông.
Họ là một phóng viên người Mỹ gốc
Việt đầu tiên của đài NBS-TV đã ghi chép lại những sự kiện định mệnh tháng Tư
năm 1975. Là nhà báo Sam Esposito của tờ The Washington Legend với bài viết về
việc nước Mỹ đang bỏ trốn khỏi cuộc chiến đã khiến cho Tổng thống Mỹ Richard
Nixon phát điên lên, một thương gia người Mỹ đã liều mạng giúp nhân viên của
mình bỏ trốn; Là Jean Paul Pellerin, một chủ quán rượu người Pháp mong ước rằng
mình được ở lại miền Nam Việt Nam mà tiếp tục công việc kinh doanh quán bar
chơi piano đang nổi, ngoài ra là những câu chuyện về ngài Đại sứ Graham Martin.
Chúng tôi đã tập trung viết về những
chuyện xảy ra trong tháng cuối cùng khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày
30 tháng 4 năm 1975. Tuy bối cảnh diễn chỉ vỏn vẹn trong khoảng khắc đó nhưng
những hồi tưởng, những mẩu đối thoại bên quầy rượu và những mẩu truyện cũ trên
báo vẫn được lấp đầy các sự kiện lịch sử như việc chia cắt Việt Nam đã thúc
giục ông chủ quán bar Jean Paul Pellerin rời Sài Gòn vào giữa những năm 1950,
hay việc Sam Esposito tới Việt Nam như thế nào sau khi nói chuyện với người bạn
cũ thời trung học Billy Freda khi anh này trở về Mỹ sau thời gian chiến đấu một
năm ở Việt Nam.
Cuộc chiến ấy được xem là sự kiện
lớn trong cuộc đời của cả một thế hệ người Mỹ, bao gồm hai cựu chiến binh từng
chiến đấu ở Việt Nam, tôi và Michael Morris, những người từng chứng kiến cuộc
chiến khi còn là những cậu lính trẻ năm 1967. Như các bạn thấy đấy, chúng tôi
sau này đều trở thành những nhà chuyên môn – Mike là nhà báo, tôi cũng là nhà
báo kiêm tư vấn viên truyền thông, tuy nhiên Việt Nam đã là một phần trong con
chúng tôi khi chiến tranh đã lùi xa 42 năm.
- Theo tôi được biết, đã có rất
nhiều cựu binh Mỹ viết về cuộc chiến này, viết về ngày 30 tháng Tư năm 1975,
cuốn sách của các ông lần này có gì khác biệt?
- Ông Dick Pirozzolo: Winston Groom, tác giả cuốn
“Forrest Gump” đã viết, “Tháo chạy khỏi Sài Gòn" đã làm sống lại cuộc đời
của những con người từng bị mắc kẹt nơi thành đô,” và Casey Sherman, tác giả
cuốn sách “The Finest Hours” bán chạy nhất của New York Times và cuốn “Boston Strong”
cũng nhận xét “Tháo chạy khỏi Sài Gòn” là một thiên tiểu thuyết với tầm ảnh
hưởng rộng lớn.…tiếp nối truyền thống của Michener và Clavell.
Còn với Llewellyn King, Giám đốc sản
xuất đồng thời là người dẫn chương trình “White House Chronicle” của đài PBS-TV
đã nhận xét: “Tháo chạy khỏi Sài Gòn có cùng tính xác thực như Người Mỹ trầm
lặng của Graham Greene. Cuốn sách mô tả về thành phố trong thời điểm đặc biệt
khiến người đọc không khỏi bị cuốn hút từ đầu tới cuối”.
- Tôi được biết ông Michael
Morris từng tham gia chiến trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1967- 1968,
còn ông Dick Pirozzolo tham chiến những năm 1970-1971, sự có mặt đó đã là một
phần của lịch sử. Vừa rồi quay trở lại Việt Nam, với tư cách những người bạn
các ông có cảm xúc thế nào?
- Ông Michael Morris: Đối với cá nhân tôi, đó là một
chuyến đi đầy ý nghĩa. Tôi đã không biết mình chờ đợi gì và không biết cảm xúc
của mình sẽ ra sao. Tôi cũng đã không hình dung được mình sẽ được chứng kiến
những gì mới mẻ. Và cuối cùng tôi cảm thấy hết sức mãn nguyện. Giống như nhiều
người lính Mỹ trở lại Việt Nam, tôi đến đây với mong muốn hướng về tương lai.
Khi trở lại, tôi rất vui vì thấy người Việt Nam hết lòng chào đón chúng tôi. Họ
tốt bụng, đối xử với tôi rất tử tế, mời tôi về nhà ăn tối. Tôi đã vô cùng bất
ngờ.
- Ông Dick Pirozzolo: Còn tôi, từ giữa những năm 1990 đã
nhiều lần trở lại Việt Nam. Tôi đã nỗ lực thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ qua các vấn đề về thương mại, văn hoá và du lịch. Tôi còn là đại diện
truyền thông cho ngài Lê Văn Bàng, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Hợp
Quốc và tại Mỹ. Tôi đã viết hàng loạt bài báo, bài xã luận về những lý do mà Mỹ
và Việt Nam nên dung hoà những khác biệt cũng như cần phát triển mối quan hệ vì
lợi ích của cả hai dân tộc.
Tôi đặc biệt ấn tượng về địa đạo Củ
Chi. Một trong những hướng dẫn viên đã giới thiệu cho chúng tôi và anh ấy nói
bằng một giọng Mỹ vô cùng đặc biệt, giọng New Jersey. Khi tôi hỏi, anh ấy cho
biết đã học tiếng Anh từ Đài phát thanh và truyền hình quân đội của Mỹ. Người
hướng dẫn viên đó đã truyền cảm hứng cho một nhân vật trong cuốn “Tháo chạy
khỏi Sài Gòn”.
Có một thông điệp đã được thực
tế cuộc sống đúc kết rằng“không được phép lãng quên lịch sử nhưng hãy sống cho
tương lai. Từng là một người lính bên kia chiến tuyến, ông nghĩ sao về thông
điệp này?
- Ông Dick Pirozzolo: Chiến tranh đã kết thúc cách
đây 42 năm, và tôi tin tưởng rằng chúng ta đang đi đúng hướng trong việc ngày
một thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ.
Đối với những người Mỹ khoảng 30
tuổi hoặc trẻ hơn, họ biết về Việt Nam như một quốc gia đang phát triển chứ
không phải một cuộc chiến. Ngày nay hai phần ba người dân Mỹ được sinh ra sau
cái ngày 30/4 năm 1975. Điều này cũng tương tự với những người Việt Nam – 60%
dân số được sinh ra sau cái dấu mốc lịch sử ấy.
Để chứng minh cho khoảng thời gian
40 năm đã trôi xa xôi thế nào, tôi nhớ lại hồi năm 1985, thời điểm mà người Mỹ
đã chọn mua BMW và Toyota mà không còn nghĩ nhiều về thế chiến II nữa, đó là
câu chuyện của một giai đoạn lịch sử. Với người Nhật và người Đức họ cũng thường
nghe những giọng ca sĩ nổi tiếng của Mỹ lúc bấy giờ là Phil Collins là Journey
và những nghệ sĩ khác. Chúng ta chỉ có thể sống cho hiện tại và tương lai nếu
biết buông bỏ. Không ai được phép quên quá khứ nhưng hãy biết sống cho hiện tại
và tương lai.
Từ những năm 1990 của thế kỷ trước,
người Mỹ đã xem Việt Nam là thị trường để quảng bá các thương hiệu. Theo số
liệu thống kê của chính phủ Việt Nam, hiện tại dân du lịch từ mọi tầng lớp có
tới 400.000 người Mỹ và 100.000 người Canada cho biết mong muốn được tới Việt
Nam du lịch trong năm nay.
- Ông có biết là Tổng thống
Donald Trump vừa loan báo sẽ đến Việt Nam vào tháng 11/2017 để tham dự Hội nghị
thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), theo ông quan hệ
giữa 2 quốc gia sẽ như thế nào trong bối cảnh khu vực có nhiều trúc trắc hiện
nay?
- Ông Dick Pirozzolo: Tôi từng có dịp làm việc cùng nhiều
vị lãnh dạo của Việt Nam trong giai đoạn 1994-1995. Giai đoạn đó, Việt Nam đang
cố gắng hòa giải và tăng cường quan hệ thương mại với Mỹ. Từ trải nghiệm này,
một bài học mà tôi rút ra là người dân Việt Nam rất mến khách và thông minh.
Tôi vẫn nhớ một kỉ niệm thú vị, tại một chương trình thương mại có một người
đứng tuổi đã tiến và tặng cho tôi một bộ dao cạo râu.
Riêng với quan hệ Việt-Mỹ, tôi tin
là chúng ta sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực. Ngày càng có
nhiều người Mỹ chọn mua các sản phẩm của Việt Nam như quần áo, gạo, cà phê với
sản lượng lớn. Quan hệ văn hoá và hàn lâm giữa hai nước cũng ngày một phong phú
và đa chiều.
Không có gì phải bàn cãi, giờ đây là
thời khắc quan trọng để Việt Nam trở thành đối tác gần gũi hơn, đóng vai trò
lớn hơn trong việc góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Việt Nam
đã trở thành đối tác quan trọng với Mỹ trong việc duy trì thế cân bằng quyền
lực ở Thái Bình Dương
- Ông Michael Morris: Quan hệ kinh tế là một cầu nối
rất quan trọng trong quan hệ quốc tế. Tôi biết ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ
tìm tới Việt Nam làm ăn, họ đang góp phần giúp thúc đẩy nền kinh tế của các
bạn.
Ngày càng nhiều người trong thế hệ
chúng tôi, những cựu binh đã đưa con cái, người thân tận mắt chứng kiến Việt
Nam- đất nước có vị trí quan trọng trong lịch sử của nước Mỹ- đã hồi sinh
và đang phát triển bền vững từng ngày.
Theo Vietnamnet.
Ngày càng có nhiều người Mỹ chọn mua các sản phẩm của Việt Nam như quần áo, gạo, cà phê với sản lượng lớn. Quan hệ văn hoá và hàn lâm giữa hai nước cũng ngày một phong phú và đa chiều.
Trả lờiXóaKhông có gì phải bàn cãi, giờ đây là thời khắc quan trọng để Việt Nam trở thành đối tác gần gũi hơn, đóng vai trò lớn hơn trong việc góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng với Mỹ trong việc duy trì thế cân bằng quyền lực ở Thái Bình Dương
Trả lờiXóaTừ những năm 1990 của thế kỷ trước, người Mỹ đã xem Việt Nam là thị trường để quảng bá các thương hiệu. Theo số liệu thống kê của chính phủ Việt Nam, hiện tại dân du lịch từ mọi tầng lớp có tới 400.000 người Mỹ và 100.000 người Canada cho biết mong muốn được tới Việt Nam du lịch trong năm nay.
Trả lờiXóa