(VnMedia) - Chính phủ Trung Quốc hôm qua (19/2) đã chính thức bác bỏ động thái của Philippines trong việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa hai nước ra giải quyết tại tòa án quốc tế, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
"Đại sứ Trung Quốc tại Philippines - bà Ma Keqing hôm qua đã có cuộc hẹn với các quan chức Bộ Ngoại giao Philippines. Tại cuộc gặp này, bà Ma Kequing đã trả lại một văn bản và công văn thông báo về quyết định của Philippines trong việc đưa tranh chấp Biển Đông ra giải quyết tại Liên Hợp Quốc sau khi bày tỏ sự phản đối chính thức của Trung Quốc", phát ngôn viên Hồng Lỗi cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ.
"Văn bản và công văn thông báo liên quan không chỉ vi phạm thỏa thuận được nhất trí trong Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà còn mắc nhiều sai sót về mặt lịch sử cũng như pháp lý đồng thời chứa đựng nhiều cáo buộc không thể chấp nhận được nhằm vào Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Theo lời ông Hồng Lỗi, Bắc Kinh cam kết giải quyết cuộc tranh chấp với Manila hiện nay thông qua các cuộc đàm phán song phương, nhấn mạnh đến thỏa thuận được đưa ra trong DOC trong đó nói rằng, mọi cuộc tranh chấp nên được giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán giữa những quốc gia có liên quan trực tiếp.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi tái khẳng định, Trung Quốc có "đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để ủng hộ cho tuyên bố chủ quyền” của nước này đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
"Trung Quốc hy vọng Philippines tôn trọng cam kết, không đưa ra những hành động có thể làm phức tạp tình hình, phản ứng tích cực đối với những đề nghị của Trung Quốc trong việc thiết lập cơ chế đối thoại song phương về các vấn đề hàng hải và nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương”, ông Hồng Lỗi đã nói như vậy.
Trước đó, hồi tháng 1, Philippines đã chính thức tuyên bố đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế. Đây được xem là một sự thách thức lớn của Manila nhằm phá âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario hôm 22/1 đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila đến để thông báo về việc nước này sẽ đề nghị một tòa án quốc tế can thiệp vào cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài dai dẳng và chứa rất nhiều nguy cơ giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực Biển Đông.
Philippines muốn tòa án quốc tế bác bỏ việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Philippines cũng muốn thách thức “những hành động bất hợp pháp” của Trung Quốc xung quanh các bãi đá và bãi cạn mà Manila miêu tả là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Bước đi trên rõ ràng là một sự thách thức của Manila đối với Bắc Kinh bởi Trung Quốc lâu nay luôn khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp giữa họ với các nước láng giềng ở Biển Đông thông qua đàm phán, đối thoại song phương. Người ta tin rằng, với tư cách là nước lớn, Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông mà muốn giải quyết trực tiếp với từng nước nhỏ để dễ bề gây áp lực, giành thế thượng phong trong các cuộc tranh chấp nóng bỏng này.
Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra, giới chuyên gia và các nhân phân tích đều đã nhận định, Trung Quốc chắc chắn sẽ bác bỏ quyết định của Philippines trong việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra tòa án quốc tế mà sẽ tiếp tục khăng khăng đòi hỏi một cách thức giải quyết không có sự tham gia của bên thứ ba. Và tất nhiên, Trung Quốc cũng sẽ không tham gia phiên tòa phân xử của tòa án quốc tế.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong thời gian vài năm trở lại đây.
Trung Quốc có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong thời gian vài năm trở lại đây, chúng ta cần có những đối sách thích hợp để chúng không dám làm càn, giúp cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ có thể yên tâm làm ăn
Trả lờiXóaTrung quốc thật ngang nhiên có những hành động gây tranh chấp với chủ quyền biển đảo với nước ta , chúng có những ưu thế và lợi thế riêng để từ đó tiến hành hàng loạt các vụ vi phạm chủ quyền cũng như xâm phạm lãnh hải nước ta , chúng ta cần phải nhanh chóng có các hành động thiết thực nhằm đối phó với tình hình cấp bách này và tân dụng các thời cơ để có thể làm mốc quyết định cho một cuộc đấu tranh dài trên nhiều mặt để có thể giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước khỏi tay kẻ thù.
Trả lờiXóaCần có những hành động thiết thực hơn nữa ngay từ lúc này , trung quốc đang , sẽ và chắc chắn tiếp tục có những hành động và hơn thế nữa ở biển đông, việc tranh chấp biển đảo với các bên liên quan sẽ còn kéo dài , đối với nước ta cần phải tranh thủ củng cố thêm về mặt quân sự và bên cạnh đó cần theo dõi sát sao tình hình hoạt động của trung quốc đối với 2 quần đảo hoàng sa và trường sa để có thể kịp thời xử lí .
Trả lờiXóaBiển đông dậy sóng với hàng loạt các hành động leo thang của các bên , đặc biệt là nước lớn trung quốc , việc con tàu lớn ra khơi làm cho những gợn sóng ngày một to thì đó quả là một điều nguy hiểm, việt nam nước ta đang không có nhiều lợi thế so với trung quốc vì thế cần phải có những hành động khác để có thể hạn chế ngăn chặn được những việc trung quốc làm , và cần lấy sự kiện philipin vừa qua để rút ra bài học và áp dụng trong vấn đề căng thẳng giữa ta và trung quốc hiện nay.cần củng cố thêm nhiều nguồn bằng chứng xác thực có giá trị cao về mặt pháp lý để có thể phần nào khắc chế được tính hung hăng hiếu chiến của trung quốc.
Trả lờiXóa