Con nai tơ mang tên chai-nờ (China) – 1

tháng 4 26, 2013 |


Người đi biển


Không biết đất nước Trung Quốc rộng lớn chính xác bao nhiêu, trên đất nước đó có biết bao nhiêu người tài mà cái đất nước ấy lại không đủ khả năng nhận ra rằng những lý lẽ mà đất nước mình đưa ra là hoàn toàn ngớ ngẩn cho một « chủ quyền không xác định » ở Biển Đông ? Suốt thời gian qua, Trung Quốc không ngừng có những hành động gây hấn trên vùng biển mới dậy sóng tranh chấp này. Vẫn biết đây là miếng bánh ngon, có giá trị lớn nhưng  một « anh giai mới lớn » trên trường quốc tế như Trung Quốc tại sao lại cứ áp dụng cái cách thức choai choai, trơ mặt giả nai và bất chấp thủ đoạn để giành giật như vậy ?

Trong tay không một tấc chứng cứ chứng minh chủ quyền nơi biển Đông, vậy mà lúc nào Trung Quốc cũng lớn tiếng khẳng định đây là vùng biển của mình, vẽ cả bản đồ với cái lưỡi bò tham vọng. Dịnh dùng cái lưỡi bò giảo hoạt cùng thế mạnh kinh tế để cả vú lấp miệng em, muốn ngậm trọn vùng biển này sao ? xin lỗi, không dễ đâu bởi ta coi thường những lời khẳng định không chứng cứ cùng bộ mặt giả nai của mi rồi !

Bàn chiến 1 : Trung Quốc – Philippines

Chính phủ Trung Quốc:

Ngày 19 tháng 2 đã chính thức bác bỏ động thái của Philippines trong việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa hai nước ra giải quyết tại tòa án quốc tế, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

"Đại sứ Trung Quốc tại Philippines - bà Ma Keqing hôm qua đã có cuộc hẹn với các quan chức Bộ Ngoại giao Philippines. Tại cuộc gặp này, bà Ma Kequing đã trả lại một văn bản và công văn thông báo về quyết định của Philippines trong việc đưa tranh chấp Biển Đông ra giải quyết tại Liên Hợp Quốc sau khi bày tỏ sự phản đối chính thức của Trung Quốc

"Văn bản và công văn thông báo liên quan không chỉ vi phạm thỏa thuận được nhất trí trong Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà còn mắc nhiều sai sót về mặt lịch sử cũng như pháp lý đồng thời chứa đựng nhiều cáo buộc không thể chấp nhận được nhằm vào Trung Quốc”,

Theo lời ông Hồng Lỗi, Bắc Kinh cam kết giải quyết cuộc tranh chấp với Manila hiện nay thông qua các cuộc đàm phán song phương, nhấn mạnh đến thỏa thuận được đưa ra trong DOC trong đó nói rằng, mọi cuộc tranh chấp nên được giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán giữa những quốc gia có liên quan trực tiếp.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi tái khẳng định, Trung Quốc có "đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để ủng hộ cho tuyên bố chủ quyền” của nước này đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (???)

"Trung Quốc hy vọng Philippines tôn trọng cam kết, không đưa ra những hành động có thể làm phức tạp tình hình, phản ứng tích cực đối với những đề nghị của Trung Quốc trong việc thiết lập cơ chế đối thoại song phương về các vấn đề hàng hải và nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương”, ông Hồng Lỗi đã nói như vậy.

Phía Philippines:

Trước đó, hồi tháng 1, Philippines đã chính thức tuyên bố đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế. Đây được xem là một sự thách thức lớn của Manila nhằm phá âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario hôm 22/1 đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila đến để thông báo về việc nước này sẽ đề nghị một tòa án quốc tế can thiệp vào cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài dai dẳng và chứa rất nhiều nguy cơ giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực Biển Đông.

Philippines muốn tòa án quốc tế bác bỏ việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Philippines cũng muốn thách thức “những hành động bất hợp pháp” của Trung Quốc xung quanh các bãi đá và bãi cạn mà Manila miêu tả là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Bước đi trên rõ ràng là một sự thách thức của Manila đối với Bắc Kinh bởi Trung Quốc lâu nay luôn khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp giữa họ với các nước láng giềng ở Biển Đông thông qua đàm phán, đối thoại song phương. Người ta tin rằng, với tư cách là nước lớn, Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông mà muốn giải quyết trực tiếp với từng nước nhỏ để dễ bề gây áp lực, giành thế thượng phong trong các cuộc tranh chấp nóng bỏng này.

Thật là một con nai tơ khiến người ta khó đoán. Nó nai bởi vì những bằng chứng, chứng cứ mà nó đưa ra vô lý đùng đùng mà nó cứ “vô tư” “ngây thơ” đưa ra và tuyên bố thật hùng hồn như nắm trong tay sự thực. Nó “tơ” cũng bởi nó trẻ, nó ngon và nó hiếu chiến… ai chẳng biết Trung Quốc là một nền kinh tế mới nổi, có nhiều ưu thế nên sẵn sàng đe dọa, mượn những lợi ích kinh tế để xử lý các quốc gia “không chiều ý chúng”

Con nai xấu tính! Có bao giờ tuyên bố đồng tình với DOC, có bao giờ dám dũng cảm đối mặt với DOC của các quốc gia liên quan trong vụ chia bánh East Sea mà cũng dám mở mồm “vi phạm DOC, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc”… Nó cứ đòi giải quyết hòa bình mà toàn vũ trang hóa tàu cá, cho tàu hải giám ra tập trận… rõ bộ mặt hiếu chiến và điêu ngoa!

Phải xử!!!
Read more…

ôi cái thằng nhóc con

tháng 4 26, 2013 |
Sao dạo này nhiều thằng oắt con quay hình up lên mạng nói lăng nhăng thế nhỉ???

Thiên thần gãy cánh


Hôm nay mình vừa được xem một đoạn clip một em học sinh lớp 12 nói về những tồn tại trong giáo dục Việt Nam… lúc đầu đọc tittle cứ tưởng clip hài hay là thế nào (tại lần trước xem clip của Trần Đức Việt cũng nói về vấn đề đó, thấy vừa buồn cười, vừa thấm thía – tớ là fan của anh ý đấy hihi) nhưng mà lần này thì…

Êu ôi, cái thằng nhóc con vắt vũi chưa sạch, đóng cúc áo chưa hết ý, nó nói như mắng vào mặt người xem ý. Có ai đang cãi nhau với nó à??? Hay ai đó bảo nó phải nói cho “máu lửa” cho “cứng rắn”?? ợ! Úi chà, đọc cmt thấy có người bảo không phải ai cũng “tâm huyết” như em ý… thôi cho tôi xin, em ý mà “tâm HUYẾT” thì chắc là em ý đang “bị”, phọt máu hơi nhiều nên nói loạn lên đấy… muốn truyền tải cái gì chứ? ừ thì cứ cho là nói có nội dung đi, nhưng mà cái thái độ ấy, cái cử chỉ ấy là muốn dọa người xem à? Hay là phản ánh tâm lý bức xúc của học sinh hiện nay? Một học sinh lớp 12 mà có thể bức xúc tới mức độ ấy vì một nền giáo dục chưa ổn định sao?

Nếu như một người nước ngoài xem đoạn clip đó mà chỉ được cho biết là “đây là một học sinh lớp 12 đang bày tỏ nỗi bức xúc về nền giáo dục hiện thời” mà không được hiểu những điều em ấy nói chắc người nước ngoài đó sẽ nghĩ rằng nền giáo dục của Việt Nam hiện nay giống như tra tấn thời trung cổ, khiến con người ta phải kêu gào thảm thiết như vậy. tôi mà là người nước ngoài đó chắc tôi nghĩ ở Việt Nam, học sinh bị đối xử ở trường học như những kẻ tù tội dưới thời phong kiến, bị những tên quan tham, tên quan xấu như trong thời Bao Chửng hà hiếp, bắt nạt ấy…

Ôi thôi chết, hay là tại em ý sợ chương trình học quá? Em ý bảo là chương trình nặng nề không tải nổi?? chết thật, sợ quá mà bức xúc như thế là không nên đâu. Bố mẹ của em ý ở đâu? Phải biết động viên khuyến khích con cái chứ. Sao cứ ép con như thế. Mà thấy đấy. ép nhưng nó có học đâu. Nó chửi nền giáo dục mà như chửi bố mẹ nó đã bắt nó học 12 năm trời dưới sự giáo dục ấy đấy. sao bố mẹ nó không dạy nó biết nghe lời cô giáo từ bé nhỉ?

Mà nói thực, tớ thì tớ cũng chả giỏi giang gì nhiều, nhưng ngày xưa mình chúa ghét những đứa đi học mà kêu ca chương trình thế nọ thế kia… nhiều đứa cứ hay nói là “cô giáo dạy khó hiểu” “thầy giáo thật khó tính” mà chẳng đứa nào chịu tự động não vào nghiên cứu bài cả. từ nãy tới giờ tớ cứ bảo là em ý em nọ em kia nhưng thực ra thì tớ cũng mông lung lắm. mặt nó già câng già đế ra ý. Cái giọng thì êu ôi… như chửi vào mặt người xem. Người ta xem vì tò mò thôi. K biết cái thằng đóng cúc không hết ấy nói như thế nào. Chứ những vấn đề về giáo dục thì nói nhiều rồi. tất cả đều đang cố gắng để chấn chỉnh mà. Đợi mãi mà chẳng có cái gì khác cả. Khiếp. em ý cứ làm như em ý là nạn nhân duy nhất, nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất của nền giáo dục ý. Bao nhiêu người kể cả hơn, bằng, kém tuổi em ý vẫn học tốt đó thôi. ừ thì còn nhiều bất cập, nhưng không phải cứ đổ lỗi cho một phía như thế. Giống như ở trên ý, học sinh học kém có thể là do giáo viên giảng chưa kĩ, nhưng cũng có yếu tố tư chất và yếu tố tự giác của học sinh cơ mà.

Thôi tựu chung lại thì tớ nghĩ rằng em ý cũng đã thành công. bởi cái mác học sinh lớp 12 thể hiện quan điểm đã hút view rồi, mà lại thể hiện quan điểm với một thái độ cay nghiệt và trì triết như thế thì người ta tò mò vào xem nó hét cái gì thì cũng đúng thôi. Cũng tạo nên một cái phong trào để mọi người bàn tán, một cơn gió thổi qua tai. Mỗi tội gió này cứ ù ù, toàn bụi bặm.. ôi lều ôi…

Em ơi, tớ khuyên em thế này này… lần sau mình nói nhẹ hơn một chút nhé. Đang trao đổi mà, chứ có ai bắt em chửi nhau, cãi nhau gì đâu… mà đừng suy nghĩ phiến diện như một đứa trẻ con thế. Ngày xưa bé, bố mẹ không cho cái gì toàn gào lên và bảo “bố mẹ không thương con”.. =.=” mình nhớn rồi mà nhể… hê hê… ngoan ngoan… không tớ lại mang clip của bạn lên trang “sexy lady” tớ up đấy =))

À mà thật ra thì tại mạng kém, tớ chưa xem hết đc video của mình đâu ý. Cái giọng gì mà … êu ôi… ghét ghê ý =)) tớ thích xem xúc xích Đức Việt cơ… lần sau đừng up mấy cái clip như thế nữa nhá. Quê lắm. chủ đề thì bàn mãi rồi, mọi người nói hay hơn mình nhiều… mà phong cách thì xấu quá… hay lần sau bạn thêm chút nữ tính vào giọng nói cho nó hút view nhé. Đảm bảo hót.

Ok! Bye!
Read more…

Từ vụ khủng bố ở Boston – Suy nghĩ về nước Mỹ

tháng 4 26, 2013 |

Bấy lâu nay nước Mỹ vẫn thường tự hào mình là một quốc gia dân chủ, văn minh, là hình mẫu của xã hội loài người hiện đại với các giá trị về nhân quyền luôn được đảm bảo. Từ đó nước Mỹ tự cho mình “cái quyền” được can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào trên thế giới miễn là ở nơi đó Mỹ cảm thấy có “sự vi phạm nhân quyền”. Với luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” Mỹ sẵn sàng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, nhất là một số nước Mỹ không “thiện cảm” như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Syri… dưới chiêu bài “bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền con người”... Nhiều người đã tự hỏi nước Mỹ quan tâm tới vấn đề nhân quyền của các nước khác như thế thì ắt hẳn tại nước Mỹ, chính phủ Mỹ quan tâm tới vấn đề quyền con người ghê lắm đây. Tuy nhiên qua vụ khủng bố đẫm máu ở Boston vừa rồi mới thấy rằng, chính ngay tại nước Mỹ nhưng quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của người dân cũng chưa được chính phủ Mỹ bảo đảm. Một vụ khủng bố bất ngờ với 3 nạn nhân thiệt mạng và nhiều người khác bị thương làm rúng động nước Mỹ. Còn nhớ hơn chục năm về trước vụ khủng bố ngày 11/9 cũng đã làm rúng động không chỉ cả nước Mỹ mà cả thế giới. Những vụ khủng bố như thế này làm người dân Mỹ bàng hoàng và khiến cho dư luận quốc tế đặt ra nhiều câu hỏi về cái gọi là “giá trị nhân quyền” của nước Mỹ. Nếu chính phủ Mỹ thật sự đề cao vấn đề nhân quyền như thế thì tại sao trước hết chính phủ Mỹ không thể đảm bảo cho công dân của chính nước mình được hưởng thụ quyền cơ bản nhất là quyền sống một cách đàng hoàng, an tâm. Nước Mỹ vẫn tự hào mình là nước có nền an ninh tốt nhất thế giới nhưng những vụ khủng bố đó lại xảy ra chính ngay trong lòng nước Mỹ. Để rồi giờ đây người dân Mỹ ra đường, tham dự các sự kiện có tính chất đông người là lại nơm nớp lo sợ mình có thể “về với ông bà” bất kỳ lúc nào. Có người đã nói vui rằng muốn sống an toàn ở nước Mỹ thì lúc nào cũng phải mặc áo giáp chống đạn và đội mũ bảo hiểm. Phải chăng những điều mà chính phủ Mỹ nói đang trái với những thực tế đã và đang diễn ra tại nước họ. Trong khi đó tại Việt Nam một nước mà Mỹ vẫn thường hay cho rằng là một quốc gia “vi phạm nhân quyền” thì người dân Việt Nam vẫn đang hàng ngày, hàng giờ được thụ hưởng đầy đủ quyền con người. Người dân ra đường vẫn đội mũ bảo hiểm nhưng đó là để thể hiện một nếp sống văn minh và để bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông chứ không phải như người dân Mỹ, đội mũ bảo hiểm vì sợ khủng bố. Với một nền chính trị ổn định, trật tự kỷ cương được đảm bảo, người dân Việt Nam và cả du khách nước ngoài hoàn toàn yên tâm khi sinh sống, làm ăn, du lịch, công tác tại Việt Nam.

Chính vì lẽ đó thiết nghĩ nước Mỹ trước hết hãy cố gắng đảm bảo an toàn cho chính người dân của nước Mỹ thay vì “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, lại “quan tâm quá mức” và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.


Người viễn xứ
Read more…

ĐA ĐẢNG Ở VIỆT NAM – ĐÓ SẼ LÀ NHỮNG ĐẢNG NÀO

tháng 4 24, 2013 |
Thời gian vừa qua, đặc biệt là liên quan tới việc lấy ý kiến nhân dân vào bản dự thảo Hiến pháp năm 1992, có một số cá nhân, có thể là do quan điểm, tư tưởng đối lập, thù địch với Nhà nước Việt nam hoặc do ấu trĩ về chính trị mà “kêu gào” đòi Việt Nam phải xóa bỏ Điều 4 ở trong Hiến pháp, đòi Việt Nam phải thực hiện Đa nguyên, đa đảng, phải cho phép các đảng phái chính trị khác được ra đời và tự do cạnh tranh với Đảng Cộng sản Việt Nam. Về vấn đề này cũng đã có nhiều bài viết phân tích tính tất yếu về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, về lý do tại sao Việt Nam không cần thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Ở đây tôi chỉ muốn bàn tới một khía cạnh khác đó là nếu Việt nam thực hiện đa đảng thì ngoài Đảng Cộng sản Việt nam sẽ là các tổ chức, đảng phái khác nào và liệu các tổ chức, đảng phái ấy có thực sự vì dân, vì nước hay không?



 


Đối với vấn đề này qua tìm hiểu một số thông tin thấy rằng thời gian vừa qua cũng có một số tổ chức, “đảng phái” tuyên bố hình thành và đòi được công khai hóa, hợp pháp hóa tại Việt Nam như Hội nhân dân Việt nam giúp Đảng chống tham nhũng, Khối 8406, Đảng Dân chủ Việt Nam XXI… Tuy nhiên qua tìm hiểu mới thấy những người tham gia các tổ chức này, “đảng phái” thật tâm vì dân, vì nước thì ít mà “đầu cơ chính trị”, “hoạt động kiếm tiền thì nhiều”. Danh sách những người tham gia rặt toàn là những phần tử phản động, thù địch với Nhà nước VIệt nam, ôm chân các thế lực thù địch nước ngoài tiến hành nhiều hoạt động phản dân, hại nước. Ví dụ:

Hội nhân dân Việt Nam giúp Đảng chống tham nhũng – Đây là nơi tập hợp toàn những phần tử khiếu kiện lỳ, khiếu kiện dài ngày. Mặc dù đã được các cấp chính quyền giải quyết nhưng vẫn khiếu kiện lỳ nhằm kiếm tiềm từ việc khiếu kiện của mình. Với những con người như thế này thử hỏi trí tuệ đâu mà đòi lãnh đạo đất nước?????????/ Thật nực cười.

Khối 8406 với những cái tên như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Phan Văn Lợi, Nguyễn Xuân Nghĩa… Mà họ là ai? ở đây chỉ xin trích một vài thông tin về “thủ lĩnh” của tổ chức đó là Nguyễn Văn Lý, một linh mục trong Đạo Thiên chúa nhưng vẫn thường được mọi người dành tặng cho câu “chiếc áo choàng không làm nên thầy tu”. Sinh ngày 15/5/1946 tại xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, học xong bậc phổ thông, Nguyễn Văn Lý vào tu tại tiểu chủng viện - rồi sau đó là đại chủng viện Huế. Năm 1974, ông ta được thụ phong linh mục tại Sài Gòn.Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thay vì chuyên tâm vào công việc tôn giáo, sống tốt đời, đẹp đạo, thì Nguyễn Văn Lý lại có tham vọng chính trị với mong muốn mình sẽ trở thành một “lãnh tụ”, một “ngọn cờ” chống Cộng. Tiếp xúc với giáo dân, ông ta có những lời lẽ công khai chống lại chính quyền cách mạng, xuyên tạc đường lối chính sách. Vì thế, từ năm 1975 đến  1977, Nguyễn Văn Lý nhiều lần bị xử lý hành chính vì tội phản tuyên truyền, thậm chí có lần còn bị giam 4 tháng. Đến năm 1983, do liên tục tái phạm, coi thường luật pháp, Nguyễn Văn Lý bị Tòa án nhân dân (TAND) Thừa Thiên - Huế xử phạt 10 năm tù vì tội “Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”. Tháng 12/1992, Nguyễn Văn Lý mãn hạn tù. Do vẫn còn phải chịu 4 năm quản chế hành chính nên tháng 7/1995, Nguyễn Văn Lý được bố trí về cư trú tại họ đạo Nguyệt Biều, thuộc xã Thủy Biều, TP Huế.

Được bọn phản động lưu vong ở nước ngoài phong làm cố vấn “ủy ban tự do tôn giáo, cho Việt Nam”, cuối năm 2000, Nguyễn Văn Lý dấn thêm một bước là kích động giáo dân ký đơn đòi lại 1.905m2 đất vốn là của Giáo hội Thiên Chúa giáo - nhưng đã giao cho hợp tác xã quản lý từ năm 1975 - rồi Lý cho người ra canh tác trên mảnh đất ấy, bất chấp sự hòa giải của chính quyền. Bên cạnh đó, ông ta viết và tán phát những tài liệu như “tuyên ngôn 10 điểm”, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, tài liệu “lời chứng” kêu gọi xóa bỏ chế độ Cộng sản ở Việt Nam, kêu gọi Chính phủ Mỹ không ký Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ. Tháng 2/2001, Tòa Tổng giám mục Huế điều chuyển Nguyễn Văn Lý về xứ đạo An Truyền, thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tại đây, ông ta vẫn tiếp tục sử dụng tòa giảng để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, kích động giáo dân chống lại chính quyền.Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Văn Lý còn móc nối với một số cá nhân cực đoan trong các tôn giáo khác để bàn tính việc cho ra đời cái gọi là “ủy ban liên tôn đấu tranh vì tự do tôn giáo”, mà Nguyễn Văn Lý sẽ đảm nhận vai trò tổng thư ký.Trước những hành vi vi phạm pháp luật liên tục, và có hệ thống, tháng 2/2001, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định quản lý hành chính đối với Nguyễn Văn Lý nhưng ông ta không chấp hành.Vì vậy, tháng 5/2001, Nguyễn Văn Lý bị bắt và đến tháng 10, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế xử phạt ông ta 15 năm tù giam cùng 5 năm quản chế vì hai tội: “Phá hoại chính sách đoàn kết”, “Không chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc quản chế hành chính”.

Nghe nói có lần, qua công tác kiểm tra hành chính, cơ quan chức năng TP HCM đã phát hiện Nguyễn Văn Lý ở chung một phòng khách sạn Quyền ở số 83/1b đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp với một phụ nữ, mà không đăng ký giấy tờ tùy thân. Điều này là trái với giáo luật (chứng tỏ bản thân “cha” Lý cũng chẳng ra gì). Ngày 24/2/2007, Cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Lý, về tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, đồng thời Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã ra quyết định thay đổi nơi quản chế hành chính đối với Nguyễn Văn Lý. Kiểm tra chỗ ở của ông ta, cơ quan chức năng đã thu giữ 6 máy tính xách tay, 6 máy in, hàng chục điện thoại dùng vào việc kết nối với mạng Internet, 163 simcard điện thoại di động, cùng hơn 200kg giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập “đảng Thăng tiến Việt Nam”, “liên đảng Lạc Hồng”, và những thư từ trao đổi giữa Nguyễn Văn Lý và bọn phản động trong, ngoài nước...

Như vậy chỉ qua hai ví dụ thôi chúng ta cũng thấy được rõ những người đang đòi đa nguyên, đảng ở Việt Nam, họ là ai, những việc làm của họ có phải vì dân, vì nước hay không. Còn nhớ khi họ kêu gào đòi đa nguyên đa đảng họ thường lý luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không có khả năng lãnh đạo đất nước, cần phải có những tổ chức đảng phái được ra đời tự do cạnh tranh thì đất nước mới phát triển được. Nhưng thử hỏi hành vi của họ có phải vì dân vì nước không hay là để đầu cơ chính trị, để kiếm tiền. Và nếu thực hiện đa đảng thì những con người như họ (người khiếu kiện lỳ, linh mục phản động, vi phạm pháp luật có hệ thống và vi phạm cả chính ngay giáo luật) liệu có khả năng lãnh đạo đất nước phát triển hay không hay chỉ đưa đất nước vào cảnh bất ổn, hỗn loạn, kém phát triển. Câu trả lời là chắc chắn những con người như họ mà lãnh đạo đất nước thì Việt Nam “lụi tàn” ngay lập tức.  Chình vì lẽ đó thiết nghĩ Việt nam không cần thực hiện đa nguyên, đa đảng mà hãy tuyệt đối tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản bởi ngoài Đảng Cộng sản ra không còn lực lương nào đủ khả năng để đưa Việt nam phát triển, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như mong mước của Bac Hồ kính yêu.

Người viễn xứ
Read more…

DÂN CHỦ CÓ ĐỒNG NGHĨA VỚI VẤN ĐỀ ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG?

tháng 4 24, 2013 |
Trong quá trình lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xuất hiện những ý kiến cho rằng ở Việt Nam do thực hiện chế độ một đảng lãnh đạo cho nên xã hội không có dân chủ. Do đó, họ đề nghị cần phải xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992, thực hiện cơ chế đa nguyên, đa đảng để đảm bảo dân chủ thực sự. Vậy thực chất của vấn đề này là gì? Đa nguyên, đa đảng có đồng nghĩa với vấn đề dân chủ không?

Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Nói cách khác, dân chủ là tổ chức và thiết chế của bộ máy nhà nước để trao quyền lực về tay nhân dân. Như vậy, hiểu một cách chung nhất và đơn giản nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Từ đây, có thể rút ra 3 điều căn bản liên quan hữu cơ với nhau, đó là: Một là, dân chủ là độc lập dân tộc và quyền tự quyết dân tộc; hai là, chế độ chính trị của một giai cấp nhất định và ba là, dân chủ là cơ chế thực hiện quyền làm chủ cho ai, cho giai cấp nào?



 


Đa nguyên chính trị là một khuynh hướng xã hội học - triết học, xuất phát từ học thuyết tuyệt đối hóa tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng phái và các tổ chức chính trị xã hội khác nhau trong xã hội. Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có nhiều đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau.

Như vậy, giữa vấn đề dân chủ với vấn đề đa nguyên, đa đảng có mối quan hệ nhưng không đồng nhất với nhau. Bởi lẽ, chúng ta thấy, trong bất cứ một chế độ xã hội nào, cho dù là một đảng lãnh đạo hay nhiều đảng, khi thiết chế xã hội đó đảm bảo quyền lực thực sự quyền lực thuộc về nhân dân thì xã hội đó sẽ đảm bảo được dân chủ thực sự. Còn nhiều đảng nhưng không đảm bảo được quyền lực thực sự thuộc về nhân dân thì dân chủ thực chất cũng chỉ là sự hô hào giả hiệu mà thôi.

Về vấn đề này, chúng ta hãy xem chính người Mĩ, một đất nước thực hiện chế độ đa đảng và luôn hô hào về đa đảng, về dân chủ ở các quốc gia khác xem thực chất của nên dân chủ, của chế độ đa đảng ở nước họ như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta hãy xem người Mĩ tự nhận xét về mình “Nước Mĩ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ” (Paul Mishler - Giáo sư trường Đại học bang Indiana). Điều đó cho thấy chế độ đa đảng của nước Mĩ thực chất chỉ là một đảng, là sự cầm quyền của đảng tư sản; dân chủ ở nước Mĩ là dân chủ tư sản, không phải dân chủ của đa số, không thực hiện quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và cuối cùng, thực chất đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản.

Từ những vấn đề trên có thể khẳng định, bất cứ một nền dân chủ nào, cũng đều nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Bản thân nền dân chủ tư sản, dù có được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nền dân chủ đó vẫn là nên dân chủ của giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động.

Đây là minh chứng rõ nét nhất để bác bỏ, đập tan luận điệu của những người thiếu thiện chí cho rằng ở Việt Nam muốn có dân chủ thực sự thì phải thực hiện cơ chế đa nguyên, đa đảng.

                                                        Người con đất Việt
Read more…

SỰ THẬT VỀ NỀN DÂN CHỦ Ở CÁC NƯỚC TƯ SẢN VÀ CÁC NƯỚC CÓ CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG

tháng 4 24, 2013 |

Hiểu một cách chung nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Nói cách khác, dân chủ là hệ thống, cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước để trao quyền lực vào tay nhân dân. Như vậy, một chế độ xã hội có dân chủ thực sự là trong chế độ đó, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, người dân được làm chủ tương lai, vận mệnh của đất nước, dân tộc mình.


Lâu nay, các nước có chế độ đa đảng, những nước có nền dân chủ tư sản luôn tự cho mình là có dân chủ, tuyên truyền về nền dân chủ của mình, đồng thời ra sức kêu gọi, gây sức ép buộc các nước có chế độ một đảng, các nước thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ bỏ cơ chế hoạt động của mình, chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Vậy, thực sự đằng sau những lời hô hào, kêu gọi đó là gì, ở các nước có chế độ đa đảng, những nước theo dân chủ tư sản nền dân chủ thực sự của họ như thế nào?

Có thể thấy, dưới chủ nghĩa tư bản, dân chủ nằm trong tay giai cấp tư sản, được tổ chức thành nhà nước tư sản và nhà nước đó bảo đảm quyền dân chủ cho một số ít người là giai cấp tư sản và đồng minh với họ nhằm chống lại đông đảo những người lao động khác. Bởi vậy, nói đến dân chủ tư sản là nói đến nhà nước tư sản và thứ dân chủ dành cho một số ít người giữ địa vị thống trị xã hội, tức là giai cấp tư sản.

Về quy mô, trong nền dân chủ tư sản quyền làm chủ xã hội thuộc về số ít và phục vụ cho số ít người; về tính chất, quyền làm chủ của số ít để chống lại số đông, sự tự do chà đạp lên thân phận người khác, nền độc lập, tự do của các quốc gia, dân tộc khác; về hình thái biểu hiện, nhà nước của chỉ số ít người, tự cho mình cái quyền phán xét người khác, xâm lược nước khác, vi phạm trắng trợn nền độc lập và chủ quyền của các quốc gia, dân tộc khác.

Như vậy, có thể nói một cách khái quát, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, dân chủ chân chính là thứ bị giai cấp tư sản lợi dụng, bị biến thành thứ khác với chính nó phục vụ giai cấp tư sản.

Tại Mĩ, trong suốt hơn 200 năm qua, kể từ khi nước Mĩ ra đời (1776) chỉ có hai đảng: Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền. Tuy là hai đảng nhưng không ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa chúng và nếu có khác chăng thì chỉ ở tên gọi và hình thức mà thôi. Trong lúc đó, Đảng Cộng sản Mĩ, với lịch sử hơn một trăm năm, người đại diện và đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của hàng triệu công nhân Mĩ và những lý tưởng cao đẹp, thì có những thời kỳ bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các đảng viên của Đảng luôn bị đe dọa, bị ám sát và bị khủng bố. Cho đến hiện nay, Đảng Cộng sản Mĩ cũng vẫn đang loay hoay tìm cho mình một chỗ đứng trong nền đa đảng mà người Mĩ vẫn cho là dân chủ đó.

Các nước tư sản luôn cho rằng, phổ thông đầu phiếu là một trong những biểu hiện cao nhất của nền dân chủ, nhưng hãy nhìn xem ở các nước tư sản việc xác lập tư cách cử tri cũng là một quá trình vật lộn, đấu tranh không ngừng nghỉ để dành những quyền cơ bản nhất của con người. Ở Mĩ năm 1920, Anh năm 1928, Pháp năm 1944, Tây Ban Nha năm 1970, Thụy Sĩ năm 1971 người phụ nữ mới có quyền đi bầu cử. Thử hỏi xem ở các nước như Anh, Pháp, Mĩ hiện nay người da đen đã được đối xử công bằng trong xã hội chưa, hay họ phải chấp nhận những dị nghị, nạn phân biệt chủng tộc từ người da trắng. Nước Mĩ, sau hơn 200 năm tồn tại mới giám xóa bỏ đi định kiến, mặc cảm để chấp nhận một người da màu làm Ông chủ của Nhà Trắng. Như vậy, nếu nói là dân chủ, nếu nói là quyền lực thuộc về nhân dân, thì trong trường hợp này dân chủ nằm ở chỗ nào? Phải chăng như thế là dân chủ đích thực?

Mặt khác, với không ít nước tư bản, họ luôn cho rằng phải thực hiện tam quyền phân lập nhưng thử hỏi xem họ đã tam quyền phân lập hoàn toàn chưa? Với những nước này, Tổng thống sẵng sàng phủ quyết các dự luật của Quốc hội, thậm chí ở nhiều nước Tổng thống, Thủ tướng còn có quyền tuyên bố giải tán Quốc hội, khi thấy nó trái với mình. Thử hỏi trong một xã hội, khi Quốc hội, một cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước có thể sẵn sàng bị giải tán khi không phù hợp với người đứng đầu, giai cấp thống trị thì người dân nói chung và công nhân nói riêng sẽ như thế nào trong xã hội, hay họ sẽ bị “bỏ qua” bất kỳ lúc nào?

 Như vậy, thử hỏi dân chủ thực sự đối với người dân dưới thể chế này đang ở đâu, hay đây chỉ là một nền dân chủ giả hiệu, hình thức, đánh lừa mọi người, một nền dân chủ không thực tế.

                                                                 Người con đất Việt

 

Read more…

Tính nguy hiểm của luận điểm đòi Việt Nam thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”

tháng 4 24, 2013 |
  Hiện nay, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đối tượng thù địch, phản động, thiếu thiện chí với Việt Nam đang ra sức rêu rao “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”như “khuôn vàng”, “thước ngọc”, như con đường duy nhất mà Việt Nam phải tuân theo để đảm bảo dân chủ thực sự, đảm bảo sự phát triển đi lên của xã hội. Chúng cho rằng: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”.


 



Vậy thực chất của luận điểm này là gì? Tính chất nguy hiểm của nó như thế nào?

Có thể thấy, việc các đối tượng ra sức đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam không hẳn để nhằm giúp Việt Nam đi lên phát triển, cũng không phải giúp xã hội Việt Nam dân chủ hơn mà thực chất của luận điểm này là chúng tập trung phủ định, phản bác vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo tiền đề tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây rõ ràng là một luận điểm hết sức thâm độc, nguy hiểm của các thế lực phản động, thù địch với Nhà nước Việt Nam, âm mưu biến Việt Nam thành một nước đa nguyên, đa đảng kiểu phương Tây.

Tính nguy hiểm của luận điểm đòi Việt Nam thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thể hiện:

Thứ nhất, luận điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Nói cách khác, đây chỉ là việc các đối tượng sử dụng cái mác “dân chủ” để đánh lừa một bộ phận quần chúng nhân dân, làm “bình phong” che chắn cho dã tâm thâm độc của mình, từ đó gây nên sự hoài nghi, ngờ vực trong các giai tầng xã hội về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác động làm mất niềm tin vào Đảng và chế độ.

Thứ hai, thực chất của luận điểm này là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội, xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Dù chúng không trực tiếp nói đến chúng ta phải thực hiện nền dân chủ tư sản, nhưng cái cách “khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng, học tập theo các nước phương Tây, đã cho thấy thực chất đó là hướng nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản.

Thứ ba, đây là luận điểm phản khoa học và phi lịch sử. Trên thực tế, không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng, trong thời đại ngày này chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó, cái gọi là dân chủ theo các tuyên truyền trên chỉ là những luận điểm phản khoa học, không có thực và phi lịch sử. Mặt khác, cái gọi là đa đảng như trong xã hội phương Tây thực chất chỉ là sự chi phối của đảng tư sản, là biểu hiện sự tranh chấp giữa các nhóm chính trị khác nhau của giai cấp tư sản. Điển hình như Mĩ, đất nước liên tục hô hào về dân chủ, về đa nguyên, đa đảng nhưng Mĩ có phải đa nguyên đâu, thậm chí Mĩ còn là một nước thực hiện cơ chế nhất nguyên một cách triệt để. Việc Đảng Dân chủ, hay đảng Cộng hòa lãnh đạo thì đó cũng chỉ là đảng của giai cấp tư sản mà thôi, nó sẽ sống chế bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp tư sản, bảo vệ cho nên dân chủ tư sản mà thôi.

Thứ tư, thực tế lịch sử tại Liên xô và Đông Âu đã chứng minh, việc những đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa mà thực hiện đa nguyên, đa đảng thì chẳng khác nào tự bắn vào chân mình, chẳng khác nào một sự tự sát. Việc Liên xô, Đông Âu thực thi dân chủ sai nguyên tắc, chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã tạo thời cơ, điều kiện thuận lợi cho kẻ địch thực hiện mưu đồ chống phá nhà nước quyết liệt hơn và hậu quả là Nhà nước Liên bang Xô viết từ thành trì của cách mạng thế giới đã sụp đổ một cách nhanh chóng. Chính sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không những kéo lùi lịch sử tại các quốc gia này mà còn đưa xã hội chủ nghĩa từ hệ thống thế giới trở thành thoái trào.

Thứ năm, nếu Việt Nam thực hiện đa nguyên, đa đảng đất nước sẽ diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Khi đó ai sẽ là người chịu cảnh khốn khổ trước tiên, câu trả lời chắc chắn sẽ là nhân dân và dân tộc Việt Nam. Không những vậy, đó cũng sẽ là điều kiện để các phần tử phản động, thù địch, những “kẻ đục nước béo cò”, “theo đóm ăn tàn” trỗi dậy phá hoại đất nước ta, là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái.

                                                          Người con đất Việt
Read more…

VIỆT NAM ĐÃ TỪNG CHẤP NHẬN VÀ PHỦ ĐỊNH ĐA ĐẢNG NHƯ THẾ NÀO?

tháng 4 24, 2013 |
Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc, đã từng có thời kỳ trên đất nước Việt Nam tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau trong cùng một thời điểm, đại diện cho lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Vậy, lịch sử Việt Nam đã từng chấp nhận và phủ định đa đảng như thế nào?



 


Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử, chấm dứt hơn 20 năm loạn 12 xứ quân (từ 944 - 968); cuối thế kỷ 18 Nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn, chấm dứt hơn 100 năm nước Việt Nam bị chia cắt (Đàng Trong, Đàng Ngoài). Đây là những thời kỳ mà trên đất nước ta tồn tại nhiều phe phái khác nhau, là tiền thân của chế độ “đa đảng” ngày nay. Năm1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức Đảng trong cả nước. Như vậy, lịch sử Việt Nam đã có những thời kỳ cho phép nhiều đảng phái hoạt động, tuy nhiên các tổ chức đảng phái này đã không thể đảm đương sứ mệnh của mình, không thể lãnh đạo nhân dân, đất nước mình đánh thắng kẻ thù xâm lược, lãnh đạo đất nước phát triển đi lên. Trái lại, lịch sử lại cho thấy, khi nào trong lịch sử tồn tại nhiều đảng phái khác nhau, khi đó xã hội Việt Nam sẽ lâm vào cảnh loạn lạc, mất ổn định.

Hẳn những ai đã từng theo dõi lịch sử Việt Nam sẽ không thể chối bỏ được sự thật đất nước ta đã loạn lạc như thế nào khi 12 xứ quân chia nhau cát cứ các vùng lãnh thổ của đất nước, người dân đã loạn lạc, khốn khổ, đất nước mất ổn định như thế nào khi chứng kiến đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài và đất nước đã mò mẫm tìm đường giải thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc dành độc lập dân tộc như thế nào trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Đó là những thời kỳ trong xã hội đang tồn tại nhiều những nhen nhóm, tổ chức đảng phái khác nhau hoạt động, mà ta có thể hiểu một cách nôm na là “đa đảng”.

Những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt cuộc khởi nghĩa do giai cấp nông dân, các sĩ phu yêu nước lãnh đạo lần lượt thất bại. Các đảng chính trị đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội ở nước ta lúc bấy giờ nhảy ra tranh đoạt vũ đài lịch sử dân tộc, đông đúc, hỗn loạn chưa từng thấy. Từ đảng của giai cấp nông dân như Nghĩa Hưng (1907), đảng của giai cấp tư sản, địa chủ như Lập hiến (1923),… tới đảng của tầng lớp thanh niên, sinh viên, trí thức tiểu tư sản như Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên, Đảng An Nam độc lập (1927), Việt Nam quốc dân đảng (1927)… rồi đảng của bọn tay sai của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, như Đại Việt quốc gia xã hội đảng, Đại Việt quốc dân đảng; các đảng phản động, như Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách)… Trong số ấy, chỉ một số đảng mong chấn hưng đất nước nhưng “lực bất tòng tâm”, số còn lại những mưu toan tính biến đất nước thành nơi thử nghiệm những mưu đồ chính trị của giai cấp, tầng lớp họ. Nhưng đất nước vẫn nô lệ, nhân dân vẫn lầm than. Và rốt cuộc, tất cả những đảng đó đã lùi vào dĩ vãng của lịch sử và bị dân tộc chôn vùi rất lặng lẽ. Các đảng này hoặc tự phải diệt vong hoặc bị giải tán.

Chính trong bối cảnh ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, không ồn ào như các đảng trên nhưng lại từng bước dành được sự tín nhiệm, yêu mến của các tầng lớp nhân dân, từng nước lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử những thập niên đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người dẫn dắt mình đi đến tương lai hạnh phúc.

Tháng 8/1945, Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong những ngày đầu giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã có các đảng như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Quốc dân đảng tham gia. Sau này còn Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản, đến năm 1988, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tuyên bố tự giải tán.

Toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục lãnh đạo đất nước, dân tộc dành được những thắng lợi cho lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước ta tiến những bước vững chắc vào quá trình hội nhập, phát triển của thế giới.

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất lãnh đạo đất nước và dân tộc Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh, thực tế khách quan của lịch sử dân tộc, là sự thật không thể chối cãi.

                           Người con đất Việt
Read more…

Lý giải sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông

tháng 4 23, 2013 |

(VnMedia) - Một nhà bình luận có tên là William M. Esposo thuộc tờ The Philippine Star của Philippines hôm qua (21/1) đã có bài viết lý giải về sự hiếu chiến bất thường của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây. Theo ông này, một phần nguyên nhân xuất phát từ nỗi lo sợ của Trung Quốc đối với Mỹ.
 
Bài viết của ông Esposo đã để cả phần đầu để chỉ trích các mạng lưới truyền thông của Philippines về việc chỉ mải tập trung vào những thông tin tội ác, sex và những câu chuyện của người nổi tiếng mà quên đi những vấn đề thời sự nóng bỏng. Kết quả là “chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng hầu hết người dân phụ thuộc quá nhiều vào các thông tin giải trí mà không được cập nhật thông tin thời sự quan trọng. Điều này được thể hiện rõ qua việc rất ít người Philippines biết rằng, chúng ta đang có nguy cơ cao bị mất một phần lãnh thổ, nếu không nói là cả đất nước, vào tay Trung Quốc”.
 
“Ở các nước khác – nơi các mạng lưới truyền hình có trách nhiệm hơn và đặt ưu tiên cao hơn cho các tin tức gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, những hành động 'dương oai diễu võ' hiện nay giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ vì các lợi ích ở Biển Đông đang trở thành những thông tin thống trị trong các bản tin hàng ngày. Kỳ lạ là điều đó không xảy ra ở đây - ở Philippines – nơi chúng ta đang đứng trên tuyến đầu của cuộc xung đột vì Biển Đông”, ông Esposo đã nói như vậy.
 
Theo nhà bình luận Philippines, Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới trong đó bao gồm cả một số phần lãnh thổ của Philippines và Trung Quốc cũng đang hành xử như thể họ là chủ nhân thực sự của những phần lãnh thổ tranh chấp đó. “Chúng ta nên cảnh giác trước cách hành xử của Trung Quốc. Phương pháp tiếp cận thông thường của Trung Quốc là sử dụng ảnh hưởng, sức mạnh kinh tế để đạt mục tiêu từ các nước khác. Trung Quốc đã sử dụng tiền của mình để có được các nguồn cung cấp dầu mỏ, khoáng sản từ Châu Phi. Cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông khác xa so với ở các nước Châu Phi và chúng ta cần phải đặt câu hỏi tại sao”, ông Esposo cho hay.
 
 Theo nhà phân tích trên, có những lý do khiến người ta hiểu được tại sao Trung Quốc gần đây hung hăng và hiếu chiến một cách bất thường ở Biển Đông.
 
Thứ nhất, Trung Quốc lo sợ chiến lược chuyển trọng tâm về Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Theo đó, Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào khu vực này, trong đó có cả Biển Đông. Chỉ có Mỹ là khiến Trung Quốc sợ và vì vậy, sẽ là logic khi Trung Quốc chống lại Mỹ trong bối cảnh Mỹ được cho là đang suy yếu về kinh tế và sẽ không thể lựa chọn tham gia thêm một cuộc chiến tranh lớn. Biển Đông là con đường huyết mạch chính cho các nhu cầu của Trung Quốc và người ta tin rằng Trung Quốc sẽ chống lại sự thống trị của Mỹ ở khu vực sống còn này.
 
Thứ hai, Trung Quốc có một mối lo ngại hợp lý rằng họ không thể cung cấp đủ nguồn lực khoáng sản và năng lượng cho các yêu cầu phát triển của nước này. Biển Đông được cho là đang chứa đựng một trong những nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt lớn nhất. Xung quanh Biển Đông là những nước như Philippines – những nước giàu tài nguyên khoáng sản và quặng. Với lý do này, Bắc Kinh đang tìm cách nắm chặt Biển Đông.
 
Thứ ba, lợi ích của Mỹ ở Biển Đông theo cách hiểu của Trung Quốc là nhằm để kiểm soát việc khai thác dầu mỏ và khí đốt của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp này cũng như duy trì ảnh hưởng, nếu không nói là kiểm soát, những nước có thể cung cấp khoảng sản và quặng cho nền kinh tế của Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc rất dễ bị kích động trước việc Mỹ thông báo chiến lược quay trở lại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 
 
Thứ tư, Trung Quốc đang dọn đường để khẳng định vị trí hàng đầu của nước này trong cái gọi là Thế kỷ Trung Quốc. Thậm chí, Hội đồng Tình báo Quốc gia – cơ quan tình báo cao nhất của Mỹ, cũng thừa nhận trong Bản báo cáo Xu hướng Toàn cầu năm 2025 rằng, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất và là cường quốc thống trị nhất thế giới. Dự đoán này được đưa ra trước cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ.  
 
4 lý do trên có thể được xem là lời giải thích rõ ràng nhất cho việc Trung Quốc gần đây luôn có thái độ hung hăng, hiếu chiến ở Biển Đông. Và nó cũng cho thấy, Trung Quốc đặt Philippines ở vị trí nào. Theo ông Esposo, mối quan hệ với Mỹ vừa có lợi vừa có hại cho Philippines bởi mối quan hệ “lịch sử gắn bó và sâu sắc Mỹ - Philippines chắc chắn sẽ khiêu khích Trung Quốc và khiến nước này có sự thù địch với đất nước chúng ta. Bạn thân nhất của kẻ thù lớn nhất cũng được xem là kẻ thù lớn”.
 
Mặc dù thừa nhận quan hệ với Mỹ gây hại cho Philippines nhưng ông Esposo cho biết, ông không gợi ý Manila cắt đứt quan hệ với Washington và ngả về Bắc Kinh như những người cánh tả ở nước này vẫn kêu gọi gần đây. Ông này cho rằng, bây giờ đã quá muộn. “Sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông khiến chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải bắt tay cùng Mỹ. Vấn đề của chúng ta chỉ là Mỹ sẵn sàng đi xa thế nào trong việc bảo vệ chúng ta. Việc dương oai diễu võ hay dọa dẫm rất dễ. Vấn đề là liệu Mỹ có sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông nếu một cuộc chiến tranh nổ ra”.

Read more…

Biển Đông dậy sóng vì cuộc chiến pháp lý

tháng 4 21, 2013 |


(VnMedia) - Chính phủ Trung Quốc hôm qua (19/2) đã chính thức bác bỏ động thái của Philippines trong việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa hai nước ra giải quyết tại tòa án quốc tế, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

"Đại sứ Trung Quốc tại Philippines - bà Ma Keqing hôm qua đã có cuộc hẹn với các quan chức Bộ Ngoại giao Philippines. Tại cuộc gặp này, bà Ma Kequing đã trả lại một văn bản và công văn thông báo về quyết định của Philippines trong việc đưa tranh chấp Biển Đông ra giải quyết tại Liên Hợp Quốc sau khi bày tỏ sự phản đối chính thức của Trung Quốc", phát ngôn viên Hồng Lỗi cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ.

"Văn bản và công văn thông báo liên quan không chỉ vi phạm thỏa thuận được nhất trí trong Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà còn mắc nhiều sai sót về mặt lịch sử cũng như pháp lý đồng thời chứa đựng nhiều cáo buộc không thể chấp nhận được nhằm vào Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Theo lời ông Hồng Lỗi, Bắc Kinh cam kết giải quyết cuộc tranh chấp với Manila hiện nay thông qua các cuộc đàm phán song phương, nhấn mạnh đến thỏa thuận được đưa ra trong DOC trong đó nói rằng, mọi cuộc tranh chấp nên được giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán giữa những quốc gia có liên quan trực tiếp.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi tái khẳng định, Trung Quốc có "đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để ủng hộ cho tuyên bố chủ quyền” của nước này đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

"Trung Quốc hy vọng Philippines tôn trọng cam kết, không đưa ra những hành động có thể làm phức tạp tình hình, phản ứng tích cực đối với những đề nghị của Trung Quốc trong việc thiết lập cơ chế đối thoại song phương về các vấn đề hàng hải và nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương”, ông Hồng Lỗi đã nói như vậy.

Trước đó, hồi tháng 1, Philippines đã chính thức tuyên bố đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế. Đây được xem là một sự thách thức lớn của Manila nhằm phá âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario hôm 22/1 đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila đến để thông báo về việc nước này sẽ đề nghị một tòa án quốc tế can thiệp vào cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài dai dẳng và chứa rất nhiều nguy cơ giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực Biển Đông.

Philippines muốn tòa án quốc tế bác bỏ việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Philippines cũng muốn thách thức “những hành động bất hợp pháp” của Trung Quốc xung quanh các bãi đá và bãi cạn mà Manila miêu tả là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Bước đi trên rõ ràng là một sự thách thức của Manila đối với Bắc Kinh bởi Trung Quốc lâu nay luôn khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp giữa họ với các nước láng giềng ở Biển Đông thông qua đàm phán, đối thoại song phương. Người ta tin rằng, với tư cách là nước lớn, Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông mà muốn giải quyết trực tiếp với từng nước nhỏ để dễ bề gây áp lực, giành thế thượng phong trong các cuộc tranh chấp nóng bỏng này.

Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra, giới chuyên gia và các nhân phân tích đều đã nhận định, Trung Quốc chắc chắn sẽ bác bỏ quyết định của Philippines trong việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra tòa án quốc tế mà sẽ tiếp tục khăng khăng đòi hỏi một cách thức giải quyết không có sự tham gia của bên thứ ba. Và tất nhiên, Trung Quốc cũng  sẽ không tham gia phiên tòa phân xử của tòa án quốc tế.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong thời gian vài năm trở lại đây.
Read more…

Một loạt liên minh dàn trận bủa vây Trung Quốc

tháng 4 20, 2013 |
(VnMedia) - Sau một thời gian “ẩn mình” để phát triển, với sức mạnh tăng lên, Trung Quốc bắt đầu có những bước đi, chính sách đầy quyết liệt thể hiện những tham vọng to lớn của nước này. Trước một Trung Quốc lớn mạnh hơn và hung hăng hơn, một loạt liên minh đã được dựng lên nhằm đối phó với nước này. Có thể nói, chưa bao giờ trong mấy chục năm trở lại đây, Trung Quốc lại rơi vào tình thế khó khăn và khó xử như hiện nay.







 


Khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990, Nhà lãnh đạo của Trung Quốc khi đó - ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chính sách nổi tiếng có tên “Thao Quang Dưỡng Hối” với các đặc điểm: “Bình tĩnh quan sát; Lập trường vững chắc; Bình tĩnh đối phó; Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; Duy trì ẩn mình, và không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu”.

Trung Quốc đã có một thời gian dài thực hiện thành công chính sách “ẩn mình chờ thời” mà cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình của nước này đưa ra. Theo đó, Bắc Kinh sẵn sàng dẹp bỏ các tranh chấp lãnh thổ sang một bên để theo đuổi mục tiêu phát triển. Năm 1979, Bắc Kinh từng  đưa ra một đề xuất chính thức với Tokyo trong việc cùng khai thác phát triển tài nguyên ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Tiếp đó, vào những năm 1970 và 1980, ông Đặng Tiểu Bình cũng từng đưa ra đề xuất dẹp bỏ tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và theo đuổi mục tiêu cùng phát triển.
Nhờ những bước đi hòa dịu, mềm mỏng trên, Trung Quốc đã có một môi trường hòa bình, thuận lợi để phát triển mạnh mẽ không ngừng. Tuy nhiên, 3 thập kỷ sau đó, với sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng, thay vì thể hiện vai trò một cường quốc có trách nhiệm trên chính trường quốc tế, Trung Quốc lại lao vào những cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông bằng những bước đi, chính sách hung hăng và đầy hiếu chiến
Với cách hành xử như trên, Trung Quốc đã bị “bủa vây” bởi một loạt những liên minh dựng lên nhằm đối phó với họ

Liên minh quân sự Australia-Philippines
Hồi tháng 7 năm ngoái, Thượng viện Philippines đã thông qua một hiệp ước cho phép binh lính Australia được vào nước này để tham gia tập luyện trong các cuộc tập trận chiến đấu với lực lượng Philippines. Hiệp ước này đã từng bị các thượng nghị sĩ Philippines cản trở suốt nhiều năm qua. Vậy vì lý do gì mà họ lại dễ dàng thông qua hiệp ước liên minh quân sự với Australia trong năm vừa qua? Câu trả lời rất đơn giản, hiệp ước trên ra đời trong bối cảnh Manila ngày càng quan ngại sâu sắc về Trung Quốc. Trong khi đó, bản thân Australia – một nước lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cũng không yên tâm trước một Trung Quốc ngày càng lấn lướt mạnh mẽ trên trường quốc tế như vậy.
Trong suốt năm 2012, Philippines đã có cuộc đối đầu căng thẳng và quyết liệt với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong cuộc đối đầu này, Trung Quốc với tư cách nước mạnh hơn và lớn hơn đã có nhiều bước đi nhằm uy hiếp, thị uy Philippines. Trong bối cảnh này, Manila đã tăng cường tìm kiếm mối quan hệ liên minh, liên kết với các nước mạnh hơn trong và ngoài khu vực. Và Australia là một trong những đối tác mà họ lựa chọn.

Thượng nghị sĩ Loren Legarda – người ủng hộ tích cực cho hiệp ước quân sự Philippines-Australia, cho biết, bà quyết định ủng hộ hiệp ước đã bị trì hoãn 4 năm nay với Australia vì lo ngại những môi đe dọa an ninh mà Philippines đang phải đối mặt.

Thượng nghị sĩ Eduardo Angara cũng cho biết, ông ủng hộ hiệp ước quân sự với Australia bởi Philippines cần “một mạng lưới bạn bè bảo vệ” trong bối cảnh nước này đang phải “đối mặt với mối đe dọa từ một nước rất mạnh và nước đó đang đòi chủ quyền lãnh thổ sang đến tận cửa ngõ lãnh thổ của chúng ta”.

Liên minh Mỹ-Australia nhằm "kìm" Trung Quốc
Trong những ngày đầu tháng 4, Mỹ đã bắt đầu triển khai việc đưa lính thủy đánh bộ đến Australia theo một thỏa thuận mà hai nước này đã đạt được hồi cuối năm 2011. Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến Australia để thực hiện nhiệm vụ trong vòng 6 tháng. Đây là đợt triển khai quân đầu tiên trong số 2.500 binh lính sẽ được cử đến căn cứ Darwin như một phần của kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Cảng nhiệt đới Darwin nằm cách Indonesia khoảng 800km. Với sự hiện diện ở cảng Darwin, lính thủy đánh bộ Mỹ có thể phản ứng nhanh chóng với bất kỳ vấn đề an ninh và nhân đạo nào ở khu vực Đông Nam Á – nơi đang có một loạt cuộc tranh chấp nóng bỏng về chủ quyền ở Biển Đông
Theo các nhà phân tích, dù số quân Mỹ triển khai đến Australia là nhỏ nhưng nó sẽ giúp Mỹ có nhiều lựa chọn hơn ở Châu Á bởi nước này đã có được một loạt các căn cứ ở các nước Châu Á khác gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và thiết lập được mối quan hệ chiến lược với Singapore và Philippines
Mỹ cũng đang nỗ lực tìm cách thuyết phục Australia cho phép triển khai một tàu sân bay thiện chiến của nước này ở trên lãnh thổ Australia.
Nếu Australia đồng ý với kế hoạch trên thì Mỹ sẽ có hai nhóm tàu sân bay tấn công hùng mạnh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hiện giờ, Mỹ đang triển khai một nhóm tàu sân bay ở cảng Yokosuka, Nhật Bản
Rõ ràng, liên minh Mỹ-Australia là một mối lo ngại lớn đối với Trung Quốc. Australia vốn là một đồng minh thân thiết và vững chắc của Mỹ. Đây là nước duy nhất chiến đấu bên cạnh Mỹ trong tất cả các cuộc xung đột lớn kể từ đầu thế kỷ 20 đến giờ.

Liên minh Mỹ-Nhật-Australia
Song song với nỗ lực thắt chặt quan hệ đồng minh Mỹ-Australia, Mỹ cũng tìm cách thiết lập liên minh với cả Nhật và Australia làm đối trọng với Trung Quốc. Hồi tháng 2 năm ngoái, 3 nước này đã tổ chức một cuộc tập trận rầm rộ trên bầu trời Tây Thái Bình Dương với mục tiêu là nhằm đối phó với Trung Quốc và các mối đe dọa tiềm năng khác
Cuộc tập trận Cope North được tổ chức hàng năm nhằm mục đích huấn luyện cho các lực lượng không quân Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể chiến đấu bên cạnh nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Cuộc tập trận này cũng được cho là lời nhắc nhở rõ ràng với Bắc Kinh rằng, liên minh của Mỹ trong khu vực Châu Á rất mạnh và vững chắc.
Liên minh trên đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa khi Mỹ quyết định mời thêm các nước như New Zealand và Philippines tham gia vào các cuộc tập trận định kỳ Cope North.

Mỹ, Ấn và Nhật bàn cách đối phó với Trung Quốc
Cuối năm ngoái, các quan chức cấp cao của 3 cường quốc hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc đối thoại 3 bên lần thứ 3 với nội dung trọng tâm là vấn đề an ninh hàng hải và định hình cấu trúc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Các quan chức 3 nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã bàn về vấn đề củng cố mối quan hệ hợp tác trong hoạt động chống khủng bố và an ninh hàng hải.
Ngoài các chủ đề nói trên, các nguồn tin bí mật và đáng tin cậy tiết lộ, dù Bắc Kinh không được nhắc đến một cách công khai nhưng Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã thảo luận về an ninh hàng hải xét đến thái độ ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại của cả Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ấn Độ lo Trung Quốc đang nhăm nhe tiến vào Ấn Độ Dương. Trong khi Mỹ không hài lòng với những hoạt động thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở các vùng biển quốc tế quan trọng như Biển Đông.
Liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Philippines, Nhật-Philippines
Ngoài các liên minh nói trên, năm 2012 chứng kiến các liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Philippines được củng cố một cách mạnh mẽ khác thường. Tất cả đều xuất phát từ sự lo ngại của các nước đối với Trung Quốc.
Liên minh Mỹ-Philippines được tăng cường thông qua việc Washington đẩy mạnh các hoạt động giúp Manila hiện đại hóa và phát triển khả năng quân sự nhằm đối phó với cuộc đối đầu ngày càng tăng với Trung Quốc trên Biển Đông. Theo đó, Mỹ đã và sẽ cung cấp cho Philippines các vũ khí như tàu chiến, máy bay chiến đấu hiện đại, hệ thống radar ven biển… và thậm chí tăng thêm sự hiện diện của lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines lớn hơn mức 600 binh sĩ hiện nay.
Song song với đó, Mỹ cũng tăng cường mối quan hệ liên minh gắn bó, thân thiết với Nhật bằng cách công khai ủng hộ Tokyo trong cuộc tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông.
Trong khi đó, Nhật Bản và Philippines trong năm qua cũng đã tìm đến với nhau khi họ chia sẻ một mối quan ngại chung là Trung Quốc. Cả hai đều đang có tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng với Trung Quốc ở trên biển. Vì vậy, hai nước này đã tìm cách thiết lập một liên minh nhằm giúp nhau đối phó với Trung Quốc.
Read more…

Việt nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo – Một luận điệu đã lỗi thời

tháng 4 19, 2013 |


Lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là một trong những âm mưu xuyên suốt của các thế lực thù địch nhà nước Việt Nam. Để thực hiện âm mưu đó họ không từ một thủ đoạn nào để chống phá đặc biệt là xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Với những luận điệu như Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo, Việt Nam đàn áp tôn giáo họ xuyê tạc một cách trắng trợn tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên dù họ có “to mồm” đến đấu thì họ cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng VIệt Nam là một nước luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn. Đặc biệt điều đó luôn được thực tiễn lịch sử chứng minh qua các thời kỳ lịch sử:
Nhìn lại lịch sử những ngày đầu của chính quyền cách mạng, trong tuyên bố về những vấn đề cấp bách của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa tại phiên họp đầu tiên ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách tôn giáo của Việt Nam là: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thể hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Quan tâm đến công tác tôn giáo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống của đồng bào các tôn giáo nói riêng là một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội và điều hành đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn kiện, các chủ trương, chính sách của Đảng. Đặc biệt ngay sau những năm đầu đổi mới, ngày 16-10-1990, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết số 24-NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Ngày 12-3-2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo...

Để thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều pháp lệnh, chỉ thị, quyết định về công tác tôn giáo. Điều 1 Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”… Sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam được thể hiện rất rõ trong các đạo luật. Tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến Hiến pháp 1959, tại Điều 26 quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi rõ hơn: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Ở Hiến pháp 1980, tại Điều 68 ngoài quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” còn có thêm nội dung: “Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Đến Hiến pháp 1992, việc thể chế hóa thành pháp luật quyền tự do tôn giáo của công dân được thể hiện rộng rãi, toàn diện hơn nữa tại Điều 70: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”… Các dẫn chứng trên là quá đủ để khẳng định rằng, trong hệ thống hiến pháp, pháp luật Việt Nam “tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người”. Những cơ sở pháp lý căn bản nêu trên đã cho thấy rõ ràng, bảo đảm và tôn trọng tự do tôn giáo, đoàn kết dân tộc đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay.

Trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là trong những năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo. Từ chỗ chỉ có ba tổ chức tôn giáo được công nhận trước đây là: Hội thánh Tin lành Việt Nam (ở miền Bắc), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những năm qua Nhà nước Việt Nam đã lần lượt xem xét và công nhận về mặt tổ chức cho nhiều tôn giáo như: Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo, 9 Hội thánh Cao đài, Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, Hội thánh Tin lành Việt Nam (ở miền Nam), Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh Kiên Giang… Trước năm 2006, ở Việt Nam có 16 tổ chức tôn giáo của 6 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Từ tháng 9 năm 2006 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và công nhận về mặt tổ chức cho 13 tổ chức tôn giáo. Đến nay, tại Việt Nam đã có 31 tổ chức, hệ phái tôn giáo, tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và công nhận...

Duy trì và mở rộng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo ở Việt Nam luôn được quan tâm. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở 4 học viện Phật học, 6 lớp cao đẳng Phật học, 32 trường trung cấp Phật học đào tạo hơn 8.000 tăng ni. Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức 6 Đại chủng viện và 2 cơ sở đào tạo với 1.750 chủng sinh. Hội Thánh Tin lành Việt Nam đã mở được 3 khóa với hơn 150 học viên… Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam luôn chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển và bổ nhiệm các vị chức sắc, nhà tu hành để chăm lo việc đạo theo điều lệ của các tôn giáo và quy định của pháp luật. Chỉ tính riêng trong 4 năm gần đây, trong các tôn giáo Việt Nam đã có 9.226 người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, trong đó Tòa thánh Va-ti-căng đã phong chức 10 giám mục, giám mục phụ tá các giáo phận. Đến nay, ở Việt Nam đã có 62.446 chức sắc, nhà tu hành. Ngoài ra còn có hơn 9.000 người hiện đang theo học các khóa đào tạo về tôn giáo...

Mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào. Đặc biệt, những ngày lễ của các tôn giáo được tổ chức trọng thể theo đúng nghi thức tôn giáo, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng vào chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đồng thời bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Dư luận trong nước và quốc tế đánh giá rất cao việc Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc vào tháng 5-2008 với sự tham dự của hàng vạn chức sắc, tín đồ và gần 2.000 đại biểu quốc tế đến từ 71 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được chọn là nước đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010.

Chính quyền các địa phương ở Việt Nam luôn quan tâm đến việc giao quyền sử dụng đất để xây dựng, mở mang cơ sở đào tạo, thờ tự của các tôn giáo. Chỉ trong hơn 4 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo chính quyền các địa phương đã giao quyền sử dụng 63 héc-ta đất cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng các cơ sở đào tạo. Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng được giao quyền sử dụng đất, tạo điều kiện mở rộng Đại chủng viện Thánh Giu-se Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng mới Đại chủng viện Hà Nội tại giáo xứ Cổ Nhuế, mở cơ sở Liên địa phận tại giáo phận Bùi Chu (Nam Định). Viện Thánh kinh thần học (thuộc Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam) được giao 7.500m2 đất để xây dựng các cơ sở đào tạo… Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo thường xuyên được chính quyền các cấp ở Việt Nam tạo điều kiện tu sửa, nâng cấp và xây mới. Trong hơn 4 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, ở Việt Nam đã có 3.277 cơ sở thờ tự của các tôn giáo được nâng cấp, xây mới; 6.595 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Công tác báo chí, in ấn, xuất bản liên quan đến tôn giáo được Nhà nước Việt Nam quan tâm, bảo đảm yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Hầu hết các tổ chức tôn giáo đã có báo, tạp chí, bản tin. Chỉ tính riêng 3 năm (2006-2008), theo đề nghị của các tổ chức tôn giáo Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp phép xuất bản 1.777 đầu sách tôn giáo với 4.511.900 bản in, 518.200 đĩa VCD, CD, MP3... Việc in 30.000 cuốn Kinh thánh bằng các tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã được hoàn thành. Hiện nay, Nhà xuất bản Tôn giáo đang nghiên cứu việc in Kinh thánh bằng tiếng Mông. Kinh sách của Phật giáo cũng sẽ được in bằng tiếng Khơ-me… Khách quốc tế khi đến đất nước Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy người dân theo tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường và các lễ hội được tổ chức chu đáo tại các cơ sở thờ tự có sự tham gia đông đảo của người dân. Ông Talal Youssef - một thành viên của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ kể rằng, ông đã có dịp cầu nguyện tại một thánh đường ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở đó ông đã trò chuyện với nhiều tín đồ Hồi giáo và nhận thấy sự hài lòng của họ về điều kiện hành đạo. Ông T.Youssef còn cho biết thêm, cá nhân ông ấn tượng sâu sắc với cách đối xử tốt đẹp của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đối với các tín đồ Hồi giáo, giúp họ mở rộng hoạt động của mình trong nhiều năm qua… Đó chính là những bằng chứng khẳng định một cách rõ ràng về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Cùng với việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của bà con giáo dân. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào. Công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo", đồng hành cùng dân tộc và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm trật tự an toàn xã hội được đẩy mạnh.

Những thành tựu của Việt Nam trong thực hiện chủ trương, chính sách về tự do tôn giáo được đông đảo cá nhân và các tổ chức quốc tế thừa nhận. Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đánh giá: Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là từ năm 1991 đến nay. Ông đã nói như vậy trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trung tuần tháng 8 năm 2009. Và trước đó đoàn Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) do Phó chủ tịch Ủy ban Michael Lewis Cromartie dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Việt Nam cũng nhận xét: Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ...

Từ những điều trên cho chúng ta thấy rằng luận điệu Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng chỉ là những luận điệu đã lỗi thời và không thể “gây khó” cho Việt Nam trên con đường xây dựng một đất nước giàu đẹp, văn minh.

Người viễn xứ
Read more…

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HIẾN PHÁP 1992 LÀ CẦN THIẾT

tháng 4 18, 2013 |
Trải qua các thời kỳ lịch sử, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi lần bổ sung, sửa đổi Hiến pháp đều nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước.
Trên tinh thần kế thừa và phát huy những nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp trước đó, việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 lần này đã khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong cương lĩnh (bổ sung phát triển năm 2011) đó là, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã cho thấy vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vai trò và trách nhiệm đó được lịch sử giao phó và nhân dân thừa nhận việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sẽ được thực hiện theo một trình tự đặc biệt được quy định tại Hiến pháp. Cả quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp đều được sự quan tâm và lãnh đạo của Đảng. Thông thường, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp và trước khi trình Quốc hội chính thức thông qua bản dự thảo thường được một hội nghị Trung ương xem xét cho ý kiến dựa trên cơ sở tham gia đóng góp xây dựng của mọi tầng lớp nhân dân.
Như vậy việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là một việc làm bình thường, đúng pháp luật, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước. Thực tiễn cho thấy, nước ta đã trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và cả 4 lần đều thu được kết quả tốt đẹp góp phần đưa đất nước tiến lên theo đúng mục tiêu đặt ra là nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trên thực tế, Đảng và nhà nước ta đang ra sức phấn đấu cho một đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Mục tiêu đó không phải là xa vời mà nó đã và đang trở thành hiện thực.
Đặc biệt, trước tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khủng hoảng kinh tế ở khắp toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh và các cuộc chiến tranh đang diễn ra ở khắp mọi nơi, Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn đưa đất nước vượt qua những thử thách và khó khăn vô cùng ác liệt. Chủ động kiềm chế lạm phát, kiên định phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước đưa đất nước tiến lên.
Hơn nữa, việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp là công việc nội bộ của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và biên giới quốc gia của các nước, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đồng thời góp phần xây dựng và bảo vệ nền hòa bình của khu vực và thế giới.
Vì vậy, việc sửa đổi và bổ sung Hiến pháp năm 1992 trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, phù hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với ý nguyện của toàn dân nhằm đưa đất nước phát triển bền vững.
T.T.H
Read more…

Dự án luật Biểu tình cần phải thật chuẩn

tháng 4 17, 2013 |
Ngày 15 tháng 04 năm 2013, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật- Phan Trung Lý đã đề nghị Chính phủ chuẩn bị dự án luật Biểu tình sau khi thông qua Hiến pháp sửa đổi; đây là một trong hai dự án luật (cả luật Trưng cầu ý dân) thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc Hội khóa XIII thể chế hóa quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân.
Theo tôi, việc xây dựng luật biểu tình là hết sức cần thiết cần thiết, đảm bảo nhu cầu chính đáng của nhân dân nhưng cần phải nghiên cứu hết sức chặt chẽ sao cho quyền lợi chính đáng của nhân dân được đảm bảo, để nhân dân có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trong công cuộc xây dựng và phát trển đất nước; tuy nhiên, cũng cần phải tránh những sơ hở, thiếu sót, không chặt chẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Vì ranh giới giữa biểu tình trong trật tự với mất an ninh trật tự, thậm chí xung đột có thể diễn ra bất cứ lúc nào vàthực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, lợi dụng các sơ hở thiếu sót trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng các vấn đề chính trị nhạy cảm của đất nước, một số kẻ đã hô hào, xuyên tạc tình hình kích động một nhóm người biểu tình gây mất an ninh trật tự.

Đây là một hình thức để nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình nhưng mọi việc phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an ninh chính trị của đất nước. Vì vậy, việc xây dựng luật Biểu tình là rất cần thiết, đảm bảo tính chất dân chủ của chế độ nhưng cũng không thể lơ là trước những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề đó để chống Việt Nam.    

                                                                   Nguyễn Nga
Read more…

CHIẾC ÁO CHẲNG LÀM NÊN THẦY TU

tháng 4 15, 2013 |
Nhân bàn về việc đổi tên nước – Chiếc áo chẳng làm nên thầy tu!

Hahien - Liên quan đến việc đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992, trên Báo Pháp luật TP HCM vừa có bài viết với tiêu đề “Thêm phương án về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đề cập đến việc có nhiều người đề nghị lấy lại tên nước thời Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập, tức là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay cho tên nước hiện nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là với sự thay đổi tên nước như vậy thì nước ta có gì thay đổi không?

Đọc thêm vài dòng nữa thì mình tìm thấy câu trả lời là: KHÔNG

Đây này, bài báo đã khẳng định rất rõ: ” Trở lại với tên gọi ấy không phải là phủ nhận định hướng XHCN. Định hướng ấy nằm trong nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cả ở những nội dung cần thiết trong HP mới.”

Thế thì đổi tên nước để làm gì?

Nếu chỉ đổi tên nước mà mọi thứ khác vẫn chẳng có gì thay đổi thì đổi tên nước làm gì cho vừa mất công lại vừa tốn kém khi phải in lại hàng loạt các mẫu ấn chỉ, công văn, khắc lại hàng ngàn con dấu, sửa lại hàng ngàn các biển hiệu cơ quan nhà nước từ địa phương đến trung ương và kèm theo nó là rất nhiều những thủ tục hành chính phải thực hiện?

Mình nghĩ nếu chỉ là đổi cái tên còn nội dung vẫn thế, không có gì hay hơn thì thà cứ giữ như cũ để cho nó đúng với thực tế hiện nay là không phủ nhận “định hướng ấy” của đảng, để mọi người không mơ hồ, không ảo tưởng mà phải nhìn thẳng vào một sự thật rằng con đường để đi đến dân chủ thực sự vẫn còn lâu dài và gian khổ, còn phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa, khi nào có dân chủ thực sự thì đổi tên nước một thể cũng không muộn. Mà mình nghĩ khi đã có dân chủ rồi thì lúc ấy tên nước thế nào cũng chẳng còn quan trọng nữa. Mình chỉ e rằng bây giờ khi đã đổi tên nước thành “dân chủ cộng hòa” thì có người lại bảo đấy, bây giờ cũng cộng hòa, cũng dân chủ rồi đấy nhá, đừng có lợi dụng “dân chủ” để mà được voi lại còn đòi tiên nhá!

Mình thấy có một nghịch lý là trên thế giới những nước dân chủ nhất lại là những nước mà tên gọi của họ không có cụm từ “dân chủ“, những nước tôn trọng quyền công dân nhất thì tên gọi của họ cũng không có cụm từ “nhân dân“. Ngược lại, thường những nước có chữ “dân chủ” trong tên gọi thì lại là những nước có truyền thống mất dân chủ trầm trọng, thậm chí hoàn toàn không có dân chủ, những nước mà tên gọi có chữ “nhân dân” thì lại thường vi phạm quyền công dân nhiều nhất. Ví dụ điển hình là cái thể chế diệt chủng đã giết hàng triệu người Kh’mer, làm cho cả thế giới phải kinh sợ lại có cái tên rất mỹ miều là “Campuchia Dân chủ”. Còn nếu có quan niệm sai lầm rằng cứ đặt tên nước là dân chủ thì ắt là có dân chủ hay dân chủ hơn những nước khác thì Bắc Hàn hẳn phải là nước dân chủ nhất thế giới khi nó mang danh là nước “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”.

Thiên hạ đã nói rồi – Chiếc áo chẳng làm nên thầy tu!
nguồn: trelang
Read more…

Triều Tiên kỷ niệm ngày sinh ông Kim Nhật Thành

tháng 4 15, 2013 |

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm nay xuất hiện tại cung tưởng niệm Mặt trời Kumsusan, trong khi người dân Triều Tiên tham gia mít tinh, diễu hành để kỷ niệm 101 năm ngày sinh người sáng lập ra đất nước.













Sáng sớm ngày 15/4, ông Kim Jong-un cùng các quan chức cấp cao trong quân đội đã tới cung tưởng niệm Mặt trời Kumsusan, nơi đặt thi thể ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh chủ tịch vĩnh viễn của Triều Tiên. Theo báo Hàn Quốc, đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Kim Jong-un xuất hiện trước công chúng từ hôm 1/4, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế vẫn duy trì cảnh báo cao trước nguy cơ Bình Nhưỡng thử tên lửa.












Ngày 14/4, nhiều nơi ở Triều Tiên tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Nhiều hoa được đặt dưới chân hai bức tượng mới được xây dựng tại Bộ An ninh Triều Tiên.







Video Triều Tiên kỷ niệm ngày sinh Kim Nhật Thành












Các binh sĩ tưởng nhớ cố lãnh đạo. Ngày 15/4 tại Triều Tiên được gọi là ngày Tết Mặt trời, nhằm thể hiện lòng tôn kính với người khai sinh ra đất nước.










Tại thủ đô Bình Nhưỡng, ngay từ sáng sớm, đàn ông trong trang phục chỉnh tề và phụ nữ trong trang phục truyền thống "chimajogori" đã đặt hoa trước bức tượng đồng lãnh tụ Kim Nhật Thành trên Đồi Mansu và các địa điểm khác.












Các đường phố chính ở trung tâm thủ đô được trang hoàng cờ hoa và tranh cổ động để kỷ niệm sinh nhật vị lãnh tụ qua đời năm 1994. Tuy nhiên, năm nay Bình Nhưỡng không lên kế hoạch duyệt binh hay tổ chức các sự kiện hoành tráng như năm 2012.












Chỉ có cuộc diễu hành quy mô nhỏ diễn ra tại Bộ An ninh trong lễ khánh thành hai bức tượng mới.











Các sự kiện quy mô lớn trong năm 2013 ở Triều Tiên dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 7 khi Bình Nhưỡng kỷ niệm 60 năm ngày kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.


Các sự kiện quy mô lớn trong năm 2013 ở Triều Tiên dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 7, khi Bình Nhưỡng kỷ niệm 60 năm ngày kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.

Vũ Hà (Ảnh: Sina)


nguồn: vnexpress.com

Read more…

Thực trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận giới trẻ - nguy cơ “tự diễn biến” mà các thế lực thù địch đang nhằm tiến hành

tháng 4 14, 2013 |



Gần đây, mật độ những tin liên quan đến vấn đề đạo đức của giới trẻ được các trang mạng đăng tải ngày càng tăng lên.Nhưng những vấn đề đó chủ yếu lại là vấn đề không mấy tốt đẹp. Không cần mất nhiều thời gian, chỉ cần dạo qua một số trang mạng là thấy ngay vụ việc này hay vụ việc khác liên quan đến giới trẻ. Chẳng hạn như: một nhóm nữ sinh đánh nhau, lột quần áo của bạn, vụ con trai bất hiếu với mẹ, hay vụ việc một số bạn trẻ đua đòi bạn bè rồi cùng nhau gây án…Thật sự đã đến lúc chúng ta cần lên tiếng về những hiện tượng đó! Bởi nó là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận giới trẻ và sẽ là nguy cơ suy thoái về nền tảng đạo đức, về tư tưởng trong một bộ phận bạn trẻ. Đành rằng thực trạng đó do nhiều nguyên nhân khác nhau…

Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa sự giao thoa văn hóa là một yếu tố hàng đầu. Nhưng liệu điều đó có thật sự tích cực?

Cái gì cũng có mặt tích cực và tiêu cực của nó.Và một trong những điều khiến cho không chỉ tôi mà nhiều người quan tâm đó chình là đạo đức của thanh niên trẻ Việt Nam hiện nay.

Ở đây tôi sẽ không nói đến mặt tích cực nữa mà sẽ đi sâu vào mặt tiêu cực.Như chúng ta đều biết rằng trình độ văn hóa đối với mọi người nói chung và thanh niên nói riêng rất quan trọng.Nhưng điều e ngại rằng một bộ phận thanh niên trẻ Việt Nam hiện nay được đánh giá rằng có đủ trình độ văn hóa để làm việc chứ không đủ trình độ văn hóa để làm người.Vì sao? Chính vì một bộ phận họ hiện nay chỉ biết chạy đua với nhưng trào lưu văn hóa mới đặc biệt là văn hóa phương Tây mà không biết cách sử dụng nó hợp lý hóa với con người Việt Nam. Nhưng bắt trước,đua đòi vô lý ,thiếu văn hóa lại du nhập nhanh hơn cả nhưng văn hóa văn minh.Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó chính là do một bộ phận thanh niên không biết kiềm chế bản thân trước những cám dỗ hiện nay. Đạo đức bị suy thoái nghiêm trọng bao gồm văn hóa ứng xử,lời ăn tiếng nói,phong cách sống.......Chính những yếu tố này đã đang và sẽ phần nào làm mất đi văn hóa con người Việt Nam.

Dễ nhận thấy rằng, một số biểu hiện suy thoái đạo đức trong một bộ phận giới trẻ hiện nay là:

Thứ nhất: Một bộ phận giới trẻ thiếu lý tưởng, không có động lực phấn đấu cụ thể và rõ ràng cho bản thân. Bộ phận này không tự xây dựng được một lý tưởng sống cao đẹp, phấn đấu hoàn thiện bản thân mình là người có ích cho đất nước, cho gia đình.

Thứ hai, một bộ phận biểu hiện ở thói dối trá, không trung thực. Điều này cũng là biểu hiện suy  thoái về đạo đức, là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ : sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp.

Thứ ba, một bộ phận giới trẻ không chuyên tâm vào việc nâng cao năng lực trình độ bản thân, có ý ỷ lại người khác. Không chịu rèn luyện, cống hiến, lao động mà chỉ muốn sung sướng. Họ học rất nhanh các thói hư thật xấu, từ đó có những suy nghĩ lệch lạc so với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Từ thực tế trên thấy rằng, các bạn trẻ chúng ta hãy cũng nhau chung tay hành động, phát huy sức mạnh của tuổi trẻ. Cần có những chương trình hành động hiệu quả để hạn chế những suy thoái đạo đức trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, phải là những người có trình độ, năng lực, có sang tạo và sức khỏe.

Một trong những âm mưu của các thế lực thù địch là làm giảm sút niềm tin trong giới trẻ, suy thoái đạo đức ở giới trẻ. Đó là âm mưu “tự diễn biến” lâu dài mà các thế lực thù địch đang nhằm vào Việt Nam, trong đó có giới trẻ Việt Nam.

Riêng tôi tin tưởng rằng, sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam là rất lớn. Tuổi trẻ Việt Nam rất sang tạo. Chúng ta cùng chung sức để giúp nhau tiến bộ, đẩy lùi là lên án mạnh mẽ mọi suy thoái về đạo đức trong một bộ phận giới trẻ; giữ vững nền tảng tư tưởng của Chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

                                                          Tử Trầm Sơn

 

Read more…

Chiêu bài “Dân chủ, nhân quyền”

tháng 4 13, 2013 |
Chắc hẳn không ít lần chúng ta đã nghe về cụm từ “dân chủ, nhân quyền”. Tôi thấy, trên các trang mạng, thậm chí là ngồi là cà ở mấy quán trà đá Hà Nội cũng thấy “nhiều vị” nói về vấn đề này. Ôi dào! Đành rằng là câu chuyện để nói, nhưng hãy nói sao cho phải. Là người Thủ đô văn minh thì phải nói cho “chuẩn”. Nói thế nào ư? Đơn giản thôi, đó là “chiêu bài của mấy anh “tào lao chí khươn”

Thế nhưng đừng chủ quan nhé, mấy anh được gọi là “tào lao chí khươn” ấy có khi ăn tiền của “Tây” cũng nên, vì thế tôi thấy nói “rôm lắm”. Nhưng cho dù chúng có “nhai đi, nhai lại” thì vẫn không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam, dĩ nhiên trong đó có tôi!

Trong lúc nhân dân Việt Nam đang phấn khởi, tự hào với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 27 năm đổi mới toàn diện đất nước, hăng hái thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam.

Một trong những thủ đoạn của chúng là dùng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” mà các thế lực thù địch thường rêu rao, đâu phải dân chủ, nhân quyền theo đúng nội hàm của khái niệm này.

Đây là một mưu toan, một chiêu bài mà họ tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế, gây rối, chia rẽ, tạo ra tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, con bài “dân chủ, nhân quyền” còn được họ sử dụng như một công cụ trong chính sách đối ngoại, thông qua đó lấy cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Quan niệm của “mấy ông Tây” về lợi ích cá nhân và quan niệm của phương Đông về lợi ích của dân tộc, của cộng đồng là những quan niệm rất khác nhau và do vậy, không thể áp đặt cho nhau. Họ tự cho mình có quyền “can thiệp nhân đạo” và quảng bá quan niệm “quyền con người không có biên giới”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” để phủ nhận quyền của các dân tộc, nhất là quyền tự quyết định vận mệnh hay tự lựa chọn con đường phát triển của các dân tộc.

Một điều đã trở thành chân lý: các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, và công việc nội bộ của mỗi quốc gia phải do quốc gia ấy tự quyết định, không thể có quốc gia nào đó tự coi mô hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của mình là khuôn mẫu, rồi đem áp đặt “khuôn mẫu” này lên các quốc gia khác.

Chủ quyền là quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam hiểu rất rõ giá trị đích thực của chủ quyền dân tộc, độc lập dân tộc và quyền tự do dân tộc.

Công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam không ngoài mục đích đem lại độc lập cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho cộng đồng và đương nhiên là cho mỗi con người với giá trị cao nhất là quyền con người.

          Nhân dân Việt Nam đã trải qua bao năm chiến tranh ròng rã, đã tốn biết bao xương máu để giành lại độc lập, tự do, dân chủ cho chính mình từ tay những kẻ xâm lược cùng bọn tay sai của chúng, không lẽ ngày nay lại dại dột trao lại quyền tự do, dân chủ cho chính những kẻ chiến bại và vẫn còn đang ôm hận thất bại ấy, để chúng quay trở lại tước quyền sống, quyền tự do, dân chủ của mình một lần nữa? Còn nhân quyền ư?

Chính họ đã và đang nhúng tay vào việc lật đổ những chính quyền được nhân dân trực tiếp bầu ra một cách hợp hiến; chính họ đã và đang dùng vũ lực để tấn công vào các quốc gia độc lập, có chủ quyền, tàn sát những người dân vô tội chỉ vì chính quyền của các quốc gia ấy tỏ ra không phù hợp với “khẩu vị” của họ.

Tất cả những điều đó đang phơi bày trước nhân dân toàn thế giới. Vì vậy, những luận điệu của họ không lừa bịp nổi ai, trừ một số kẻ vì tâm địa, mưu đồ đen tối mà không dám nhìn thẳng vào sự thật, không muốn thấy đúng sự thật mà thôi!

Chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” mà những thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam cố bám lấy để chống phá cách mạng Việt Nam giờ đây đã trở nên quá lỗi thời.Nhân dân Việt Nam đang được sống trong độc lập, tự do, dân chủ với tất cả quyền con người của mình.

Nền dân chủ của Việt Nam đang được thực hiện thông qua Hiến pháp và pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bảo đảm quyền làm chủ thật sự  của nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nhà nước Việt Nam luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và dân là người quyết định thành quả lao động của mình.

Từ quan niệm sai trái “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “mấy ông Tây” mà ở đây là Mỹ đã sử dụng chiêu bài “nhân quyền” để thực hiện mưu đồ thống trị, bá chủ thế giới. Tự cho mình là “quan tòa”, “cảnh sát quốc tế” đi dạy người khác về nhân quyền, song sự thực, họ đang sử dụng “nhân quyền” làm cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Các quốc gia dân tộc đều có đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, xã hội, truyền thống và bản sắc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau nên đều có quan niệm và tiêu chí về dân chủ, nhân quyền riêng của mình.

Dân tộc Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu được những thành tựu có ý nghĩa thời đại: từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, nay đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đó là những thành tựu vĩ đại, có tầm quan trọng chiến lược, mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là những thành tựu dân chủ, nhân quyền cơ bản nhất mà nhân dân Việt Nam đã giành được, không ai có thể phủ nhận.

                                                                Tử Trầm Sơn
Read more…

KHỔ NHỤC KẾ HAY CHIÊU TỰ BÔI C..VÀO MẶT ĐỂ PR?

tháng 4 13, 2013 |
Mõ Làng




Trong sử Tàu có câu chuyện Câu Tiễn sau khi thất bại trước Phù Sai thì hết lòng tận tụy phục vụ Phù Sai như người hầu, thậm chí nếm cả cứt của Phù Sai để giúp thầy thuốc khám bệnh cho Phù Sai, tất cả chỉ để che giấu sự chuẩn bị trả thù của nước Việt. Ngày nay, xem ra khổ nhục kế lại được đem ra dùng nhưng không phải để cứu nước mà là để làm suy yếu đất nước.


Trước đây, vô tình có đọc trên Ba Sàm tóm lược nhiều trang mạng đưa tin nhà Bùi Hằng bị đổ cứt. Những người đưa tin đã cố lái dư luận vào chính quyền, mà trực tiếp là do công an thuê xã hội đen làm việc đó. Khi ấy tớ cũng rất điên tiết nên đã buột miệng chửi đổng rằng chính quyền đê tiện. Vụ nhà Bùi Hằng thậm chí còn có bức ảnh Thủ tướng được đặt sau song sắt cửa xếp cũng bị vấy bẩn cả lên đó. Khi người ta mới nói nhà Hằng bị đổ cứt tớ đã tin, nhưng khi người ta đưa thêm bức ảnh Thủ tướng đặt sau cửa bị vấy bẩn thì tớ hơi nghi ngờ rằng đây là một sự sắp đặt có chủ ý của Hằng để trả thù, đồng thời kích động dư luận.


Bẵng đi một thời gian lại thấy trên Blog của Huỳnh Ngọc Chênh xuất hiện chiêu tương tự. Lần này thì nói thẳng toẹt là công an đã thuê côn đồ ném mắm thối (tớ gọi là đổ cứt cho nó gọn) vào nhà ông ngoại, nơi mà Huỳnh Khánh Vi đang nương nhờ. Trên Quê choa của Bọ Lập liền xuất hiện bài viết của Huỳnh Ngọc Chênh với cái tít như đặt thuốc nổ “ Truy bức đến ba đời”. Vậy là các commen sôi lên chửi bới, nhục mạ công an và chính quyền. Đến đây thì tớ nhớ lại vụ Bùi Hằng và càng tin rằng đó là một cách ăn vạ kiểu chí phèo.


Cũng trong thời gian xảy ra vụ Khánh Vi lại có thêm vụ Chí Đức, như một sự sắp đặt sẵn, chỉ ít phút sau, đài Châu á tự do (RFA) đã có bài phỏng vấn Đức. Đồng thời có người quay clip để đưa luôn lên mạng. Lần này thì không phải là đổ phân mà là bị đánh hội đồng ở nơi đồng không mông quạnh. Và kẻ hành hung lại là công an như lời Đức khẳng định. Việc đánh người diễn ra ở nơi mà chẳng ai biết đó là đâu và tất nhiên là chẳng có ai làm chứng. Dân mạng lại om sòm lên, chửi bới, lăng mạ.


Có phải chính quyền, mà trực tiếp là lực lượng công an làm những chuyện đó. Thật là ngu xuẩn khi nghĩ như vậy và tin như vậy. Tớ cũng chả thích gì công an và thường cố tránh phải đối mặt với họ vì họ thường chặn lại cái thiên hướng thích tự do của tớ. Nhưng tin rằng công an thuê người đổ cứt vào nhà dân thì chỉ có mà thần kinh vì mấy lí do:


Họ có cả một lực lượng được đào tạo bài bản, được trang bị tốt để đối phó với những công dân bất hảo, coi thường pháp luật. Họ được pháp luật cho phép sử dụng những phương tiện công cụ đặc biệt để thi hành công vụ. Họ được pháp luật cho phép sử dụng những biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Chỉ sử dụng cho hết những quyền hạn và phương tiện đã có họ thừa sức đè bẹp những kẻ bất tuân pháp luật cần gì phải đổ cứt vào ai. Hơn nữa với cái hạng như Đức, Hằng, Vi… thì chỉ là tép riu, là kẻ bung xung mà thôi. Những đứa đứng sau lưng Đức, Hằng, Vi mới là đối thủ của họ.


Xưa nay, từ cổ chí kim, chế độ nào, do giai cấp nào cầm quyền cũng đối đầu với phường thảo khấu để bảo vệ dân lành, chí ít cũng để lấy lòng dân. Chưa thấy thằng nào ngu đến mức dựa vào thảo khấu để bảo vệ chế độ cả. Bởi sự thực là đám thảo khấu luôn là kẻ thù không đội trời chung của dân lành. Đứng chung đội ngũ với thảo khấu là đứng đối địch với nhân dân. Khi dân lành đã nổi giận thì chẳng gì ngăn được họ cả. Chẳng lẽ cả lực lượng công an Việt Nam bây giờ chỉ trông cậy vào phường thảo khấu để trị mấy gã chí phèo. Thật nực cười khi có ai đó tin vào chuyện công an đổ cứt vào nhà của Hằng, Vi, chuyện công an đánh trộm mà Đức dựng nên. Mấy cái commen trên mạng chẳng qua cũng chỉ là dư luận viên của lề trái mà thôi.


Cũng nên nói nhỏ với BBT mấy cái blog đưa tin đổ cứt nói trên thế này. Cái màn khổ nhục kế ấy quá non và như vậy là tự bôi cứt vào mặt mình vì đã mượn đến cứt để gây tiếng vang.

-----------------------

Tên của bài do TreLang tự đặt.


Nguồn: MoLang0205.blogspot.com
Read more…

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU "MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG" CỦA TRUNG QUỐC

tháng 4 13, 2013 |
Trong khi mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên đang ngày càng leo thang đến bờ vực chiến tranh thì Trung Quốc chỉ cất tiếng nói cho có lệ, song song với đó là sự tăng cường các hoạt động quân sự trên biển Đông. Vậy giữa hai vấn đề này có sự liên quan gì với nhau?


Mưu đồ của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên


Trước đây, Trung Quốc có ảnh hưởng quyết định đến đường lối của Triều Tiên, nhưng hiện nay vai trò đó đã có phần giảm sút. Nguyên nhân thứ nhất là do hiện nay Triều Tiên đã “đủ lông, đủ cánh”, nguyên nhân thứ 2 là Bình Nhưỡng có phần bất mãn vì Bắc Kinh kiềm chế họ trong phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, nguyên nhân thứ 3 là thái độ không rõ ràng của Bắc Kinh trong giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên.


Trong 2 năm qua, Triều Tiên đã hoàn tất phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và thử thành công vũ khí hạt nhân. Trong 2 thành quả vĩ đại đó, không có sự giúp đỡ của Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh còn năm lần bảy lượt ngăn cản, nếu Triều Tiên không cương quyết thì chắc không có thành công ngày hôm nay.


Triều Tiên nằm giữa vòng vây của Mỹ - Nhật - Hàn, nếu họ không có thực lực quân sự mạnh thì chắc đã lụn bại từ lâu rồi. Việc Bình Nhưỡng coi nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân là yếu tố bắt buộc, xuất phát từ bản năng sinh tồn. Vì vậy, sự ngăn cản của “người anh em” đã làm họ không hài lòng, tất yếu sẽ dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ 2 nước.


Về phần Trung Quốc, sự giúp đỡ Triều Tiên cũng không hẳn xuất phát từ "tình cảm hữu nghị", mà Bắc Kinh cũng nhắm đến nhiều mục đích khi giúp đỡ Bình Nhưỡng.


Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên nằm trong tính toán của Trung Quốc?


Thứ nhất là mượn tay Triều Tiên để chèn ép Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo. Xung đột với đối thủ láng giềng sẽ làm 2 nước này vướng vào vòng lẩn quẩn, không thể rảnh tay đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đảo Ieodo hiện lần lượt thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và Hàn Quốc.


Thứ 2 là thúc đẩy xung đột trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng, kìm chân Mỹ ở khu vực này không để Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc. Chính vì vậy mặc dù cũng bày tỏ thái độ nhưng họ cũng chỉ ngăn cản lấy lệ, khi Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân và đưa ra các quyết định cứng rắn khiến mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên lên cao, để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.


Xét về thực chất, Trung Quốc cũng không hề muốn chiến tranh nổ ra mà họ chỉ muốn sự việc giằng dai càng lâu càng tốt. Sự gia tăng căng thẳng là đúng ý, nhưng nếu chiến tranh nổ ra thì thực sự là ngoài ý muốn và Bắc Kinh cũng không thể kiểm soát được, bởi thực chất giờ họ không còn tiếng nói quan trọng trong các quyết định chiến lược của Bình Nhưỡng.


Ý kiến cho rằng Trung Quốc không muốn tình hình bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng, vì sợ Mỹ mượn cớ để dịch chuyển lực lượng, tăng cường vũ khí đến gần Trung Quốc có thể là những luận điểm sai lầm. Điều này dẫn đến đánh giá sai tình hình là Trung Quốc đang tập trung lo lắng cho đồng minh Triều Tiên và chủ quan, mất cảnh giác với những âm mưu của Trung Quốc.




Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên che giấu âm mưu chiếm biển Đông của Trung Quốc?


Về thực chất, Washington có tập trung được vũ khí, trang bị đến phía đông Trung Quốc cũng chẳng làm Bắc Kinh lo ngại, vì chắc chắn nó không ảnh hưởng gì lớn, thậm chí là còn đúng ý họ. Trong khi Mỹ mải mê thực hiện chiến lược vây ép của mình đối với Triều Tiên, thì Trung Quốc có thể rảnh rang thực hiện chiến lược bành trướng của mình trên biển Đông.


Âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc?


Thực tiễn đã chứng tỏ, từ khi căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã liên tiếp gia tăng những động thái mạnh mẽ hơn trên biển Đông, khởi đầu bằng quyết định sáp nhập toàn bộ lực lượng chấp pháp biển bao gồm: Hải quan (Tổng cục Hải quan), Hải cảnh (Cảnh sát biển - thuộc Bộ Công an), Hải tuần (Cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự - Bộ Giao thông vận tải), Hải giám (Giám sát biển thuộc Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên) và Ngư chính (Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp), cải tổ Cục Hải dương quốc gia thành Cục Cảnh sát biển chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc.


Cũng trong tháng 3, Trung Quốc còn có hàng loạt hành động ngày càng nguy hiểm hơn, điển hình như: Chuẩn bị vũ trang cho lực lượng ngư dân đông tới 100.000 người, bắn cháy Cabin tàu cá QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi - Việt Nam ngày 20/03 và tổ chức diễn tập đổ bộ lên bãi cạn James (James Shoal), cách thềm lục địa Malaysia 80km vào ngày 25-26/03.


Tàu đổ bộ "Tỉnh Cương Sơn" mang số hiệu 999 tham gia vào diễn tập đổ bộ khu vực bãi cạn James (James Shoal) - điểm cực nam của "Đường lưỡi bò" phi pháp



Tiếp đó, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã quyết định cử lực lượng cắm chốt tại bãi cạn Scabrough, ngày 09/04 chính thức phát sóng đài phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói biển Đông) và quyết định mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 01/05, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Philippines.


Song song với đó là gần chục cuộc diễn tập lớn nhỏ với mục đích luyện tập đánh chiếm đảo quy mô lớn trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp 071 có lượng giãn nước 2 vạn tấn và cả 2 lữ hải quân đánh bộ là lữ 1 và lữ 164, đều đóng quân ở Thành phố Trạm Giang - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải.


Nếu đặt các động thái của Trung Quốc vào bức tranh tổng thể trên biển Đông người ta mới giật mình, Hoàng Sa chính là điểm cực Bắc, bãi cạn Scabrough là vành đai phía Đông, bãi cạn James (James Shoal) là điểm cực Nam còn 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc gọi thầu quốc tế năm 2012 chính là vành đai phía Tây của “Đường lưỡi bò” phi pháp. Rõ ràng là Trung Quốc đang có âm mưu đặt những “tọa độ’ cụ thể nhằm hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” vu vơ đó.


Nếu liên hệ những tình tiết này với mức độ leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên thì rõ ràng nó không phải là tình cờ. Trung Quốc có thể nhân cơ hội này sử dụng chiến lược “Tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “sự đã rồi”, đánh chiếm một vài đảo và bãi đá ở những vị trí chiến lược ở khu vực biển Đông, sau đó tiến hành đàm phán trên thế mạnh với các nước Đông Nam Á.


Hải quân đánh bộ Trung Quốc gia tăng diễn tập đánh chiếm đảo trong vòng 2 tháng qua


Lúc này, thực chất cả Mỹ, Hàn - Triều đều trở thành những quân cờ trong chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Họ ra sức đấu đá nhau đến sứt đầu mẻ trán trong khi “ngư ông” Trung Quốc sẽ thừa cơ “thủ lợi”. Phải chăng ngày chiến sự nổ ra trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc cũng sẽ có những động thái quân sự trên biển Đông?


Nếu Bắc Kinh nhân cơ hội cộng đồng quốc tế đang tập trung vào tháo gỡ nút thắt trên bán đảo Triều Tiên, để âm thầm thôn tính biển Đông thì các nước nhỏ yếu ở khu vực này khó có thể lật ngược thế cờ, tái chiếm đảo thì không đủ lực, có đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế cũng chẳng lấy lại được lãnh thổ đã mất, vì Trung Quốc có đếm xỉa gì đến dư luận quốc tế đâu?


Vì vậy, trong thời điểm nhạy cảm này, các nước trên biển Đông không được lơ là, mất cảnh giác, cần chú ý theo dõi sát các động thái của hải quân Trung Quốc, chuẩn bị các phương án và sẵn sàng chiến đấu để đề phòng âm mưu “mượn gió bẻ măng”. Còn Mỹ, Hàn - Triều cũng nên xuống thang là vừa, nếu không muốn trở thành “con tốt thí” trong ván bài biển Đông của Trung Quốc.




Nguyễn Ngọc

Tổng hợp
Read more…