Kinh Kha
Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, có thể hiểu tự do ngôn luận như sự tự do phát biểu mà không bị hạn chế, kiểm duyệt. Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước đã xôn xao một số đối tượng đã lợi dụng mạng internet để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống chính quyền nhân dân, các thế lực thù địch đã đưa ra nhiều luận điệu tuyên truyền che chở, tạo vỏ bọc cho cái gọi là tự do ngôn luận,tự do báo chí...các đối tượng có ý định chống phá lại cách mạng đã cố tình tuyên truyền nói xấu Việt Nam vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận của con người. Một ví dụ điển hình như trong thời gian gần đây với việc các blogger đã thể hiện các quyền tự do ngôn luận một cách thái quá đã bôi xấu chế độ chính trị, bình luận về các sự kiện chính trị xảy ra ở Việt Nam với góc nhìn hằn học với chế độ, coi đó như là trở ngại cho sự phát triển của xã hội Việt Nam trong khi lại lên tiếng đòi hỏi các quyền tự do theo kiểu tư bản phương tây, lối sống và phát triển chế độ chính trị theo phương tây, đó là các blogger Điếu Cày, Người Buôn Gió, Trương Duy Nhất...các nhà dân chủ này luôn coi chế độ chính trị là mục tiêu công kích hàng đầu và luôn có cái nhìn hằn học đối với thể chế chính trị cộng sản, phản ánh các sự kiện diễn ra trong cuộc sống theo lối suy diễn chủ quan, luôn ca ngợi sự can thiệp của bên ngoài vào tình hình chính trị nội bộ Việt Nam.
Thời gian gần đây, khi nhà nước ta ban hành nghị định 72/CP vể quản lý các thông tin trên mạng internet thì các thế lực thù địch lại có dịp để công kích quy định này của chính phủ việt nam, vẫn như mục tiêu từ trước tới nay, các đối tượng hướng đến đó là vu cáo cho việt nam cái gọi là vi phạm nhân quyền, quyền tự do trong ngôn luận khi mà siết chặt quá mức việc tiếp cận các thông tin trên trang mạng, không chỉ thế các đối tượng này còn vu cáo việt nam đã ra sức thực hiện các chiến dịch tuyên truyền nhằm bao biện cho việc ra đời của Nghị định 72/CP, nhằm đánh lừa dư luận trong nước về chính cái quyền mình đang bị hạn chế.
Điều chúng ta quan tâm là việc các nhà dân chủ đấu tranh cho nền công lý hòa bình trên đã hiểu về các quy định của nhà nước việt nam như thế nào? ở góc độ nào để đưa ra các phán xét mang tính quy chụp chính trị như thế, việc các nhà quản lý xã hội thực hiện các quy định về quản lý không chỉ có định hướng chính trị mà quan trọng nhất là để phục vụ nhân dân, định hướng, tạo hành lang pháp lý để bảo vệ những nét đẹp của dân tộc việt nam, chứ không chỉ là xây và phá vỡ kết cấu truyền thống lâu đời ở việt nam; về tính pháp lý, các cơ quan ban hành pháp luật đã tính toán và trưng cầu ý kiến của đông đảo quần chúng nhân dân trước khi đưa ra quy định liên quan đến tự do ngôn luận của người dân, việc tiến hành lấy ý kiến trong soạn thảo Hiến Pháp đã chứng tỏ việc chính phủ luôn bám sát và quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng của đông đảo quần chúng, thế nhưng các đối tượng chống đối lại luôn có những ý kiến mang tính trái chiều, thiếu xây dựng, đòi những vấn đề mang tính sống còn của chế độ, nhân dân để bàn thảo, chỉ trích. Những việc làm này là đi ngược lại lợi ích của dân tộc, trái với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, có thể hiểu tự do ngôn luận như sự tự do phát biểu mà không bị hạn chế, kiểm duyệt. Nhưng xin thưa rằng, trong cái xã hội này, chả có cái tự do nào là tuyệt đối cả, tự do nhưng vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, nhằm đảm bảo một cách tối đa lợi ích quốc gia, đó là một điều hiển nhiên.
Trả lờiXóaBản chất lệch lạc, sai trái của những con người như Hiếu Đằng, Chí Dũng, Phương Uyên mọi người sớm đã biết và không ai ủng hộ “noi theo” những “tấm gương xấu và đen” này. Thậm chí dư luận cho rằng đáng lẽ Đảng, đoàn phải sớm loại những con sâu mọt này ra từ lâu. Chứ đừng nói đến chuyện bây giờ tuyên bố ra khỏi Đoàn của Uyên, rồi ra khỏi Đảng của Đằng, đó chỉ là một trò cười cho thiên hạ mà thôi.
Trả lờiXóaCái gì cũng vậy mà thôi, quyền lợi luôn luôn đi liền với nghĩa vụ, gắn liền với những điều mà chúng ta bắt buộc phải làm. tự do, nhân quyền cũng vậy. Tự do, nhưng phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép, nhằm bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia. chứ không phải cái kiểu tự do là thích làm gì, thích nói gì cũng được cả.
Trả lờiXóaTự do ngôn luận, đó là một quyền cơ bản tất yếu của một người công dân, Nhưng quyền lợi phải đi liền nghĩa vụ, đó là điều hiển nhiên. Tự do nhưng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật cho phép, đó là điều mà tất cả chúng ta đều phải hiểu. Chứ không phải cái kiểu tự do thích làm gì, nói gì và hành động như thế nào cũng được. đó là điều hoàn toàn không thể.
Trả lờiXóaNếu mà tự do ngôn luận muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm thì cái xã hội này chắc loạn hết lên mất. Rồi những tổ chức phi chính phủ sẽ mọc lên như nấm làm loạn với những tin tức trái chiều, những tin tức không đúng sự thật sẽ khiến mọi người không biết tin vào đâu đúng đâu sai...vv.. Tự do ngôn luận là quyền mỗi con người nhưng quyền lợi phải đi liền với nghĩa vụ và phải tuân thủ theo khuôn khổ pháp luật.
Trả lờiXóa