Thanh Huyền
Biển, đảo Việt Nam có vị trí, vai trò rất lớn cả về kinh tế; giao thông biển, an ninh – quốc phòng.
- Về kinh tếBiển Việt Nam là vùng biển đảo đầy tiềm năng. Biển nước ta có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam... hệ sinh thái ven biển Việt nam mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD
Dọc ven biển Việt Nam có 37 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 30 vạn ha có thể nuôi tôm và 50 vạn ha có thể nuôi cá, trai, sò huyết … Đến nay, tuy sản lượng nuôi trồng thủy sản của ta vẫn còn thấp (35 tấn/1km
2), nhưng cũng đã tạo ra một hướng làm ăn mới cho nhiều địa phương ở nước ta.
Do nằm trong vành đại quặng thiếc của Thái Bình Dương, nên Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về sa khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Một nguồn lợi không nhỏ mà biển Việt Nam mang lại là cát thủy tinh có hàm lượng Si02 cao tới 99%, rất có giá trị trong công nghệ chế tạo thủy tinh cao cấp.
Nước biển Việt Nam là một nguồn tài nguyên lớn có thể khai thác, sử dụng. Theo phân tích, mỗi km
3 nước biển có 37,5 triệu tấn vật chất thể rắn, trong đó 30 triệu tấn Clrua natri, 4,5 triệu tấn Mage, nhiều nguyên tố Kali, Uranium .. nếu biết tinh chiết nên, giá trị của chúng có thể đạt 1 tỷ USD. Mặt khác, nước biển Việt Nam không chỉ có muối mặn mà còn chứa đựng tiềm năng lớn về năng lượng gió, sóng và thủy triều biển.
Ven bờ biển Việt Nam có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ … là đại điểm lý tưởng cho việc phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.
Đặc biệt, những điều tra sơ bộ và những phát hiện trong hơn hai thập kỷ qua cho thấy: dưới biển Việt Nam có khoảng 50 vạn km
2 vùng đáy biển có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam có thể đạt tới 3 - 4 tỷ thùng dầu và trữ lượng khí là khoảng 50 - 70 tỷ m
3. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như: bể trầm tích Cửu Long; Nam Côn Sơn; các bể trầm tích Trung bộ và bể trầm tích Thổ Chu Mã Lai (thuộc vịnh Thái Lan).
- Về giao thông đường biển và an ninh quốc phòng:Với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đường biển từ lâu đã trở thành con đường vận tải quan trọng của Việt Nam trong việc giao thương hàng hóa trong nước và trên thế giới. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông. Dọc bờ biển nước ta có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng được các cảng biển. Thêm vào đó với hệ thống sông ngòi dày đặc như hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh, hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đông Trường Sơn, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ và hệ thống sông Cửu Long...,các tuyến đường sông, đường bộ ven biển được xây dựng trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương nội địa Việt Nam mà còn giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
Về an ninh, quống phòng. Do đặc điểm địa hình của Việt Nam hẹp về chiều ngang, nhưng lại trải dài, dọc theo Biển Đông, nên Biển Đông - với đặc tính bao bọc toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam của Việt Nam, đã trở thành
“lá chắn sườn” trong hệ thống phòng thủ, bảo vệ đất nước của Việt Nam.
Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã cho thấy Biển Đông luôn luôn là hướng tính toán đầu tiên mà kẻ địch lợi dụng để tấn công xâm lược nước ta. Ngay từ cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, giặc phương Bắc dưới sự thống đốc của Triệu Đà đã dùng thuyền từ ngoài khơi tiến đánh Âu Lạc. Năm 43, Mã Viện (Nhà Hán) đã mang 20000 chiến thuyền sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Năm 939, Hoàng Thao, (con vua Nam Hán) đã dùng một đạo quân đánh vào cửa Bạch Đằng. Năm 1287, quân Nguyên dùng đường biển đánh Đại Việt. Năm 1784, quân Xiêm đưa 200 chiến thuyền và 30 000 quân thủy vào Việt Nam ứng chiến cho Nguyễn Ánh. Và rồi đến giữa thế kỷ 19, nơi gót giầy xâm lược đầu tiên của Thực dân Pháp đặt trên đất nước ta là cảng Đà Nẵng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, sau khi thất bại trong chiến lược
“chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, giặc Mỹ đã điên cuồng mở cuộc
“chiến tranh cục bộ”, nhằm đánh phá miền Bắc XHCN - hậu phương vững chắc của tiền tuyến miền Nam. Trong thời gian đó, qua đường biển, đường bộ và đường không, Mỹ đã tung nhiều toán thám báo, biệt kích xâm nhập miền Bắc, tiến hành các hoạt động do thám, phá hoại. Mỹ cũng đã đưa tàu khu trục xâm nhập vịnh Bắc Bộ, đe dọa, uy hiếp miền Bắc; đồng thời, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho hàng nghìn máy bay chiến đấu, chiến thuật, B52 … xuất kích từ hạm đội 7 và các tàu hàng không mẫu hạm đóng ở ngoài biển Đông, bay vào đánh phá mền Bắc. Đặc biệt, trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến, Mỹ đã tiến hành thả ngư lôi, phong tỏa cảng Hải Phòng và các cửa sông nhằm ngăn chặn không cho tàu nước ngoài và tàu của ta đi lại, vận chuyển hàng hóa trên biển.
Đánh giá vai trò của biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổng kết:
“…Do Việt Nam có vị trí quan trọng, lại có bờ biển dài, nhiều sông lớn, nên từ xưa đến nay kẻ địch bên ngoài thường lợi dụng biển và sông để xâm lược Việt Nam. Và cũng ở trên biển, trên sông, trong từng giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bao lần nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm…”.Từ sự nghiên cứu trên, có thể thấy: Biển Đông là một biển lớn trên thế giới. Biển Đông không những gắn liền với sự phát triển của Việt Nam mà Biển Đông còn là nút giao thông thương mại chiến lược của khu vực và thế giới, là nguồn nguyên liệu và thực phẩm quan trọng , là nơi chứa đựng các triển vọng phát triển, đồng thời cũng đứng trước nguy cơ bất ổn, do sự cọ sát về lợi ích của các quốc gia ven biển.
Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Chỉ một thông tin nhỏ như thế này mà chúng ta thấy được vai trò to lớn như thế nào của biển đảo Việt Nam nói chung và biển Đông Việt Nam nói riêng. Do vậy biển Đông có vị trí rất lớn về an ninh hàng hải quốc tế và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp phức tạp hiện nay, chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của biển Đông để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia.
Trả lờiXóaBiển Đông chứa rất nhiều tài nguyên quý giá và có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực và trên thế giới. Các thế lực nước ngoài vẫn luôn nhòm ngó biển Đông của ta, đặc biệt là Trung Quốc. Mỗi người dân Việt Nam cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của biển đảo và ra sức bảo vệ nó. Chỉ có cả dân tộc đồng lòng đoàn kết thì chúng ta mới có thể bảo vệ được chủ quyền biển đảo.
Trả lờiXóaTrong tình hình hiện nay của đất nước nói riêng và thế giới nói chung, biển đảo Việt Nam có vai trò cực kỳ quan trọng cả về vị trí địa lý cũng như tài nguyên khoáng sản. Không những thế, đó là sự đấu tranh sống còn của ông cha ta năm xưa đã bảo vệ sự độc lập chủ quyền cả về lãnh thổ và lãnh hải. Chúng ta kiên quyết giữ vững biển đảo quê hương :)
Trả lờiXóatrong tình hình hiện nay, khi mà chúng ta đã xác định được lãnh thổ không chỉ là vùng đất vùng trời mà nó còn là vùng biển. Việt Nam chúng ta với chiều dài bờ biển trải dài từ bắc tới nam hơi 3000km và diện tích biển hơn 3,5 triệu km2, đó không chỉ là nguồn tài nguyên của quốc gia về nguồn lợi hải sản, tài nguyên thiên nhiên mà nó còn là vùng chiến lược đảm bảo an ninh quốc phòng của Tổ quốc mà chúng ta cần phải đặc biệt chú trọng đến nó.
Trả lờiXóaVai trò của biển đảo trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, với nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng cùng với trữ lượng tài nguyên khổng lồ, cũng như sự vận chuyển hàng hóa và đảm bảo an ninh quốc phòng. Đó chính là vai trò của biển đảo, với vai trò quan trọng ấy mà hiện nay các quốc gia đang có sự tranh chấp về chủ quyền đặc biệt là Trung Quốc-kẻ chuyên đi phá rối trật tự thế giới hiện nay mà chúng ta phải luôn cảnh giác.
Trả lờiXóaBiển đảo, vùng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nó là nơi thuộc về nhân dân Việt Nam chúng ta, nhận thấy tầm quan trọng của biển đảo mà đặc biệt là Biển Đông nên hiện nay Trung Quốc đang tìm mọi cách để tranh chấp với Việt Nam. Đó là hành động bẩn thỉu, không đẹp của một "người anh" trong hệ thống xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Biển Đông với nguồn tài nguyên phong phú, hải sản rồi rào, đồng thời là trạm chung chuyển hàng hóa lớn cảu thế giới nhưng quan trọng hơn đối với Việt Nam ta, nó chính là vùng chiến lược cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc mà chúng ta cần phải giữ lấy.
Trả lờiXóaBiển đảo của chúng ta có vai trò vô cùng to đối với nền kinh tế của nước ta.Chúng ta cần phải cương quyết hơn trong vấn đề biển đảo,vì nó là xương máu của dân tộc ta.Nó đem lại cho chúng ta nền kinh tế vô cùng dồi dào,nguồn khoáng sản là bất tận.Chính vì thế nó có vai trò vô cùng to lớn đối với đất nước ta trong công cuộc đang phát triền.Chúng ta cần phải bảo vệ nó đến cùng.
Trả lờiXóaNguồn tài nguyên vô cùng dồi dào và quý giá ở biển đông đã khẳng định vai trò của nó đối với nền kinh tế của nước ta là vô cùng quan trọng.Những nguồn hải sản quý hiếm,những khoáng sản quý hiếm đều tập trung ở biển đông.Chính vì thế chúng ta sẽ sống chết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển đảo của chúng ta.Không một kẻ nào có thể động đến được.
Trả lờiXóaBiển đảo của chúng ta có vai trò rất quan trong,nó là một điều kiện chiến lược để phát triển kinh tế và xã hội của nước ta.Không những là nó đem lại nguồn lợi về du lịch biển khắp từ bắc vào nam mà nó còn đem lại cho chúng ta nguồn tài nguyên tài sản vô cùng quý báu nữa.Chính vì thế nó có vai trò vô cùng quan trọng,và là nhân tố quyết định để đưa nước ta thành một nước phát triển.
Trả lờiXóaChúng ta nên biết cách để bảo vệ biển đảo của chúng ta,vì nó không là nguồn sống của biết bao người dân sống ven biển mà còn là tài nguyên của quốc gia.Chính vì thế chúng ta phải bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta.Nó có vai trò to lớn đối với đất nước chúng ta nói chung và với từng người dân Việt nam nói riêng.Chúng ta cần phải tìm cách để bảo vệ biển đảo một cách tốt nhất.
Trả lờiXóaBiển đảo là nguồn sống duy nhất của những người dân Việt Nam sống ven biển.Chính vì thế biển có vai trò hết sức quan trọng đối với những người dân chúng ta.Biển đem lại nguồn sống cho người dân,không những thế biển còn là nguồn tài nguyên dồi dào để thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước ta.Chúng ta sẽ phải bảo vệ biển đến cùng,vì biển chính là người mẹ che chở cho chúng ta.
Trả lờiXóatất cả chúng ta đều biết biển, đảo Việt Nam có vị trí, vai trò rất lớn cả về kinh tế; giao thông biển, an ninh – quốc phòng. Với những lợi thế to lớn như vậy, hứa hẹn nhiều sự phát triển nên Biển Đông chiếm một vị thế lớn trên hệ thống biển thế giới và được các nước trên thế giới quan tâm hết sức sát sao, do vậy mà lợi ích của chúng ta cũng đứng trước những nguy cơ bị đe dọa về nhiều mặt. Chúng ta nên có những biện pháp đối phó với những âm mưu to lớn này để giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng
Trả lờiXóaBiển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông Châu Giang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng.
Trả lờiXóaĐối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải…một tiềm lực kinh tế lơn ta không thể để mất được
Trả lờiXóaiển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…đây chính là nguồn lực cho phát triển du lịch
Trả lờiXóaBiển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.
Trả lờiXóaTừ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước.
Trả lờiXóaBiển Đông Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong cả quân sự, kinh tế, và khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà bọn trung quốc luôn lăm le xâm chiếm. nằm ở ngã 3 giao thông hằng hải hàng năm biển đem về nguồn thu không nhỏ từ hoạt động giao thương bằng đường hàng hải, một vị trí đắc địa cho quân sự, nguồn lợi kinh tế từ đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản cũng không hề nhỏ. rất nhiều vùng miền của Việt nam kiếm sống bằng nghề bám biển, trữ lượng dầu thô khổng lồ đang được nghiên cứu và khai thác, nguồn nhiên liệu mới băng cháy cũng rất tiềm năng. nguồn thu từ du lịch biển cũng chiếm chủ đạo trong ngành du lịch chỉ tưng đây thôi cũng đủ thấy tầm quan trọng như thế nào của biển đảo Việt Nam vì vậy phải quyết tâm giữ cho bằng được không để cho bọ trung quốc lấn chiếm tự do trên vùng biển Việt Nam
Trả lờiXóaEm yeu Viet Nam!
Trả lờiXóaVấn đề về tranh chấp trên biển đông trong thời gian qua thật sự là rất phức tạp.Không phải tự nhiên mà các nước lại muốn tranh chấp chủ quyền trên biển đông như vậy.Vì nó không những có thuận lợi về mặt kinh tế,thương mại mà nó còn rất thuận lợi cho quân sự.Chính vì vậy trung quốc đã có âm mưu xâm chiếm lãnh thổ của Việt nam chúng ta.Đó là việc làm không thể chấp nhận được.Việt nam sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình.Không cho TRung quốc hay bất cứ nước nào được phép xâm chiếm.
Trả lờiXóaTiềm lợi của Biển Đông mang lại với sự phát triển về kinh tế,thương mại quân sự cho các nước là vô cùng to lớn.Vậy nên hiện nay rất nhiều nước tuy không có lãnh thổ ở biển đông nhưng vẫn tìm mọi cách để xâm chiếm nó.Đặc biệt là Trung Quốc.Việt nam đã khẳng định được lãnh thổ của mình là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ rất lâu rồi.Trung quốc đang có những động thái để xâm chiếm nó.Đó là việc làm không thể chấp nhận được.Vậy nên tất cả chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Trả lờiXóaBiển đông thật sự có một tiềm lực rất lớn không chỉ về kinh tế,thương mại mà nó còn có tiềm lực về quân sự.Hãy nhìn vào lịch sử của chúng ta là có thể thấy được tầm quan trọng của Biển đông đối với nước ta.Rất nhiều các thế lực thù địch đã tấn công việt nam chúng ta từ đường biển.Vậy nên hơn lúc nào hết toàn Đảng,toàn dân và toàn quân ta sẽ cùng nhau bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình,không cho trung quốc có thể xâm chiếm.
Trả lờiXóaChúng ta đang sống trong thời kì ổn định và hòa bình.Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao phát triển kinh tế để xây dựng đất nước vững mạnh.Tuy nhiên bên cạnh sự xây dựng thì chúng ta cần phải bảo vệ đất nước.Hiện nay vấn đề tranh chấp trên biển đông đang diễn biến hết sức phức tạp.Vậy nên chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác.Sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.Tránh âm mưu xâm chiếm của nước khác.
Trả lờiXóacave
Trả lờiXóaytduk7iuyloguoklutdlyl;ui;oi;yio
Biển, đảo Việt Nam có vị trí, vai trò rất lớn cả về kinh tế; giao thông biển, an ninh – quốc phòng. Hơn nữa, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng mọi biện pháp đấu tranh quyết giữ vững bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Trả lờiXóaHiện khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới lưu thông trên tuyến hàng hải nối Đông Bắc Á với châu Âu. Nhưng chúng ta không thể hợp tác kinh tế biển thành công nếu an ninh, an toàn, tự do hàng hải bị đe dọa; các hoạt động trái phép, trái với luật pháp quốc tế, nhất là các hoạt động tôn tạo quy mô lớn, không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và các thỏa thuận khu vực sẽ làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải - hàng không, đe dọa môi trường hợp tác giữa các nước về biển và phát triển kinh tế biển. Giai đoạn mới của hội nhập quốc tế, người Việt Nam cần tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về biển trong vận mệnh phát triển quốc gia, dân tộc; hòa vào cuộc thức tỉnh mới về biển mà các quốc gia khác đang theo đuổi. Muốn bảo vệ được chủ quyền biển đảo, phải làm cho nước ta “trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển”
Trả lờiXóaNguồn tài nguyên biển, đảo mang lại cho nền kinh tế đất nước là vô cùng to lớn và giàu giá trị ý nghĩa trên tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế và du lịch. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế và tầm nhìn của các quốc gia trên thế giới đều hướng ra biển khiến biển, đảo đóng một vị trí vai trò hết sức to lớn mà không thể hủ nhận. Do đó, chúng ta muốn phát triển, chúng ta muốn đi lên tất yếu chúng ta hải giữ vẹn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và phát huy thế mạnh về biển mà chúng ta đang có.
Trả lờiXóaVai trò của biển, đảo đối với đất nước ta hiện nay là không thể phủ nhận và đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy trong nền phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, những hành động hung hăng và trắng trợn của TQ đã và đang đe dọa nghiêm trọng tới biển, đảo chúng ta và buộc chúng ta phải có một cách nhìn nhận thẳng thắn và có giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất để không bị mất chủ quyền biển, đảo vào tay họ.
Trả lờiXóaCác cụ ta đã có câu "rừng vàng, biển bạc" cũng đủ thấy tầm quan trọng như thế nào của biển, đảo. Biển đem lại cho ta nguồn hải sản phong phú, là con đường giao thương quốc tế, đem lại nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng. Chính vì vậy mà Trung quốc chưa bao giờ thôi nhăm nhe chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Trả lờiXóavai trò của quần đảo hoàng sa, trường sa đối voiwss sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Trả lờiXóaBiển Đông là một biển lớn trên thế giới. Biển Đông không những gắn liền với sự phát triển của Việt Nam mà Biển Đông còn là nút giao thông thương mại chiến lược của khu vực và thế giới, là nguồn nguyên liệu và thực phẩm quan trọng , là nơi chứa đựng các triển vọng phát triển, đồng thời cũng đứng trước nguy cơ bất ổn, do sự cọ sát về lợi ích của các quốc gia ven biển. Chính vì vây mà nhiều nước nhăm nhe và xảy ra mâu thuẫn. Nhưng chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ Biển đảo quê hương.
Trả lờiXóaBiển, đảo đã có vai trò rất to lớn từ xa xưa ròi, ngày nay thì càng quan trọng hơn. Biển đảo không chỉ gắn với đời sống của bà con làng chài, bà con bám biển mà nó còn là sự thiêng liêng của chủ quyền dân tộc, cha ông ta từ xưa đã mất biết bao xương máu để giữ nó, thế hệ ngày nay cần phải làm nhiều hơn nữa để giữ vừng biển đảo quê hương
Trả lờiXóaBiển đảo là một phần thiêng liêng của Tổ quốc ta. Buồn một nỗi không ít các bạn trẻ là tương lai của đất nước hiện nay quá mải mê chạy theo những thứ vô bổ, những thứ là mặt trái của Tây hóa, của kinh tế thị trường mà quên đi vai trò mình là người Việt Nam, cần có trách nhiệm bảo vệ biển đảo.
Trả lờiXóaBiển nước ta là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải), biển Đông cũng rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, đặc biệt là nước ta với đường biển trải dài từ Bắc tới Nam như vậy.
Trả lờiXóaVùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Vì vậy biển đảo của nước ta cực kỳ quan trọng với sự phát triển của đất nước
Trả lờiXóaBiển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu, trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Chỉ riêng tài nguyên đã có thể nói lên tầm quan trọng như thế nào của biển đảo rồi
Trả lờiXóaDu lịch biển - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước ta. Với lợi thế có bờ biển dài và đẹp như vậy thì biển đảo Việt Nam sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước
Trả lờiXóaBiển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Vì lẽ đó nên biển đảo nước ta có một vị trí địa chiến lược về quân sự hết sức quan trọng
Trả lờiXóaSự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Vì vậy vai trò của biển đảo trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc mang ý nghĩa sống còn trong giai đoạn hiện nay
Trả lờiXóaViệt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng gần gấp ba lần diện tích đất liền và là một trong những khu vực giàu tài nguyên, với các tiềm năng lớn về hải sản, dầu khí, năng lượng sạch và du lịch. Việc bảo vệ biển đảo chính là bảo vệ nguồn sống của đất nước ta
Trả lờiXóaVị trí địa lý của biển đảo nước ta mang lại các tiềm năng về hải sản, dầu khí, nghiên cứu khoa học, du lịch biển… và những lợi ích to lớn giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, vững bước đi lên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập kinh tế, quốc tế.
Trả lờiXóaĐối với nước ta, biển đảo đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Với vị trí chiến lược thuận lợi về biển do đất liền được bao bọc bởi bờ biển trải dài khoảng 3.260 km từ Bắc xuống Nam. Biển Đông là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa, là tuyến phòng thủ quan trọng của Việt Nam. Vì vậy, chú trọng phát triển biển đảo là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay
Trả lờiXóaBiển đảo thời gian vừa qua là một vấn đề rất nóng tại Việt Nam và trong khu vực, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng, bảo đảm an ninh mọi mặt đối với Việt Nam. Phát triển kinh tế biển, ngư dân bám biển, phát triển lực lưởng hải quân và cảnh sát biển tinh nhuệ, hiện đại là một vấn đề có ý nghĩa sống còn trong việc bảo vệ biển đảo Việt Nam
Trả lờiXóaVươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa.
Trả lờiXóaBiển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Ngày nay, với tình hình phức tạp trong khu vực và sự bành trướng của trung quốc thì việc bảo vệ và phát triển biển đảo cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết
Trả lờiXóathiết nghĩ là biển đông nó có vị trí chiến lược quan trọng và những con quốc gia khác đang định lăm le cướp lấy nó , đối với trung quốc thì nước có tham vọng lớn ở châu á những nếu như những hành động của chúng không tuân theo những qui định chung và qui luật chung của thế giới thì phải chịu hậu quả thôi
Trả lờiXóaBiển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Điều này đã thể hiện rõ tầm quan trọng của vùng biển này đối với nước ta.
Trả lờiXóaViệt Nam nằm bên rìa Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3.260 km, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn (trên 01 triệu km2, gấp 03 lần diện tích đất liền), 02 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ. Vị trí địa lý này đã mang lại các tiềm năng về hải sản, dầu khí, nghiên cứu khoa học, du lịch biển… và những lợi ích to lớn giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, vững bước đi lên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập kinh tế, quốc tế.
Trả lờiXóaĐối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Với vị trí chiến lược thuận lợi về biển do đất liền được bao bọc bởi bờ biển trải dài khoảng 3.260 km từ Bắc xuống Nam. Biển Đông là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa, là tuyến phòng thủ quan trọng của Việt Nam.
Trả lờiXóaTrong thời đại ngày nay, sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép con người mở rộng khả năng khai thác tài nguyên biển vượt qua các giới hạn về độ sâu và tiến tới khả năng sống ở môi trường biển. Trước sức ép ngày càng tăng về dân số và cạn kiệt dần tài nguyên trên đất liền, tiến ra biển và bảo vệ chủ quyền, tài nguyên biển trở thành một chiến lược lâu dài của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia ven biển, có những lợi thế về vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế, nên tiến ra biển, khai thác và bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có chủ quyền các vùng biển, đảo là một nhiệm vụ chiến lược. Hơn nữa, khi chúng ta nhìn vào những lợi ích khổng lồ mà vùng biển Đông đem lại, thì công cuộc bảo vệ chủ quyền của chúng ta càng được đặt lên hàng đầu.
Trả lờiXóaBiển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh.
Trả lờiXóaĐối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.
Trả lờiXóaNgày nay, bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình trong nước đã đổi thay so với những thời kỳ trước, song truyền thống giữ nước cùng bài học chống ngoại xâm của ông cha vẫn giữ nguyên giá trị. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có các vùng biển, đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.
Trả lờiXóaBiển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.
Trả lờiXóaNhận thức được tầm quan trọng của biển và đại dương đối với cuộc sống nhân loại, chủ quyền và vị trí chiến lược về quốc phòng - kinh tế - xã hội của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với đất nước, việc tổ chức giáo dục truyền thống trong các tầng lớp nhân dân về chủ quyền đã được chú trọng cả về nội dung và hình thức.
Trả lờiXóaNgày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên việc phòng thủ từ hướng biển luôn mang tính chiến lược. Ở nhiều nơi, núi chạy lan ra sát biển, tạo thành những địa hình hiểm trở, những vịnh kín, xen lẫn với những bờ biển bằng phẳng, thuận tiện cho việc trú đậu tàu thuyền và chuyển quân bằng đường biển.
Trả lờiXóaViệt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa.
Trả lờiXóaNguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển…Đó sẽ là một nguồn tài nguyên vô tận nếu như chúng ta biết khai thác một cách hợp lý, song song với bảo vệ môi trường biển.
Trả lờiXóa