Còn trên lĩnh vực tôn giáo, có thể thấy rõ ý đồ xuyên tạc trong
báo cáo của Hoa Kỳ khi họ cố tình lờ đi những thành quả của quá trình phát
triển các tôn giáo ở Việt Nam cũng như những chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, vấn đề đảm bảo quyền tự do tôn giáo đã quy
định rõ trong Hiến pháp và luôn được quan tâm, hoàn thiện trong hệ thống pháp
luật để chính sách tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm và tôn trọng. Bởi, không
thể nói “không có tự do tôn giáo” khi hiện nay ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc
15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc
Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo; đến năm 2017, 7.102 tổ chức,
cơ sở tôn giáo đang sử dụng tổng diện tích 14.850 ha đất; 12 báo, tạp chí liên
quan tôn giáo, phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng; trong 5 năm
có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng
triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn
được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin
lành,... Điều đáng nói là, tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được
bảo đảm: năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện
Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức,
hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở
Tây Bắc có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm
nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist
Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung…
Hoặc đối với một tôn giáo cụ thể như Công giáo có thể thấy, những
năm quan được sự quan tâm của chính quyền các cấp, nhiều nhà thờ Công giáo được
tu sửa, xây mới, đời sống tín ngưỡng tôn giáo của các chức sắc, tín đồ được đảm
bảo, điều này được thể hiện rõ nét qua việc Youtube có rất nhiều video-clip
tường thuật các thánh lễ tổ chức trang trọng, đông vui ở các nhà thờ từ nam ra
bắc. Và nếu như ở Việt Nam không có tự do tôn giáo tại sao hàng triệu công dân
theo Công giáo vẫn dự lễ thứ bảy, chủ nhật bình thường? Tại sao các hoạt động
tôn giáo lớn được tổ chức tại Sở Kiện (Hà Nam), La Vang (Quảng Trị),... lại
luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ từ phía chính quyền? Tại sao
UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý để Tòa Giám mục Giáo phận Thanh Hóa tổ chức Đại
hội giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 15 tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương
mại và du lịch trực thuộc UBND tỉnh, đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng giúp
đỡ, bảo đảm giao thông thông suốt? Tại sao trong lễ mừng 50 năm thành lập Tỉnh
dòng Đa Minh Việt Nam tổ chức ở Giáo xứ Thánh Đa Minh - Ba Chuông (TP Hồ Chí
Minh), Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã nhấn mạnh: sau 50 năm, số tu sĩ thuộc Tỉnh
dòng Đa Minh Việt Nam tăng gấp ba lần, đứng thứ hai trong dòng Đa Minh thế
giới, hoạt động tại 17 Giáo phận ở Việt Nam và tám nước khác.
Hay như với Phật giáo ở Việt Nam, thực tế hàng chục triệu tín đồ
Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hàng triệu tín đồ nhiều tôn giáo khác
vẫn sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Đặc biệt,
nếu như ở Việt Nam không đảm bảo vấn đề tự do tôn giáo thì không lẽ LHQ lại
chọn Việt Nam làm địa điểm để tổ chức thành công Đại lễ Phật đản LHQ trong các
năm 2008, 2014, 2019...
Hình ảnh tại Đại lễ Vesak LHQ 2019
Tất cả những thành quả trên đều bị cố tình bỏ qua, không đề cập
tới cũng đã phần nào cho thấy sự “khách quan” trong Báo cáo cũng như đánh giá
của các thế lực và nhóm người này.
Và trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá không khách quan về tự do
tôn giáo ở Việt Nam thì nhiều người Mỹ từng đến Việt Nam lại có ý kiến trái
ngược. Năm 2017, Mục sư F.Graham (Ph.Gờ-ra-ham) - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc
Hiệp hội truyền bá phúc âm Billy Graham và là một trong các mục sư nổi tiếng
nhất ở Mỹ, đã trực tiếp chủ trì hai buổi truyền giảng với sự tham gia của hơn
10 nghìn người tại sân vận động Quần Ngựa (Hà Nội). Trả lời phỏng vấn AP, ông
nói: “Chính quyền Việt Nam không đặt bất kỳ điều kiện nào cho việc tổ chức hai
buổi truyền giảng”. Trở về Mỹ, trên trang mạng một tờ báo của người Mỹ gốc
Việt, ông khẳng định “tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện”. Còn ông
A.Sauvageot (A.Sa-va-gô), cựu đại tá CIA từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam,
sau năm 1975 là trợ lý đặc biệt của Đại sứ Mỹ tại Thái-lan rồi làm trưởng đại
diện của General Electric (công ty tập đoàn đa quốc gia Mỹ), cố vấn cho
Interstate Traveler Company (một công ty du lịch) tại Việt Nam, nói rằng: “Với
tư cách người nước ngoài sống, làm việc ở Việt Nam đã lâu, tôi hoàn toàn không
đồng ý với báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo... Nếu ai
hỏi tôi, tự do tín ngưỡng ở Việt Nam là bao nhiêu, theo tôi là 100%. Một điều
nữa, tự do không tín ngưỡng của Việt Nam cũng là 100%. Cá nhân tôi không theo
một tôn giáo nào, nhưng làm việc tại Việt Nam, tôi không bao giờ bị mang tiếng
xấu vì điều đó. Tôi có nhiều người bạn là người Mỹ và người Việt Nam, họ theo
Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo... Tôi khẳng định những người bị bắt không
bao giờ vì lý do tôn giáo mà vì họ vi phạm pháp luật của chính đất nước đã nuôi
dưỡng họ. Tôi nghĩ, một số thành phần thù địch ở Mỹ cố tình xuyên tạc tình hình
Việt Nam và nghiễm nhiên có một số thành phần không có kiến thức, không hiểu
thực tế vì chưa bao giờ đặt chân đến Việt Nam, nghe theo lời xuyên tạc, đi theo
một cách mù quáng”.
Mục sư F.Graham
Cũng chính vì không khách quan, Báo cáo và một số ý kiến tùy tiện
về tự do tôn giáo ở Việt Nam đã xóa nhòa ranh giới giữa thực hành tôn giáo với
hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật; tảng lờ nguyên tắc quan trọng
của mọi xã hội văn minh là tư cách tín đồ không thể đứng trên, đứng ngoài tư
cách công dân. Thiết nghĩ, trước khi dẫn thí dụ để cho rằng Việt Nam “đàn áp tôn
giáo”, những người soạn thảo Báo cáo và có ý kiến tiêu cực nên tham khảo
video-clip “David Lee - Tâm tình chiều 02.05.2019” phát trên Youtube. Trong đó
ông Davis Lee (Đa-vít Li) - người Mỹ gốc Việt theo Công giáo, thẳng thắn chỉ
rõ: “Một số linh mục hễ mở miệng ra là đi ngược giáo huấn của Giáo hội Công
giáo, lại được tung hô như “anh hùng dân tộc” như linh mục Nguyễn Duy Tân hoặc
vài ba linh mục Dòng Chúa cứu thế. Linh mục nào chân mộc với lòng yêu thương
thì bị chụp mũ Cộng sản”. Ông coi việc một số linh mục tổ chức thánh lễ cho
người không theo Công giáo giơ biểu ngữ “chồng tôi vô tội, con tôi vô tội”
trong nhà thờ là “biến Thánh lễ thành biểu tình có tính chính trị”, khẳng định
“lạm dụng, biến Thánh lễ thành cuộc đấu tố chống cộng, đó là điều Chúa không
muốn. Nếu thật sự tin vào Chúa thì lời cầu nguyện âm thầm đã được Chúa hiểu,
không phải giơ khẩu hiệu lên thì Chúa mới đọc được, đừng biến nhà Chúa trở
thành nơi tổ chức biểu tình, biến Thánh lễ thành hoạt động chính trị”!
Như vậy, một lần nữa chúng ta khẳng định Việt Nam luôn làm tốt và
đảm bảo về vấn đề tự do tôn giáo. Đảng, Nhà nước việt Nam luôn tôn trọng và tạo
mọi điều kiện để các tôn giáo hoạt động, phát triển trong khuôn khổ hiến pháp
và pháp luật. Do đó, những báo cáo dạng trên của Mỹ hoàn toàn không có giá trị
vì tính sai lệch quá lớn, thể hiện ý chí thù địch với Việt Nam. Cho nên, nếu
thật sự thiện chí, người soạn thảo Báo cáo hoặc tạo cơ hội cho một số kẻ đưa ra
ý kiến tiêu cực về tự do tôn giáo ở Việt Nam cần trực tiếp tìm hiểu trên thực
tế để có nhận thức khách quan, đánh giá chính xác.
Mã Phi Long
Những báo cáo của mỹ cũng chỉ là những thông tin bố láo, khi chỉ nghe một phía mà chẳng nhìn nhận từ thực tế những gì mà Việt Nam đã và đang đạt được, đó là sự tự do trên mọi mặt lĩnh vực đời sống xã hội, và các chính sách của Đảng Nhà nước là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của các tôn giáo và khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được gắn kết.
Trả lờiXóanhững báo cáo dạng trên của Mỹ hoàn toàn không có giá trị vì tính sai lệch quá lớn, thể hiện ý chí thù địch với Việt Nam. điều này cũng là dê hiểu thôi. bởi những thông tin mà phía bộ ngoại giao mỹ thu thập toàn là những thông tin thiếu chính xác từ các đối tượng chống đối trong các tôn giáo. chính vì vậy cái nhìn về tình hình tôn giáo của nước ta trở nên lệch lạc.
Trả lờiXóa