Ngày nay, thông tin trên mạng đã trở
nên phổ biến, mang lại nhiều giá trị tích cực cho công chúng và xã hội. Thông
tin trên mạng là một trong những cách tốt nhất để giới thiệu bản thân đến tất
cả mọi người, bày tỏ cảm xúc của bản thân, chia sẻ quan điểm cá nhân, gắn kết
cộng đồng giúp thích nghi tốt hơn với sự thay đổi và vượt qua những áp lực và
stress trong cuộc sống, tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của mình, gặp
gỡ và giao lưu với tất cả mọi người trên thế giới.
Thông tin trên mạng xã hội cũng là
một môi trường kinh doanh lí tưởng, đầy tiềm năng, giúp người sử dụng bán hàng
online hay quảng cáo những sản phẩm của công ty, doanh nghiệp và tìm kiếm khách
hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, thông tin trên mạng xã hội còn là kênh chuyển tải
thông tin nhanh chóng, cập nhật tin tức, kiến thức cho công chúng, là nguồn tin
phong phú, đầu tiên và đa chiều, là nơi chia sẻ thông tin rộng rãi giúp nhà báo
có nhiều cơ hội để khai thác thông tin thuận lợi. Nhiều vụ việc xuất phát từ
mạng xã hội, trở thành nguồn tin của nhiều tác phẩm báo chí gây tiếng vang, có
tác động lớn đến công chúng.
Tuy nhiên,
bên cạnh mặt tích cực, thông
tin trên mạng được ví như “con dao 2 lưỡi” ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm
họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Thực tế cho thấy, bên
cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin,
hình ảnh có nội dung xấu, độc hại. Vậy,
thế nào là thông tin xấu, độc hại và cách nhận diện thông tin xấu, độc hại trên
mạng xã hội như thế nào?
Thông tin xấu, độc hại tán phát trên
mạng là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng,
thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được
đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai
trái, thù địch. Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật
gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngôn từ thô tục
nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người
khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận
xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi
trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống… Nghiêm trọng hơn, các đối tượng xấu
còn đăng tải các thông tin xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận nền tảng tư
tưởng của Đảng, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí
lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ.
Những thông tin sai trái, bịa đặt,
bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự
thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, thông tin chưa được kiểm chứng gây ảnh
hưởng đến cá nhân, tổ chức; thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản
cảm, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, uy tín của tổ chức, vi phạm chuẩn mực
đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực... được coi
là thông tin xấu, độc.
Mặc dù thông tin xấu, độc hại được
lan truyền trên mạng xã hội hiện nay có nhiều hình thức, nhiều biểu hiện đa
dạng, nhưng tập trung chủ yếu dưới 10 dạng sau:
- Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của
Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh;
- Xuyên tạc đường lối xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đường lối bảo vệ Tổ quốc và đường lối đối ngoại của Đảng ta, phủ
nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới;
- Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là
lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân
ta;
- Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách
mạng của Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao
cấp của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội gây chia rẽ mất đoàn kết nội
bộ, gieo rắc hoài nghi, thiếu tin tưởng trong quần chúng nhân dân;
- Lợi dụng điểm nóng kích động, kêu
gọi biểu tình, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết
nội bộ, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ sắc tộc, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ;
- Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi,
xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức;
- Phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc,
tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây;
- Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông
tin, mật khẩu, tán phát virus;
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của tổ chức, cá nhân;
- Thông tin quảng cáo sai sự thật, vi
phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về quảng cáo.
Hơn lúc nào hết, chúng ta những người
dùng mạng xã hội hãy luôn là những “công dân thông thái” để lựa chọn và chắt
lọc cho mình những thông tin bổ ích trên mạng xã hội, đồng thời nói không và
lên án với những hành vi tán phát thông tin xấu, độc trên môi trường mạng.
Việt Nguyễn
cái gì cũng có hai mặt của nó. Các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ngày càng lợi dụng phương thức mạng xã hội để thực hiện những mưu hèn kế bẩn, đả kích, nói xấu Đảng, NN, bịa chuyện, áp đặt những vẫn đề nóng của xã hội làm xáo trộn dư luận xã hội. Hãy luôn là người dùng thông thái trong thời đại công nghệ 4.0 nhiều thách thức này.
Trả lờiXóaTuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, thông tin trên mạng được ví như “con dao 2 lưỡi” ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. chính vì trong quá trình sử dụng mạng xã hội chúng ta nên hết sức cảnh giác trước các thông tin trên này. hãy thể hiện mình là người sử dụng thông minh
Trả lờiXóa