Kinh Kha
Mỹ là một quốc gia hùng mạnh bậc nhất hiện nay trên toàn thế giới về tất cả mọi mặt: kinh tế, giáo dục, khoa học kĩ thuật, công nghệ,… liệu rằng có phải vậy mà Mỹ tự cho mình cái quyền đề ra tiêu chuẩn ứng xử cho các quốc gia và đằng sau những thành quả to lớn đó thì những người dân trên đất nước phồn thịnh ấy liệu có được cuộc sống tự do, bình đẳng về nhân phẩm và nhân quyền theo đúng nghĩa của nó? Chính vì vậy, việc Mỹ can thiệp vào vấn đề
“nhân quyền” các nước trên thế giới và
“nhân quyền” ngay trong lòng nước Mỹ đã và đang bị cả thế giới lên tiếng.
Nhân quyền, hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật mà không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Nhân quyền đã được xác định rõ trong Điều 30 của
“Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền” là Tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Pháp.
Ở Mỹ quyền con người được luật pháp bảo vệ bằng Hiến pháp và các tu chính án Hiến pháp sau này, các hiệp ước quốc tế, được thông qua bởi Quốc Hội Mỹ,cơ quan lập pháp các tiểu bang và bầu cử. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý Nhà nước cũng như một số chính sách quốc tế, Mỹ cũng vướng phải một số chỉ trích liên quan đến việc thực thi quyền con người và cách áp đặt tiêu chí quyền con người lên một số quốc gia khác.
Cả trong lịch sử và hiện tại Mỹ vẫn đang còn những vi phạm về nhân quyền, đặc biệt vi phạm nhân quyền diễn ra hàng ngày tại Mỹ. Trong suốt 75 năm đầu tiên của nền Cộng hòa Mỹ chế độ nô lệ được chấp nhận ở các liên bang miền Nam. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ đã ủng hộ một số chế độ quân sự độc tài tàn bạo thông qua hỗ trợ tài chính và quân sự miễn họ ủng hộ các lợi ích kinh tế và địa vị chính trị của Mỹ. Tội phạm và bạo lực ngày càng tràn lan, lạm dụng quyền lực của các cảnh sát đặc biệt là trong nhà tù, nghèo đói dẫn đến các vụ tự tử tăng cao. Quyền công dân Mỹ không được đảm bảo, phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân thường xuyên của tình trạng bạo lực. Tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công nghiệp và định kiến xã hội. Người Mỹ bản xứ da đỏ thì bị di chuyển nơi ở, bị mất nhà cửa, đất đai, tài sản, gia súc và bị tàn sát dã man. Tình trạng phân biệt giới tính cũng là một vấn đề nhức nhối. Đến năm 1875 phụ nữ mới được pháp luật Mỹ thừa nhận họ là những con người. Mãi đến thế kỷ XX, phụ nữ mới được quyền bầu cử, được tham gia bồi thẩm đoàn, và có quyền sở hữu tài sản trong vai trò người vợ, được trả lương công bằng như nam giới. Số lượng nam giới là người thiểu số và người có thu nhập thấp bị phạt tù về các tội hình sự chiếm phần đa. Hay tù nhân Mỹ còn bị ngược đãi, còn bị đánh đập nhiều lần, dội nước lạnh, bị quỳ gối trong những tư thế gây đau đớn tron một thời gian dài; người Mỹ sử dụng vũ khí quá độ trong việc bắt giữ một số người, là nguyên nhân đã gây ra cái chết và thương tích trong dân thường. Mỹ còn thực hiện hàng chục ngàn vụ theo dõi, nghe lén trái phép các công dân hay cài đặt các thiết bị giám sát, nghe lén điện thoại và các kết nối thông tin từ bên ngoài vào Mỹ mà không có sự cho phép.
Đối với Việt Nam, Mỹ lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để can thiệp, xâm nhập chủ quyền, độc lập của Việt Nam, coi dân chủ, nhân quyền thực chất là một chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ, quyền tự quyết của Việt Nam, là sự áp đặt trắng trợn, ngạo nghễ những giá trị không phù hợp vào tình hình cụ thể và truyền thống của Việt Nam. Mỹ gây ra nhiều tội ác tại Việt Nam, gây ra nhiều vụ thảm sát, rải chất độc hóa học và để lại nhiều hội chứng tai hại cho con người và môi trường Việt Nam đến ngày nay.
Mỹ cón có những báo cáo lên Quốc hội về nhân quyền các nước nhưng thường bị nhiều nước bác bỏ, một số nước khác như Nga, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Mỹ về sự áp đặt nhân quyền thông qua đó can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này. Đặc biệt là Việt Nam là nước đã có những phản ứng về sự áp đặt nhân quyền của Mỹ vào nước mình, nhìn vào những hậu quả mà Mỹ đã gây ra đối với Việt Nam thì Mỹ không có đủ tư cách phê phán, chỉ trích và áp đặt Việt Nam về “
nhân quyền”, Mỹ cần tiếp cận khách quan hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Mỹ đang tìm mọi cách để có thể khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.Ai cũng biết rằng nước Mỹ rất hùng mạnh về mọi mặt từ văn hóa,kinh tế,chính trị,an ninh,quốc phòng..Nhưng có một thực tế đang hiện ra trước mắt là nước Mỹ đang ngày càng có những hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn.Mỹ luôn áp đặt vấn đề này nhằm can thiệp vào nội bộ của nước khác để thực hiện được âm mưu chính trị.tuy nhiên việc làm đó sẽ không thể nào thực hiện được khi có sự lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới.Hãy làm tốt vấn đề trong nước đi rồi hãy nói đến nước khác Mỹ ạ.
Trả lờiXóaNước Mỹ mà còn ngồi đó nói chuyện dân chủ nhân quyền được nữa hay sao.Không có tư cách đâu.Mặt dày quá đi.Hãy xem những hành động xấu xa mà Mỹ đã làm trong thời gian qua có xứng đáng không.Đừng có cậy mình là nước lớn rồi thích bắt nạt nước nào cũng được như thế.Tương lai của nước Mỹ sẽ không lấy gì làm tươi sáng đâu.Hãy nhìn việt nam mà học tập đi nước Mỹ ạ.Đúng là không biết xấu hổ là gì.
Trả lờiXóaMỹ tự cho mình cái quyền lên mặt dạy đời các nước khác về nhân quyền tự do dân chủ nhưng thực sự tình hình nhân quyền dân chủ nước Mỹ như thế nào? Cả thế giới đều đã biết rõ. Nước Mỹ không thể giải quyết được tình hình bạo lực khủng bố trong nước thậm chí càng ngày càng để các tình trạng này diễn biến phức tạp hơn. Chúng ta cần phải lên án mạnh mẹ tẩy chay sự can thiệp của nước Mỹ vào các quốc gia khác. Vì Mỹ không có quyền hạn và tư cách để làm những việc đó.
Trả lờiXóaChẳng hay ho gì đối với hành động của nước Mỹ khi Mỹ tự do can thiệp vào tình hình các nước khác trên thế giới cho dù các nước đó không yêu cầu sự giúp đỡ của Mỹ. Đây là những hành động hết sức vô duyên phi lý. Việt Nam cũng như rất nhiều các quốc gia yêu hòa bình khác đều không tán thành hành động trên của Mỹ. Mỹ làm như thế là không tuân thủ luật pháp quốc tế, Không tôn trọng quyền tự do dân chủ của các quốc gia đó. Mỹ cần phải chấm dứt ngay những hành động như trên để thực thi luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaThử hỏi nếu Mỹ không phải là một cường quốc không có sức mạnh to lớn về quân sự thì Mỹ làm gì có thể tự cho mình cái quyền tự do can thiệp vào tình hình nước khác. Đúng là tinh vi tinh tướng, không coi luật pháp quốc tế ra gì. Cộng đồng quốc tế cần phải lên án mạnh mẽ các hành động của Mỹ và yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay các hành vi trên.
Trả lờiXóavới chính sách công kích Việt Nam, Mỹ luôn đe dọa đưa Việt Nam vào danh sách đen, lên tiếng can thiệp vào các công việc nội bộ của Việt Nam, cho rằng làm như vậy là đang giúp Việt Nam có tự do ,dân chủ, nhân quyền hơn. Mỹ cần phải tự nhìn nhận lại mình để có thể giúp cho những công dân của mình bớt khó khăn, hay phải tự cải tổ lại để có thể thích nghi với thời đại khi mà nhu cầu của người dân về đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao, hơn nữa để cho thấy được hình ảnh mới về nước Mỹ chứ không phải như bây giờ.
Trả lờiXóaSự kiện “chấn động dư luận thế giới” này không phải tự nhiên xuất hiện mà đó là kết quả lôgích của chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ trong thời gian qua. Chương trình nghe lén, đánh cắp thông tin nước khác cũng là sản phẩm của tư duy bá chủ và chính sách “can dự” của siêu cường số một thế giới trong những thập kỷ gần đây, chỉ khác chăng đó là sự “can dự” một cách lén lút, bởi chính người thực hiện nó cũng cảm thấy mình đã vi phạm trắng trợn những điều cấm kỵ tối thiểu về chủ quyền dân tộc, quyền bảo mật, quyền bí mật riêng tư của nước khác, của công dân nước khác mà Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 và nhiều công ước quốc tế về nhân quyền sau đó đã ghi nhận.
Trả lờiXóaSo với sự “can dự” bằng vũ lực thì chương trình nghe lén, đánh cắp thông tin nước khác chẳng thấm vào đâu, nhưng nó lại tô thêm nét vẽ đậm làm cho “bộ mặt nhân quyền” của Mỹ trở nên gớm ghiếc hơn. Người ta càng nhận ra rõ hơn, Mỹ sẽ không từ một thủ đoạn nào, dù là tàn bạo nhất hay là “tiểu nhân” nhất để “can dự” vào công việc nội bộ của nước khác, xâm phạm độc lập, chủ quyền, vi phạm những quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của quốc gia dân tộc khác.
Trả lờiXóaNhững việc làm từ phía Chính phủ Mỹ nêu trên không có gì lạ, nó xuất phát trực tiếp từ chính bản chất của vấn đề. Mỹ đã sử dụng con người để thực hiện những hành động vi phạm nhân quyền, phạm pháp đối với nước khác và công dân Mỹ; rồi lại dùng các biện pháp chế tài khi con người đó không còn muốn thực hiện, muốn “yêu cầu công lý” và tiết lộ những hành động vi phạm, trái pháp luật đó, kể cả pháp luật Mỹ. Điều đó đã phản ánh phần nào thực trạng nhân quyền và cũng là sản phẩm của nền nhân quyền Mỹ hiện nay. Ở trong lòng xã hội Mỹ hiện đại còn đầy dẫy những cảnh bất công, mất dân chủ, những quyền tối thiểu của con người bị vi phạm.
Trả lờiXóaNhân quyền là một giá trị cao quý của nhân loại đã được thừa nhận; quyền độc lập, tự do, chủ quyền quốc gia dân tộc là một giá trị thiêng liêng đã được cả thế giới ghi nhận. Đó là những quyền bất khả xâm phạm đã được chính nước Mỹ tuyên bố trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng và Đấng tạo hóa dành cho họ một số quyền không thể bị tước đoạt, trong các quyền đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb TP HCM, 1997, tr. 7)... Vì thế, việc phản đối chương trình do thám quy mô lớn của NSA không phải chỉ đơn độc có một mình Edward Snowden, mà còn có nhiều cá nhân và tổ chức ở Mỹ.
Trả lờiXóaNhiều người dân Mỹ đã xuống đường biểu tình ủng hộ Edward Snowden, người cung cấp tin về chương trình PRISM. Giáo sư xã hội học Stephen Svallfors tại Đại học Umea, Viện sĩ Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, đã đề nghị Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình cho Edward Snowden, cho rằng sự “dũng cảm” của Edward Snowden “làm cho thế giới trở nên tốt hơn và an toàn hơn”.Thế mới nói sao mà mxĩ phải mua chuộc lũ rận về phá nước mình đề dìm hàngchúng ta
Trả lờiXóa