Sự kiện Trần Nhơn, một nhà trí thức, một vị lãnh đạo cao cấp của đản cộng sản, một tín đồ sùng bái chủ nghĩa Mác Lê Nin một thời, sau một thời gian nghỉ hưu đã đưa ra những quan điểm hoàn toàn trái ngược với những gì mà ông đã từng nói và làm khi còn đương chức. Rất nhiều dư luận bàn tán, từ ủng hộ, tán đồng đến nghi ngại về những gì mà Trần Nhơn đang làm và một dấu hỏi lớn được đặt ra là liệu Trần Nhơn đã thực sự là một làn gió mới, sẽ gây được sự đột biến, bước ngoặt nào chăng. Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu, đánh giá khách quan một vài khía cạnh sau sẽ rõ:
Thứ nhất, nói về sự mới mẻ có thể khẳng định ngay là không, bởi vấn đề đa nguyên đa đảng và công cuộc đấu tranh cho nó đã có từ nhiều năm nay, đã có không ít người ở trong nước đã có những đóng góp nhất định, tạo sức ép buộc có sự thay đổi nào đó nhất là quyền tự do ngôn luận, quyền được thể hiện ý kiến phản biện, trái chiều ngày càng được tôn trọng hơn, nhưng cái đích cuối cùng mà những Trần Xuân Bách, Trần Độ hay Hoàng Minh Chính đến lúc qua đời vẫn chưa thực hiện được tâm nguyện của mình. Vậy với Trần Nhơn, một con người thua xa họ cả về uy tín, trình độ chính trị thì thật khó để tạo ra bước ngoặt được.
Thứ hai, trên phương diện tổng quát và tính hiệu quả trong quan điểm mà Trần Nhơn đưa ra, có thể thấy còn nhiều điều rất đáng quan ngại cho tính khả quan của nó, bởi chúng ta thấy các yếu tố cần và đủ để tạo lên sự thành công cho sự thay đổi của cả một thể chế chính trị thì hầu như chưa thấy Trần Nhơn đầu tư nghiên cứu một cách sâu sắc, chưa thấy có những phương án, kế sách cụ thể, chỉ toàn thấy nói chung chung, vẫn lối mòn kiểu hô hào khẩu hiệu, nói không đi đôi với làm giống hệt một người đã từng một thời hô vang khẩu hiệu khi đang tại vị.
Vấn đề đầu tiên khi đưa ra phương án đa nguyên đa đảng, thì chưa thấy Trần Nhơn nói cụ thể đa đảng là như thế nào, đa đảng là bao nhiêu đảng, điều kiện để lập đảng là như thế nào, thế nào mới có thể gọi là một đảng, cá nhân nào, tổ chức nào có quyền lập đảng và trong bao lâu, hay ngay lập tức với những luận cứ chặt chẽ về tình trạng xã hội hiện nay, về hình thức dân chủ, về giới hạn của nhân quyền, về giới hạn của tự do ngôn luận, về tinh thần trách nhiệm của người dân trước luật pháp, về trình độ dân trí, có ngoại quốc nhúng tay vào không…, Nếu cứ nói vu vơ kiểu này thì ai cũng nói được, chẳng biết nói ra để cho ai làm và làm như thế nào, việc làm này hiện rất phổ biến ở những kẻ dỗi hơi, ăn không ngồi dồi, chửi đổng và có dấu hiệu của bệnh “tâm thần phân liệt”.
Vấn đề tiếp theo là sự đồng thuận từ các tầng lớp trong xã hội, trong lịch sử phát triển của xã hội nói chung đã chứng minh để có một hệ thống xã hội ổn định, phát triển bền vững thì vấn đề có ý nghĩa sống còn là sự đồng thuận của các tầng lớp trong xã hội, mà thể hiện rõ nhất là sự thống nhất giữa tư tưởng, ý chí và hành động của những lực lượng xã hội trong một hệ thống xã hội; trong sự đồng thuận xã hội thì sự đồng thuận về chính trị là thước đo để đánh giá sự ổn định hay bất ổn về chính trị của một quốc gia. Trên cơ sở nhận thức vấn đề này, chúng ta chưa thấy Trần Nhơn có bất kỳ bài viết nào thể hiện sự nghiên cứu, đánh giá của các tầng lớp nhân dân trong xã hội về quan điểm chính trị của họ, liệu họ đã thực sự quan tâm và đồng thuận cùng hướng đến một mục tiêu chung là đấu tranh cho sự thay đổi thể chế chính trị mà chính họ đã không còn chấp nhận được không, nên nhớ phải trên quan điểm khách quan của số đông chứ không phải là sự áp đặt của một thiểu số người, nền dân chủ trong xã hội hiện đại sẽ không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ dẫn đến mâu thuẫn gay gắt làm tổn hại lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc.
Một vấn đề nữa là bộ phận các nhà dân chủ và một số nhà trí thức có quan điểm cấp tiến hiện nay đang được xem như là một lực lượng đi tiên phong, nòng cốt trong phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ trong nước, vậy đã có sự đồng thuận của họ đối với quan điểm mà Trần Nhơn đưa ra chưa. Chúng ta thấy, con đường chung mà các nhà dân chủ đang dấn bước thật không bằng phẳng chút nào, những mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm, quyền lợi, vị trí ảnh hưởng đã tạo ra những khoảng cách vô hình không làm sao giúp họ tìm được tìm tiếng nói chung, thực tế đã cho thấy phong trào dân chủ trong nước đang chia thành nhiều nhóm khác nhau, nhìn bề ngoài thì thấy họ có cùng mục đích chung là đấu tranh cho dân chủ, nhưng phía sau hậu trường là đầy rẫy sự tính toán, tranh giành về tầm ảnh hưởng và lợi ích cá nhân, những vụ việc giữa Nguyễn Khắc Toàn với Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Thanh Tùng với Nguyễn Thanh Giang, rồi nhà văn Hoàng Tiến với Nguyễn Thanh Giang đã minh chứng rất rõ điều này. Nguyên nhân của những bất đồng trên có thể thấy là phong trào dân chủ trong nước hiện nay chưa tìm được một người thực sự xứng đáng làm minh chủ, thủ lĩnh để có thể quy tụ, thống nhất thành hành động chung. Trần Nhơn chắc cũng chưa tính đến điều này, thật là thiếu sót nghiêm trọng bởi một lực lượng quan trọng như vậy mà Trần Nhơn chưa dung hòa, đồng thuận được với họ thì làm sao tiến hành được một cuộc cách mạng lịch sử đây.
Từ phạm vi rộng là sự đồng thuận của các tầng lớp trong xã hội đến phạm vi hẹp là sự đồng thuận của nhóm các nhà dân chủ, trí thức có tư tưởng cấp tiến đều chưa được Trần Nhơn tìm tiếng nói chung, điều này cho thấy quan điểm mà Trần Nhơn đưa ra là thiếu cơ sở khoa học, chỉ là một mớ lý luận bòng bong, rối như canh hẹ, không thuyết phục được người nghe và truyền niềm tin vào người khác và nó cũng thể hiện điều hiển nhiên là Trần Nhơn đang không có niểm tin về chính những điều mình nói ra.
Người nhặt nắng
Nhiều người có lẽ vì đồng tiền hay vì lợi ích cá nhân nào đó nói và làm việc đi ngược lại với công lý và sự thật. Chẳng hạn như Trần Nhơn hay một số kẻ tự xưng là dân chủ, trí thức khác. Chúng chỉ biết nói mồm rằng bây giờ phải thay đổi chính trị này nọ mà chẳng có một kế hoạch hay con đường cụ thể, đúng là lời lẽ của bọn phản động, chúng chỉ muốn làm nhũng loạn sự ổn định chính trị trong nước.
Trả lờiXóaCon đường mà đảng đã chọn tuy rằng nó không bằng phẳng, mà còn chông gai khúc khủy, nhưng lịch sử và thực tiễn đã chứng minh con đường đó là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của toàn thể quần chúng nhân dân việt nam, với những kẻ như trần nhơn tuy học nhiều, đọc nhiều nhưng sự hiểu biết thì còn hạn hẹp, chắc chắn sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến con đường mà đảng nhà nước, toàn thể nhân dân đã chọn lựa
Trả lờiXóaTrần nhơn là một con người có ăn có học, được trọng dụng trong xã hội nhưng ông ta không có tinh thần dân tộc, không đem tài năng của mình để phục vụ sự phát triển của đất nước, mặt khác lại có những hành đông đi ngược lại với lợi ích dân tộc, thật là một điều đáng buồn, đáng xấu hổ, ông ta không xưng đáng là một con dân đất việt, không xứng đáng với truyền thống của dân tộc việt nam.
Trả lờiXóacon đường mà Đảng, Cách mạng chúng ta chọn, đã, đang và sẽ đi, tất nhiên sẽ có không ít khó khăn, vì làm gì có con đường nào bằng phẳng. Nhưng xin chúng ta hãy nhìn lại lịch sử, một lịch sử suốt 4 nghìn năm, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chúng ta đã giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Những gì đã qua đủ cho chúng ta thấy chế độ nào là tốt nhất cho dân tộc việt Nam. Những kẻ như Trần Nhơn, có tri thức, hiểu biết, nhưng vì đồng tiền, danh lợi hoặc một mục đích cá nhân nào đấy, đã bán rẻ lương tâm, đạo đức để quay lưng với tổ quốc, nói xấu chế độ mình, một hành động không xứng đáng với những con người mang trong mình dòng máu Việt. dù có chuyện gì đi nữa thì nhân dân luôn tin vào Đảng, cào chế độ mình
Trả lờiXóaThật buồn vì sau bao nhiêu những gì tốt đẹp mà Đảng và Nhà nước đã để lại cho ông Nhơn, ông Nhơn cần phải chịu trách nhiệm về những lời hành động sai trái của mình, và cũng cần phải lên án cho những hành động phản bội của ông Nhơn
Trả lờiXóaÔng Nhơn cần bị lên án mạnh mẽ vì có những hành động và lời nói đã xúc phạm đến dân tộc Việt Nam, dân tộc đã nuôi dưỡng cha ông, gia đình và chính bản thân ông ta. Vì ham muốn vật chất mà ổng đã dễ dàng bán đi lương tâm và nhân cách một con người
Trả lờiXóaCái gì cũng có hai mặt của nó...
Trả lờiXóaNhững người được đánh giá là có tri thức mà không giữ được cái tâm thì dễ bị sa ngã, bị đồng tiền mua chuộc.
Nhưng những người vì đồng tiền mà bán đi lương tâm thì trước sau gì cũng có cái kết không tốt đẹp gì. Những hành động phản bội Tổ quốc của ông Nhơn sẽ bị lên án và đả kích mạnh mẽ, đồng thời cũng bị pháp luật trừng trị
thật đáng buồn cho một bộ phận nhà trí thức, một vị lãnh đạo cao cấp của đản cộng sản, một tín đồ sùng bái chủ nghĩa Mác Lê Nin một thời, sau một thời gian nghỉ hưu đã đưa ra những quan điểm hoàn toàn trái ngược với những gì mà ông đã từng nói và làm khi còn đương chức. Họ không còn mặn mà, một mực tin theo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam mà vì những đồng tiền bẩn từ bè lũ phản động mà đòi đa nguyên đa đảng. Con đường mà đảng ta đã chọn đã chứng minh tính đúng đắn bằng nhiều thắng lợi trong lịch sử và hiện tại, tuy có chông gai nhưng chúng ta quyết gữ bằng được bởi Đảng còn thì đất nước còn
Trả lờiXóaThật là hổ thẹn một người là một nhà trí thức, một vị lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản, một tín đồ sùng bái chủ nghĩa Mác Lê Nin vậy mà khi về hưu lại làm nói xấu các vị lãnh đạo của đảng ta như vậy. Hành động của ông nhơn sẽ bị mọi người khinh thường và hơn thế nữa ông sẽ bị pháp luật trừng trị.
Trả lờiXóaLà người có học thức như ông nhơn mà không biết suy nghĩ trước sau những việc mà ông làm đã phản bội tổ quốc mà ông sinh sống. Không biết trong đầu ông chứa gì trong đó. Về cái tuổi xế chiều này sống làm sao cho mọi người tôn trọng mình. Nhưng ông đã làm 1 việc khiến cho tất cả mọi người đều khinh bỉ.
Trả lờiXóaLòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ.Từ lòng căm thù quân giặc đó Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. Truyền thống yêu nước Việt Nam trở thành vũ khí sắc bén, chống lại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Đánh đuổi giặc ngoại xâm, đưa nước ta thoát khỏi ách thống trị của Một Nghìn năm Bắc thuộc. Ông nhơn thử xem ông đã có tinh thần yêu nước chưa hay tinh thần của ông là phản bội tổ quốc.
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn đồng ý với một vài nhận định của bài viết. Nhưng khi siết chặt lại toàn bộ thì ý đồ của nguời viết đã lộ rõ là một DLV nhằm bào vệ tối đa vai trò độc Đảng. Những phản hồi lại cùng cất lên một dàn đồng ca đã được soạn hòa âm một cách rất kỹ lưỡng.
Trả lờiXóaTiếng nói của nhân dân cần phải được lắng nghe, nếu như lạc điệu, thì cần phải biết vì sao mà lạc điệu. Đàng này thì toàn bộ nhân dân như là một cái máy ghi và phát âm tiếng nói của Đảng thì dân chủ, tự do nằm ở chỗ nào?
Tại sao trong những năm gần đây đã có quá nhiều những con người chấp nhận tù đày để nhấn bước chân vào con đường đầy những chông gai thua thiệt, mà trong đó có những con người đã từng một thời đem hết sức mình phục vụ tận tụy cho Đảng lại cất lên tiếng nói trái chiều với Đảng (nhưng lại không trái chiều với nhân dân). Có thể họ chưa có một minh chủ như Lê Lợi để triệu tập hội thề Lũng Nhai, chắc chắn họ sẽ thất bại và thua thiệt, nhưng đó là điều cần thiết cho dân tộc và cũng cần thiết cho Đảng, nếu như biết lắng nghe.
Những người đảng viên cs trung kiên có thể phẩn nộ, có thể chuyên chính vô sản, có thể sử dụng bạo lực cách mạng. Ai cấm nào. Nhưng coi chừng, điều đó thật sự nguy hiểm vừa cho họ và cho cả đất nước (nếu như còn yêu đất nước).
Nội dung của những phản hồi bài viết này đều thể hiện lòng yêu nước của mình. Tôi không phản đối, nhưng hãy coi chừng (tôi không đe dọa, vì có ai làm gì các bạn đâu) lòng yêu nước mình hơi bị lầm lẫn.
Sự tỉnh ngộ, tinh thần cầu thị và trách nhiệm với Đất nước là điều tôi nói về bác Nhơn.
Trả lờiXóaTớ rất ngưỡng mộ bác Nhơn.
Trả lờiXóaĐịt mẹ chúng bay,một lũ giòi bọ của đảng cướp
Trả lờiXóa