Những ngày gần đây trên mạng internet đang xôn xao về video clip ghi cảnh hàng trăm học sinh của một trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh xé đề cương môn lịch sử và hò reo sung sướng khi được thông báo năm nay môn học này không thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Với mỗi chúng ta, những công dân Việt Nam khi xem những hình ảnh này, chúng ta không khỏi giật mình và nghẹn lòng.Có thể đây chỉ là những việc làm trong một lúc bột phát, bắt chước nhau thực hiện một hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng có thể hành động đó có nguyên nhân sâu xa, đó là chán ghét môn lịch sử. Tuy nhiên, dưới góc độ bài viết này, tác giả không đi sâu tìm hiểu việc tại sao học sinh lại chán ghét môn lịch sử mà chỉ tập trung bàn về mục đích của việc học và giảng dạy môn lịch sử.
Nguồn Intenet
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta; cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam…”.Đại tướng Võ Nguyên Giápđã từng viết: Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…
Như vậy, học lịch sử là để biết được cội nguồn dân tộc mình, biết được chúng ta sinh ra từ đâu, lịch sử dân tộc mình như thế nào, cha ông ta đã làm gì để dựng nước và giữ nước. Học lịch sử không chỉ giúp chúng ta thấy được những chiến thắng mà còn giúp chung ta nhìn nhận ra thất bại trong quá trình dựng nước, quá trình chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học lịch sử giúp chúng ta thấy được những mốc son của dân tộc, khắc sâu vị thế hào hùng của các anh hùng dân tộc, những người đã dâng chọn cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như thấy rõ bản chất của những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân, hám lợi mà ngang nhiên bán rẻ Tổ quốc, dân tộc mình (mà ta vẫn hay thường gọi là “cõng rắn cắn gà nhà”, phản bội Tổ quốc…). Và một điều quan trọng nữa đó làhọc lịch sử là để hun đúc lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược, qua đó góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Dẫu biết rằng, trong thiết kế chương trình, trong khâu biên soạn sách giáo khoa lịch sử cũng như trong khâu giảng dạy môn lịch sử vẫn còn đó những vấn đề phải đặt ra, còn đó những nỗi lo nhưng chúng ta không phải vì thế mà có thể chán ghét môn lịch sử được. Bởi Lịch sử là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, là hành trang để quốc gia đó vững bước trên con đường tương lai.Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy biết trân trọng, nâng niu lịch sử của dân tộc mình các bạn nhé.
Người con đất Việt
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét