Vào tuần này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thực hiện
chuyến thăm chính thức tới Matxcơva.
Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của chính trị gia Philippines, người đã
tuyên bố về ý muốn lập liên minh với Nga và cắt đứt quan hệ truyền thống
với Mỹ ngay sau khi nắm giữ ghế Tổng thống (cách đây một năm), nhà bình luận
phân tích Piotr Tsvetov của đài Sputnik viết.
Đáng lẽ người dân Nga phải vui mừng đón tiếp vị khách này. Tình
hình đã xảy ra như vậy với các nhân vật lãnh đạo trong nước. Tổng thống
Putin đã nhanh chóng sắp xếp lịch làm việc để tiếp sớm vị khách quý từ
Philippines vì ông Duterte quyết định khẩn cấp về nước, nơi đang diễn ra
những vụ đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ chính phủ và các nhóm phiến quân Hồi
giáo. Sau khi ông Duterte bay về Philippines, chín văn kiện quan trọng
về sự hớp tác song phương đã được ký kết với sự vắng mặt của ông, các văn
kiện này mở ra một chương mới trong quan hệ Nga-Philippines. Trong số đó có một
văn kiện về sự hợp tác kỹ thuật —quân sự, mà Tổng thống Duterte rất
quan tâm đến lĩnh vực này. Và Nga cũng thể hiện sự quan tâm đến
Philippines với tư cách khách hàng tiềm năng của các loại vũ khí và kỹ
thuật quân sự Nga, ngoài ra Matxcơva đã đề nghị thiết lập quan hệ hợp
tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Bước đầu tiên theo hướng này đã được
thực hiện nhờ chuyến thăm Matxcơva của ông Duterte.
Ảnh chụp cuộc trò chuyện giữa hai nhà lãnh đạo
Tuy nhiên, giới báo chí tự do của Nga đã
phản ứng một cách thù địch đối với chuyến đi của Tổng thống
Philippines. Các phương tiện truyền thông tư nhân loan truyền quan điểm
rằng, Duterte là nhà độc tài đẫm máu đã ra tay tiêu diệt hàng chục nghi phạm
ma túy, là một nhân vật thiếu tế nhị trong nền chính trị thế giới
đương đại, người đã lăng mạ Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc,
Đức Giáo Hoàng. Cuộc tiếp xúc của Tổng thống Nga với một người như vậy
làm hỏng hình ảnh của Nga trong con mắt của phương Tây tự do, và các hợp
đồng bán vũ khí Nga cho các cơ quan công lực của Duterte sẽ gây ra
những hậu quả xấu hơn.
Ngay cả một động thái có vẻ cao thượng của Duterte — Tổng
thống khẩn cấp từ Nga trở về nước sau khi nhận tin về các cuộc xung
đột vũ trang với những nhóm Hồi giáo cực đoan, đã gây ra sự nghi ngờ của một
số người ở Matxcơva: trên thực tế đây không phải là lần đầu tiên những đụng
độ như vậy xảy ra ở Philippines. Có lẽ Duterte chỉ tìm cái cớ để
thu hút sự chú ý đến nước ông? Trên thực tế, vào những ngày đó các
phương tiện truyền thông Nga chủ yếu phản ánh những chi tiết của vụ tấn
công tự sát xảy ra ở Manchester chứ không phải tình hình Philippines.
Chắc là vì đa số người Nga tự coi mình là người châu Âu, và Vương quốc Anh ở
gần Nga hơn Philippines.
Tuy nhiên, khá nhiều người dân Nga tán thành chính sách của
Kremlin nhằm phát triển mối quan hệ với Tổng thống Philippines. Bởi vì ông
Duterte đã gọi Barack Obama là "con trai của điếm" và đã từ
chối lời mời của tổng thống Mỹ Donald Trump sang thăm Hoa Kỳ. Và đó là anh
chàng Duterte của chúng ta, kẻ thù của nước Mỹ. Nếu ông được dạy dỗ đôi chút
thì sẽ cho các người biết "kuzkina mat".
Tất nhiên, ở Matxcơva có nhiều người giữ đầu óc tỉnh táo. Họ hiểu
rằng phát triển quan hệ với một nước trong khu vực Đông Nam Á đang phát
triển nhanh phục vụ lợi ích của Nga. Khi suy nghĩ về tương lai của mối quan
hệ Nga-Philippines, họ gợi ý rằng, không nên hy vọng quá nhiều vào thái độ
"chống Mỹ " trong thế giới quan của Tổng thống Duterte, và không nên
phấn khởi quá mức về ý định của ông làm bạn với Nga.
Theo SPUTNIKNEWS.COM
Nga cũng thể hiện sự quan tâm đến Philippines với tư cách khách hàng tiềm năng của các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự Nga, ngoài ra Matxcơva đã đề nghị thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
Trả lờiXóaMatxcơva có nhiều người giữ đầu óc tỉnh táo. Họ hiểu rằng phát triển quan hệ với một nước trong khu vực Đông Nam Á đang phát triển nhanh phục vụ lợi ích của Nga. Khi suy nghĩ về tương lai của mối quan hệ Nga-Philippines, họ gợi ý rằng, không nên hy vọng quá nhiều vào thái độ "chống Mỹ " trong thế giới quan của Tổng thống Duterte, và không nên phấn khởi quá mức về ý định của ông làm bạn với Nga.
Trả lờiXóaMình thì cũng chả thích ông Tổng thống Philippines Rodrigo Durterte này đâu, nhiều khi ông ta làm mất thể diện của người đứng đầu 1 quốc gia quá, phát ngôn thì tùy tiện. Nhưng được cái ông này cực kỳ mạnh tay trong xử lý các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, uy nghiêm của chính phủ. Tuy nhiên cũng chính vì tàn bạo như vậy mà nhiều người không ủng hộ ông ta, không những thế ông lại còn hay có những phát ngôn gây sốc trước báo đài nữa, xem ra chuyến đi Nga lần này của tổng thống Philippin không đơn giản như báo chí viết đâu, chúng ta chờ xem sự việc sẽ như thế nào nhé
Trả lờiXóaÔng Duterte đã thông báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông phải dừng chuyến thăm Moscow và về nước sớm hơn dự kiến vì xảy ra đụng độ giữa quân đội với các tay súng ủng hộ tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ông kêu gọi sự hỗ trợ của Nga vì Philippines cần vũ khí hiện đại để chống lại IS. Ông Putin chia sẻ hy vọng xung đột ở Philippines được giải quyết với thiệt hại tối thiểu và nói có nhiều triển vọng hợp tác về kinh tế và quân sự giữa Moscow và Manila.
Trả lờiXóaTổng thống Philippines Duterte cắt ngắn chuyến thăm Nga, tuyên bố thiết quân luật 60 ngày ở miền nam sau khi phiến quân liên hệ với IS chiếm thành phố Marawi. Philippines cần vũ khí hiện đại của Nga trong trận chiến chống lại những kẻ khủng bố thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Tổng thống Rodrigo Duterte nói trong cuộc gặp với người đồng cấp Vladimir Putin ngày 25/5 vừa qua. Không biết có phải vì chuyện không sang Mỹ hay không mà tình hình Philippin rối ren, xem ra cứ nhiều mặt trong quan hệ ngoại giao không đem lại hiệu quả cho Philippin rồi ông Duterte ạ
Trả lờiXóaKể từ khi nhậm chức hồi tháng 6 vừa qua, ông Duterte đã nhiều lần đặt quan hệ quân sự truyền thống với Mỹ lên bàn cân đồng thời tuyên bố sẽ “xoay trục” sang Nga và Trung Quốc nếu Mỹ không chịu thay đổi thái độ và phương cách quan hệ với Manila. Trong khi không tiếc lời khen Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Duterte chỉ trích gay gắt Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và Liên minh châu Âu. Xem ra lãnh đạo này khó đoán ghê, không biết lão ta nghĩ gì nữa, nhưng cứ nhìn đất nước Philippin đang bị khủng bố thì biết, nếu không giải quyết tốt những vấn đề nội tại này chắc chắn chiếc ghê của ông Duterer sẽ bị lung lay
Trả lờiXóaChiến dịch tiêu diệt tội phạm ma túy của ông Duterte đã vấp phải nhiều chỉ trích của các nước phương Tây liên quan đến vấn đề nhân quyền. Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngừng việc bán khoảng 26.000 khẩu súng cho lực lượng cảnh sát Philippines vào năm ngoái, Tổng thống Duterte từng công khai bày tỏ ý định tìm kiếm các hợp đồng vũ khí tương tự từ phía Nga. Philippines cũng thể hiện ý định “rời xa” Liên minh châu Âu, khi mới đây đã từ chối một gói viện trợ trị giá 250 triệu euro trong 3 năm tới, do đề nghị này đòi hỏi nhữn cam kết về cải thiện tình trạng nhân quyền.
Trả lờiXóaNăm ngoái, Philippines và Nga kỷ niệm 40 năm thành lập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên quan hệ giữa hai nước hiện vẫn giữ nguyên tình trạng “thân mật mặc dù còn khiêm tốn về quy mô và chiều sâu,” bà Natividad chia sẻ trong cuộc họp báo trước khi ông Duterte rời Philippines. Cùng đi với Tổng thống Duterte đến Moscow và St. Petersburg là một phái đoàn thương mại, mang theo những kỳ vọng to lớn về các hợp đồng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, an ninh, trợ giúp luật pháp, du lịch, “sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình” và trao đổi văn hóa. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cũng đã có lời mời ông Duterte đến thăm chính thức Mỹ sau một cuộc hội thoại được miêu tả là “rất thân thiện”. Động thái này của ông Trump vào thời điểm đó cũng từng phải đối mặt với làn sóng phản đối của một số nhóm hoạt động nhân quyền.
Trả lờiXóa