Lê Quang
Tính đến kỳ họp giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2013, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua nhiều văn bản luật có giá trị lịch sử, đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước. Theo dòng chảy lịch sử, với sự phát triển không ngừng của đất nước ta đã có nhiều văn bản luật không phù hợp với thực tiễn hiện nay của đất nước.Vì vậy Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, là đại biểu của toàn thể nhân dân Việt Nam cần phải nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cũng như ban hành mới các văn bản luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật đất nước, xây dựng hệ thống pháp quyền XHCN Việt Nam, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển của đất nước ta và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với thế giới. Trước yêu cầu thực tiễn đó, Quốc hội Khóa XIII đã nghiên cứu và thông qua nhiều văn bản luật có giá trị pháp lý cao, là bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở nước ta.
Dấu ấn lịch sử của Quốc hội khóa XIII là đã thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 2013 với số phiếu đồng thuận cao. Bản Hiến pháp năm 1992 được thiết lập trong quá trình đất nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng, phát triển đất nước. Sau hơn 20 năm thực hiện, với thành công của công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó trình độ nhận thức pháp luật của nhân dân, trình độ lập pháp cũng có nhiều bước tiến quan trọng. Do đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được nhân dân cả nước quan tâm, là nhiệm vụ quan trọng nhất của Quốc hội nhiệm kỳ này. Sau một thời gian dài lấy ý kiến của nhân dân và các nhà khoa học pháp lý, đã có 26 triệu lượt ý kiến tham gia đóng góp sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của nhân dân và thông qua bản Hiến pháp vào ngày 28/11/2013. Bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Bên cạnh việc thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 2013, Quốc hội Khóa XIII cũng đã thông qua nhiều văn bản luật khác có giá trị quan trọng như Luật biển, Luật phòng chống khủng bố, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng, Luật đất đai sửa đổi… trong đó có một số luật quan trọng, được nhân dân cả nước quan tâm như Luật đất đai sửa đổi, Quốc hội phải thảo luận tại 3 kỳ họp liên tiếp và đến ngày cuối cùng trong kỳ họp thứ 6 mới được thông qua. Điều này cho thấy, các đại biểu Quốc hội đã có tinh thần làm việc nghiêm túc, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của cử tri, đóng góp trí, lực vào quá trình lập pháp. Việc ban hành các đạo luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những đóng góp quan trọng như vậy, Quốc hội Khóa XIII đã đi vào lịch sử đất nước, đánh dấu bước tiến trong quá trình phát triển đất nước, xứng đáng là đại biểu của toàn thể nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, một nhóm ít người Việt Nam, tự xưng là các nhà “rân chủ” do không đạt được ý đồ trong việc tác động làm thay đổi Hiến pháp Việt Nam với mục đích chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta theo quỹ đạo phương Tây đã có những phát biểu ngông cuồng như “Quốc hội này không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của tôi nữa nên cá nhân tôi là tôi muốn giải tán Quốc hội này” hay “Tôi đang muốn làm thế nào để có một Quốc hội khác, đại diện cho ý chí của nhân dân”… Xin thưa với các anh là Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chí của toàn bộ 86 triệu người dân Việt Nam chứ không phải đại diện riêng gì cho các anh. Trong một xã hội không thể tránh khỏi có những ý kiến trái chiều khác nhau, tuy nhiên Quốc hội với tư cách là đại biểu của nhân dân, phải phục vụ lợi ích, ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc chứ không thể vì một vài cá nhân mà phản bội lại đất nước mình. Các anh có thể có ý kiến trái chiều, tuy nhiên các anh là công dân Việt Nam, sống trong xã hội Việt Nam, do đó phải chấp hành pháp luật Việt Nam, sống và làm việc trong khuôn khổ pháp luật quy định. Còn nếu anh đòi giải tán quốc hội, lập quốc hội khác hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật khác, tất yếu anh sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật.
Quốc hội khóa XIII là đã thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 2013 với số phiếu đồng thuận cao cũng như được sự đóng góp của nhân dân với rất nhiều sửa đổi hiến pháp nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Hiến pháp cần phải được thay đổi để phù hợp với đời sống, với tình hình phát triển kinh tế, lợi ích của nhân dân. Đó chính là đóng góp rất quan trọng và có ý nghĩa của quốc hội khóa XIII.
Trả lờiXóa