Trung Quốc được cho là đã nổi cáu với
tuyên bố về Biển Đông của G7 mới đây. Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức vào hai ngày 26 và 27/5 tại thị trấn
Taormina trên đảo Sicily (Ý). Cuộc họp có sự góp mặt của nguyên thủ các nước
Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ cùng với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean
Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk.
Hai tàu sân bay được điều đến áp sát Triều Tiên
Các nước G7 đã bày tỏ lo ngại của mình đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông và biển Hoa
Đông trong tuyên bố chung của mình. Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã
phản ứng mạnh mẽ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Lục Kháng cho biết: “Chúng tôi hiểu rõ tình hình trong khu vực, và chúng tôi
cũng phản đối mạnh mẽ tuyên bố của G7. Vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông hiện
vẫn đang được đàm phán để giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế”.
Đó có thể được coi là lời đáp trả ngoại giao cần thiết của
Trung Quốc trước một G7 khá kiên quyết. Mục đích của Trung Quốc là muốn đàm
phán song phương trong giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông qua đó muốn gây
áp lực và sức mạnh nước lớn với các quốc gia bé hơn như Việt Nam. Đồng thời,
trên các diễn đàn quốc tế, Trung Quốc tìm cách để càng ít nhắc tới biển Đông
càng tốt và nếu có nhắc thì phải có lợi cho Trung Quốc.
Đây không phải lần đầu thế giới lên tiếng phản đối những hành
động gây căng thẳng trên biển Đông mà thực chất là ám chỉ Trung Quốc. Và kết
quả là, dường như Trung Quốc bỏ ngoài tai những lời phản đối đó dù nó là của
bất kỳ tổ chức nào, quốc gia nào. Vì thế mà người ta nghĩ rằng Trung Quốc bất
chấp cả thế giới.
Tuy nhiên, lần này thì khác. Phản ứng gay gắt của Trung Quốc
trước G7 vừa qua không còn đơn thuần là lời phản ứng ngoại giao nữa. Trong đó,
nhận thấy sự nghiêm túc, lo lắng của Trung Quốc. Khi Mỹ đã nghiêm túc trong
giải quyết vấn đề biển Đông khi điều 3 siêu tàu sân bay tới áp sát Triều Tiên
(điều chưa từng xảy ra trước đây) thì với vấn đề biển Đông họ cũng có thể sử
dụng biện pháp cứng rắn. Đặc biệt hơn, 3 siêu tàu sân bay của Mỹ có thể sẽ được
sử dụng để giải quyết vấn đề biển Đông sau khi vấn đề Triều Tiên đã được giải
quyết. Vì vậy, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn có sơ sở để lo lắng. Lo lắng
đến mức người ta đã phải sử dụng cụm từ “giận dữ” để diễn ta nội dung bài phát
biểu của phát ngôn viên.Với mục đích mong muốn hoà bình lập lại ở biển Đông,
công lý phải được thực thi hy vọng thời gian tới, diễn biến sẽ tiến triển có
lợi cho Việt Nam.
Quang Thuận
Trung Quốc là muốn đàm phán song phương trong giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông qua đó muốn gây áp lực và sức mạnh nước lớn với các quốc gia bé hơn như Việt Nam.
Trả lờiXóaNhững hành động ngang ngược, hung ác, bất chấp các luật pháp quốc tế của Trung Quốc thời gian qua trên Biển Đông là hành vi không thể chấp nhận được. Họ cứ nghĩ mình là nạn nhân ở Biển Đông thì Trung Quốc sẽ đánh lừa được dư luận trong nước và quốc tế mới sợ chứ. Xin thưa không bao giờ luôn, vì sao ư? Đơn giản chính nghĩa luôn được phân định rõ ràng, gieo nhân nào gặp quả ấy mà
Trả lờiXóaCàng ngày Trung Quốc càng hung bạo hơn, âm mưu thủ đoạn hơn. Một mình Trung Quốc một kiểu chả giống ai, nếu cứ tiếp diễn thế này tình hình các nước trong khu vực Biển Đông ngày càng căng thẳng, mà mấu chốt vẫn ở Trung Quốc, đừng ỷ thế nước to bắt nạt nước nhỏ. Vừa ăn cắp lại còn vừa la làng chứ. CŨng đơn giản thôi vì cái yếu nhất của Trung Quốc là cái lý, họ không có chủ quyền trên biển Đông, đâm ra lôi trò mèo ăn vạ ra hòng đánh lừa dư luận, Thật bỉ ổi
Trả lờiXóaNhững việc làm hung hãn trên Biển Đông, đó chính là những gì mà Bắc Kinh đang thể hiện. Càng có thái độ hung hăng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc càng gặt hái được nhiều sự ủng hộ hơn từ công chúng. Đấy là cách đơn giản nhất để che đậy những bất ổn của xã hội từ bên trong. Bản chất trơ tráo vừa ăn cắp vừa la làng của ông Tàu xưa nay vẫn thế. Trước nay Trung Quốc vẫn ôm mộng bá quyền, mỗi hành động của Trung Quốc đều ẩn chứa âm mưu thâm độc khó lường. Vấn đề biển Đông cần có sự chung tay của các quốc gia để giải quyết tranh chấp, chớ để Trung Quốc ỷ mạnh làm càn liếm cả!
Trả lờiXóaTrung Quốc với giấc mơ Trung Hoa bá quyền thế giới thay vì trỗi dậy trong hòa bình như những năm trước. Và bước đi đầu tiên của Trung Quốc là gia tăng các hoạt động tranh chấp biên giới với các quốc gia láng giềng, trọng điểm là đẩy mạnh các hoạt động ngang ngược trên biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước có đường bờ biển tiếp giáp với biển Đông. Tuy nhiên với những hành động ngang ngược đó, Trung Quốc đang tự cô lập chính mình. Trong tương lai, nếu Trung Quốc còn giữ kiểu hành xử nước lớn, bất chấp luật pháp quốc tế thì chính họ đang bắn vào chân họ và họ sẽ tự cô lập mình với cộng đồng quốc tế.
Trả lờiXóa