TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM-CẦN NHÌN NHẬN KHÁCH QUAN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013
Tags: ,

22 nhận xét:

  1. Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua các hình thái kinh tế-xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại.

    Trả lờiXóa
  2. Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ thời Hy lạp cổ dưới dạng các quyền tự nhiên của con người như quyền được sống... Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được coi là con người, không có và không được thừa nhận các quyền con người. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con người.

    Trả lờiXóa
  3. Giai cấp tư sản là người đầu tiên nêu ngọn cờ nhân quyền, biết lợi dụng các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, công lý, vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con người, “quyền tư hữu thiêng liêng”. Lần đầu tiên các quyền con người được chính thức ghi trong các văn kiện quan trọng như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Pháp 1789, Tuyên ngôn cộng sản 1848...

    Trả lờiXóa
  4. giai cấp tư sản chỉ tập trung nhấn mạnh quyền dân sự, chính trị, coi nhẹ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội là cơ sở và điều kiện quan trọng để người lao động thoát khỏi đói nghèo và bị bóc lột. Cách mạng tháng 10 Nga đã tạo nên một phạm trù mới về quyền con người: đó là các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Từ sau chiến tranh thế giới 2, các nước XHCN đã đi đầu trong việc nêu bật các quyền dân tộc cơ bản như bộ phận thiết yếu của các quyền tập thể, đưa ra cách đề cập toàn diện và biện chứng hơn về nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  5. Hiến chương LHQ đã dành nhiều đoạn, mục khẳng định mục tiêu, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của LHQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy tôn trọng các quyền và quyền tự do cơ bản của con người. Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền (1948) được LHQ đánh giá là một trong những thành tựu lớn đạt được của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì đã đưa ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con người.

    Trả lờiXóa
  6. Thời gian gần đây, một nhóm người tự nhận là “đại diện giới blogger Việt Nam” đưa ra cái gọi là “tuyên bố 258″. Qua ngôn từ đã sử dụng, có thể thấy nhóm người làm ra “tuyên bố” này dường như muốn áp dụng hình mẫu tự do ngôn luận kiểu phương Tây vào Việt Nam? Tuy nhiên, “hình mẫu” mà họ muốn mô phỏng lại có những chế tài hết sức nghiêm ngặt. thực sự mà nói thì bọn vô công dồi nghề này chỉ gây hại cho đất nước mà thôi

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam đã là thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, đó là bằng chứng tốt nhất, rõ ràng nhất về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Nước ta phải làm tốt, nhân quyền được đảm bảo thì các nước trên Thế giới mới ủng hộ chúng ta, mới bỏ phiếu cho Việt Nam trở thành một nước thành viên của hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc với số phiếu bầu cao nhất. Chúng ta nên tự hào về điều đó, và khẳng định rằng nhân quyền ở Việt Nam luôn được đảm bảo.

    Trả lờiXóa
  8. Đối với một đất nước dân chủ, lấy nhân dân làm gốc như Việt Nam thì sao có thể không chú ý đảm bảo tốt nhân quyền cho người dân được, nếu nhân quyền không được đảm bảo, người dân mất đi lòng tin vào Đảng và nhà nước thì Đảng và nhà nước đâu đã phát triển đến ngày nay và mang lại cho đất nước nhiều đổi thay tích cực như ngày nay được. Đảng và nhà nước ta luôn có các đường lối, chính sách ưu tiên nhân quyền, đảm bảo nhân quyền cho người dân.

    Trả lờiXóa
  9. Đất nước ta đang trên đà phát triển, không thể tránh khỏi có những thể lực thù địch, chống phá Việt Nam bất chấp mọi thủ đoạn thâm hiểm, bỉ ổi chúng chỉ cần làm cho Đảng và nhà nước ta suy yếu là được. Thủ đoản thường được áp dụng của chúng là xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước với những thông tin phản ánh việc nhà nước ta không đảm bảo nhân quyền cho người dân nhưng đó chỉ là những thông tin bịa đặt, dối trá. Việt Nam ta luôn đảm bảo nhân quyền, coi quyền lợi của người dân là ưu tiên số một.

    Trả lờiXóa
  10. Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được đảm bảo, ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận luôn được đẩm bảo cũng như những quyền con người khác. Nhưng các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta lại phủ nhận sự thật đó và ngang nhiên thêu dệt lên những câu chuyện bôi nhọ, nói xấu Đảng ta trong vấn đề đảm bảo nhân quyền, mà chính chúng cũng tự biết rằng điều mình nói là sai, những vẫn dày mặt khăng khăng là đúng.

    Trả lờiXóa
  11. Với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam bị các thế lực phản động, thù địch bóp méo, bịa đặt, nói xấu chính quyền ta thì có lẽ ai cũng biết, kể cả một sô nước bạn trên Thế giới, nhưng những gì Việt Nam là được thì mọi người đã biết và công nhận. Vì vậy sự cố gắng bịa chuyện, nói này nói nọ của các tổ chức phản động kia có lẽ không còn tác dụng gì ngoài việc tự nói cho vui tai nhau của bọn zận chủ oặc cũng là cái để làm công nhận thưởng từ những tổ chức phản động tài trợ.

    Trả lờiXóa
  12. Việt Nam không giống Mỹ. ở Mỹ người ta có thể mắng chửi cả tống thống cũng không sao, nhưng ở Việt nam Các nước trên thế giới đều tôn trọng quyền tự do ngôn luận và đưa ra những quy định để bảo vệ quyền tự do nguôn luận của con người. Song họ cũng đều thấy rằng tự do ngôn luận không phải là vô hạn mà được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật”.

    Trả lờiXóa
  13. Thực tế Việt Nam cho thấy, sự phát triển của hệ thống truyền thông không chỉ để giúp nhân dân thỏa mãn nhu cầu văn hóa, mở mang và trau dồi tri thức, mà trở thành diễn đàn với nhiều hình thức phong phú, sinh động để các tổ chức xã hội, mọi người dân có tiếng nói lành mạnh, đóng góp ý kiến, thậm chí phản biện, đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, và của các cấp chính quyền. Trong nhiều trường hợp, hệ thống truyền thông thật sự là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của người dân, nhất là kiểm tra, giám sát thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam chủ động, tích cực phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng, phê phán hành vi vi phạm quyền công dân cùng những biểu hiện tiêu cực khác. Gần đây, việc những cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện tại Quốc hội được truyền hình trực tiếp, việc Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố công khai để toàn dân đóng góp ý kiến, việc các cuộc tọa đàm, tranh luận, cung cấp thông tin nhiều chiều về các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước trên phương tiện thông tin đại chúng,... giúp người dân tiếp cận với các vấn đề quan trọng, từ đó đưa ra ý kiến có trách nhiệm. Vì thế hệ thống truyền thông ở Việt Nam đã trở thành một phương tiện quan trọng trong bảo vệ và phát huy các giá trị của nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  14. Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận, nhưng từ xưa tới nay, cái gì cũng vậy trong bất cứ một nơi nào nó đều có những quy định riêng biệt, "quốc có quốc pháp, gia có gia quy". Tự do không phải là để mọi người có thể thoải mai muốn làm gì cũng được, nó phải đảm bảo các yêu cầu mà nhà nước, pháp luật ban hanh. có như vậy nó mới đảm bảo được tính khách quan cũng như yêu cầu trong từng thời kỳ và phù hợp với việc phát triển của đất nước.

    Trả lờiXóa
  15. Quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản của mỗi con người. Nhưng bọn phản động chúng không hiểu hay cố tình không hiểu quyền này mà chúng cứ suốt ngày viết bài xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta rồi dải truyền đơn xuyên tạc lung tung, đến khi bị bắt lại kêu rằng chính quyền ta vi phạm nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  16. Bọn phản động luôn lấy vấn đề tự do ngôn luận để nói xấu nước ta trên trường thế giới. Chúng luôn tự xưng mình là những trí thức, những nhà báo mà chẳng được ai công nhận, Những bài viết của chúng chỉ nhắm vào một mục đích duy nhất là chống phá Đảng và Nhà nước ta. Như vậy thì chúng nghĩ đó là tự do ngôn luận à, cứ thử đứng trước nhà người khác chửi rủa nhà họ xem có ai chịu được không.

    Trả lờiXóa
  17. Trong xã hội mà quyền con người được khẳng định và Nhà nước luôn tạo điều kiện để bảo đảm sự phát triển của quyền con người, thì tự do báo chí và tự do ngôn luận là các yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển chung. Ðó là căn nguyên lý giải tại sao các năm qua ở Việt Nam, tự do báo chí và tự do ngôn luận lại có những bước tiến không thể phủ nhận. Việt Nam là quốc gia do nhân dân làm chủ,do đó tự do ngôn luận và tự do báo chí luôn luôn được đảm bảo. Đó là điều không thể phủ nhận.

    Trả lờiXóa
  18. Ở Việt Nam nếu không có tự ngôn luận, tự do báo chí thì làm sao người dân Việt Nam được tiếp xúc với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có các kênh nổi tiếng như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg,... làm sao 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Làm sao mà qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới như AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times.

    Trả lờiXóa
  19. Ở Việt Nam có 64 nhà xuất bản. Chỉ tính riêng trong năm 2012, ngành này đã xuất bản 28.009 xuất bản phẩm có nội dung phong phú và đa dạng. Từ việc xác định vai trò của internet, Nhà nước Việt Nam có chính sách, biện pháp cụ thể để khuyến khích sử dụng internet phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm các quyền cơ bản của nhân dân. Ðó là cơ sở để năm 2012, về số lượng người sử dụng internet, Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) xếp Việt Nam đứng thứ ba tại Ðông - Nam Á, thứ 8 tại châu Á. Chỉ có người nào không có mắt mới nói Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí.

    Trả lờiXóa
  20. Vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt nam luôn luôn được đảm bảo. Nhân dân luôn được thể hiện lập trường tư tưởng quan điểm của mình một cách công khai. Sự phát triển của hệ thống truyền thông không chỉ để giúp nhân dân thỏa mãn nhu cầu văn hóa, mở mang và trau dồi tri thức, mà trở thành diễn đàn với nhiều hình thức phong phú, sinh động để các tổ chức xã hội, mọi người dân có tiếng nói lành mạnh, đóng góp ý kiến, thậm chí phản biện, đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, và của các cấp chính quyền. Nếu không có tự do ngôn luận thì sao các đối tượng lại nói xấu, xuyên tạc bịa đặt thậm chí là vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, không có dân chủ,... được.

    Trả lờiXóa
  21. chúng ta lcần làm những gì để củng cố và phát triển quyền dân chủ con người chứ không nên vì những điều toan tính của cá nhân hay vì lợi ích nhóm để phản kháng lại những gì mà người người dân đã cố gắng phấn đấu để xây dựng để khỏi phải hổ thẹn với lương tâm của người con đất Việt. Trong đó quyền tự do báo chí phải luôn được đề cao, đánh giá sự phát triển của quốc gia nhưng nó phải được gói trong khuôn khổ để kiểm duyệt những kẻ có mục đích xấu khi lợi dụng tự do báo chí để xuyên tạc

    Trả lờiXóa
  22. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận luôn được đề cao, nhà nước Việt Nam luôn coi đó là mục tiêu và tiêu chí để phấn đấu. Tuy nhiên các đối tượng chống đối và các thế lực thù địch bên ngoài với âm mưu tìm mọi cách can thiệp vào công việc nộ bộ của Việt Nam đã không ngần ngại tuyên truyền xuyên tạc với những luận điệu không khách quan, phản ánh sai trái thực tế quyền tự do ngôn luận trong nước Việt Nam. Để khắc phục vấn đề đó thì mỗi nước và Việt Nam đều có một chính sách về tự do tôn giáo khác nhau sao cho phù hợp với sự phát triển của nước mình

    Trả lờiXóa