Lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là một trong những âm mưu xuyên suốt của các thế lực thù địch nhà nước Việt Nam. Để thực hiện âm mưu đó họ không từ một thủ đoạn nào để chống phá đặc biệt là xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Với những luận điệu như Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo, Việt Nam đàn áp tôn giáo họ xuyê tạc một cách trắng trợn tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên dù họ có “to mồm” đến đấu thì họ cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng VIệt Nam là một nước luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn. Đặc biệt điều đó luôn được thực tiễn lịch sử chứng minh qua các thời kỳ lịch sử:
Nhìn lại lịch sử những ngày đầu của chính quyền cách mạng, trong tuyên bố về những vấn đề cấp bách của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa tại phiên họp đầu tiên ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách tôn giáo của Việt Nam là: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thể hiện trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Quan tâm đến công tác tôn giáo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống của đồng bào các tôn giáo nói riêng là một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội và điều hành đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn kiện, các chủ trương, chính sách của Đảng. Đặc biệt ngay sau những năm đầu đổi mới, ngày 16-10-1990, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết số 24-NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Ngày 12-3-2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo...
Để thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều pháp lệnh, chỉ thị, quyết định về công tác tôn giáo. Điều 1 Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”… Sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam được thể hiện rất rõ trong các đạo luật. Tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến Hiến pháp 1959, tại Điều 26 quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi rõ hơn: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Ở Hiến pháp 1980, tại Điều 68 ngoài quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” còn có thêm nội dung: “Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Đến Hiến pháp 1992, việc thể chế hóa thành pháp luật quyền tự do tôn giáo của công dân được thể hiện rộng rãi, toàn diện hơn nữa tại Điều 70: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”… Các dẫn chứng trên là quá đủ để khẳng định rằng, trong hệ thống hiến pháp, pháp luật Việt Nam “tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người”. Những cơ sở pháp lý căn bản nêu trên đã cho thấy rõ ràng, bảo đảm và tôn trọng tự do tôn giáo, đoàn kết dân tộc đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay.
Trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là trong những năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo. Từ chỗ chỉ có ba tổ chức tôn giáo được công nhận trước đây là: Hội thánh Tin lành Việt Nam (ở miền Bắc), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những năm qua Nhà nước Việt Nam đã lần lượt xem xét và công nhận về mặt tổ chức cho nhiều tôn giáo như: Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo, 9 Hội thánh Cao đài, Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, Hội thánh Tin lành Việt Nam (ở miền Nam), Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh Kiên Giang… Trước năm 2006, ở Việt Nam có 16 tổ chức tôn giáo của 6 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Từ tháng 9 năm 2006 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và công nhận về mặt tổ chức cho 13 tổ chức tôn giáo. Đến nay, tại Việt Nam đã có 31 tổ chức, hệ phái tôn giáo, tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và công nhận...
Duy trì và mở rộng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo ở Việt Nam luôn được quan tâm. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở 4 học viện Phật học, 6 lớp cao đẳng Phật học, 32 trường trung cấp Phật học đào tạo hơn 8.000 tăng ni. Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức 6 Đại chủng viện và 2 cơ sở đào tạo với 1.750 chủng sinh. Hội Thánh Tin lành Việt Nam đã mở được 3 khóa với hơn 150 học viên… Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam luôn chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển và bổ nhiệm các vị chức sắc, nhà tu hành để chăm lo việc đạo theo điều lệ của các tôn giáo và quy định của pháp luật. Chỉ tính riêng trong 4 năm gần đây, trong các tôn giáo Việt Nam đã có 9.226 người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, trong đó Tòa thánh Va-ti-căng đã phong chức 10 giám mục, giám mục phụ tá các giáo phận. Đến nay, ở Việt Nam đã có 62.446 chức sắc, nhà tu hành. Ngoài ra còn có hơn 9.000 người hiện đang theo học các khóa đào tạo về tôn giáo...
Mọi sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào. Đặc biệt, những ngày lễ của các tôn giáo được tổ chức trọng thể theo đúng nghi thức tôn giáo, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng vào chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đồng thời bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Dư luận trong nước và quốc tế đánh giá rất cao việc Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc vào tháng 5-2008 với sự tham dự của hàng vạn chức sắc, tín đồ và gần 2.000 đại biểu quốc tế đến từ 71 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được chọn là nước đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010.
Chính quyền các địa phương ở Việt Nam luôn quan tâm đến việc giao quyền sử dụng đất để xây dựng, mở mang cơ sở đào tạo, thờ tự của các tôn giáo. Chỉ trong hơn 4 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo chính quyền các địa phương đã giao quyền sử dụng 63 héc-ta đất cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng các cơ sở đào tạo. Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng được giao quyền sử dụng đất, tạo điều kiện mở rộng Đại chủng viện Thánh Giu-se Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng mới Đại chủng viện Hà Nội tại giáo xứ Cổ Nhuế, mở cơ sở Liên địa phận tại giáo phận Bùi Chu (Nam Định). Viện Thánh kinh thần học (thuộc Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam) được giao 7.500m2 đất để xây dựng các cơ sở đào tạo… Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo thường xuyên được chính quyền các cấp ở Việt Nam tạo điều kiện tu sửa, nâng cấp và xây mới. Trong hơn 4 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, ở Việt Nam đã có 3.277 cơ sở thờ tự của các tôn giáo được nâng cấp, xây mới; 6.595 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Công tác báo chí, in ấn, xuất bản liên quan đến tôn giáo được Nhà nước Việt Nam quan tâm, bảo đảm yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Hầu hết các tổ chức tôn giáo đã có báo, tạp chí, bản tin. Chỉ tính riêng 3 năm (2006-2008), theo đề nghị của các tổ chức tôn giáo Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp phép xuất bản 1.777 đầu sách tôn giáo với 4.511.900 bản in, 518.200 đĩa VCD, CD, MP3... Việc in 30.000 cuốn Kinh thánh bằng các tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã được hoàn thành. Hiện nay, Nhà xuất bản Tôn giáo đang nghiên cứu việc in Kinh thánh bằng tiếng Mông. Kinh sách của Phật giáo cũng sẽ được in bằng tiếng Khơ-me… Khách quốc tế khi đến đất nước Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy người dân theo tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường và các lễ hội được tổ chức chu đáo tại các cơ sở thờ tự có sự tham gia đông đảo của người dân. Ông Talal Youssef - một thành viên của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ kể rằng, ông đã có dịp cầu nguyện tại một thánh đường ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở đó ông đã trò chuyện với nhiều tín đồ Hồi giáo và nhận thấy sự hài lòng của họ về điều kiện hành đạo. Ông T.Youssef còn cho biết thêm, cá nhân ông ấn tượng sâu sắc với cách đối xử tốt đẹp của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đối với các tín đồ Hồi giáo, giúp họ mở rộng hoạt động của mình trong nhiều năm qua… Đó chính là những bằng chứng khẳng định một cách rõ ràng về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Cùng với việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của bà con giáo dân. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào. Công tác tuyên truyền, vận động các chức sắc, đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo", đồng hành cùng dân tộc và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm trật tự an toàn xã hội được đẩy mạnh.
Những thành tựu của Việt Nam trong thực hiện chủ trương, chính sách về tự do tôn giáo được đông đảo cá nhân và các tổ chức quốc tế thừa nhận. Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đánh giá: Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là từ năm 1991 đến nay. Ông đã nói như vậy trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trung tuần tháng 8 năm 2009. Và trước đó đoàn Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) do Phó chủ tịch Ủy ban Michael Lewis Cromartie dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Việt Nam cũng nhận xét: Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ...
Từ những điều trên cho chúng ta thấy rằng luận điệu Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng chỉ là những luận điệu đã lỗi thời và không thể “gây khó” cho Việt Nam trên con đường xây dựng một đất nước giàu đẹp, văn minh.
Người viễn xứ
trong Báo cáo còn có nội dung không đúng sự thật, khi cho rằng, Việt Nam tiếp tục kiểm soát, thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự chấp thuận của Nhà nước, với những điều luật mơ hồ cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì đoàn kết dân tộc. Nhiều tôn giáo lớn, như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài,... đến các nhóm Tin lành ở vùng sâu, vùng xa đang là đối tượng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cấm đoán. Những người truyền đạo là người dân tộc ở Tây Bắc hoặc ở Tây Nguyên, miền Trung bị đe dọa, buộc phải chối bỏ đức tin; các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế của các nhóm tôn giáo được công nhận tiếp tục bị hạn chế, dù ít nghiêm trọng hơn năm trước.
Trả lờiXóa