Đây là một sự kiện quan trọng thu hút sự
chú ý của dư luận. Hội Nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII là sự kiện lớn bàn về chiến lược kinh tế của Việt Nam. Có thể
dễ dàng nhận thấy, kinh tế là vấn đề Chính phủ tập trung phát triển; một “Chính
phủ kiến tạo” – “vì người dân, vì doanh nhân” là một tín hiệu đáng mừng. Chỉ có
phát triển kinh tế mới có thể nâng tầm đất nước lên tầm cao mới. Nền kinh tế
của chúng ta tuy có nhiều điểm sáng, có nhiều tiềm năng nhưng vận trù vẫn còn
những hạn chế. Hội Nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương tập trung những
chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian tới là cơ sở quan trọng định
hướng nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất cao thông qua các nghị quyết,
kết luận của Trung ương; đặc biệt là nhất trí ban hành 3 nghị quyết về: Hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tiếp tục cơ cấu
lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; Phát triển kinh tế tư
nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Đó là những điểm sáng
mà Đảng ta tiếp tục tạo ra để đổi mới, để xây dựng đất nước đi đúng hướng. Lý
luận về xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hợp
lý, có cơ sở rõ ràng. Tuy nhiên, thời gian qua vì nhiều lý do khác nhau nền
kinh tế còn chưa có những thành tích nổi bật do đó mà đám rận chủ thường hay tuyên
truyền, xuyên tạc về đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của đất nước và
nhiều người cũng nghi ngờ điều đó.
Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương
Sự khó khăn và thăng trầm
của nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ nhiều lý do khác nhau. Thừa nhận rằng, lý luận
như vậy nhưng đi vào thực tế vận hành thì nền kinh tế của chúng ta còn nhiều hạn
chế, thiếu sót như trình độ quản lý, ảnh hưởng cuả công nghệ, chế định của pháp
luật chưa theo kịp xu hướng phát triển của kinh tế, sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp nước ngoài, những sai sót trong quản lý, điều hành các doanh nghiệp Nhà
nước… Những lý do ấy cần khắc phục một cách toàn diện và hiện nay, chúng ta
đang làm điều đó rất quyết liệt. Nếu chúng ta xử lý tốt những hạn chế đó, tin
tưởng rằng, nền kinh tế sẽ thực sự có những bước nhảy vọt đúng như chúng ta
mong muốn.
Thực tế đã chứng minh
và Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương tập trung những chiến lược phát
triển kinh tế trong thời gian tới cũng đã khẳng định, đướng lối xây dựng nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương đúng. Nhưng chúng
ta đã thực hiện sai ở một số điểm. Chúng ta đã nhìn thẳng, nhìn thật và chỉ ra
được những sai sót, khiếm khuyết đó. Với những kế hoạch đã được vạch ra nền
kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể bứt phá mạnh mẽ. Điều đó cho thấy được sự
thành công của lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương lần này. Và chúng ta cần
áp dụng và triển khai ngay những kết luận trong chương trình Hội nghị vào thực
tế đời sống xã hội.
Dưới đây là những nhóm giải pháp trong kết luận của Hội nghị:
1 - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp
ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong
phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu
của các tổ chức cơ sở Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Cơ quan Kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng
chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời
và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm.
2 - Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý
kinh tế - xã hội để phòng chống tham nhũng, lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật
Đất đai và pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng
sản. Hoàn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân
sách; việc chi tiêu công, nhất là mua sắm và đầu tư công. Hoàn thiện thể chế
quản lý doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Hoàn thiện
cơ chế, chính sách để kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng.
3 - Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ
chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng chống tham nhũng, lãng
phí. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là
trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh
giá, khen thưởng, kỷ luật…
Có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có
nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ. Nghiên cứu ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người
có chức vụ, quyền hạn. Từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm
cho cán bộ, công chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống
bằng lương và có mức sống khá trong xã hội.
4 - Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao
hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các
vụ việc tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm.
Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với một số lĩnh vực trọng điểm;
tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm,
gây lãng phí.
5 - Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan
dân cử và nhân dân trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ban hành quy chế về
việc nhân dân giám sát tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Có biện pháp bảo vệ
an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, người dân
dũng cảm tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí và những tập thể, cá
nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
6 - Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan
lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan thường trực, tham mưu về công tác phòng chống tham
nhũng. Ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng
trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban
Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực
tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn
thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Ở địa phương, không tổ chức ban chỉ đạo tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng.
Tỉnh ủy, Thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác phòng chống tham nhũng và có
trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khi
có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Giao Bộ Chính trị xem
xét, quyết định cụ thể việc lập Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy để tham mưu cho
cấp ủy về công tác nội chính và công tác phòng chống tham nhũng.
Các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng đoàn, Ban Cán sự
Đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương quán triệt Kết luận này đến đảng viên, cán
bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, phù hợp
và thiết thực.
Quang Thuận
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vừa bế mạc, nhiều người dân trong cả nước đã tập trung theo dõi các kết quả, nghị quyết được thông qua. Với những quyết sách được đánh giá là hợp tình, hợp lý, nhiều người dân bày tỏ niềm tin và sự hy vọng về sự phát triển kinh tế, chính trị của đất nước trong thời gian tới. Là một đảng viên, tôi thường xuyên theo dõi các cuộc họp hội nghị Trung ương, từ diễn biến cho tới các kết luận. Tôi rất mừng vì công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng của chúng ta đã bước đầu thắng lợi, lấy lại được niềm tin từ phía quần chúng nhân dân
Trả lờiXóaDân chính là gốc của mọi vấn đề. Lòng dân có thuận thì mọi việc sẽ được thành công. Do đó, tôi mong bộ máy lãnh đạo mới của Đảng sẽ luôn ý thức được lòng dân để có những quyết sách đúng đắn. Ở Hội nghị Trung ương 5 vừa qua, tôi thấy có tín hiệu rất đáng mừng. Đó là một người ghi được khá nhiều dấu ấn như anh Đinh La Thăng, lại là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, mà khi có sai phạm, vẫn bị kỷ luật đúng theo nguyên tắc. Hiếm khi có việc kỷ luật một ủy viên của Bộ Chính trị, nhưng quyết định vừa qua cho thấy Đảng thưởng phạt rõ ràng, có công thì thưởng, phạm lỗi thì phạt, kể cả đó là những lỗi thuộc về quá khứ, nay tìm ra.
Trả lờiXóaCông tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính và cải cách tư pháp được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh, trật tự được ổn định. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai mạnh mẽ, toàn diện; quan hệ đối ngoại, nhất là quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác tiếp tục đi vào chiều sâu, ngày càng thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị Trung ương 5 vừa qua đã thẳng thắn quyết liệt trong công tác nhìn nhận vào các ưu và khuyết điểm của hàng ngũ lãnh đạo. Do vậy, theo tôi, Hội nghị Trung ương 5 lần này là một bước đột phá lớn của Đảng, là tiền đề cho sự hưng thịnh và phát triển đất nước.
Trả lờiXóaVề việc Bộ Chính trị phân công đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy TP.HCM, theo tôi, là rất hợp lý. Bởi như chú Đinh La Thăng đã giãi bày, là người trưởng thành trên mảnh đất ấy, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân sẽ dễ dàng bắt tay vào công việc hơn. Còn ai phụng sự cho nhân dân TP.HCM tốt hơn một người con như thế nữa? Tôi cũng theo dõi các diễn biến và thấy đồng chí Nguyễn Thiện Nhân là người rất có năng lực, kiến thức được đào tạo từ những môi trường chuyên nghiệp, nên tôi hy vọng đồng chí sẽ đưa TP.HCM trở thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp và văn hóa xứng tầm trong khu vực. Trung ương với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những ưu điểm, những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII trên các lĩnh vực.
Trả lờiXóaLà một người trẻ tuổi, tôi rất quan tâm tới những diễn biến chính trị có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Cá nhân tôi hoan nghênh Hội nghi Trung ương lần này, vì Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước nhiều mặt còn chưa quyết liệt, kịp thời. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cũng được Bộ Chính trị nêu ra rất rõ, là việc chỉ đạo xử lý tình trạng thua lỗ, thất thoát nghiêm trọng của một số tập đoàn và Tổng công ty nhà nước.
Trả lờiXóaTheo Hội nghị TW 5, Chính phủ phục vụ doanh nghiệp nhưng không làm thay doanh nghiệp, làm thay thị trường. Cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, nhà nước cần “thoái sức” ra khỏi các dịch vụ công, tức là đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công. Ngay cả trong việc phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà nước cũng không nên không hành chính hóa các hoạt động tư vấn, đào tạo, xúc tiến… mà nên khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, với sự cạnh tranh của thị trường. Điều này đòi hỏi một chiến lược, kế hoạch đào tạo tổng thể của nhà nước và có sự tham gia của các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu….
Trả lờiXóaHội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vừa bế mạc, nhiều người dân trong cả nước đã tập trung theo dõi các kết quả, nghị quyết được thông qua. Với những quyết sách được đánh giá là hợp tình, hợp lý, nhiều người dân bày tỏ niềm tin và sự hy vọng về sự phát triển kinh tế, chính trị của đất nước trong thời gian tới. Là một đảng viên, tôi thường xuyên theo dõi các cuộc họp hội nghị Trung ương, từ diễn biến cho tới các kết luận. Tôi rất mừng vì công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng của chúng ta đã bước đầu thắng lợi, lấy lại được niềm tin từ phía quần chúng nhân dân
Trả lờiXóa