2. Theo một chiều kích khác, ai cũng biết, sau Hiệp định
Genève 1954, đất nước tạm chia cắt hai miền Nam Bắc. Một số kẻ đã lợi dụng giáo
hội Công giáo chúng ta để tuyên truyền "Đức Mẹ vào Nam" đã khiến đã
khiến cho gần một triệu người Công giáo bỏ nơi chôn rau cắt rốn vào Nam. Nỗi
đau còn đó và cũng đang được thời gian hàn gắn. Nay cha Phong cho rằng đây là
cuộc chiến tranh xâm lược, phi pháp, phi nghĩa, phải chăng cha Phong muốn lật
lại lịch sử để người dân Việt Nam hiểu sai người Công giáo chúng ta, gây chia
rẽ cộng đồng Lương - Giáo mà gần 500 năm giáo hội Công giáo hiện diện trên đất
mẹ Việt Nam đã đổ bao nhiêu xương máu mới có được? Phải chăng đây là tinh
thần "đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng
nhục đem an hòa vào nơi tranh chấp".
Sau biến cố
30/4, đất nước độc lập, thống nhất, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã họp bàn
và ra Thư chung năm 1980 trong đó nhấn mạnh: "…Là Hội Thánh trong
lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương,
noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước.
Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng
chia sẻ một số phận trần gian với thế giới” (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng
hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình,
vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của
Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn
gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để
phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.
Sự gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta
có thể tóm lại trong hai điểm chính:
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ
quốc.
- Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin
phù hợp với truyền thống dân tộc.
Cùng đồng bào cả nước bảo vệ
và xây dựng tổ quốc
Về nhiệm vụ thứ nhất là tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước
bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chúng tôi muốn khẳng định rằng: yêu tổ quốc, yêu
đồng bào, đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có
mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm, như Công đồng nhắc nhở: “Các người Kitô giáo
từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về
chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa
và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ
phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước” (TG 15).
Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải
ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính
sách và pháp luật của Nhà Nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần
bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc.
Trong công cuộc phục vụ quê hương, Phúc Âm cho chúng ta ánh sáng
và sức mạnh để khắc phục các khó khăn và các xu hướng cá nhân ích kỷ, nêu cao
tinh thần phục vụ của bác ái phổ quát, hướng tới cảnh “Trời Mới Đất Mới” (Kh
21,1), trong đó tất cả đều hoà hợp hạnh phúc. Và khi phải phấn đấu xoá bỏ những
điều tiêu cực, chúng ta có ơn của Chúa Kitô Phục Sinh để mặc lấy con người mới
công chính và thánh thiện.
Xây dựng trong Hội Thánh một
nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc
Về nhiệm vụ thứ hai là xây dựng trong Hội Thánh một lối sống và
một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc. Chúng tôi muốn
thực hiện điều Công đồng Vatican II đã tuyên bố: “Những gì tốt đẹp trong tâm
hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân
tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh,
nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho
con người” (GH 17,1). Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào sâu Thánh Kinh và
Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đàng khác, phải đào sâu
nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của
mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta vận dụng những cái hay trong một kho tàng văn
hoá và xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền
thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương và trong cộng đồng
Hội Thánh này…."
Một cuộc chiến tranh chống Mỹ
cứu nước được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ mà phát ngôn
càn rỡ như vậy là nhằm chia rẽ lương giáo, phá hoại khối đại đoàn kết,
làm cộng đồng người Việt Nam hiểu sai hiểu sai tinh thần dân tộc, tinh thần yêu
nước của người Công giáo chúng ta; đi ngược lại với giáo huấn của Hội thánh, liệu
cha Phong có đủ tư cách để tiếp tục làm người Công giáo hay không?
Sau cùng,
mọi người, ai ai cũng có quyền nói lên chính kiến của mình, mỗi một sự việc xảy
ra, dưới mỗi góc nhìn khác nhau, ai ai cũng có quyền suy nghĩ theo cách hiểu
riêng của mình. Khi ý kiến khác nhau, ai ai cũng có quyền tranh biện, đối
thoại. Đó là quyền được Công pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam ghi nhận. Tuy
nhiên, chúng ta đối thoại tranh luận ở đâu? với ai? cần được xem xét một cách
thấu đáo.
Đức Thánh
Cha Biển Đức XVI đã khẳng định: "Linh mục không giảng dạy các ý
tưởng của chính mình hay một triết lý do chính linh mục sáng chế ra, tìm ra hay
ưa thích; vị linh mục không tự mình mà nói, không nói cho mình để được người
khác khâm phục hay nói cho phe phái của mình; không nói các chuyện riêng hay
các sáng chế của mình"…" …Vị linh mục giảng dạy nhân danh Chúa Kitô
hiện diện và đề nghị chân lý là chính Chúa Kitô, Lời Chúa, kiểu sống và hành xử
của Chúa. Đối với linh mục Lời Chúa nói về Người cũng có giá trị: "Giáo
thuyết của Ta không phải của Ta” (Ga 7,16). Nghĩa là Chúa Kitô không đề nghị
chính mình, mà như là Con Thiên Chúa, Người là tiếng nói của Thiên Chúa Cha. Cả
linh mục cũng phải luôn luôn nói và hành động như thế: "giáo thuyết của
tôi không phải của tôi, tôi không phổ biến các tư tưởng của tôi hay các tư
tưởng tôi ưa thích, mà tôi là miệng và tim của Chúa Kitô và tôi khiến vang vọng
lên giáo thuyết chung và duy nhất mà Giáo Hội đại đồng đã tạo ra và trao ban sự
sống"
Như vậy, cha Phong có thể phát biểu chính kiến của mình trên trang
facebook cá nhân, có thể phát biểu chính kiến của mình tại các cuộc tĩnh tâm,
thường huấn đó là quyền của cha. Trên bục giảng nhà thờ, linh mục là
người đại diện của Chúa nên không được nói những lời theo ý thích
riêng cá nhân mình. Việc làm của cha Phong như trên là sự bất tuân Thánh ý, thể
hiện sự coi thường các phép của Giáo hội.
Từ những lẽ
trên đây, con khẩn thiết kêu cầu các đấng hay dùng quyền năng của Giáo hội LOẠI
BỎ CHA GIOAN NGUYỄN NGỌC NAM PHONG RA KHỎI CÔNG ĐỒNG DÂN CHÚA
KÍNH CẨN TÂU TRÌNH
Như vậy, có thể nói hành động của Nguyễn Ngọc Nam Phong và những
linh mục cực đoan khác không chỉ bị dư luận phê phán, mà ngay cả những con
chiên ngoan đạo cũng lên án. Họ không thể chấp nhận một người cha tinh thần lại
đi phỉ báng dân tộc, coi nhẹ sự hy sinh của những người đã chiến đấu vì sự
nghiệp của dân tộc. Rất mong những người theo đạo chân chính hãy tiếp tục lên
án và tẩy chay vị linh mục này, bởi ông ta đã làm trái với ý Chúa, đầu độc tư
tưởng của đàn chiên, bởi vì ông ta đang phỉ báng cả dân tộc Việt Nam anh hùng,
và cũng bởi lẽ ông ta đang tiếp tay cho kẻ địch ở ngoại bang chống phá đất nước
trên mặt trận tư tưởng.
Nam Hưng
Trong quá trình làm linh mục ở Dòng chúa cứu thế Thái Hà, Hà Nội, Nguyễn Ngọc Nam Phong đã nhiều lần có những bài giảng lễ xuyên tạc sự thật, bịa đặt tình hình đất nước, gieo vào đầu đàn chiên của mình những tư tưởng, suy nghĩ lệch lạc. Người dân Việt Nam trong đó có cộng đồng giáo dân đạo Công giáo đang sống trong một xã hội hòa bình, ổn định, cuộc sống của nhân dân được đảm bảo. Người giáo dân đang sống phúc âm trong lòng dân tộc, đang đóng góp nhiều công sức để xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, giàu đẹp hơn. Chẳng hiểu linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong tìm đâu ra “một xã hội đầy bất công” và “những nguy cơ mất nước đang hiện hữu”.
Trả lờiXóaLịch sử cũng đã xác thực những bài học cay đắng về tham vọng thế tục, can thiệp quá đáng vào chính trị của các tôn giáo, trong đó có Công giáo. Những tư tưởng cực đoan như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong chỉ làm méo mó đi hình ảnh người Công giáo trong nhận thức của nhân dân, trong thiện cảm của chính quyền và cũng chính nó làm cho cả tín đồ Công giáo cảm thấy lạc lõng, bị cô lập trong lòng dân tộc. Những hành động đó cần phải được pháp luật nghiêm trị.
Trả lờiXóaLà một con dân đất Việt, các bạn có run lên căm giận vì sự xúc phạm này không. Trong khi những người nước ngoài luôn ngưỡng mộ Bác Hồ, người đã đưa dân tộc ta ra khỏi vòng áp bức nô lệ, trong khi họ luôn hô vang Việt Nam – Hồ Chí Minh thì những kẻ như Nam Phong lại ra sức xuyên tạc. Không thể tưởng tượng được rằng, ở giữa thủ đô Hà Nội, chúng ta vẫn còn để cho những linh mục mượn danh chúa để xuyên tạc lịch sử, kích động sự chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trả lờiXóaLinh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và dòng chúa cứu thế Thái Hà có sứ mệnh là thực hiện từ thiện và bác ái, để đem tình yêu Thiên Chúa đến với mọi người, đặc biệt là những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng họ đang đi ngược lại lời răn của Thiên chúa và lợi ích của dân tộc. Mỗi chúng ta hãy luôn cảnh tỉnh và vạch rõ bộ mặt thật của những kẻ đội lốt linh mục như Nguyễn Ngọc Nam Phong và trả lại sự bình yên, trả lại nơi sinh hoạt, nơi cầu nguyện theo ý Chúa cho những con chiên tại giáo xứ Thái Hà.
Trả lờiXóaĐây không phải là lần đầu tiên những linh mục Thái Hà này xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ chính quyền và kích động giáo dân chống Đảng, Nhà nước. Từ lâu họ xem nhà thờ như là một pháo đài, căn cứ để tổ chức các hoạt động chống phá, o bế, bảo kê cho các đối tượng đến trình diễn các tư tưởng hận thù chế độ hiện hành. Còn nhớ sau khi xảy ra vụ Formosa, chính các linh mục ở đây tích cực nhất trong việc vu cáo chính quyền bao che, tiếp tay cho Formosa để tiêu diệt nòi giống dân tộc, cho đây là cơ hội ngàn vàng, thiên thời để hô hào thánh chiến lật đổ chính quyền. Quả chiếc áo không làm nên thầy tu, Nguyễn Ngọc Nam Phong không xứng đáng làm linh mục khi đã bán linh hồn cho ma quỷ.
Trả lờiXóaCái thứ như Nguyễn Ngọc Nam Phong quả thật không có chút tài, chút tâm nào để có thể đảm nhận vai trò là một Linh mục cả. Đến ngay cả giáo dân Công giáo cũng hắt hủi và cảm thấy khó chịu với những hành động việc làm cũng như phát ngôn của Phong thì dễ hiểu vì sao y lại bị nhiều người ghét đến thế. Nhân danh Chúa nhưng lại “phản Chúa”, Nguyễn Ngọc Nam Phong đang khiến cho dư luận xã hội và những người “kính Chúa yêu nước” chân chính bức xúc vì hành vi lợi dụng hoạt động rao giảng để tuyên truyền xuyên tạc, “tẩy não”, reo rắc tâm lý hoang mang, hoài nghi cũng như nhận thức sai lệch cho giáo dân về tình hình đất nước. Chả có lẽ thần quyền đang bị LM này lợi dụng với những mưu đồ ghê tởm chăng? Không thể chấp nhận được, không làm được thì nghỉ đi cho khỏe
Trả lờiXóa