|
Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam |
Tại
cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 8/8/2019, Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin: “Theo thông tin chúng tôi được biết,
chiều 7/8, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo
sát địa chấn và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam
Việt Nam được xác định theo công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)
1982. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiếp tục theo dõi”.
Như
vậy, sau hơn 30 ngày xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, nhóm tàu khảo sát Hải
Dương 8 của Trung Quốc đã buộc phải rút khỏi vùng thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy, nguyên nhân nào khiến nhóm tàu khảo sát Hải
Dương 8 của Trung Quốc phải rời khỏi khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam? Nói
cách khác, Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình? Liệu nhóm tàu khảo
sát Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
có phải là bởi lo sợ hay chịu sức ép từ các cuộc biểu tình “du kích” của các
anh chị em zân chủ Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thúy Hạnh, Thảo Teresa, Nguyễn
Nguyên Bình, Nguyễn Quang A, Nguyễn Khắc Mai... ở Hà Nội và nhóm ông Hoàng Dũng,
Tương Lai, Võ Văn Thôn, Lê Công Giàu, Hà
Thúc Huy, Nguyễn Thanh Văn, Huỳnh
Tấn Mẫm...
ở Sài Gòn?
Tôi
còn nhớ, cách đây hơn 1 tháng khi những thông tin về nhóm tàu Hải Dương 8 có
những hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính được đăng
tải, trên một số diễn đàn, mạng xã hội, một số người đã đưa ra những lời lẽ
kích động, đả kích Đảng, Nhà nước Việt Nam như “hèn nhát”, “nhu nhược”, “nhịn
nhục” trước các hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, không có các hành
động cứng rắn để bảo vệ chủ quyền, làm ngơ cho Trung Quốc xâm phạm chủ quyền...
Và giờ đây, khi Trung Quốc rút nhóm tàu của mình khỏi vùng biển của Việt Nam
thì họ xem như đó là chuyện tự nhiên, chẳng liên quan gì đến sự đấu tranh cứng
rắn và quyết liệt từ phía Đảng, Nhà nước.
Xin
được nói rằng, với Trung Quốc chẳng có gì là họ tự nhiên hay chủ động rút, với
họ nếu “nắn gân” được ai thì họ cứ nắn còn nắn không được thì họ sẽ buông. Câu
chuyện về việc họ rút nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển Việt Nam
là như vậy?
Việc
Trung Quốc rút nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 ra khỏi khu vực Bãi Tư Chính được coi là một
thắng lợi
quan trọng, mang ý nghĩa chính trị
to lớn đối với
công tác ngoại giao khôn khéo, mềm mỏng
nhưng cực
kì quyết liệt
của Đảng và
nhà nước ta. Chúng ta phải hình dung rằng, cách mà Trung Quốc giăng
bẫy vô cùng
ma mãnh và xảo
quyệt. Vậy
vì sao chúng ta phải nhẫn
nhịn và
kiên quyết đấu tranh bằng
mọi biện
pháp hòa bình? Còn nhớ năm
2012 khi Trung Quốc
mang tàu hải
giám của họ
tiến vào
bãi cạn Scarborough của Philippines, có thể vì một
phút bốc đồng và
ỉ vào
đồng minh Mỹ, philippines lập tức
cho tàu chiến
ra xua đuổi
tàu Trung Quốc và
ko phải chờ
đợi gì thêm,
cơ hội
vàng đến, Trung Quốc
huy động ầm
ầm tàu
chiến khổng
lồ, tàu
khu trục tên lửa
dẫn đường bao vây luôn bãi cạn.
Lợi dụng
đêm
mưa bão khi đội tàu
cũ nát philippines phải
vào bờ
vì sợ chìm thì
Trung Quốc nuốt
luôn bãi cạn của
philippines (tuyên
bố chủ
quyền từ
năm 1946). Trung Quốc thiết
lập hệ
thống hàng
rào và
cấm luôn tàu
thuyền philippines vào bãi cạn. Và
một lần
nữa Mỹ
lại khoanh tay nhìn đồng minh của họ
bị Trung Quốc đánh cho tơi tả,
rất giống
sự kiện
năm 1974 khi họ bán đứng
vnch và dâng Hoàng
Sa cho Trung Quốc.
Còn ai muốn nhờ
Mỹ, dựa
vào Mỹ
để chống
Trung Quốc nữa
không?
Vì
vậy, việc đưa tàu
kiểm ngư,
tàu cảnh
sát biển ra để xua đuổi tàu
Trung Quốc mà không phải mang tàu chiến,
tàu hải quân, tàu ngầm ra xua đuổi là sự khôn ngoan thế nào? Chúng ta cũng
không kiện cáo, không tuyên bố dùng vũ lực nhưng trên bàn ngoại
giao chúng ta đấu tranh rất quyết
liệt và
vừa qua Phó thủ tướng Phạm
Bình Minh đã
chỉ mặt
đích
danh Trung Quốc
là kẻ
gây hấn trong hội nghị
các nước Asean về vấn
đề biển
đảo. Bằng
những biện
pháp khôn khéo, trên cơ sở
chấp hành
công ước quốc
tế về
luật biển,
Việt Nam chúng ta đã
dành được sự ủng
hộ to lớn
của bạn
bè thế giới.
Một
điều quan trọng nữa đó là chúng ta đã biết tranh thủ dư luận quốc tế, tranh thủ
sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế và các quốc gia khác. Trung Quốc rút nhóm tàu
khảo sát một phần là vì như vậy? Khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung
Quốc có hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam, định dùng sức để áp đặt cuộc
chơi, cộng đồng và dư luận quốc tế đã lên tiếng mạnh mẽ, thậm chí nhiều nước
còn lên án hành động của Trung Quốc, đe dọa tẩy chay Trung Quốc nếu Trung Quốc
vẫn cố tình bất chấp luật pháp.
Nói
cách khác, Việt Nam không chỉ đấu tranh mạnh mẽ trên bàn ngoại giao như tiếp xúc nhiều
lần với
phía Trung Quốc ở
các kênh khác nhau, trao công hàm phản
đối, kiên quyết
yêu cầu chấm
dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn
bộ tàu
ra khỏi vùng biển
Việt Nam... mà các lực lượng chức
năng trên biển của
Việt Nam còn liên tục triển
khai nhiều biện
pháp phù hợp thực
thi chủ quyền,
quyền chủ
quyền và
quyền tài
phán một cách hòa
bình, đúng
pháp luật nhằm
bảo vệ
vùng biển Việt
Nam. Sự đáp trả khôn ngoan của phía Việt Nam mới chính là nguyên nhân khiến
Trung Quốc buộc phải rút nhóm tàu khảo sát hoạt động phi pháp của mình khỏi
vùng biển của Việt Nam.
Việt
Nguyễn
Việc Trung Quốc rút nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 ra khỏi khu vực Bãi Tư Chính được coi là một thắng lợi quan trọng, mang ý nghĩa chính trị to lớn đối với công tác ngoại giao khôn khéo, mềm mỏng nhưng cực kì quyết liệt của Đảng và nhà nước ta
Trả lờiXóaViệt Nam không chỉ đấu tranh mạnh mẽ trên bàn ngoại giao mà các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam còn liên tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. thế mới thế sự cương quyết của Đảng và Nhà nước ta trong bảo vệ chủ quyền như thế nào.
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc rút nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 ra khỏi khu vực Bãi Tư Chính được coi là một thắng lợi quan trọng. thể hiện sự khôn khéo nhưng cũng không kém phần quyết liệt của Đảng và Nhà nước ta trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, chứ không như những gì mà đám rân chủ vẫn rêu rao.
Trả lờiXóaBằng những biện pháp khôn khéo, trên cơ sở chấp hành công ước quốc tế về luật biển, Việt Nam chúng ta đã dành được sự ủng hộ to lớn của bạn bè thế giới và buộc trung quốc phải dừng lại những hành động vi phạm chủ quyền của nước ta.
Trả lờiXóasau hơn 30 ngày xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã buộc phải rút khỏi vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.với việc có những biện pháp khôn khéo và mềm dẻo và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là điều kiên quyết để đuổi Tq khỏi lãnh thổ.
Trả lờiXóaSự đáp trả khôn ngoan của phía Việt Nam mới chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc buộc phải rút nhóm tàu khảo sát hoạt động phi pháp của mình khỏi vùng biển của Việt Nam. thiế nghĩ với âm mưu của mình thì trung quốc sẽ không từ bỏ am mưu xâm phạm chủ quyền nước ta trên biển. chính vì vậy chúng ta nên có những đối sách khôn ngoan, cương quyết đối với các hành động này của chúng.
Trả lờiXóasự đấu tranh mạnh mẽ trên bàn ngoại giao như tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau kết hợp với đấu tranh kiên quyết trên thực địa và đồng biết tranh thủ dư luận quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế và các quốc gia khác chúng ta đã buộc trung quốc rút nhóm tàu khảo sát hoạt động phi pháp
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc rút tàu khảo sát ra khỏi vùng chủ quyền của Việt Nam cho thấy được sự cứng rắn nhưng cũng đầy khôn khéo của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề về ngoại giao . Và hơn nữa đấy là việc làm sai trái của phía Trung Quốc nên việc họ phải cho rút tàu này ra khỏi chủ quyền của ta là điều đương nhiên mà thôi.
Trả lờiXóa