Ngoại trưởng Kerry đã làm những “nhà rân chủ Việt Nam” thất vọng vô cùng

tháng 12 31, 2013 |

kerry4


Khánh Việt


Thời gian qua, trong khuôn khổ chuyến thăm một số nước được Mỹ cho là quan trong trong chiến lược của mình thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyên thăm tới Việt Nam. Sự kiện trọng đại này đã được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước đưa tin. Với chiến lược xoay trục của mình hướng về châu Á, Mỹ đang tìm cách tạo uy tín, quan hệ đối với các quốc gia tại châu lục này trong đó có Việt Nam. Mỹ coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chiến lược đó chính vì vậy hai nước đã tăng cường những hoạt động hợp tác. Tuy nhiên, vin vào lý do này, một số kẻ tự cho mình là những “nhà rân chủ” đã đăng tải những bài viết với mục đích xấu, lợi dụng chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ sang Việt Nam để vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam; trên một số trang mạng những kẻ này liên tục tung hô và lấy Ngoại trưởng Mỹ ra như yếu tố để ủng hộ những lời lẽ xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam của chúng.


Thực tế cho thấy, đó là những đối tượng có âm mưu, ý đồ xấu, chống phá, quấy nhiễu và đang muốn phá hoại mối quan hệ hai nước. Trong  khuôn khổ chuyên thăm Việt Nam của mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có những hoạt động thăm một số tỉnh phía Nam; trong đó có tỉnh Cà Mau để thăm lại nơi ông từng có thời gian ở khi diễn ra cuộc chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam. Sau khi xuống sân bay Cà Mau vào buổi sáng, Ngoại trưởng Mỹ đến huyện Năm Căn bằng đường bộ và tiếp tục đi tàu qua các tuyến sông trên địa bàn huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển. Lúc 12 giờ, ông John Kerry có mặt tại bến tàu ấp Kiến Vàng, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển và có bài phát biểu tại đây. Ông đã có những cuộc tiếp xúc, trò chuyện thân thiện với người dân địa phương trên suốt quảng đường đi dọc theo các tuyến sông Cửa Lớn - Bồ Đề - Chợ Đường Kéo - kinh 17 Chợ Thủ… thuộc các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Ông cho biết lấy làm vui mừng và xúc động trước những đổi thay tại nơi này; đánh giá cao những cố gắng cũng như những thành quả mà Việt Nam đã làm được sau hơn 40 năm và chia sẻ thời gian tới Mỹ sẽ có những chương trình hành động thiết thực để giúp Việt Nam trong việc thực hiện các giải pháp thích ứng trước tác dodọng của biến đổi khí hậu.


Những tâm sự, phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam thể hiện sự quan tâm muốn vun đắp quan hệ hai nước; thúc đẩy sự tin tưởng; hàn gắn lịch sử và hưởng tới hợp tác, phát triển. Tuy nhiên, những hành động tốt đẹp đó của Ngoại trưởng Mỹ lại bị Nguyễn Bá Trổi cho là vô nghĩa.


Nguyễn Bá Trổi đã có bài viết với tiêu đề: “Xin ông Kerry đừng “Carry” thêm “Mistake” cho Miền Nam” được đăng tải trên trang Blog Dân làm báo.


Trong bài viết có đoạn:


Bây giờ với tư cách người đại diện cho nước Mỹ về ngoại giao, nếu ông chỉ đến để ca ngợi Việt Nam ngày nay tiến bộ hơn nhiều so với cách đây hơn 40 năm lúc ông còn ngồi trên ca nô đảo khắp kinh rạch đồng bằng Cửu Long để “tìm và diệt địch” mà quên đi cái “vế” nếu ông không phản chiến và Miền Nam Tư Bản không lọt vào tay Cộng Sản Miền Bắc thì với nền Kinh tế Thị trường không bị cái đuôi XHCN định hướng vướng vào sau 1975, Miền Nam còn “ngon lành” hơn nhiều, tệ lắm thì cũng cỡ Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai... mà bây giờ nhà cầm quyền đang mơ ước có ngày theo kịp họ.


Thưa ông Ngoại trưởng, nếu chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ không thôi thì ông Kerry “carry” đến VN gì chúng tôi cũng “no care” tiếng Việt Xuân tóc đỏ chúng tôi là “em chả, em chả” dám lạm bàn. Nhưng nếu ông Kerry có hảo ý mang theo lòng từ thiện vốn có của người Mỹ, thì ông làm ơn lên tiếng với nhà cầm quyền Hà Nội về vấn đề Nhân Quyền cho dân Việt Nam may ra chúng tôi được nhờ. Nhược bằng ông cứ thin thít như bấy lâu nay là ông Kerry đã vô tình hay cố ý “carry” một lần nữa sai lầm tai hại không nhỏ cho dân tộc đất nước VN chúng tôi. Lý do là nếu ông không nói ra, người ta cứ tưởng mình ngon và cứ thế mà tiếp tục làm tới là bỏ mẹ dân Việt chúng tôi.


Tôi xin gửi đến ông lời chào trân trọng và cảm ơn ông đã đọc thư này.”


Đọc bài viết của Nguyễn Bá Trổi mới thấy bản chất của những kẻ tự cho mình là những “nhà rân chủ” chỉ là nhóm người chống đối, nói xấu Đảng, Nhà nước một cách cơ hội. Bằng mọi cách những kẻ này nói xấu Việt Nam; nhưng nếu mục đích không đạt được thì ngay cả Ngoại trưởng Mỹ chúng cũng không tiếc dành cho ông những lời lẽ khiếm nhã. Với sự phát triển của mối quan hệ giữa hai nước trên nền tàng tôn trọng lẫn nhau, chúng ta tin rằng sẽ không có chỗ cho những kẻ vô văn hóa như Nguyễn Bá Trổi được tự tung, tự tác.


Nguồn http://vietnamdanchu2013.blogspot.com

Read more…

Việt Nam đang đi đúng hướng

tháng 12 31, 2013 |
Ảnh

Với sự nỗ lực, cố gắng của cả đất nước, Việt Nam chúng ta đang ngày càng nâng cao được uy tín của mình trong mắt bạn bè quốc tế. Những thành tựu về kinh tế, những bước phát triển về khoa học kỹ thuật và một nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhìn trên góc độ tổng thế, Việt Nam đã thay da đổi thịt rất nhiều; từ một đất nước nghè nàn, bao trùm bởi một sự lạc hậu, sự tàn phá sau các cuộc chiến tranh thì giờ đây, Việt Nam đã đang hội nhập một cách mạnh mẽ. Trong quan hệ quốc tế, nước ta đã làm tốt công tác ngoại giao, có được thiện cảm với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới; chúng ta không chỉ đặt quan hệ ngoại giao đơn thuần mà việc tham gia các tổ chức quốc tế, những đóng góp, ý kiến có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khu vực thế giới. Người Việt Nam đi du lịch được nhiều nước, nhiều bạn bè quốc tế cũng đến Việt Nam từ đó giao lưu, tiếp xúc, hiểu về sự mến khách, thân thiện của con người và đất nước nghìn năm văn hiến. Tuy nhiên, theo như đánh giá và nhìn nhận thì những tiềm năng của Việt Nam vẫn chưa được phát huy một cách có hiệu quả nhất; trong đó, yếu tố con người vẫn là điều quan trọng. Nguồn nhân lực của chúng ta còn hạn chế và mới bước đầu có sự nâng lên về trình độ. Chúng ta đã có thành tích vượt bậc trong việc xóa đói, giảm nghèo; trong công tác an sinh xã hội nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn thế. Bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá tốt Việt Nam là về định hướng và sự nỗ lực phát triển đất nước; nghĩa là chúng ta đang có hướng đi đúng đắn trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta cố gắng phát huy những mặt mạnh, tích cực; nhìn vào những hạn chế để khắc phục. Phương châm của ta là đi tắt, đón đầu không có nghĩa là ngay lập tức ta được như các nước phát triển; vì bản thân họ cũng phải trải qua quá trình hàng trăm năm để gọt dũa và phát triển. Tuy rằng, con đường phát triển đất nước không tránh khỏi những khó khăn, tác động tiêu cực nhưng điều quan trọng là định hướng đúng đắn với niềm tin, sự nỗ lực của cả đất nước. Chính từ những giai đoạn khó khăn, chúng ta mới tạo ra được những cơ sở, tiền đề cho một sự phát triển ổn định, bền vững.


Yêu nước


Read more…

Nhắc chuyện “Táo quân”

tháng 12 30, 2013 |
Ảnh


Táo Y tế - Do nghệ sĩ Vân Dung thụ vai


Hàng năm, cứ tới gần tết là nhiều gia đình lại háo hức đón chờ “Táo quân”. Đây không chỉ là chương trình đón xuân năm mới của Đài truyền hình Việt Nam mà nó còn là chương trình phản ánh một cách tổng thể, phê bình sâu sắc tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các sự kiện lớn diễn ra trong năm. Với kịch bản hóm hỉnh, sự lồng ghép khéo léo, sâu sắc của đạo diễn cùng với sự diễn xuất, nhập vai diễn cảm, chân thực của các diễn viên nổi tiếng đã tạo nên thương hiệu của chương trình “Táo quân” mỗi đêm giao thừa.


Chiều qua ngồi trà đá, nhâm nhi hạt hướng dương cùng mấy ông bạn; tào lao chốc lát mà cũng thú vị, thấm thía ra nhiều.


Trong khi vẫn chưa đến tết âm lịch; chủ đề và nội dung của chương trình “Táo quân” vẫn chưa được công khai; nhưng mọi người cũng đã bắt đầu dự đoán. Tuy có những ý kiến khác nhau theo quan điểm đánh giá riêng; nhưng dễ dàng nhận thấy và nhiều người cũng nói rằng: “Táo quân” năm nay sẽ nhấn mạnh ở mấy lĩnh vực là những sự việc làm xôn xao dư luận của y tế! Đó là ngành hết sức nhạy cảm và có nhiều điểm cần nói đến trong năm qua.


Đa phần qua cuộc nói chuyện cũng nhận thấy thái độ vui vẻ, hiểu biết sâu sắc của mọi người đối với các lĩnh vực xã hội; cũng hiểu, thông cảm cho những khó khăn của ngành y tế; tuy nhiên, những vụ việc nghiêm trọng xảy ra trong năm 2014 đã tạo ra dư luận rát xấu. Với những gì đã diễn ra trong năm 2014 thì chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan vào những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế trong y tế, trong  những thứ đã làm sự bức xúc trong dư luận người dân tăng cao; những thứ khiến niềm tin của người dân giảm sút nghiêm trọng; thậm chí là nỗi sợ hãi “y tế”.


“Táo quân” chỉ là một chương trình chào xuân năm mới; nhưng là một chương trình hết sức ý nghĩa; đó là sự phản ánh xã hội một cách chân thực; là những mong mỏi của người dân hy vọng được đáp ứng trong năm mới. Và chúng ta cùng chờ đợi xem 30 tết năm nay “Táo y tế” sẽ thể hiện như thế nào?


Nguyễn Nga 

Read more…

VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM XƯA VÀ NAY TRONG VĂN HỌC

tháng 12 29, 2013 |
images (2)     

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam in đậm dấu ấn trong thơ ca, nhạc, họa, điêu khắc… và mãi bất tử với thời gian. Họ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của văn hoá dân tộc.


       Phụ nữ Việt Nam (PNVN) từ xưa tới nay vốn mang vẻ đẹp thầm lặng thoang thoảng như hương quế giữa rừng xa:


                                          Em như cây quế giữa rừng


Đó là vẻ đẹp chân quê, giản dị và đáng yêu. Ở họ không phải lúc nào cũng là liễu yếu đào tơ, là cái bóng của người đàn ông mà luôn tiềm ẩn một sức mạnh chẳng kém gì nam giới. Họ là một nửa của cuộc sống nhân loại. Nhà văn M. Gôrky (người Nga) đã nói: Không có mặt trời thì hoa không nở/ Không có mẹ hiền, anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?.


Từ xưa, phụ nữ ta đã có truyền thống chống ngoại xâm: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Trong cuộc dựng nước và giữ nước đã có nhiều phụ nữ nổi tiếng như: Bà Trưng, Bà Triệu, Ỷ Lan… đã làm cho quân giặc nhiều phen bạt vía kinh hồn. Hai Bà Trưng đã từng:


                                      Hồng quần nhẹ bước chinh yên


 Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã xuất hiện nhiều gương chiến đấu hy sinh anh dũng của các chị: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Thị Chiên, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng, Võ Thị Thắng, chị Út Tịch, mẹ Tơm, mẹ Suốt, bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa v.v. Quyết tâm đánh giặc đến cùng của các mẹ, các chị là Còn cái lai quần cũng đánh (Người mẹ cầm súng – Nguyến Thi)


Trên lĩnh vực Văn học Nghệ thuật, Giáo dục, Khoa học… nhiều phụ nữ là những nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ  nhạc sĩ, kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ  tài năng như: Diệu Nhân (người Phú Thọ)- một thiền sư, nữ sĩ thời Lý; Nguyễn Thị Duệ (người Chí Linh- Hải Dương, bà Huyện Thanh Quan (tức Nguyễn Thị Hinh), người Hà Nội- một nhà thơ tài hoa ở thế kỷ thứ XIX; bà Bảng Nhãn (tức Lê Thị Liễu)- nữ sĩ nổi tiếng ở đất Quảng Nam; và các nhà thơ như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… cho tới Anh Thơ, Vân Đài, Mộng Cầm, Sương Nguyệt Ánh, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Thuý Bắc, Lâm Thị Mỹ Dạ, Dương Thị Xuân Qúy v.v.


Trên bất kỳ lĩnh vực nào, ở giai đoạn lịch sử nào ta cũng đều bắt gặp tên tuổi của những phụ nữ nổi tiếng, làm vẻ vang dân tộc. Cả thế giới đều tôn vinh phụ nữ. Chúng ta hãy nhìn lại những quan niệm về vẻ đẹp của người PNVN xưa và nay. Vẻ đẹp ấy biểu hiện qua hình thể, lý tưởng và lẽ sống, trí tuệ và tâm hồn. Hay nói một cách khác đó là vẻ đẹp về hài hoà giữa hình thức và nội dung


Trước CMT8 phần lớn PNVN nhuộm răng đen, búi tóc đuôi gà, mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao… Ca dao-dân ca, thơ văn, nhạc hoạ đã ghi lại:


                                           Một yêu tóc bỏ đuôi gà


Hay như những câu:


          “Những người con mắt lá dăm/ Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền”


          “Ai làm cái nón quai thao/ Để cho anh thấy cô nào cũng xinh”.


          “Ngó lên đầu tóc em bao/ Chéo khăn em bịt dạ nào chẳng xiêu”.


Hoặc trong thơ Nguyễn Bính:


                                              Nào đâu cái yếm lụa sồi


                                              Nào đâu cái áo tứ thân


                                      Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?  (Chân quê).


Một thời cha ông ta lại quan niệm người phụ nữ có khuôn mặt chữ điền mới đẹp Mặt chữ điền lắm tiền nhiều ruộng. Đó là vẻ đẹp phúc hậu, đã từng đi vào thơ Hàn Mặc Tử: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Đây thôn Vĩ Dạ). Đến thời hiện đại vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ thật lắm màu nhiều sắc. Cái áo tứ thân của mẹ ta xưa đã được cách điệu thành áo dài với nhiều kiểu dáng. Tà áo em bay bay, bay bay trong nắng dịu dàng/ Aó bay trên đường như mây xuống phố/ Áo trên sân trường tựa cánh chim câu. Đẹp biết bao quê hương cho em chiếc áo nhiệm màu!(Một thoáng quê hương - Từ Huy và Thanh Tùng).


Nhà thơ Nguyễn Duy đã đã nhớ lại một thời áo trắng sân trường:


                                             Thướt tha áo trắng nói cười


   (Áo trắng má hồng).


Nhà thơ Lê Đình Cánh thì:


                                            Ở đâu tôi cũng phải lòng


    (Cảnh nghèo)


 Còn nhà thơ Phạm Đình Ân lại bị hút hồn bởi chiếc áo nâu của cô gái:


                                          Anh yêu áo trắng, áo hồng


    (Áo nâu)


 Hoặc anh cảm nhận được vẻ đẹp nền nã của chiếc áo đen mà em đã mặc trong cái thuở ban đầu:


                                           Aó đen ai mặc tình cờ


 Để cho ai nhớ bây giờ ai quên?


                                     … Thanh tao nào phải kén màu


  (Áo  đen).


Nhà thơ Bùi Văn Bồng trong một buổi chiều tà bên bờ sông Hậu khi nhìn thấy cô gái Nam Bộ mặc áo bà ba, chèo xuồng ba lá đã quên cả lối về, vì đã quá đam mê trước vẻ đẹp của tà áo diệu kỳ này:


                                    … Dòng sông thì rộng mênh mông


                                                                          (Aó bà ba)


Vẻ đẹp của chiếc áo bà ba ấy cũng đã hơn một lần được nhạc sĩ Nhật Trường- Trần Thiện Thanh ngợi ca: Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm/ Em gái Ninh Kiều tóc dài chấm lưng thon.


Nhưng có lẽ vẻ đẹp lâu bền nhất của người con gái và có sức quyến rũ lạ kỳ là cái duyên ngầm. Chẳng thế mà khi chồng giận, cô gái đã khéo nhỏ nhẹ:


                                            Chồng giận thì vợ làm lành ?


chứ không như cô gái khác quá vội vàng và dứt khoát để chia tay:


                                          Đất xấu vắt chẳng nên nồi


 Hoặc có cô thẳng thừng tuyên bố:


                                            Chồng gì anh, vợ gì tôi


Hạnh phúc của vợ chồng, của gia đình đôi khi chỉ vì một sự tự ái, một chút nghi ngờ thiếu cảm thông là có thể đổ vỡ. Nhưng đa số PNVN rất giàu lòng vị tha và có đức hy sinh. Có người đã tự hạ mình xuống tận cùng để giữ gìn hạnh phúc:


                                            Chàng ơi phụ thiếp làm chi


Hoặc có khi hạnh phúc đã tan vỡ,  người vợ đã chia tay anh chồng phụ bạc rồi nhưng vẫn còn khuyên và lo cho anh:


                                            Anh về lấy vợ bên sông


Anh đã có vợ khác, tôi đã có chồng, nhưng tôi vẫn độ lượng cứu giúp anh những lúc thất cơ lỡ vận,  khi anh gặp phải cảnh cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Thế mới biết tấm lòng vị tha của PNVN đẹp biết chừng nào!


Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đã làm một cuộc đổi đời cho dân tộc. Những cô yếm thắm răng đen, sột soạt quần nâu, mặc áo tứ thân đã cầm súng, cầm cuốc đi phá đường, cản bước tiến của thực dân Pháp, gác lại mọi chuyện gia đình:


                                         Nhà em phơi lúa chưa khô



       Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong


                                       Nhà em con bế con bồng


(Tố Hữu)


Họ là những phụ nữ ba đảm đang, ba sẵn sàng việc nước, việc nhà để chồng con yên tâm đánh giặc. Đã có biết bao bà mẹ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ/ Các anh không về, mình mẹ lặng im (Tạ Hữu Yên). Có mẹ ở Hà Bắc đã vá hơn hai trăm chiếc áo cho bộ đội, chiến sĩ: …Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc/ Để nhớ ngày chúng con về Hà Bắc/ Quần nhau với giặc, áo con rách thêm/ Nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm vá áo/ Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo/ Đời mẹ nghèo thương áo rách/ Áo rách nên thương/ (Nguyễn Văn Tý). Người mẹ trong bài thơ Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly đã Ðào hầm từ lúc tóc còn xanh/ Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc/ Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác/ Bao đêm ròng tiếng cuốc vọng năm canh. Tấm lòng mẹ rộng mênh mông như luỹ như thành, có thể dấu cả sư đoàn dưới đất. Chính những việc làm tưởng như nhỏ nhoi của các mẹ, các chị đã góp phần làm nên một Dáng đứng Việt Nam, một sức mạnh Việt Nam tạc vào thế kỷ. Những bà má ở Hậu Giang, bà Bầm ở Trung du, bà Bủ ở Việt Bắc, mẹ Tơm ở Thanh Hoá, mẹ Suốt ở Quảng Bình, chị Út Tịch ở Cầu Kè, Trà Vinh… và biết bao các mẹ, các chị đã đi vào thơ ca, nhạc, hoạ. Chị Út Tịch với quyết tâm đánh Mỹ đến cùng Còn cái lai quần cũng đánh. Những cô gái người Pa cô, Vân Kiều đi tải đạn, và tay vót chông miệng hát không nghỉ. Những cô gái Châu Yên ở Tây Bắc với bàn tay vén khéo Đụng vào khung cửi vải thành hoa/ Vung nắm tấm hoá ra đàn gà, thế mà các cô đã dùng súng trường hạ thần sấm, con macủa không lực Huê kỳ. Mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), tuổi đẹp như trăng rằm từ 18 đến 20 đã ngã xuống để làm xanh một khoảng trời con gái (Lâm Thị Mỹ Dạ). Nhiều cô gái Em ở nông trường hay ra biên giới miệng vẫn hát vang lời ca Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao! Những cô giáo ở Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên hay ở vùng sâu, vùng xa hy sinh cả tuổi xuân để đem chữ Cụ Hồ tới đàn em thơ ở các bản làng dân tộc xa xôi, hẻo lánh. Cô giáo người Tày Tô Thị Rĩnh đã dùng tiếng đàn để thu hút các em học sinh người Hmông tới lớp, lấy đồng lương ít ỏi của mình để mua tập vở cho các em. Ta hãy nghe lời tự hát, tự ru lòng mình đến rơi nước mắt của các cô giáo ở một bản làng heo hút vùng cao:


                                            Ở rừng tự hát ru nhau



      Lá trầu chị héo, quả cau em già


                Ước ao có một gian nhà


                                     Có trưa đưa võng đón bà lên chơi…   (Em đi - Lê Đình Cánh).


Những người PNVN đẹp trong lao động, đẹp trong chiến đấu, và trong đời thường họ càng đẹp hơn. Người vợ đã nén nỗi đau, tiễn chồng ra trận và hứa với anh: Lúa tốt lắm anh ơi/ Giải thi đua em giật(Trần Hữu Thung), vẫn luôn xoè bàn tay bấm đốt , nhìn hoa bưởi, hoa chanh mà mong ngày anh về. Chị không mang nỗi buồn bi luỵ như người chinh phụ xưa trong buổi tiễn đưa:


                                  Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy ?


 (Chinh phụ ngâm)


Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã cảm nhận được vẻ đẹp kín đáo của một cô gái nông thôn gói bông bưởi vào chiếc khăn tay tặng người yêu ngày mai ra trận: Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu…/Hai người chia tay sao chẳng nói điều chi/ Mà hương thầm thơm mãi bước người đi. Nhiều cuộc chia tay đẹp như cánh nhạn lai bồng dưới một trời phượng đỏ.


Những người mẹ, người vợ ở hậu phương luôn làm yên lòng người đi chiến đấu. Nàng dâu và mẹ chồng càng thương nhau hơn: Phải đâu mẹ của riêng anh/ Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi/ Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong… (Xuân Quỳnh). Người mẹ nào mà chẳng thấy mát lòng hả dạ khi nghe những lời tâm tình của nàng dâu như thế!  Người phụ nữ hôm nay không còn là những cô gái xưa trong thơ Nguyễn Bính: Em là con gái trong khung cửi/ Dệt lụa quanh năm với mẹ già. Họ cũng không hoá đá như nàng Tô Thị xưa. Họ là một nửa của vẻ đẹp cuộc sống, và chiếm hơn 50% dân số nhân loại.


      Vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn của người PNVN ngày nay đã được nâng lên một bước phù hợp với thời đại trong xu thế hội nhập toàn cầu, nhưng vẫn giữ được tính dân tộc đậm đà. Họ vẫn phát huy vẻ đẹp của một thời anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang và còn mang vẻ đẹp về trí tuệ. Nhiều chị em là những giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ … ngang hàng hoặc vượt nam giới. Những hoa hậu, á hậu, hoa khôi, người đẹp thời trang hôm nay là những sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, biết hát hay, múa giỏi, trả lời ứng xử tinh thông. Họ không còn là những người đẹp trong cung cấm xưa để điểm tô cho ngai vàng phong kiến. Họ đang viết tiếp trang sử oanh liệt của Bà Triệu, Bà Trưng dưới thời đại mới, và họ có mặt khắp nơi trên mọi nẻo đường của Tổ quốc.


 Vẻ đẹp của người PNVN in dấu ấn đậm trong thơ ca, nhạc, họa, điêu khắc… và mãi bất tử với thời gian. Họ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của văn hoá dân tộc.  Chúng ta hãy cùng chia sớt nỗi đau của các mẹ, các chị trong quá khứ, và cùng vui, cùng tự hào với những gì mà các mẹ, các chị đã góp phần làm nên vẻ đẹp của phụ nữ trong cuộc sống hôm nay và mai sau.



                   Suu tam

Read more…

Ôi, nể áo dài quá!

tháng 12 28, 2013 |

Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh


Ảnh

Read more…

TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM-CẦN NHÌN NHẬN KHÁCH QUAN

tháng 12 27, 2013 |
2

Việt Dũng

Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người đã được luật pháp ở các nước và pháp luật quốc tế thừ nhận. Có thể hiểu quyền tự do ngôn luận là việc các công dân có quyền nói lên tiếng nói của mình trong các vấn đề không chỉ lợi ích của cá nhân mà còn cả những vấn đề hệ trọng liên quan tới sự sống còn của đất nước mà họ đang sinh sống. Cộng đồng quốc tế luôn đề cao vấn đề  này và coi đây là mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, thể hiện trình độ phát triển toàn diện của xã hội, hiệu quả của hệ thống chính trị.

Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận luôn được đề cao, nhà nước Việt Nam luôn coi đó là mục tiêu và tiêu chí để phấn đấu. Tuy nhiên các đối tượng chống đối và các thế lực thù địch bên ngoài với âm mưu tìm mọi cách can thiệp vào công việc nộ bộ của Việt Nam đã không ngần ngại tuyên truyền xuyên tạc với những luận điệu không khách quan, phản ánh sai trái thực tế quyền tự do ngôn luận trong nước Việt Nam. Điều mà các cá nhân chống đối đề cập tới đã phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực của chính phủ việt nam trong đảm bảo quyền tự do ngôn luận cho công dân, quy chụp cho nhà nước việt nam là vi phạm nhân quyền, tự do ngôn luận bị bóp ngẹt với những vụ đàn áp diễn ra thường xuyên và liên tục. Việc nhà nước việt nam cho xử lý các nhà blogger có nhiều bài viết tuyên truyền xuyên tạc chế độ chính trị, xâm phạm tới sự vững mạnh của chính quyền đã là cái cớ cho các thế lực thù địch liên tiếp tấn công vào cái gọi là quyền tự do ngôn luận ở việt nam, các đối tượng chống đối coi các blogger là những người tiên phong vì quyền lợi của người dân, coi đó là những tấm gương để giới trẻ noi theo và chúng đã tung hô, đề xuất với các tổ chức chống đối ngoài nước đề cử các giải thưởng nhằm đánh bóng tên tuổi cho những nhân vật này. Để thực sự có tiếng nói lấn lướt chính quyền các đối tượng luôn sử dụng các hình thức tuyên truyền công khai trên các trang mạng với những hình ảnh và ngôn ngữ mang tính quy chụp và thái độ thù hằn chính trị sâu sắc, theo đó những người này cho rằng để có được quyền tự do ngôn luận tuyệt đối cần có sự cải cách trong tư duy và thực tiễn, đó là việc thay đổi chế độ chính trị hiện tại với áp dụng mô hình quản lý của xã hội dân chủ trong đó sự đóng góp của công dân, tổ chức dân sự là chủ yếu, tách vai trò của Đảng ra với nhiệm vụ chính trị của xã hội, để nền kinh tế thị trường tự đóng vai trò chuyển đổi mà không cần sự quản lý của nhà nước.

Sự thật điều đó là phi lý, trái ngược với những gì mà lịch sử đã chứng minh và là điều hoang tưởng của các thế lực thù địch. Khi mà nền kinh tế và chính trị đã và đang đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển của xã hội nước ta thì chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc chèo lại, định hướng con đường đi của đất nước; việc thực thi quyền dân chủ, quyền tự do ngôn luận chỉ có thể có với sự điều hành của cả hệ thống chính trị, với định hướng rõ ràng chứ không phải là sự mù mờ về con đường như các thế lực thù địch đã rêu rao trên các phương tiện trái chiều. Nhà nước việt nam luôn đề cao quyền tự do ngôn luận của con người bằng các hành động thực tiễn như việc trưng cầu ý kiến đóng góp của đông đảo người dân vào bản Hiến Pháp năm 1992 vừa được quốc hội thông qua, coi đó là sự kiện mang tính chính trị sâu sắc. Trong Hiến pháp cũng quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận; ngoài ra các chế định của pháp luật cũng luôn đề cao và bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân. Xét về mặt nhận thức, chúng ta cần nhận thức, tư duy về tự do ngôn luận ở khía cạnh đó là những tiếng nói tích cực, có tính xây dựng, chứ không phải là những ý kiến mang tính trù dập, thiếu tính xây dựng mà mang dụng tâm phá hoại tư tưởng, chống phá sự ổn định của chính quyền và đi ngược lại lợi ích của dân tộc đã được nhân dân khổ công xây dựng, điều đó là có tội với tổ tông với những bậc tiền nhân đi trước.

Để kết thúc cho vấn đề bàn luận này, điều quan trọng là chúng ta làm được những gì để củng cố và phát triển quyền dân chủ con người chứ không nên vì những điều toan tính của cá nhân hay vì lợi ích nhóm để phản kháng lại những gì mà người người dân đã cố gắng phấn đấu để xây dựng để khỏi phải hổ thẹn với lương tâm của người con ĐẤT VIỆT.
Read more…

Cảm xúc đêm Giáng sinh

tháng 12 26, 2013 |

 tải xuống


Ảnh


Merry Christmas


Noel năm nay thời tiết khá thuận lợi, nhiệt độ thấp nhưng tiết trời khô ráo rất phù hợp với không khí Giáng sinh. Mặc dù cả miền Bắc đang chìm trong giá lạnh nhưng người dân cả nước vẫn nô nức kéo về các nhà thờ để chờ đón thời khắc “Chúa giáng sinh”. Trong không khí tưng bừng đó, ai ai cũng cầu nguyện, cũng hướng đến Chúa thì lại có một nhóm người lợi dụng cái sự kiện này để phát cho hàng trăm người dân có mặt ở đó cái gọi là “Cẩm nang thực thi quyền con người”; gặp ai cũng phát. Tò mò mình cũng xin một bản xem nó thế nào thì hóa ra nó là bản copy nội dung Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đăng trên trang bauxite.vn.


Về hình thức, bản cẩm nang này trông in ấn rất sơ sài, điều đó nói lên trình độ cũng như sự đầu tư của những người làm ra nó mang tính chất hời hợt, qua loa. Nội dung thì chẳng có gì, hình thức thì không thể chấp nhận được. Tình cờ hỏi han thì người ấy nói ghê lắm, nào là in ấn được bao nhiêu, phát hết từng nào, kinh phí tốn kém, rồi là đi phân phát vất vả, khó nhọc ra sao,…


Thiết nghĩ cái bản cẩm nang này đâu có liên quan gì đến Noel, cũng chẳng thấy liên quan đến Chúa, không phải là chủ kiến của các Cha (những người tổ chức đêm Giáng sinh tại Nhà Thờ lớn; vậy tại sao nhóm người này lại làm điều này. Không lẽ, vì nơi đây đang tập trung rất đông người, họ làm vậy thì tên tuổi của họ càng được đánh bóng, thu hút được nhiều sự quan tâm. Chúng ta đang sống trong một môi trường tốt, đặc biệt đang trong thời khắc thiêng liêng của đêm Giáng sinh, sự xuất hiện và việc làm của nhóm người này đã gây ồn ào, mất trật tự, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vệ sinh môi trường đêm giáng sinh, làm hỏng buổi lễ lớn của bà con giáo dân; đã ảnh hưởng đến ý nghĩa linh thiêng của buổi lễ. Những việc làm thiếu văn hóa như thế này cần phải loại bỏ ngay.

Read more…

NHÂN QUYỀN - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT???

tháng 12 26, 2013 |

ẢnhẢnh


Mọt sách


Hiện nay, trên các trang mạng cũng như­ trên các diễn đàn chúng ta thừơng nhắc đến các thuật ngữ nh­ư: “nhân quyền”, “quyền con ng­ười” mà không hẳn ai trong số chúng ta cắt nghĩa đ­ược một cách chính xác các khái niệm này. Từ nhận thức của cá nhân tôi và những tiếp thu từ sách vở về vấn đề “nhân quyền”, hôm nay xin chia sẻ cùng các bạn để ta trao đổi, mở mang hiểu biết.
Các thuật ngữ “nhân quyền” hay “quyền con ng­ời” ở n­ước ta bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh “human rights”. Về mặt ngôn ngữ học, “nhân quyền” và “quyền con ngư­ời” là hai từ đồng nghĩa, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai thuật ngữ này trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về quyền con ng­ười.
Quyền con ng­ời là vấn đề hết sức phức tạp, cho đến nay ch­ưa có một khái niệm thống nhất. Tuỳ theo góc độ tiếp cận, quan điểm chính trị, lợi ích giai cấp mà ở các học giả, các quốc gia thư­ờng đ­ưa ra những khái niệm khác nhau về quyền con ng­ời.
Ở Việt Nam hiện nay đã có một số các khái niệm về quyền con ng­ười, trong đó tiêu biểu là:
“Tài liệu giảng dạy về quyền trẻ em” do Trung tâm nghiên cứu quyền con ng­ười Việt Nam phối hợp với Quỹ nhi đồng LHQ đó đ­a ra khái niệm:
Quyền con ng­ời có thể đ­ược hiểu là những đặc quyền vốn có của từng cá nhân nhằm bảo vệ nhân phẩm và nâng cao giá trị của họ với tư­ cách là con ng­ười không có nó, các cá nhân không thực sự là con ng­ời. Đúng là những giá trị cơ bản mà thông qua đó, chúng ta là một cộng đồng nhân loại duy nhất. Đúng là các nhu cầu và quyền lợi của con ngư­ời đ­ược thừa nhận và bảo đảm bởi luật pháp quốc gia và quốc tế. Đúng là những gì phải có đối với con ngư­ời thể hiện qua pháp luật, truyền thống hay tự nhiên.
Trong tập bài giảng Lý luận về quyền con ng­ời của Trung tâm Nghiên cứu quyền con ngư­ời, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đ­ã ra khái niệm: “Quyền con ng­ời là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con ng­ời với tư­ cách là thành viên cộng đồng nhân loại, đ­ược thể chế bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”.
Ta có thể thấy rất rõ rằng khái niệm này gắn nhân quyền không chỉ với quy định luật pháp quốc tế mà bao gồm cả luật pháp quốc gia, qua đó khẳng định tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con ng­ời.
Như­ vậy, nhân quyền chính là những giá trị cơ bản mà con ng­ười giành đ­ược trong lịch sử đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm khẳng định địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp lý của mình. Đó là tổng thể các nhu cầu, năng lực, tự do, nhân phẩm của con ng­ười với tư­ cách cá nhân và cộng đồng xã hội đ­ược ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.
Từ 01/01/2014, Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ của nước ta với thế giới, đồng thời khẳng định sự quan tâm, chú trọng của nhà nước về vấn đề này./.

Read more…

Làm cho đất nước tốt đẹp hơn - với chính phủ Mỹ tức là sự phản bội???

tháng 12 26, 2013 |
tải xuống (1)

Đó là những lời buộc tội vô minh, mất nhân đạo mà giới chức Mỹ quy kết cho Snowđen - "kẻ thổi còi" sau hành động tiết lộ thông tin về chương trình theo dõi bí mật PRIM của NSA cơ quan An ninh quốc gia Mỹ.
Gần đây, sau một thời gian dài náu mình ở thủ đô Moscow của Nga, “kẻ phản bội nước Mỹ” Edward Snowden bất ngờ xuất hiện trên truyền thông và tuyên bố rằng nhiệm vụ của anh “đã hoàn thành” và anh là “người chiến thắng” sau khi tiết lộ các bí mật động trời kể trên.
Trong khi những tiết lộ về chương trình do thám do NSA thực hiện của Snowden đã có tác động lan tỏa đến các cơ quan lập pháp, tư pháp ở Mỹ cũng như toàn thế giới, một thẩm phán liên bang Mỹ cũng tuyên bố chương trình do thám của NSA là vi hiến, buộc ban cố vấn Tổng thống phải đề xuất 46 thay đổi đối với chương trình này, các đồng minh của Mỹ đều giận dữ chỉ trích hành động giám sát điện thoại của Mỹ. Mặt còn lại, giới chóp bu cầm quyền ở Nhà Trắng, cùng cơ quan An ninh Mỹ lại quy kết Snowđen với tội danh "Phản bội đất nước", truy lùng gắt gao Snowđen buộc "Người anh hùng" này phải trốn chạy khắp thế giới, hiện phải sống lưu vong tại Nga.
Tuy nhiên, cuối cùng những thắng lợi của Snowden đã được khẳng định khi Mỹ buộc phải thay đổi nhiều hoạt động trong chương trình do thám của NSA. Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố ông sẽ xem xét một số thay đổi trong cách thức hoạt động do thám của NSA để đảm bảo quyền tự do cá nhân cho công dân.
Hành động "Tiền hậu bất nhất" đã khiến cho uy tín của nước Mỹ giảm sút nghiêm trọng trên chính trường quốc tế, đặc biệt là những vấn đề như "dân chủ - nhân quyền" điều mà Mỹ luôn sử dụng làm chiêu bài để vu cáo các quốc gia khác.
"Tiên trách kỷ hậu trách nhân", giờ có lẽ ông ÔBAMA chỉ có thể tự trách mình mà thôi!


Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Washington Post với thời lượng gần 14 tiếng Snowden cho rằng thử thách đối với anh bây giờ là nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do cá nhân và thúc đẩy Mỹ chấm dứt chương trình do thám quy mô lớn.
Snowden cho biết anh rất hài lòng khi các nhà báo đã nói lên được sự thật về chương trình do thám điện thoại và Internet toàn cầu của Mỹ, và với việc sự thật được phơi bày, anh đã “giành chiến thắng” trước NSA. Snowden cũng khẳng định rằng anh không muốn thay đổi xã hội mà chỉ tạo ra cơ hội để xã hội tự thay đổi.
Trong một thông điệp gửi tới công chúng nước Anh thông qua đài truyền hình Channel 4, Snowden cho rằng hành động do thám hiện nay của Mỹ còn kinh khủng hơn những gì khắc họa trong cuốn sách nổi tiếng “1984” của nhà văn George Orwell.
Snowden cho rằng đó là một vấn đề nghiêm trọng bởi nó vi phạm quyền tự do cá nhân, trong khi “chỉ có quyền tự do cá nhân mới cho phép chúng ta biết mình là ai và muốn trở thành như thế nào”.
Snowden cũng luôn không quên khẳng định rằng anh không hề phản bội nước Mỹ hay NSA; anh nói rằng: “Tôi không tìm cách hạ gục NSA, tôi chỉ tìm cách làm cho NSA tốt lên. Ngay giờ đây tôi vẫn đang làm việc cho NSA, và chỉ có họ là không nhận ra điều đó.”

Read more…

Lại những lời xu nịnh của báo chí Trung Quốc

tháng 12 24, 2013 |
images (4)

Lướt mạng mấy hôm, lại thấy báo Tân Hoa Xã (một trang báo nổi tiếng của truyền thông Trung Quốc) có phát biểu gây “sốc”; rằng đã đưa ra những lời nhận xét đầy tính khen ngợi về sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, bài viết của truyền thông Trung Quốc đánh giá cao sức mạnh của lục quân, không quân và hải quân. Từ trước đến nay, trong quá trình lịch sử chúng ta đã thấy rất nhiều sự kiện mang đậm bản sắc của Trung Quốc. Để rồi ngày nay khiến người ta chỉ còn tin một nửa, hoặc không hề tin vào những gì Trung Quốc làm. Người ta nghi ngờ vào mỗi phát biểu của Trung Quốc; rằng đằng sau đó hẳn ẩn chứa những uẩn khúc nào đó và thường là xấu nhiều hơn tốt.


Đọc qua những bài viết kiểu như thế này không khó để nhận ra mục đích của giới truyền thông Trung Quốc; với những lời lẽ tâng bốc mang tính chất xu nịnh nhằm gây nhiễu đối với dư luận Việt Nam. Trong các hoạt động tranh chấp tại biển Đông, Trung Quốc không khỏi có những hành động thậm chí là ngang ngược để áp đảo các quốc gia trong khu vực; trong đó, vừa đánh vừa xoa là bản chất và không ít lần những thông tin có mục đích gây nhiễu đối phương đã được sử dụng.


Lần này, vẫn bài ca cũ Trung Quốc lại một lần tâng bốc, khen ngợi sức mạnh quân sự Việt Nam; thậm chí là khen rất thô. Điều đó khiến người đọc cảm thấy buồn cười. Chúng ta đã quá hiểu và đã quá nhiều bài học đắt giá đến từ Trung Quốc.


Khánh Việt


Read more…

“Cha đẻ” của súng AK47 đã qua đời

tháng 12 24, 2013 |

điện biên phủ


Xứ Nứ


Kỹ sư Nga, Mikhail Kalashnikov, người sáng chế ra khẩu súng Kalashnikov (AK), vừa qua đời ở tuổi 94. Ông sinh vào ngày 10/11/1919 trong một gia đình nông dân Nga.


Khẩu AK được ông sáng chế vào năm 1947. Đây là một trong những loại vũ khí phổ biến nhất thế giới, và được coi là biểu tượng của nổi dậy và cách mạng, sau đó nó được chính thức dùng với cái tên AK47. Loại tiểu liên mới được sử dụng vào năm 1949, và ông Kalashnikov được trao giải thưởng Stalin hạng nhất. Đó là một trong nhiều giải thưởng quan trọng nhất trong cuộc đời ông; trong đó, có 3 huân chương Lê Nin và anh hùng Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa.


Vào năm 1987, ông trở thành công dân danh dự của Izhevsk, nơi ông làm việc từ năm 1949. Nguyên tổng thống Nga Boris Yeltsin đã thăng quân hàm thiếu tướng cho ông vào ngày sinh nhật thứ 75. Súng AK đã xuất hiện và trở thành biểu tượng chiến thắng của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.


Tuy vậy, do cấu tạo đơn giản của khẩu súng, ông không nhận được nhiều quyền lợi tài chính từ sáng chế của mình. Đặc biệt, hàng chục nhà sản xuất vũ khí ở nhiều quốc gia, trong đó có cả những tổ chức tội phạm, khủng bố… đã bắt chước để sáng chế “lậu” ra khẩu AK, chính điều này đã tạo nguồn thu bất chính “khổng lồ” cho chúng khi số lượng AK trên trở thành vật phẩm sử dụng thường xuyên, bị “mua đi bán lại” giữa các tập đoàn tội phạm, khủng bố và cả những lực lượng phản cách mạng, phản dân chủ.


Thế giới cũng thường phải chứng kiến Osama Bin Laden cầm đầu mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda xuất hiện trong hình ảnh quỳ gối nhắm bắn từ súng AK gửi gắm lời thách thức “thánh chiến” tới chính quyền Mỹ và đồng minh. Trước những sự việc đó, Thiếu tướng Kalashnikov khẳng định: “Mục đích duy nhất của bản thân là tạo ra vũ khí để bảo vệ lãnh thổ và quê hương”.


Tại Việt Nam, khoảnh khắc “anh bộ đội cụ Hồ” trên hai tay là lá “cờ Đỏ sao Vàng quyết thắng”, cùng khẩu AK47 báng gỗ vừa thể hiện uy lực với kẻ thù xâm lăng, cũng là động lực để thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, chống áp bức bá quyền giành những thắng lợi “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.


Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ông!



Read more…

Niềm tin từ bản án Vinalines

tháng 12 24, 2013 |


Ảnh


Hà Nam


Ngày 14/12/2013, phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng bọn đã kết thúc, và mức án cao nhất đã dành cho bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc. Hội đồng xét xử đã tuyên án như sau:


- Dương Chí Dũng: nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản; 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là tử hình.


- Mai Văn Phúc: nguyên Tổng giám đốc Vinalines nhận án tử hình về tội Tham ô tài sản; 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là tử hình.


Những bị cáo còn lại:Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng ban Quản lý dự án Vinalines), Trần Hải Sơn (Phó ban Quản lý dự án), Mai Văn Khang (thành viên Ban Quản lý dự án), Bùi Thị Bích Loan (nguyên Trưởng ban Tài chính),… nhận các hình phạt từ 7 năm đến 22 năm tù đều về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, (tùy mức độ phạm tội).


Đồng thời, Hội đồng xét xử cũng tuyên tịch thu 3900USD của Dương Chí Dũng khi bị cáo này bị bắt giữ; 500 triệu đồng của Trần Hải Sơn nộp, 340 triệu đồng gia đình bị cáo Trần Hữu Chiều nộp. Tiếp tục kê biên tài sản đối với hai căn hộ cao cấp do “bồ nhí” của Dương Chí Dũng đứng tên.


Đây được xem là một trong 10 vụ đại án tham nhũng của nước ta; sau khi được phanh phui, mọi người đều ngỡ ngàng, bức xúc trước sự tham ô, tham nhũng trắng trợn được che đậy bởi những thủ  đoạn tinh vi, quỷ quyệt của các ông lớn này. Từ việc Dương Chí Dũng mua cho bồ nhí hai căn hộ siêu sang với trị giá hàng chục tỷ đồng một căn, đến cuộc sống xa hoa của các bị cáo và gia đình, con cái ăn học ở nước ngoài,… Trong khi đó, đa phần người dân trong nước còn đang rất khó khăn, vất vả vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế này. Tất cả đã càng làm dày thêm bản cáo trạng dành cho các đối tượng.


Với sự cương quyết, một bản án đích đáng dành cho những kẻ phạm tội, tôi cho rằng đó là cơ sở để củng cố niềm tin của nhân dân vàoNhà nước. Ngoài ra, bản án này cũng rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho lũ “sâu mọt” còn đang có ý đồ đục khoét của nước, của dân. Hy vọng trong thời gian tới, đất nước ta sẽ không còn vụ tham ô, tham nhũng nào được xếp vào loại “đại án” như vậy nữa. Có như thế lòng dân mới vững, đất nước mới có thể ổn định và phát triển được.

Read more…

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

tháng 12 23, 2013 |

 


tải xuống


Ảnh


                                                       Đại tướng Võ Nguyên Giáp                                        


                                                           


Nói về sức mạnh quân sự Việt Nam, phải nói rằng điều đó đã trở thành nghệ thuật. Với sự sáng tạo và tư duy quân sự tài ba, Việt Nam đã tạo nên những kỳ tích trong lịch sử. quân Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, mọi lúc mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, coi đó như là một qui luật để giành thắng lợi. Đây được xem như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công.


Về mưu kế đánh giặc: Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Kế sách đánh giặc của ông cha ta không những sáng tạo mà còn rất mềm dẻo, khôn khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ”, biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công luôn giữ vai trò quyết định. Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch, làm cho “đich đông mà lại hoá ít, địch mạnh mà hoá yếu”, đi dến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”


Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc: Đây là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta, được thể hiệncả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Hễ kẻ thù động đến nước ta thì “vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh”, giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc. Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh giặc là: “Mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo cương vị, chức trách của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là một chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm cho địch đông mà hoá ít, địch mạnh mà hoá yếu, rơi vào trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy.”


Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh: Trên cơ sở điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta: luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn ta rất nhiều lần thì đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực”. Ông cha ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh đó là: sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không đơn thuần là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.


Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận: Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, qui tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở tạo ra sức mạnh quân đội. Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển. Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác, mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Mặt trận binh vận để vận động làm tan rã hàng ngũ của giặc, góp phần quan trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh


Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn: Thời nhà Lý: trận phòng ngự sông Cầu (Như Nguyệt), đây là điển hình về kết hợp chặt chẽ hai hình thức tác chiến phòng ngự và phản công trên cả quy mô chiến lược, chiến thuât. Kêt quả không những chặn đứng được 30 vạn quân Tống mà cong làm thất bại ý đồ đánh nhanh thắng nhanh để chiếm Thăng Long của chúng, khiến chúng phải chuyển từ thế chủ động sang thế bị động phòng ngự. Thời nhà Trần: chống giặc Nguyên lần 2, Trần Quốc Tuấn đẫ tổ chức một cuộc rút lui chiến lược, làm thất bại kế hoạch vây hợp của địch. Trong cuộc truy đuổi, quân Nguyên còn vấp phải một cuộc chiến tranh của toàn dân Đại Việt. Do vậy, quân Nguyên bị sa vào tình trạng muốn đánh mà không đánh được, “lực càng yếu, thế càng suy”, tạo điều kiện cho ta phản công. Thời hậu Lê: khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tổ chức và tiến hành các trận đánh quyết định giữ một vai trò rất quan trọng. Nguyễn Trãi và Lê Lợi chủ trương “lánh chỗ thực, đánh chỗ hư, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở”. Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn được biểu hiện tập trung nhất, rực rỡ nhất trong việc tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược. Nguyễn Huệ đã thiết lập một hệ thống tổ chức hành quân đạt hiệu quả tối đa, ông chú trọng hợp vây chiến dịch, chiến thuật và tiến công địch bằng các đòn thọc sâu hiểm hóc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”; Xây dựng thế trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập ĐBP với các chiến trường khác; Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hợp đồng các binh chủng, tập trung ưu thế binh hoả lực đánh dứt điểm từng trận then chốt; Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu. tạo thế chia cắt địch. Trong kháng chiến chống Mĩ: Nghệ thuật chiến dịch đã nâng lên một tầm cao mới. Nghệ thuật chiến dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả các chiến lược quân sự, biện pháp, thủ đoạn tác chiến của quân Mĩ, Nguỵ và chư hầu. Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, nghệ thuật chiến dịch có buớc nhảy vọt, được thể hiện: nghệ thuật tạo ưu thế lực lượng, bảo đảm đánh địch trên thế mạnh, hình thành sức manhj áp đảo địch trong chiến dịch; Nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách đấnh chiến dịch (lần lượt và đồng loạt); Nghệ thuật kết hợp tiến công với nổi dậy, phối hợp tác chiến 3 thứ quân….


      Đào Thành Trung

Read more…

HÃY ĐỂ CÁC BẬC PHỤ HUYNH CÒN CÓ ĐƯỢC YÊN TÂM VỀ CON EM MÌNH!

tháng 12 21, 2013 |
images (1)

                                           Hai kẻ đã có hành vi xâm phạm thân thể trẻ em


                                                                                                                                                                           Nguyễn Nga


Đánh, tát, bẻ cổ… là tất cả những gì mà những kẻ phi nhân tính đã làm đối với các cháu nhỏ!


Thời gian gần đây, báo giới đã tốn không ít giấy mực để cập nhật đầy đủ thông tin xung quanh những vụ cô giáo bảo mẫu đánh đập dã man các cháu bé mầm non. Thời gian trước là vụ “bảo mẫu” Hồ Ngọc Nhờ đạp chết bé Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi) tại quận Thủ Đức và vừa qua lại tiếp tục xảy ra vụ hành hạ trẻ em do Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, chủ lớp mầm non tư thục Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ngụ huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) gây ra. Những hình ảnh mà người ta quay lại được đã cho thấy hành động không có lương tâm, quá tàn nhẫn của những “bà bảo mẫu” này. Đây là một sự xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức và lương tâm của những con người đang làm nghề chăm sóc trẻ.


Trẻ em là những nhân tố bé nhỏ, chưa nhận thức đầy đủ, chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất; các cháu còn rất ngay thơ, yếu đuối nên gia đình và xã hội cần quan tâm, chăm sóc để xây dựng nhân cách giúp các cháu phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Trong đó, vai trò của những cô giáo bảo mẫu và nhà trẻ là hết sức quan trọng vì đây là nơi chập chững những bước đi đầu tiên của các bé. Tuy nhiên, chứng kiến những cảnh tượng đau lòng như những trường hợp vừa qua qủa thật khiến người ta hết sức phẫn nộ và đau lòng trước việc những kẻ vô lương tâm đã có những hành động quá dã man xâm phạm nghiêm trọng tới sức khỏe các cháu. Việc làm này không những vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức mà nó còn có những hậu quả hết sức nguy hiểm; nó có thể ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý, tình cảm, hành động và sự phát triển bình thường của con trẻ. Tuy hai “bà bảo mẫu” Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý đã bị bắt và khởi tố trước pháp luật nhưng như vậy có lẽ là chưa thỏa mãn đối với dư luận (đặc biệt là phụ huynh của các cháu) bởi ngoài việc xử lý thật nghiêm khắc đối với những kẻ mất nhân tính này thì người dân rất cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng có những hành động để loại bỏ hiện tượng tiêu cực này trong xã hội.


Tương lai của các cháu, sự yên tâm của những người phụ huynh chỉ có thể được đảm bảo khi những điều vô đạo đức như thế này không còn xảy ra nữa; để chúng ta không phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng như vậy nữa!

Read more…

Dương Chí Dũng - bản án thích đáng và lời xám hối muộn màng

tháng 12 21, 2013 |
Ảnh

                                                                                                Dương Chí Dũng 


Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Việt Nam và đồng bọn về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã khép lại với bản án thích đáng dành cho mỗi bị cáo. Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản và 18 năm tù về tội cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt: tử hình. Đây là bản án thích đáng, đúng người, đúng tội, được sự đồng thuận của toàn xã hội.


          Với đất nước có hơn 3 nghìn Km bờ biển, Vinalines khi mới thành lập năm 1995 được xác định là tập đoàn kinh tế mũi nhọn, là đầu tàu đưa ngành vận tải biển Việt Nam phát triển. Khoảng những năm đầu mới thành lập với chiến lược phát triển đúng đắn, Vinalines đã có thành tích vượt bậc, luôn duy trì đà tăng trưởng cao qua các năm, tạo được việc làm cho hàng chục ngàn lao động, đóng một khoản thu lớn vào ngân sách nhà nước.


          Năm 2005, Dương Chí Dũng được điều về làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vinalins. Những tưởng ông Dũng sẽ đưa tập đoàn Vinalines tiếp tục phát triển mạnh mẽ bằng tài năng (có bằng tiến sỹ) nhiệt huyết, niềm đam mê với ngành hàng hải Việt Nam của người đứng đầu, được thể hiện hùng hồn qua bài thơ mà Dương Chí Dũng đã sáng tác trong những ngày mới về nhận chức: 28 năm qua lại trở về/Với người hàng hải nặng thề năm xưa/ Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa/ Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang. Đó chỉ là sự giả dối!


          Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho Dương Chí Dũng “chèo lái” con thuyền Vinalines (một khối tài sản khổng lồ của đất nước). Nhưng Dũng đã phụ lòng tin tưởng đó. Dương Chí Dũng và đồng bọn đã lợi dụng cương vị công tác để tham ô hàng chục tỉ đồng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thất thoát hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước, đẩy Vinalines đến nguy cơ phá sản với số nợ ngân hàng không có khả năng thanh toán lên đến con số hàng nghìn tỉ đồng.


Không chỉ những đồng tiền của nhân dân đã bị Dương Chí Dũng và đồng bọn tham ô và làm thất thoát. Mà hơn thế nữa, sự phá sản Vinalines – một tập đoàn Nhà nước đã là cơ hội lớn để các đối tượng phản động, thù địch với chế độ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc, quy kết sự việc cụ thể thành sai lầm về đường lối, chủ trương nhằm làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.


          Trước tuyên án, tòa cho phép các bị cáo được     nói lời cuối cùng, Dương Chí Dũng đã thấy được tội lỗi lớn của mình đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, y đã phát biểu trước tòa “Để xảy ra sai phạm, bị cáo hối hận, xin lỗi Đảng, Nhà nước, cán bộ, nhân dân…”. Giá như Dương Chí Dũng và đồng bọn thấy được trước kết cục của ngày hôm nay mà tu chỉnh hành vi của mình thì sẽ không có sự phá sản của Vinalines, tài sản của nhân dân đã không bị chúng tham ô và làm thất thoát lớn đến như vậy. Đây là lời xám hối thực lòng của ông Dũng? Nhưng là lời xám hối quá muộn màng.


          Với bản án Tử hình thích đáng, đúng người đúng tội dành cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và bản án nghiêm khắc dành cho các đối tượng còn lại chính là lời răn đe cảnh tỉnh cho những tham quan khác, hãy nhìn ra kết cục tất yếu của mình mà cải tà quy chính, khắc phục hậu quả. Bản án đã củng cố niềm tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật, với Đảng, với Nhà nước; niềm tin vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời đó là câu trả lời mạnh mẽ phủ định tất cả những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của những kẻ đang ngày đêm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.


Dân việt

Read more…

Ý bà là sao??? Bà Loretta Sanchez

tháng 12 21, 2013 |

tải xuống (2)


                                                                                                                                                                 Khánh Việt


Lại nói về dân biểu Loretta Sanchez; người mà thường có những phát biểu không thiện chí về Việt Nam. Hôm rồi, người phụ nữ này lại đăng đàn và có bài phát biểu gây sốc rằng:


Với Hiệp định TPP lần này, tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích.”


Đọc những dòng phát biểu này của Loretta Sanchez chúng ta đã thấy những hành động ngang ngược; cố gắng phá hoại mối quan hệ hợp tác của hai quốc gia Việt Nam - Hoa Kỳ. Chính ngay trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Việt nam, Loretta Sanchez đã nhờ vị trí dân biểu của mình để có tình nói sai, nói xấu, thất bản về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam trước chính phủ Mỹ để có thể phá hoại chuyến thăm của ông John Kerry. Tuy nhiên, mục đích đó của bà ta đã không thể thực hiện được. Bây giờ, bà ta lại tiếp tục có lời phát biểu đầy tính hăm dọa Việt Nam bằng việc tham gia TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương; là một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương; trong đó, hiện nay có 5 nước đang đang đàm phán để gia nhập là Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Việt Nam. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một Hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền…).


Với phát biểu này, Loretta Sanchez ngày càng lộ rõ bản chất của mình. Không phải là nguyên thủ, cũng như không có quyền tuyên bố đại diện cho Hoa Kỳ nhưng bà ta đã tự tiện phát biểu và đó là sự ác ý đối với Việt Nam. Không chỉ xuyên tạc một cách trắng trợn tình hình Việt Nam mà bà ta còn can thiệp vào công việc Việt Nam; ra đặt điều kiện rằng Việt Nam phải thả một số phạm nhân đang trong quá trình thụ án thì mới được tham gia TPP???


Đọc những điều này, người dân Việt Nam đều muốn hỏi rằng:


Vậy ý bà là sao??? Bà Loretta Sanchez!


Người dân Việt Nam chúng tôi tôn trọng bà là một chính giới, nhưng những điều bà đã và đang làm khiến người Việt Nam chúng tôi thấy hết sức buồn cười. Mong bà hãy tự trọng trước những lời nói của mình; lời nói từ vị trí của một dân biểu.

Read more…

Ông Lê Hiếu Đằng – Kẻ phản bội hay là người đáng trách

tháng 12 20, 2013 |
tải xuống (1)

Thưa ông Lê Hiếu Đằng, đọc suy nghĩ của ông những ngày dưỡng bệnh cũng như những bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên một số trang tin điện tử của bọn “rận chủ” trong tôi thật có nhiều suy nghĩ. Tôi tự hỏi mình vì sao ông có hành động như vậy? phủ nhận những gì mình đã coi là đúng đắn, là lý tưởng và theo đuổi gần cả cuộc đời, phủ nhận những thành quả nhân dân Việt Nam đạt được hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản?. Và, tôi cũng như người dân Việt Nam thật không hài lòng, thậm chí là “chê trách” với những hành động trong phút “thiếu suy nghĩ’ của ông. Ông có phải là một kẻ phản bội như Bùi Tín, Dương Thu Hương…?


Chính điều đó đã thúc giục tôi tìm hiểu về ông để tìm lời giải cho thắc mắc đó. Và, tôi nhận thấy rằng ông không như những kẻ trở cờ khi Liên Xô và các nước Đông Âu mới sụp đổ, chúng tưởng rằng chế độ XHCN ở Việt Nam đã đến lúc diệt vong, với bản chất cơ hội đã phản bội lại tổ quốc để mong sao có chỗ đứng trong chế độ xã hội mới như trường hợp của Bùi Tín …Ông cũng không như những kẻ tự nhận mình là “rận chủ” này nọ, hay như bọn chíp hôi mới lớn chưa hình thành nhân cách không đáng nói đến như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha. Thực sự ở một khía cạnh nào đó ông không vì lợi cá nhân mà có mục đích “vì dân, vì nước”. Nhưng thật đáng tiếc những hành động của ông vừa qua lại đi ngược lại cái mục đích “vì dân, vì nước” của mình. Vô hình chung hành động của ông đã cổ súy cho đám “rận chủ” được một phen béo bở, lợi dụng ông, một Đảng viên lão thành người có đóng góp cho cách mạng để làm phong phú thêm cho hoạt động của chúng.


Một sai lầm về mặt nguyên tắc của ông đó là nhìn nhận mọi vấn đề trong xã hội một chiều thiếu sự so sánh, đối chiếu nên dẫn đến lệch một cách cực đoan về nhận thức thực tế xã hội. Mà nhận thức sai tất yếu hành động sai lầm, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, cho rằng để có dân chủ phải thực hiện đa nguyên, đa đảng, đi theo hướng tư bản chủ nghĩa. Điều kỳ lạ là, Ông là người có trình độ, đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống nhưng vẫn sai lầm về nhận thức cuộc sống!


Thật đáng trách và đáng tiếc cho một con người đã đi gần trọn cuộc đời trên con đường chính nghĩa vì dân, vì nước; với một phút thiếu tường vi mọi việc đã phủ nhận đi gần như tất cả những gì mà mình đã theo đuổi cả cuộc đời.


Suy xét kỹ bản chất con người của Lê Hiếu Đằng, nguyên nhân và thời điểm ông có hành động đi ngược lại lợi ích của đất nước mà ông nhầm tưởng? rằng là “vì dân, vì nước”. Thực sự ông Đằng là một người đáng trách hơn là một kẻ phản bội.


Trong những “phát biểu” của mình, ông không phủ nhận công lao to lớn Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo, đoàn kết toàn dân tộc đứng lên đánh đuổi các thế lực thực dân, đế quốc giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Đây là thực tế không gì có thể phủ nhận được, đó coi như là một sự sáng suốt cuối cùng của ông. Vậy mà chắc ông biết? có những kẻ đang phụ họa theo các hành động của ông để yêu cầu ông phủ nhận luôn những thành quả mà bao thế hệ người Việt Nam (trong đó có ông và thế hệ của ông) đã đổ không biết bao nhiêu xương máu mới giành được. Chúng đòi ông phải xin lỗi nhân dân Miền Nam với ý phủ nhận cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước của nhân dân do Đảng lãnh đạo là phi nghĩa, “huynh đệ tương tàn”.


Tôi nghĩ rằng ông sẽ không làm theo lời của những kẻ vô liêm sỉ, phản bội Tổ quốc đó! Nhưng nếu ông làm điều ngược lại, thì thực sự lúc đó nhân dân Việt Nam sẽ coi ông thực sự là một kẻ phản bội lại Tổ quốc này.


          Dân Việt

Read more…

ĐỪNG CỐ TÌNH XUYÊN TẠC VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN

tháng 12 19, 2013 |

2


Kinh Kha

Trong tình hình trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp với những bất ổn tại các khu vực như Trung Đông, Bắc Phi..hay ở các khu vực hậu Xô viết, với những tranh chấp về địa chính trị, quyền lợi và mâu thuẫn đan xen của các cường quốc trên thế giới. Việt Nam nằm trong chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực xấu với mưu đồ lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Họ thường cố tình xuyên tạc các vấn đề chính trị nóng hổi mà dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đó là vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Những vấn đề này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân, liên quan đến quyền và nghĩa vụ mà nước việt nam đã tham gia và ký kết với quốc tế, dẫn đến uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế bị giảm sút, các thế lực xấu có cái cớ để tiến hành can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Điều chúng ta bàn luận tới ngày hôm nay đó là thực trạng của vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam hiện nay như thế nào? Có thực sự giống như các nhà “dân chủ” chống đối luôn rêu rao trên các trang mạng trái chiều hay không, và việc các quốc gia trên thế giới đã tác động như thế nào tới đường hướng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; những nhà dân chủ thực sự đã làm được gì trong nỗ lực canh tân, cải cách chế độ mà theo họ là độc tài và chuyên quyền, lấn át quyền tự do ngôn luận của công dân.

Báo cáo nhân quyền của Mỹ được đưa ra hằng năm luôn đề cập tới vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam trong đó luôn nhấn mạnh đến quyền tự do ngôn luận của công dân trong nước theo đó họ đã vẽ ra một bức tranh mù mịt về tự do ngôn luận với sự khống chế, áp đặt của các cơ quan chính quyền. Các vụ bắt bớ và đàn áp những người bất đồng chính kiến thường xuyên trong  thời gian gần đây là bằng chứng mà họ quy chụp cho các nhà cầm quyền đang thực thi các biện pháp trấn áp cao độ và chứng tỏ sự sợ hãi của chính quyền đối với vấn đề này.

Việc Nhà Nước Việt Nam thực hiện việc quản lý bằng việc thông qua Nghị định 72/NĐ-CP về quản lý các thông tin trên các trang mạng, ngay lập tức đã dấy lên một phong trào phản đối của các thế lực và cá nhân chống đối. Chúng cho rằng việc quản lý này là đi ngược lại lợi ích của công dân trong khi các nước khác đang có những hoạt động thúc đẩy vấn đề tự do ngôn luận thì ở Việt Nam lại tiến hành đàn áp; từ đó chúng kích động nhân dân nói lên tiếng nói phản đối chính phủ và nhờ sự can thiệp của các quốc gia ở bên ngoài như Mỹ, EU...

Thực sự có chăng những gì mà các cá nhân và các thế lực xấu tuyên truyền về tự do ngôn luận ở Việt Nam? Chúng ta hãy xem xét và đánh giá sự việc một cách đa chiều và với tư duy khách quan trên cơ sở cái chung, không nên phiến diện và đưa lợi ích nhóm vào một vấn đề mang tính chất chính trị như trên. Bởi thực tế cho thấy rằng, việc Mỹ và các thế lực xấu luôn có cái nhìn đánh giá không khách quan về Việt Nam trên tất cả mọi vấn đề chứ không riêng gì vấn đề tự do ngôn luận. Điều thực chất là Mỹ vẫn muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam thông qua các báo cáo xuyên tạc tình hình sự thật ở Việt Nam. Mỹ luôn cho rằng nước họ là nơi thiên đường của dân chủ và tự do ngôn luận luôn là vấn đề được đề cao trong các quyền của con người, vì thế cho nên Mỹ cho rằng mình có toàn quyền  ra các báo cáo, dự luật để nêu lên các vấn đề về quyền con người ở các nước, trong đó tập trung ở các quốc gia có chế độ chính trị đối lập hay không thân với Mỹ. Bằng con mắt đánh giá một chiều và thái độ hằn học điều đó cho thấy rẳng Mỹ đang tự làm khó cho công dân của họ khi không bao giờ cho họ thấy được cái nhìn thiện cảm về Việt Nam .

Việc nhà nước Việt Nam tiến hành thắt chặt quản lý về mạng Internet bằng việc ra nghị định xử phạt hành chính cần có một cái nhìn ở tầm vĩ mô hơn. Khi mà vấn đề này trước đây chưa từng được quản lý và có nhiều dấu hiệu bị bỏ mặc và các đối tượng chống đối cực đoan đã đục nước béo cò tiến hành các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc nhà nước Việt nam, hơn nữa các loại tội phạm luôn lợi dụng điều này để trục lợi cho cá nhân gây thiệt hại cho nhà nước. Vì vậy việc quản lý là điều tất nhiên nhằm đảm bảo an toàn cho thông tin và quyền lợi của người dân, việc quản lý chính là thực hiện trách nhiệm của nhà nước, được quần chúng nhân dân đồng tình.

Nhìn ra xa trên thế giới, chúng ta có thể thấy các nước luôn đề cao tính nhân văn của con người, đề cao tính đạo đức của xã hội, coi vấn đề con người là điều ưu tiên trong chính sách đối nội của mình và việc thực thi các quyền con người chính là cam kết của chính phủ đối với nhân dân của mình. Cho dù ở đâu và với chế độ chính trị như thế nào đi nữa thì tất cả đều có điểm chung là tôn trọng quyền tự do ngôn luận của con người, nhưng việc tiến hành như thế nào thì phải phụ thuộc vào điều kiện ở mỗi quốc gia, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục của nước đó. Do vậy, các quốc gia không nên can thiệp vào công việc nội bộ của nhau mà hãy cùng vì lợi ích chung để xây dựng mối quan hệ hữu nghị, thắm tình bang giao.

 
Read more…

Từ xung đột tôn giáo tại Đông Nam Á và ý nghĩa cho quá trình phát triển đất nước

tháng 12 19, 2013 |

 fsf


                                                                                                                                                                             Đôi mắt


          Xung đột tôn giáo luôn là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới những bất ổn chính trị, kéo lùi sự phát triển của một đất nước. Trên thế giới đã ghi nhận những cuộc xung đột tôn giáo lớn có tính lịch sử cũng như vẫn còn kéo dài cho tới ngày nay. Trong đó, khu vực Đông Nam Á cũng là nơi mà xung đột tôn giáo diễn ra hết sức phức tạp. Tại một số quốc gia như Myanma, Indonesia, Malaysia, Thái Lan; đó là sự xung đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Phật giáo, giữa những người theo Hồi giáo với những người theo Thiên chúa giáo. Tại Myanmar, ra xung đột tôn giáo giữa người theo Phật giáo đa số ở Myanmar và người Hồi giáo thiểu số đã gây ra nhiều vụ bạo động cướp đi sinh mạng của nhiều người trong nhiều năm trở lại đây khiến cho người ta lo ngại. Tại Thái Lan, tôn giáo ở các tỉnh miền Nam đã và đang xảy ra hết sức phức tạp giữa người thiểu số theo Hồi giáo và những người đa số theo Phật giáo đã khiến 3 tỉnh miền Nam Thái Lan luôn trong tình trạng căng thẳng. Tại Malayxia, xảy ra xung đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Thiên chúa giáo; giữa những người Hồi giáo quá khích với những người theo Hồi giáo Ahmadiyah đã đốt, phá nhiều nhà thờ, thánh đường, cơ sở tôn giáo cũng như của người dân gây ra tình trạng bạo động có lúc tăng cao. Tại Indonesia, các cuộc xung đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Thiên chúa giáo cũng đã diễn ra hết sức gay gắt, gây ra những hậu quả nhất định cho đất nước vạn đảo này.


Các cuộc xung đột tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu xảy ra từ những nguyên nhân liên quan đến những mâu thuẫn từ những tôn giáo mang tính quốc đạo, có vai trò chủ chốt tại những quốc gia này với những tôn giáo là thiểu số hoặc xuất phát từ những yếu tố có liên quan đến vấn đề sắc tộc; những mâu thuẫn từ những những người theo tôn giáo có yếu tố cực đoan, quá khích… Những xung đột này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình chính trị, xã hội, tới sự phát triển, cuộc sống của người dân ở những quốc gia này.


Đối với Việt Nam, tuy là một đất nước có nhiều tôn giáo và cũng nằm trong khu vực Đông Nam Á; đặc điểm văn hóa cũng có những nét tương đồng nhưng tình hình tôn giáo ở Việt Nam luôn ổn định và các tôn giáo có sự đoàn kết, hòa hợp cao. Cùng với các chính sách hợp lý, đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã khiến cho vấn đề tôn giáo ở Việt Nam không xảy ra những mâu thuẫn cũng như các cuộc xung đột. Tuy nhiên, với tình hình ngày càng phức tạp hiện nay, Việt Nam chúng ta phải cố gắng giữ được sự ổn định tình hình tôn giáo như kết quả đã đạt được; không thể chủ quan trước một lĩnh vực hết sức nhạy cảm này. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong công cuộc ổn định và phát triển đất nước.         


 

Read more…

Nghệ thuật trao “giải thưởng”, tặng “danh hiệu”

tháng 12 17, 2013 |

 4


                                                                                      Hà Nam


Hẳn ai trong số chúng ta lao động, học tập, làm việc và cống hiến đều mong muốn để lại những dấu ấn nhất định, như khi được trao một giải thưởng hay được tặng một danh hiệu nào đó, có thể sẽ là một tấm gương cho thế hệ đi sau, không chí ít thì cũng là một kỷ niệm, một niềm kiêu hãnh của riêng mình. Thế nhưng ngày nay, việc trao giải thưởng, tặng danh hiệu đã bị lạm dụng một cách triệt để, làm mất đi những giá trị, ý nghĩa cao đẹp (nhiều khi đã đi quá giới hạn của nó). Có những cô bé còn chưa biết hát đã được công chúng, dư luận trao cho cái danh hiệu rất mỹ miều như “tiểu diva”, hay những cô người mẫu chân dài ngoài cái hình thể trời phú và một bộ não phẳng nhưng lại được gọi là “nữ hoàng”;…

Với hiệu quả PR của chiêu trò “trao giải thưởng”, “tặng danh hiệu” thì các phần tử chống đối cũng ra sức sử dụng để lăng xê cho những con người mà chúng lựa chọn để làm “ngọn cờ dân chủ”. Chỉ trong năm 2013, đã có rất nhiều đối tượng được nhận các giải thưởng nhân quyền như: Tạ Phong Tần nhận giải thưởng “Người phụ nữ can đảm” năm 2013 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao; Nguyễn Hoàng Vi được tổ chức IFEX (ở Canada) vinh danh là “phụ nữ tiêu biểu cho nỗ lực đấu tranh vì tự do ngôn luận”; Nguyễn Văn Hải với giải thưởng “Tự do báo chí”; hay Huỳnh Ngọc Chênh với giải “Công dân mạng 2013” do một tổ chức phóng viên không biên giới trao hàng năm;…

Trong đó, có thể lấy một dẫn chứng tiêu biểu để thấy rõ những con người này với những giải thưởng đó là không phù hợp, qua đó thấy rõ được mục đích trao giải thưởng để đánh bóng tên tuổi cho những con người mà chúng đã lựa chọn để xây dựng làm “ngọn cờ” chống đối ở trong nước. Cụ thể là trường hợp Nguyễn Văn Hải – một kẻ dùng ngòi bút để chửi chế độ, vi phạm những quy định của nhà nước trên lĩnh vực báo chí thế nhưng lại được trao giải “Tự do báo chí” của Ủy ban CPI cùng ba nhà báo khác ở Ecuador, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau đây là một vài thông tin và quá trình hoạt động của Nguyễn Văn Hải mà chắc chắn khi đọc những thông tin này sẽ hiểu rõ mục đích của những người chọn Hải để trao giải thưởng:

Nguyễn Văn Hải sinh năm 1952 tại Hải Phòng; hiện đang sinh sống tại địa chỉ 57/3-4 Phạm Ngọc Thách, Phường 6, Quận 3, TPHCM; trình độ văn hóa: 10/10, làm nghề kinh doanh, buôn bán máy chụp ảnh;

Vợ Hải là Dương Thị Tân (đã ly hôn)

Từ năm 1952 – 1971: sinh sống và học tập tại Hải Phòng

Từ năm 1972 – 1976: thoát ly gia đình, đi bộ đội (đơn vị Sư đoàn Sao vàng)

Từ năm 1977 – 2006: sống tại TPHCM và làm nghề buôn bán, kinh doanh máy ảnh, sửa chữa điện tử; trong đó Nguyễn Văn Hải đã từng bị chính quyền phạt:

+ Tháng 12/2006: bị Công an phường Bến Thành, Quận 1 phạt vì gây rối trật tự công cộng, xúc phạm người khác;

+ Tháng 01/2008: bị Công an phường Bến Nghé, Quận 1 phạt vì tụ tập đông người, chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền, gây rối trước cửa Nhà hát TPHCM

Trong thời gian từ 2006 – 2008: Nguyễn Văn Hải ly dị vợ, do đó cuộc sống rất tự do với những sở thích bồ bịch và viết blog. Do có nhiều thời gian rảnh rỗi, Hải thường xuyên vào mạng Internet và tìm đến với những trang mạng phản động; đồng thời lợi dụng vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa để kích động và tham gia biểu tình, viết bài chống đối nhà nước ta đăng trên các blog.

+ Tháng 08/2008: bị bắt về tội “Trốn thuế” và bị Tòa án Quận 3 xử 2 năm 6 tháng tù giam.

+ Ngày 20/10/20010: Nguyễn Văn Hải bị bắt về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” và bị xử 12 năm tù giam và 5 năm quản chế. Hiện Hải đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam số 6 – Nghệ An.

Với những “thành tích” kể trên, Nguyễn Văn Hải đã làm tốt vai trò của mình, tên tuổi của Hải đã thực sự được các chuyên gia “đấu tranh cho dân chủ” chú ý. Và cũng chẳng khó khăn gì khi người ta hào phóng trao thêm cho Hải một giải thưởng để làm dày thêm thành tích, nghĩ mình có sứ mệnh to tát lắm. Thực chất mục đích của chúng là tạo ảo tưởng, và kích động nhiều người khác lại tiếp tục bước theo con đường của Nguyễn Văn Hải.

 
Read more…

Boxitvn có hay không sự tin tưởng???

tháng 12 17, 2013 |

2


Cumoi@


Các trang báo mạng xã hội luôn đem cho người đọc những thông tin đa dạng muôn màu trong đời sống xã hội, những thông tin về các mặt thành tựu cuộc sống, việc quản lý đất nước, an ninh xã hội,… Ngoài ra có một số loại trang mạng đem lại những thông tin trái chiều, xuyên tạc, bóp méo sự thật gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân, gây mất uy tín của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới.

Một trong những website tôi muốn nói đến là trang blog Bauxit Việt Nam với tên truy cập là bauxitvn.blogspot.com. Trang blog này liên tục có những bài viết với nội dung về nhiều vấn đề trong xã hội, từ những vấn đề an ninh, chính trị đến kinh tế, xã hội… nhưng hầu hết các bài viết đều có nội dung không tốt, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các bài viết chủ yếu được thực hiện với cái nhìn chủ quan, phiến diện; các thông tin đều không có nguồn gốc rõ ràng hoặc mang tính chất ngụy tạo, làm cho người đọc có cái nhìn hoàn toàn sai lệch, trái ngược với thông tin được đăng tải chính thức từ cơ quan báo chí chính thống. Các thông tin đều bị chúng bóp méo, thêm thắt, thậm chí xuyên tạc các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đưa ra. Không những vậy, chúng đưa các vị lãnh tụ của đất nước ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… ra để bôi nhọ, tuyên truyền những quan điểm xấu của chúng.

Thời gian gần đây, Việt Nam được các quốc gia khác trên thế giới tín nhiệm bỏ phiếu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thể hiện rõ uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế, là cơ hội để bạn bè thấy được vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền con người. Song bauxitevn lại cho rằng chuyện này chẳng đáng để vui mừng, theo chúng Việt Nam thiếu nhân quyền, dân chủ nghiêm trọng; chúng đưa ra những lời lẽ “sặc mùi” phản động. Theo “những nhà rân chủ, nhân quyền” này thì Việt Nam phải thực hiện đa nguyên, đa đảng mới có thể có dân chủ, mới có thể đàng hoàng bước vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Vậy thì thưa những con người của “rân chủ”, tất cả các nước bỏ phiếu cho Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (với số phiếu cao nhất trong số những nước trúng cử) đã sai? Họ đã đánh giá Việt Nam quá cao? Không, chúng ta hoàn toàn tự hào vì những gì đã, đang và sẽ làm được để thực thi quyền con người tại Việt Nam. Kết quả bỏ phiếu là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện rõ uy tín của Việt Nam với quốc tế trong vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Cũng trong thời gian này, nhân dân Việt Nam đã được thể hiện quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia góp ý, xây dựng việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đang thông qua bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 theo ý kiến của nhân dân. Hoạt động này là một trong những biểu hiện tiêu biểu cho tính chất tự do, dân chủ của chế độ ta, đem lại cho nhân dân những quyền lợi thiết thực nhất. Trong khi mọi người dân Việt đang tích cực thực hiện quyền dân chủ của mình thì những “thiên tài” “đạo” thông tin của boxitvn lại không như thế. Chúng cho rằng việc làm này của Đảng và Nhà nước là không hợp lý, chúng yêu cầu dừng lại; chúng lấy danh nghĩa giả tạo đại diện cho quần chúng nhân dân đòi quyền lập hiến. Thật nực cười thay cho những con người thiển cận, đòi lấy ý kiến của một nhóm nhỏ để đại diện cho cả một dân tộc!

Kể ra thì boxitvn cũng thật rảnh rỗi! Hình như chúng chỉ có mỗi việc ăn rồi ngồi đó soi mói, bới móc những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý đất nước để chống phá ta. Chúng lợi dụng vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn đang được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây để tuyên truyền những luận điệu sai lệch. Đây là vụ án đã được Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật nghiêm khắc chấn chỉnh và khắc phục để trả lại sự trong sạch cho người bị oan sai. Việc án oan không phải chỉ có duy nhất ở Việt Nam mà rất nhiều nước khác cũng xảy ra trường hợp tương tự, phải chăng vì đã hết cái để bới móc nên boxitvn mới lợi dụng vụ án này để “múa bút”?

Ngoài những vấn đề trên, boxitvn còn có nhiều bài viết khác với nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật, làm quá vấn đề lên với mục đích chính trị xấu. Chẳng cần phải là những nhà thông thái mà có lẽ những đứa trẻ mới biết đọc thôi cũng đủ thông minh và tỉnh táo để hiểu rằng boxitvn chỉ là một trang blog nhảm nhí và không đáng để tin tưởng.

 
Read more…

Từ bài học Thái Lan mới thấy ổn định là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của một đất nước

tháng 12 16, 2013 |

tl



                                                                        Yêu nước


Trước đây, Thái Lan là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Thái Lan đã không còn giữ được những thuận lợi đó. Nguyên nhân là Thái Lan đã liên tục xả ra những cuộc biểu tình trong thời gian dài gây ra sự bất ổn về chính trị và kéo theo sự tác động sâu sắc tới các lĩnh vực khác của đất nước này. Kể từ năm 2008, các cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan, giữa Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) và Đảng sức mạnh nhân dân (PPP) của chính phủ thủ tướng Samak và Somchai, rồi tiếp đó là chính phủ của Đảng dân chủ Thái Lan của thủ tướng Abhishit và Mặt trận quốc gia thống nhất Vì dân chủ chống độc tài.

Tới năm 2009 Thái Lan lại tiếp tục rơi vào khủng hoảng chính trị khi có hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đã diễn hành tiến về tòa nhà chính phủ và bao vây Phủ Thủ tướng ở thủ đô Bangkok. Họ yêu cầu chính quyền phải giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Những người biểu tình ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin đòi Thủ tướng Abhishit phải giải tán chính phủ mới lên nhậm chức được hai tháng, và họ sẽ ở lại tại chỗ trong ít nhất là ba ngày. Những người biểu tình, hô lớn khẩu hiệu "chúng tôi không muốn có chính phủ này," đã tràn qua hàng rào kẽm gai do hàng trăm cảnh sát viên và binh sĩ canh giữ, chiếm quyền kiểm soát các ngả đường quanh phủ thủ tướng. Những người biểu tình mặc áo đỏ này đã mở ra chiến dịch chống đối chính quyền mới kể từ khi một án lệnh của tòa buộc phải giải tán đảng cầm quyền có khuynh hướng thân ông Thaksin hồi tháng 12, 2008, mở đường cho vị thủ tướng sinh ra ở Anh và hiện là chủ tịch đảng Dân chủ, ông Abhisit Vejjaijiva, lên nắm quyền.

Và hiện nay, Thái Lan lại tiếp tục rơi vào khủng hoảng chính trị với sự kiện hàng chục nghìn người Thái Lan thuộc cả hai phe ủng hộ và chống chính phủ đã tổ chức biểu tình tại thủ đô Bangkok, trong bối cảnh đường phố nước này đang phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng. Người biểu tình đã tập trung tại trung tâm lịch sử của thành phố nhằm kêu gọi lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Hàng nghìn người phe "Áo Đỏ" cũng bắt đầu tụ tập tại một sân vận động bóng đá ở ngoại ô để bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ của bà Yingluck từ dự luật ân xá gây tranh cãi. Dự luật cho phép Chính phủ Thái Lan ân xá tất cả các đảng phái cũng như cá nhân bị bắt giữ liên quan đến các vụ bạo động đường phố kể từ năm 2004.
Phe đối lập cho rằng mục đích chính của dự luật nhằm "xóa tội" cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra thông qua điều khoản ân xá cho các cá nhân có hành vi sai trái như sát hại người biểu tình không có vũ trang. Bất chấp việc ngày 11/11 Thượng viện Thái Lan đã bác bỏ dự luật này, những người biểu tình vẫn đổ ra đường phố nhằm kêu gọi lật đổ chính phủ đương nhiệm mà họ cáo buộc là đang bị "cựu Thủ tướng Thaksin chi phối". Ông Thaksin là anh trai của Thủ tướng đương nhiệm Yingluck Shinawatra, bị tòa án Thái Lan kết tội tham nhũng và kết án vắng mặt 2 năm tù. Hiện nhân vật này đang sống lưu vong tại Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Những bất ổn chính trị tại Thái Lan trong vòng gần 10 năm trở lại đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sự phát triển của Thái Lan; hơn thế, bạo lực leo thang đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người và đe dọa đem đến những hậu quả vô cùng nặng nề sau này.

Xét thấy trong bối cảnh hiện nay, việc giữ được ổn định đất nước là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó là cơ sở và điều kiện cho việc phát triển đất nước. Nhiều quốc gia đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng từ những bất ổn về chính trị như thế này. Những bất ổn đó khi đã trở nên sâu sắc thì rất khó có thể kiểm soát và nó sẽ kéo theo những hệ lụy rất khó khắc phục. Chính vì vậy, việc đảm bảo ổn định phát triển là một bài toán không hề đơn giản trong thế giới ngày nay. Để là được điều đó, những người lãnh đạo đất nước cần phải có chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp. Nằm cách không xa Thái Lan, với điều kiện khá tương đồng nhưng Việt Nam chúng ta đang làm rất tốt việc ổn định đất nước; bài học từ nước bạn là rất sâu sắc cho Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
Read more…