Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, nguyên tắc chung là phải nhìn nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến
tôn giáo trên tinh thần thượng tôn pháp luật và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo.
Sáng
9/8, tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự cuộc
gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu tham dự buổi gặp mặt
Đây là lần thứ hai trong
vòng gần ba năm qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi gặp gỡ, làm việc với các
chức sắc tôn giáo cả nước.
Cuộc gặp lần thứ nhất diễn
ra vào tháng 12/2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng dự buổi gặp mặt có các
Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận
Trung ương; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Tham dự còn
có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và
lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương.
BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO
Phát biểu mở đầu cuộc gặp
mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Tôn giáo Chính phủ đã có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ chức chu đáo buổi gặp mặt với sự tham dự của 126 vị
chức sắc, chức việc tiêu biểu của 43 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng mỗi tôn
giáo ở nước ta tuy có lịch sử hình thành và đặc điểm khác nhau, nhưng đều tồn
tại trong lòng dân tộc. Lợi ích của từng tôn giáo cũng gắn liền với lợi ích của
quốc gia, dân tộc.
Chính vì vậy, đoàn kết tôn
giáo, hòa hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và
không tín ngưỡng, tôn giáo là những chủ trương cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về
tín ngưỡng, tôn giáo.
TÍCH CỰC THAM GIA XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC
Theo Báo cáo của Ban Tôn
giáo Chính phủ, đến tháng 8/2019 Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động
cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo với khoảng 26 triệu tín đồ; gần 56
nghìn chức sắc, 145.721 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự tôn giáo; khoảng 45.000
cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn
giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Các tôn giáo tích cực tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế
xã hội; đặc biệt là cùng chung tay với Nhà nước chăm lo cho người có công với
nước, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều hoạt động đối ngoại
tôn giáo đã góp phần giới thiệu đất nước, con người, lịch sử văn hóa của Việt
Nam đến bạn bè thế giới, khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam
tôn trọng và đảm bảo quyền dự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong số đó phải kể đến các
sự kiện như Giáo hội Tin lành tổ chức thành công lễ kỷ niệm 500 năm cải chánh
đạo Tin lành (tháng 12/2017); Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công
Đại lễ Phật Đản Liên Hợp quốc – Vesak 2019 (tháng 5/2019); Giáo hội Công giáo
Việt Nam tổ chức Tổng hội Dòng Đa minh thế giới tại Đồng Nai (tháng7/2019)…
Đáng chú ý, hiện nay trên
địa bàn cả nước có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám, chữa bệnh từ thiện do các
tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức như Tuệ Tĩnh Đường, Trạm xá,
Phòng khám đa khoa…
Các cơ sở y tế này khám, bốc
thuốc cho hàng vạn lượt bệnh nhân, ưu tiên cho những bệnh nhân nghèo, khó khăn
với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Cả nước hiện tại có khoảng
gần 300 trường mầm non, 2.000 lớp học tình thương; 12 cơ sở dạy nghề thuộc các
tổ chức tôn giáo…
PHÁT HUY NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
Sau khi lắng nghe những ý
kiến tâm huyết, đề xuất, kiến nghị của đại diện các tổ chức tôn giáo tại buổi
gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, các ý kiến góp ý trong cuộc gặp
mặt là thiết thực, góp phần để Trung ương triển khai có hiệu quả hơn nữa chính
sách pháp luật nói chung và đặc biệt là chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo, việc đạo, việc đời ở Việt Nam.
Thủ tướng giao Ban Tôn giáo
Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiếp thu, nghiên cứu các ý
kiến để tham mưu cho Chính phủ, nhất là những kiến nghị thực tiễn, những ách
tắc, khó khăn của các tôn giáo trong quá trình thực thi việc đạo, việc đời.
Thủ tướng nhận xét, đa số
các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, đoàn
kết gắn bó với dân tộc, thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
Những điểm tương đồng giữa
tôn giáo với xã hội, giữa giáo lý, giáo luật với các quy định pháp luật của Nhà
nước ngày càng được phát huy; mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” đã gắn bó chặt chẽ; đồng bào các tôn giáo đoàn kết cùng nhân
dân cả nước phấn đấu cho sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc.
Các tổ chức tôn giáo được
công nhận đều cơ bản hoạt động theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước,
gắn bó đồng hành cùng dân tộc, phát huy được những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của tôn giáo trong dời sống xã hội.
Các tôn giáo luôn tích cực
hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; chức sắc tôn giáo gương mẫu thực
hiện và vận động tín đồ chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, bài
trừ hoạt động mê tín dị đoan…
Nhiều khu dân cư ở vùng có
đông đồng bào theo các tôn giáo đã có nhiững phong trào thi đua với mô hình hay
và cách làm sáng tạo, đã có nhiều tấm gương, hình ảnh “tốt đời, đẹp đạo” trong
cộng đồng, trở thành điểm sáng về phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma
túy…
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp của
các tôn giáo ở Việt Nam.
CHƯA KHƠI THÔNG VÀ PHÁT HUY HẾT
NGUỒN LỰC
Bên cạnh những kết quả đạt
được, Thủ tướng cũng đề cập đến những khó khăn, thách thức cần khắc phục, giải
quyết trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng như hoạt động của các tổ
chức tôn giáo.
Cụ thể là hành lang pháp lý
chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ; cơ chế, chính sách vẫn còn chồng chéo và có bất
cập; việc triển khai thực hiện một số nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
còn lúng túng, thiếu thống nhất trong xử lý; chưa khơi thông và phát huy hết
nguồn lực của tôn giáo để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước.
Thủ tướng chỉ rõ, một số cấp
chính quyền có nơi, có lúc còn thiếu quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo
chính đáng của nhân dân; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xử lý vi phạm
pháp luật ở một số địa phương còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về đất
đai, xây dựng liên quan đến tôn giáo chưa hiệu quả…
Cùng với đó, trong đời sống
xã hội vẫn còn một số hiện tượng tín ngưỡng mới, tà đạo hoạt động mê tín dị
đoan, trục lợi, trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian,
tiền bạc của nhân dân.
Ở đâu đó vẫn còn tình trạng lợi dụng tôn giáo để chia rẽ
khối đoàn kết dân tộc, gây phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, ảnh hưởng đến
uy tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
ĐỒNG HÀNH VỚI CHÍNH PHỦ
Điểm lại những thành tựu lớn
của đất nước trong tiến trình hội nhập, Thủ tướng nêu rõ, bối cảnh hiện nay đòi
hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị, của các cấp các ngành và toàn xã
hội, trong đó có vai trò quan trọng của các chức sắc chức việc, nhà tu hành và
đồng bào theo tôn giáo nhằm huy động, kết nối mọi nguồn lực trong nước và quốc
tế trên nền tảng giá trị văn hóa con người Việt Nam.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng
mong muốn quý vị chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tiếp tục
cùng đồng hành với Chính phủ và chính quyền các cấp, gương mẫu, trách nhiệm,
tận tụy; hướng dẫn, động viên chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo thực hiện
đúng phương châm, đường hướng hành đạo gắn bó đồng hành với dân tộc.
Các chức sắc, chức việc cần
phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho
quá trình phát triển đất nước; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng cùng giải quyết những
khó khăn, vướng mắc với tinh thần xây dựng, thiện chí và khách quan.
“Nguyên tắc chung là phải
nhìn nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên tinh thần thượng
tôn pháp luật và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tôn
giáo của mọi người dân” – Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đề nghị các
chức sắc, chức việc, nhà tu hành và lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tiếp tục phấn
đấu làm gương để quần chúng, tín đồ noi theo, nêu gương văn hóa từ bi, bác ái,
xây dựng mối quan hệ đạo-đời hòa hợp.
Các chức sắc, chức việc của
các tôn giáo cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp bảo đảm hoạt động
tôn giáo theo đúng tôn chỉ, đường hướng, hiến chương, đúng pháp luật; đề xuất
những hoạt động phát huy nguồn lực của tổ chức tôn giáo, tham gia tích cực hiệu
quả các hoạt động xã hội, nhất là các lĩnh vực thế mạnh của tôn giáo như: y tế,
văn hóa, giáo dục, dạy nghề, từ thiện xã hội, an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường….
Đi liền với đó là các chức
sắc, chức việc không được để xảy ra các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
mê tín dị đoan, trục lợi, gây bức xúc trong xã hội, chia rẽ nhân dân, phá hoại
khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; nêu cao tinh thần cảnh giác, không để
các thế lực lợi dụng chống phá chính sách “dân chủ, nhân quyền và tự do tôn
giáo,” cản trở Việt Nam trong hội nhập và hợp tác quốc tế.
Thủ tướng cũng yêu cầu các
bộ, ngành chức năng cần tập trung cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế,
chỉnh sách pháp luật vê công tác tôn giáo, phát huy vai trò tích cực của các
tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng nhấn mạnh những
kết quả tích cực trong khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong những
năm qua đã tiếp thêm động lực để cả nước phấn đấu hoàn thành thắng lợi những
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà một trong những nguồn động lực đó phải
bắt nguồn từ sự phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ và quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của của nhân dân./.
Nguồn: Tuyên gáo
Hiện nay vấn đề lợi dung tôn giáo để chống phá chính quyền xuyên tạc đang là một vấn đề gây rất nhiều bức xúc trong xã hội,cuộc gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một trong những công tác cần phải được tổ chức thường xuyên và liên tục trong tình hình hiện nay.
Trả lờiXóacác hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo mê tín dị đoan, trục lợi, gây bức xúc trong xã hội, chia rẽ nhân dân, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo được các thế lực thù địch cũng như các tổ chức chống phá nhà nước ta triệt để lợi dung trong vấn đề hiện nay, vì vậy cần phải có những điểm mới trong công tác tổ chức trong lĩnh vực tôn giáo.
Trả lờiXóa