ViễnKhi nói về các nhà “dân chủ” đểu tại Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những nhân vật đầu thì toàn những mưu mô tinh vi và miệng thì leo lẻo theo kiểu “lá mặt lá trái” với mục đích cao nhất là làm sao để chống phá đất nước có hiệu quả. Và sau khi một loạt những hành động, thủ đoạn bị lộ tẩy và thất bại thì vừa rồi họ nghĩ ngay ra một trò mới mà theo họ là rất “độc”, rất “cao thủ”. Đó chính là kích động một số người trong hệ thống chính trị, thậm chí kể cả Đảng viên xin ra khỏi các tổ chức. Nói xin ra là ngôn từ mềm hóa chứ thực ra là họ kích động những người này bỏ tổ chức. Ý đồ của họ là thông qua kích động những người này từ bỏ tổ chức sẽ sử dụng họ như những tấm gương từ đó kêu gọi, cổ xúy nhiều người khác trong các tổ chức chính trị xã hội, thậm chí trong Đảng cùng từ bỏ, tạo thành một phong trào “từ bỏ” hàng loạt nhằm gây náo loạn, mất ổn định nội bộ. Từ đó họ sẽ tiến thêm một bước nữa là tập hợp những người đó lại thành lập các đảng phái khác cạnh tranh, đấu đá đưa đất nước vào cảnh “nội chiến”. Thâm hiểm hơn qua những hành động này họ tuyên truyền ầm ĩ, cổ xúy, quảng bá rộng rãi trên các trang mạng, trên các đài phát thanh như Bauxite Việt Nam, danlambao, quanlambao, BBC, RFI, RFA… nhằm làm cho người dân trong và ngoài nước mất dần niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, vào chế độ. Và theo tính toán của các nhà “dân chủ” thì đây là nước cờ rất cao tay, có thể tiến tới lật đổ chế độ, thay đổi thể chế. Điển hình cho vấn đề này đó là trường hợp của ông Lê Hiếu Đằng và sau đó là Nguyễn Phương Uyên.
Ngày 4/12/2013 ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên với hơn 40 năm tuổi Đảng viết đơn tuyên bố “từ bỏ” Đảng. Đây là một trường hợp điển hình. Sau khi nghiên cứu nhận ra ông Đằng là người có hơn 40 năm tuổi Đảng, có chút ít ảnh hưởng, uy tín trong quần chúng nhưng bản thân đang có những bất mãn, bức xúc và suy nghĩ lệch lạc có thể khai thác kích động được do đó các nhà “dân chủ” đã dùng những lời lẽ có cánh tâng bốc, kích động ông Đằng trượt dài vào con đường sai trái. Và họ đã đạt được mục đích khi ông Lê Hiếu Đằng viết tuyên bố “ra khỏi” Đảng.
Tiếp theo Lê Hiếu Đằng, là một nước cờ đã tính toán sẵn, một nhân vật trẻ nhưng đầu chứa toàn suy nghĩ lệch lạc là Nguyễn Phương Uyên cũng “tát nước theo mưa”, “tuyên bố” ra khỏi Đoàn. Đây cũng là một hành động nằm dưới sự chỉ đạo của các nhà “dân chủ” đểu cao thủ trong cả nước.
Ngõ hầu với “tuyên bố ra đi” của hai nhân vật này, giới “rận chủ” sẽ tạo ra được một phong trào ly khai, từ bỏ hàng loạt của các đảng viên, đoàn viên… Tuy nhiên âm mưu, ý đồ của họ đã sớm bị lật tẩy và nước cờ của họ đã có những điểm không hoàn mỹ. Hai nhân vật xung kích mà họ lựa chọn là ông Đằng và Nguyễn Phương Uyên bản thân đã có quá nhiều vết nhơ và suy nghĩ, hành động sai trái do đó dư luận sớm đã biết bản chất của họ. Thế nên khi họ tuyên bố bỏ Đảng, bỏ đoàn mọi người cũng không chú ý lắm. Người để ý thì cho rằng những người như ông Đằng, Phương Uyên ra khỏi Đảng, Đoàn cũng là điều tốt bởi với những con người như họ không xứng đáng được ở trong hàng ngũ của Đảng, đoàn. Và cho đến nay không có phong trào ly khai nào được tạo ra như mong muốn của giới “rận chủ”.
Tóm lại, nước cờ mà các nhà rận chủ tính toán nghe có vẻ rất cao tay nhưng họ đã lầm và bị thất bại hoàn toàn bởi những việc họ làm là hoàn toàn phi nghĩa và sai trái. Do đó dư luận đa sớm nhận ra bản chất và tẩy chay, lên án.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét