Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc, đã từng có thời kỳ trên đất nước Việt Nam tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau trong cùng một thời điểm, đại diện cho lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Vậy, lịch sử Việt Nam đã từng chấp nhận và phủ định đa đảng như thế nào?
Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử, chấm dứt hơn 20 năm loạn 12 xứ quân (từ 944 - 968); cuối thế kỷ 18 Nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn, chấm dứt hơn 100 năm nước Việt Nam bị chia cắt (Đàng Trong, Đàng Ngoài). Đây là những thời kỳ mà trên đất nước ta tồn tại nhiều phe phái khác nhau, là tiền thân của chế độ “đa đảng” ngày nay. Năm1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức Đảng trong cả nước. Như vậy, lịch sử Việt Nam đã có những thời kỳ cho phép nhiều đảng phái hoạt động, tuy nhiên các tổ chức đảng phái này đã không thể đảm đương sứ mệnh của mình, không thể lãnh đạo nhân dân, đất nước mình đánh thắng kẻ thù xâm lược, lãnh đạo đất nước phát triển đi lên. Trái lại, lịch sử lại cho thấy, khi nào trong lịch sử tồn tại nhiều đảng phái khác nhau, khi đó xã hội Việt Nam sẽ lâm vào cảnh loạn lạc, mất ổn định.
Hẳn những ai đã từng theo dõi lịch sử Việt Nam sẽ không thể chối bỏ được sự thật đất nước ta đã loạn lạc như thế nào khi 12 xứ quân chia nhau cát cứ các vùng lãnh thổ của đất nước, người dân đã loạn lạc, khốn khổ, đất nước mất ổn định như thế nào khi chứng kiến đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài và đất nước đã mò mẫm tìm đường giải thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc dành độc lập dân tộc như thế nào trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Đó là những thời kỳ trong xã hội đang tồn tại nhiều những nhen nhóm, tổ chức đảng phái khác nhau hoạt động, mà ta có thể hiểu một cách nôm na là “đa đảng”.
Những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt cuộc khởi nghĩa do giai cấp nông dân, các sĩ phu yêu nước lãnh đạo lần lượt thất bại. Các đảng chính trị đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội ở nước ta lúc bấy giờ nhảy ra tranh đoạt vũ đài lịch sử dân tộc, đông đúc, hỗn loạn chưa từng thấy. Từ đảng của giai cấp nông dân như Nghĩa Hưng (1907), đảng của giai cấp tư sản, địa chủ như Lập hiến (1923),… tới đảng của tầng lớp thanh niên, sinh viên, trí thức tiểu tư sản như Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên, Đảng An Nam độc lập (1927), Việt Nam quốc dân đảng (1927)… rồi đảng của bọn tay sai của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, như Đại Việt quốc gia xã hội đảng, Đại Việt quốc dân đảng; các đảng phản động, như Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách)… Trong số ấy, chỉ một số đảng mong chấn hưng đất nước nhưng “lực bất tòng tâm”, số còn lại những mưu toan tính biến đất nước thành nơi thử nghiệm những mưu đồ chính trị của giai cấp, tầng lớp họ. Nhưng đất nước vẫn nô lệ, nhân dân vẫn lầm than. Và rốt cuộc, tất cả những đảng đó đã lùi vào dĩ vãng của lịch sử và bị dân tộc chôn vùi rất lặng lẽ. Các đảng này hoặc tự phải diệt vong hoặc bị giải tán.
Chính trong bối cảnh ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, không ồn ào như các đảng trên nhưng lại từng bước dành được sự tín nhiệm, yêu mến của các tầng lớp nhân dân, từng nước lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử những thập niên đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người dẫn dắt mình đi đến tương lai hạnh phúc.
Tháng 8/1945, Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong những ngày đầu giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã có các đảng như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Quốc dân đảng tham gia. Sau này còn Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản, đến năm 1988, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tuyên bố tự giải tán.
Toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời “tự do, hạnh phúc”. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục lãnh đạo đất nước, dân tộc dành được những thắng lợi cho lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước ta tiến những bước vững chắc vào quá trình hội nhập, phát triển của thế giới.
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất lãnh đạo đất nước và dân tộc Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh, thực tế khách quan của lịch sử dân tộc, là sự thật không thể chối cãi.
Người con đất Việt
[…] Việt Nam Đã Từng Chấp Nhận Và Phủ Định Đa Đảng Như … – Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc, đã từng có thời kỳ trên đất nước Việt Nam tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau trong cùng một thời điểm, đại diện cho lợi ích của các giai cấp, tầng lớp … […]
Trả lờiXóa