Theo Bách khoa toàn thư mở, lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam. Về bản chất đây là nghi thức giao tiếp thần kinh thông qua một người, trong trường hợp này chính là ông đồng, bà đồng (thanh đồng). Hát văn, hầu đồng là một trong những di sản được Bộ VH,TT&DL lựa chọn để lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ở Việt Nam, lên đồng là lễ trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu (hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã gọi là đạo Mẫu). Người trực tiếp lên đồng, tức là người được thánh thần nhập hồn vào gọi là thanh đồng. Nam giới làm thanh đồng được gọi là cậu, nữ gọi là cô. Hầu đồng trong đạo Mẫu (còn gọi là đạo Tứ phủ) các thánh nhập liên tiếp vào một thanh đồng, phán truyền và ban phát tài lộc (dĩ nhiên là đồ thật và có tính tượng trưng). Các thánh trong đạo Tứ phủ khoảng 50 người, hầu hết là các nhân vật theo các huyền thoại, có công với đất nước.
Hát văn, hầu đồng là nghệ thuật đích thực, nhưng phần lớn người dân chưa hiểu và chưa coi đó là nghệ thuật, kể cả các thanh đồng - người "giao tiếp" với thần linh, cũng đồng thời là người chuyển tải giá trị, ý nghĩa của nghệ thuật hầu đồng tới công chúng. Thông thường thanh đồng phải là những người có căn đồng, nói theo ngôn ngữ hiện đại là dễ bị ám thị, hoặc tự ám thị. Người có căn đồng phải theo học thầy, tức là những thanh đồng lâu năm, biết hết các lễ nghi, các vũ đạo, thậm chí cả hát văn, biết các lề lối vào giá, ra giá, trang phục, bày lễ... Sau khi được thừa nhận có căn đồng, thanh đồng mới phải làm một lễ ra mắt, gọi là ra đàn. Có hai loại lễ ra đàn là đại đàn và tiến cẩn. Đại đàn là lễ ba ngày, tiến cẩn là lễ vắn (ngắn) một ngày. Sau đó đồng mới được gọi là thanh đồng. Mỗi năm thanh đồng phải lên đồng ít nhất một lần (vấn, khóa).
Hiện nay hầu bóng có 36 giá, tức là có 36 vị thánh thường nhập vào các thanh đồng trong lễ hầu bóng. Các vị thánh nhập về làm 36 giá, gồm có: Tam tòa Thánh mẫu, Ngũ quan từ đệ nhất đến đệ ngũ: quan lớn tuần tranh, mười một giá chầu từ chầu bà đệ nhất đến chầu bà Bắc Lệ, phủ quan hoàng có 10 vị nhưng thường hầu giá 3 vị Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười. Các Cô có 12 cô nhưng thường hầu giá 3 cô: cô Bơ, cô Chín, cô Bé. Các Cậu gồm có 4 cậu: Cậu Cả, cậu Hai, cậu Ba và cậu Bé.
Mỗi vị thánh lần lượt nhập vào thanh đồng, tuy nhiên rất ít thanh đồng hầu đủ 36 giá. Thường họ chỉ hầu 6, 9, 12 giá tùy vào căn mệnh của họ. Mỗi giá đồng thanh đồng mặc trang phục khác nhau phù hợp với vị thánh sắp nhập vào họ. Ví dụ Mẫu thượng thiên áo đỏ, Mẫu thượng ngàn áo xanh, Mẫu Thoải áo trắng. Mỗi lần thánh nhập và sau đó ra đi, gọi là thăng, kết thúc một giá đồng. Sự khác biệt giữa hầu đồng tín ngưỡng thờ Mẫu và các loại lên đồng khác của Saman giáo chính là rất nhiều các vị thánh lần lượt nhập vào thanh đồng trong một lễ hầu bóng. Đến vị thánh nào nhập vào, thanh đồng ăn mặc và múa mô tả các hoạt đồng và tính cách của vị thánh đó, trong tiếng nhạc, tiếng hát văn ca ngợi công đức của vị thánh. Quá trình múa hát, thanh đồng do tự ám thị trong khung cảnh lễ hội với nhau và tiếng hát, gần như nhập vai vào vị thánh và vì vậy hoạt động, múa rất tự nhiên.
Nét đặc sắc của lên đồng, được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm chính là chầu văn. Nếu hầu bóng là nghi lễ chính của tín ngưỡng thờ Mẫu, thì chầu văn chính là nhạc lễ của tín ngưỡng này. Bởi có tính dân gian, truyền khẩu là chính vì vậy hát văn có nhiều làn điệu, có nhiều dị bản cả về ca từ lẫn giai điệu. Khi kết hợp với không khí hầu bóng với khăn chầu, áo ngự với hương khói và cả không khí phấn khích của dàn nhạc, các nghệ sĩ hát văn nhiều khi ngẫu hứng cải biên thêm bớt hoặc bỗng thêm vào làn điệu của các loại dân ca khác như quan họ, ca Huế... đều được cả. Chính vì vậy trong hát văn hầu bóng người ta thấy đâu đó cả chèo, tuồng, dân ca ba miền. Đó là một loại dân ca mở, luôn luôn tiếp nhận và phát triển.
Trên thực tế hầu đồng còn có nhiều biến thể khác, như với người Việt có lên đồng Đức thánh Trần, gọi hồn, nhập hồn... với người Thái là lễ Một, người Mường là lễ Mời, người Tày là Then... Ở một số biến thể lên đồng như lên đồng Đức thánh Trần trước đây còn có những hành động như đi trên than hồng, xiên hình (dùng dùi đâm vào hai má, đâm vào mạng sườn), đai (dùng đây lụa thắt cổ)...Những biến thể này rất khác với hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu, mặc dù cùng chung một nguồn gốc Saman giáo. Chính những biến thể có nhiều hình thức ghê rợn, bạo lực hoặc quá kỳ bí dễ bị lợi dụng này đã làm xấu đi hình ảnh của hầu bóng.
Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nơi hoạt động hầu đồng đã bị một số người lợi dụng. Họ lợi dụng niềm tin và nhận thức còn hạn chế của một bộ phận nhân dân về hầu đồng để trục lợi. Những biểu hiện lợi dụng hoạt động hầu đồng mang màu sắc mê tín dị đoan thường được biểu hiện thông qua một số hoạt động sau đây:
Một là, thông qua hầu đồng để nhập hồn, gọi hồn. Đây là hoạt động phổ biến thường được các đối tượng xấu khai thác nhằm tác động vào tâm lý muốn tìm người thân, nhất là những liệt sỹ đã hy sinh trong chiến tranh. Tại các trung tâm tìm mộ hiện nay hầu hết đều có hiện tượng là để cho hồn ma người chết nhập vào người sống phán truyền những điều người chết cần thông báo như hài cốt, của cải còn giấu...
Hai là, thông qua diễn xướng hầu đồng để trừ tà ma, chữa bệnh… Bằng những luận điệu tuyên truyền cụ thể, đối tượng lợi dụng đã làm cho một bộ phận nhân dân tin rằng các vị thần linh (và có thể là hồn ma) có thể nhập vào một người trong điều kiện nào đó, dân gian gọi là có căn, có số và trong một hoàn cảnh nào đó, có thể là một buổi lễ, một khóa đồng... Thần linh thông qua người lên đồng có thể phán truyền, trừ tà ma, chữa bệnh v.v... cho những người dự lễ hầu đồng(dự đồng).
Ba là, thông qua diễn xướng hầu đồng để ban tài lộc, công danh, cầu con cái. Những hoạt động này diễn ra ngay tại một số cơ sở tôn giáo. Một bộ phận nhân dân bị nhầm tưởng rằng muốn cầu được tài, lộc, hạnh phúc, cầu được con cái như ý…phải “dải tiền tươi”, phải đốt thật nhiều vàng mã cho các thần linh trong khóa lễ…Chính điều này đã tạo sự lãng phí, phản văn hóa và gây mất an ninh trật tự tại một số địa phương nhất là trong những ngày đầu năm.
Thiết nghĩ, thờ Mẫu là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho con người sức mạnh, niềm tin. Đồng thời, nghi lễ nổi bật và quan trọng nhất của đạo Mẫu là lên đồng - một hình thức diễn xướng tâm linh, một bảo tàng sống của văn hóa Việt bởi ở hình thức diễn xướng này, chúng ta có thể thấy được cách nghĩ, nếp sống, quan điểm nhân sinh của cha ông, được chiêm ngưỡng sự hiện thân của các thần linh với tính cách, điệu bộ vô cùng phong phú, sinh động. Hơn thế, nghi lễ hầu bóng - lên đồng của đạo Mẫu đã sản sinh ra hát văn, mà hát văn là một trong những loại hình dân ca tiêu biểu. Do vậy, để hoạt động hầu đồng tồn tại theo đúng nghĩa cần phải có những cách làm tích cực, hiệu quả để nhân dân hiểu rõ hoạt động này cũng như có những biện pháp xử lý không để các đối tượng xấu lợi dụng nhằm trục lợi cá nhân./.
Người Thủ Thư
thờ cúng ông bà tổ tiên là một tập tục rất là hay của người việt nam chúng ta, tuyn nhiên rất đồng ý với ý kiến của tác giả, nhiều phong tục bị lợi dụng làm mê tín dị đoan quá
Trả lờiXóaThờ cúng ông bà tổ tiên là đúng tuy nhiên bây giờ thấy một số người quá mê tin dị đoan, ông cha ta có câu phú quý sinh lễ nghĩa, bây giờ giàu có nên lễ nghĩa nhiều kèm theo đó là mê tin dị đoan nhiềul
Trả lờiXóaViệc quá đà mà dẫn tới mê tín dị đoan là một biểu hiện xấu của xã hội khi chúng ta đang tiến đến một xã hội văn minh.
Trả lờiXóamọi người dân nên sống với thực tế, không nên tin một cách cuồng tín đối với sự mê tín dị đoan!
Trả lờiXóacó tìm hiểu nhưng bài viết chưa hiểu sâu xa về hiện tượng hầu đồng nên chỉ nhìn ở một khía cạnh mà chưa thấy yếu tổ văn hóa, xã hội của nó. xin trao đổi thêm với tác giả.
Trả lờiXóaGan day toi co doc bai viet phan anh ve dao mau,the gioi tam linh.su ton nghiem cua dien mau anh linh,co bai viet cua 1 phat tu noi rang can dua dien mau ra khoi noi tho phat tu.toi hoan toan khong dong y,truoc khi noi ra cau do.toi hi vong rang cac ban can chan don loi noi,va tim hieu ki truoc khi xuat ngon.dao mau va dao phat luon song hanh,dao mau thuoc dia phan cua trung thien tan troi dao loi.do la ca 1he thong cai quan cua 4 phu tu linh.vi su hieu biet kem ma dan toi su thieu ton nghiem va mat ton trong dao mau.the gioi hau dong cung la nhung nguoi tu hanh,lam viec thien .chi vi nhung nguoi mua tien ban phat lam viec that duc moi gay ra su xao tron the gioi tam linh.neu hieu biet can ke se khong mu quan,neu nguoi co can qua that su,chi ra mo phu khi ma cu dau om trien mien,lam an khong suong.neu do la than linh that su,thi khong lay cong qua.chi tuy long cung duong.dao mau co net rieng cua no,phat thanh chi nhap vao nhung nguoi co can tu,lam thien.neu thanh da ngu,ma lam viec ac se bi trung phat chu khong nhu ban nghi.mong rang se co nhieu nguoi tim hieu ve dao mau ki hon truoc khi xuat ngon,than thanh khong ban loc hay bat buoc con nhang phai hien cung do.than len la giup nguoi vuot qua kho ai,vuot qua kiep nan sinh tu de hoi huong cong duc.con loc ban ra tuy vao cong duc khan cau sam hoi cua con nhang de tu.thanh cho loc lam an nhung se lay lai neu nguoi do kg biet song tot.than thanh khong phai nguoi mu dau ban ah.khi chet di,ho tu may tram nam moi dac dao do ban.toi hi vong nhung nguoi xem boi nen tim dung thay ma chua benh,dung nghe noi co can co qua la ra trinh dong mo phu.toi han than phu moi doi,dung tu nhien ma cam dau chay truoc o to la ngu do.nhu vay la do minh thoi
Trả lờiXóaNeu ban tim hieu ki ve van hoa hau dong,cac ban se thay co nhieu cai de hoc hoi hon.do la ca 1 qua trinh gian nan,dung de 1 con sau lam rau noi canh
Trả lờiXóaCac dong thay thuc su se kg lay tien con nhang de tu,chi tuy long cung duong.dung nen nghe thay noi co can thi lien ra can,co can chi ra mo phu khi bi ap vong hay bi bat dong ngang,dong noi.bi benh kg hieu nguyen do,trai qua tinh duyen lan dan,lam an that bat....chua den noi nao thi hay khoan ra can.
Trả lờiXóaThay nao cu nham vao tui tien cua ban,co khi choi ngai do..