Ngày 27/8, trong chuyến công tác
và làm
việc tại
tỉnh Quảng
Trị, Đại sứ
Mỹ Daniel Kritenbrink đã
dành khoảng 30 phút giữa buổi
chiều đến thắp
hương tại
nghĩa trang liệt sĩ
quốc gia Trường Sơn,
huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Một chiếc
ôtô có cắm lá cờ
Hoa Kỳ lặng
lẽ rẽ
vào hướng cổng
nghĩa trang liệt sĩ
quốc gia Trường Sơn,
Gio Linh, Quảng
Trị. Từ
trên xe, đại sứ
Mỹ Daniel Kritenbrink bước vào
tượng đài chính của
nghĩa trang liệt sĩ
để thắp
hương viếng
hơn 1 vạn
liệt sĩ
đang yên nghỉ tại
đây.
Đây
là lần
đầu tiên một
đại sứ
của Mỹ
đã
đến thắp
hương tưởng niệm
tại nghĩa
trang liệt sĩ
của Việt
Nam.
Theo
cách giản dị
và gần
gũi nhưng
không kém phần
trang trọng, Đại sứ
Mỹ Daniel Kritenbrink cùng với ông Hoàng
Nam - Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng
Trị thỉnh
9 tiếng chuông bắt đầu buổi
lễ như
để mời
anh linh các
liệt sĩ
về chứng
giám.
Trước khi bước lên tượng
đài chính của nghĩa
trang, Đại sứ
Daniel Kritenbrink cùng
đoàn
sứ quán Mỹ
đã
trang trọng dành
một phút mặc
niệm cho các liệt sĩ.
Sau đó,
đại sứ
thành kính đến
thắp hương lên những
phần mộ.
Trước khi rời Quảng
Trị, Đại sứ
đã
ghé thăm di tích lịch sử
cầu Hiền
Lương, bắc
qua con sông
giới tuyến
Bến Hải.
Tại đây, Đại sứ
Daniel Kritenbrink đã cùng đoàn
sứ quán Mỹ
đi bộ
từ phía bắc
qua phía nam cầu. Ở
ngay vạch chỉ
phân chia ranh giới Bắc
- Nam thời đất nước
chia cắt hai miền, Đại sứ
đã
dừng khá lâu
để trò chuyện
cùng đại diện
lãnh đạo tỉnh
Quảng Trị.
Đại
sứ Daniel Kritenbrink cho biết thông điệp chính của chuyến thăm này là hai nước
Việt Nam và Mỹ đã hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt là sự hợp tác chung
trong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Những kết quả này không chỉ giúp
cải thiện đời sống của người dân Quảng Trị mà còn chính là cầu nối của người dân
cũng như chính phủ hai quốc gia. Đại sứ Daniel Kritenbrink nói: "Chuyến thăm
đến nghĩa trang Trường Sơn là để bày tỏ sự kính trọng đối với những người đã hi
sinh vì lòng yêu nước".
Ông
Hoàng Nam nói việc đại sứ Mỹ lần đầu tiên đến thắp hương tại nghĩa trang liệt
sĩ quốc gia Trường Sơn là một hành động rất có ý nghĩa, là một biểu tượng của
việc khép lại quá khứ, tôn trọng sự thật.
Trước
khi rời nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, trả lời
câu hỏi của
một phóng viên về việc
tỉnh Quảng
Trị có ý
tưởng xây dựng
thị xã Quảng
Trị - nơi
có di tích Thành
cổ Quảng
Trị - thành
một biểu
tượng hòa bình,
thông qua một lễ
hội hòa bình,
đại sứ
Daniel Kritenbrink cho rằng
đây
là một
ý tưởng rất
tuyệt vời
và “Nếu sự
kiện đó diễn ra, tôi sẽ vào
để tham dự".
Có
thể thấy, việc một vị Đại sứ Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử tới viếng và thắp
hương cho từng ngôi mộ tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, nơi có hơn
1 vạn liệt sĩ đang yên nghĩ là một sự kiện đặc biệt. Nói như Đại sứ Mỹ, thông điệp
chính của chuyến thăm này là hai nước Việt Nam và Mỹ đã hàn gắn vết thương chiến
tranh, đặc biệt là sự hợp tác chung trong việc khắc phục hậu quả sau chiến
tranh và "Chuyến thăm đến nghĩa trang Trường Sơn là để bày tỏ sự kính trọng
đối với những người đã hi sinh vì lòng yêu nước". Điều này cho thấy, rõ
ràng người Mỹ không chỉ tôn trọng sự thật mà còn đang cùng với Việt Nam khép
lại quá khứ để hướng tới tương lai hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai quốc gia.
Lịch
sử là sự thật và sự thật luôn luôn là sự thật, chúng ta phải luôn trân trọng
lịch sử, tôn trọng sự thật, nhưng gác lại quá khứ để hướng tới tương lai vì lợi
ích của nhân dân hai nước là việc nên làm. Người Mỹ đã gây ra chiến tranh Việt
Nam và giờ họ đang có những nỗ lực để hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam
do họ gây nên và chúng ta sẵn sàng chấp nhận. Hy vọng rằng, trong tương lai quan
hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển và sẽ có nhiều hơn nữa những hành động đẹp
và ý nghĩa này.
Việt
Nguyễn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét