Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Mặc dù nguồn gốc, đặc điểm và
thời điểm hình thành, phát triển của mỗi tôn giáo có khác nhau, nhưng nhìn
chung các tôn giáo luôn có tinh thần bao dung, đoàn kết, gắn bó trong đại gia
đình các dân tộc, tôn giáo Việt Nam. Cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam luôn
đồng hành cùng dân tộc, hòa chung cùng niềm vui và nỗi đau của dân tộc trong
những thời khắc lịch sử, góp phần phát triển và làm rạng rỡ nền văn hoá Việt
Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, các tôn giáo đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và tiếp tục
phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chức sắc tôn giáo,
tăng ni, phật tử đã làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín đồ chấp hành đúng
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống
“tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước” được ghi nhận và tôn vinh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các chức sắc tôn giáo
Nhận thức đúng vai trò của các tôn giáo và các tín đồ tôn giáo,
Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách đúng đắn về vấn đề này và
khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”; trên
cơ sở đó, thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh
hoạt theo hệ thống giáo lý, giáo luật và quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng
thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc hoặc những
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật. Chính sách tôn giáo
đúng đắn đó đã có tác dụng cổ vũ, động viên đồng bào theo đạo và các chức sắc
tôn giáo phấn khởi, chung sức, chung lòng cùng cộng đồng, làm tròn nghĩa vụ,
trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.
Thế nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, thù địch và dã tâm
xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế lực thù địch, phản động đang
điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước ta thông qua chiến lược “Diễn biến hòa
bình” với mọi thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trong đó, lợi dụng vấn đề “tôn giáo”
được chúng sử dụng như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu khống,
kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định
chính trị-xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phương thức hoạt động chủ yếu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị là
kích động tâm lý mặc cảm, tư tưởng chống đối, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần
đối với những phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong các tôn giáo; thúc đẩy
thành lập các hội đoàn trái pháp luật trong xứ đạo để thách thức, chống phá
chính quyền.
Dương Xuân Lương - chức sắc cực đoan trong đạo Cao Đài xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo khi gặp TT. Trump
Đáng chú ý, định kỳ tháng 6 hàng năm, Bộ Ngoại giao của Hoa Kỳ đưa
ra các bản Phúc trình đánh giá về vấn đề tự do tôn giáo của các nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Điều đặc biệt là các bản báo cáo này lại dựa trên thông tin sai lệch để đánh giá
không khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam, tạo diễn đàn để các thế lực thù
địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí xuyên tạc, vu khống Việt Nam
như: Việt Nam chưa thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Tình trạng
xâm phạm tự do tôn giáo vẫn diễn ra, nhiều nơi chính quyền địa phương và lực
lượng an ninh thường xuyên sách nhiễu, phân biệt các tổ chức tôn giáo, bắt giữ
những người “đấu tranh” cho tự do tín ngưỡng tôn giáo; đề nghị Chính phủ Mỹ cần
sớm đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo
(CPC)… Bên cạnh đó, tại các hoạt
động trong khuôn khổ hội nghị cấp bộ trưởng về thúc đẩy tự do tôn giáo do Bộ
Ngoại giao Mỹ tổ chức tại Washington (Oa-sinh-tơn) từ ngày 16 đến 17-7-2019
(Hội nghị), một số tổ chức, cá nhân thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam
đã được mời tham dự, tạo cơ hội để bịa đặt, vu cáo Việt Nam về tự do tôn giáo.
Điều đặc biệt ở đây, đó chính là nguồn thông tin mà Bộ Ngoại giao
của Hoa Kỳ có được để viết nên báo cáo về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
chủ yếu từ các tài liệu của số chức sắc, tín đồ cực đoan trong các tôn giáo ở
Việt Nam gửi qua nhiều hình thức khác nhau. Và tất yếu, như một mối quan hệ trong
– ngoài, thì chính các tổ chức nhân quyền quốc tế, các thành viên trong Bộ
Ngoại giao của Hoa Kỳ luôn hẫu thuẫn về tài chính, vật chất, thậm chí là “bảo
kê” cho các cá nhân này hoạt động chính trị mang màu sắc tôn giáo nhằm gây
những bất ổn, phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự tại nhiều địa phương trên
cả nước. Điều này cho thấy rõ bản chất thù địch với Việt Nam theo dạng mượn gió
bẻ măng. Sử dụng chiêu bài nhân quyền, tự do tôn giáo để gây sức ép về chính
trị, qua đó buộc Việt Nam phải đánh đổi những điều kiện về kinh tế, đối ngoại
theo yêu cầu của Mỹ.
Trong khi đó, chúng ta biết rằng, với những nỗ lực cải thiện về
vấn đề nhân quyền, thời gian qua, Việt Nam đã gặt hái nhiều thành quả quan
trọng trên lĩnh vực nhân quyền. Cụ thể: đã diễn ra nhiều sự kiện quốc tế quan
trọng khẳng định uy tín ngày càng lên cao của Việt Nam trên bình diện quốc tế,
thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới. Đó là ngày 7-6-2019, tại phiên bỏ
phiếu chọn Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an do Đại hội đồng Liên hợp
quốc (LHQ) tổ chức, Việt Nam được bầu với 192 trong số 193 phiếu ủng hộ. Đó là
ngày 20-6-2019, tại phiên họp của Hội đồng nhân quyền LHQ tổ chức ở Geneva
(Giơ-ne-vơ - Thụy Sĩ), với sự chứng kiến của đại diện 192 nước thành viên LHQ,
các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, Hội đồng nhân quyền LHQ đã thông
qua Báo cáo về tình hình đảm bảo quyền con người tại Việt Nam chu kỳ 2 trong
khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR)... Các sự kiện này đã cho thấy
nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc chăm lo đời sống người dân, phát
triển đất nước cũng như tích cực cùng nhân loại xây đắp, củng cố hòa bình trong
khu vực và trên thế giới, xây dựng quan hệ bình đẳng cùng có lợi giữa các quốc
gia để cùng phát triển. Từ tinh thần trách nhiệm, thái độ nghiêm túc của Việt
Nam trong nỗ lực tăng cường, tạo điều kiện để nhân dân được thụ hưởng các quyền
kinh tế - xã hội, văn hóa, dân sự, chính trị theo các chuẩn mực quốc tế, nỗ lực
hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế, chủ trương, chính sách, người dân
ngày càng được bảo đảm tốt hơn các quyền và tự do, đời sống vật chất, tinh thần
từng bước được nâng cao...
Mã Phi Long
lợi dụng vấn đề “tôn giáo” được chúng sử dụng như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu khống, kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định chính trị-xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. chính vì vậy cần hết sức cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch
Trả lờiXóaCộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, hòa chung cùng niềm vui và nỗi đau của dân tộc trong những thời khắc lịch sử, góp phần phát triển và làm rạng rỡ nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. thế nhưng đâu đó vẫn có một số bộ phận đang cố tình lợi dụng đức tin tôn giáo dưới sự chỉ đạo của thế lực thù địch chống phá Nhà nước ta,những bộ phận như thế này thì thật không thể nào chấp nhận được.
Trả lờiXóa