Tôi nhớ đến một câu nói đại ý là: Kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên vai mình chứ không phải là kể giẫm lên người khác yếu hơn…!
Có lẽ câu nói ấy có ý đề cập đến người quân tử, một người mạnh theo đúng chính nghĩa. Vậy hãy nhìn xem, với những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian vừa qua! Chắc hẳn, đó không phải là một ông lớn ở tầm thế giới!
Về vấn đề chủ quyền của một quốc gia thì mỗi quốc gia đều hiểu. Nói một cách sòng phẳng thì đó là vấn đê được quy định trong pháp luật mỗi quốc gia; trong các điều ước quốc tế và khu vực. Ấy vậy mà ông lớn Trung Quốc hình như cố tình không hiều gì về điều này khi mời thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động đó là gì? Đó là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Và đương nhiên, theo như câu nói mà tôi đề cập ở trên thì đó là một cách lấn áp lên người khác.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì Trung Quốc đã hạ thủy giàn khoan dầu lớn và hiện đại nhất của nước này. Được thiết kế chống bão và hoạt động ở độ sâu 3.000m, giàn khoan của Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) trị giá gần 1 tỉ USD. Như thế thì trong lúc kêu gọi xử lý vấn đề biển Đông trong vòng nội bộ, yêu cầu các bên kiên nhẫn và kiềm chế, Trung Quốc đã vạch sẵn chiến lược lâu dài cho tham vọng tại khu vực hàng hải trọng yếu ở châu Á.
Và hình như, đã tự coi mình là ông lớn nên mọi thứ phải thật lớn mới tương xứng. Vì vậy, ông lớn ấy đã đưa ra một hình ảnh “cái lưỡi thật to”. Họ đã tuyên bố chủ quyền đến hơn 80% biển Đông, với cái “lưỡi bò” liếm đến tận Indonesia. Với giọng điệu thường thấy, Trung Quốc vu cáo cho các nước xung quanh biển Đông lâu nay liên tục hút trộm tài nguyên dầu khí của nước này, “gây thất thoát 20 triệu mét khối dầu hằng năm”. Thật quá vô lý, bởi vì Trung Quốc đã “không thuộc” các quy định trong DOC.
Không chỉ hành động theo kiểu “ta thích làm theo cách ta” như trên. Để khẳng định chủ ý của mình, Trung Quốc còn có hành động quấy nhiễu tàu thăm dò Việt Nam tại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Sau sự kiện tàu hải giám áp sát tàu nghiên cứu hải dương của Philippines tại Bãi Cỏ Rong, rõ ràng Trung Quốc đang có hành động leo thang nhằm củng cố tuyên bố đơn phương rằng biển Đông đang nằm dưới “quyền thực thi pháp lý” của Bắc Kinh và rằng Trung Quốc đang “quản lý” biển Đông.
Có thể thấy, mục đích của Trung Quốc khi tăng cường quấy rối tại biển Đông thì bên cạnh việc phô bày sức mạnh đang lên và chứng tỏ rằng đây là “ao nhà” của mình thì Trung Quốc còn hy vọng có thể chia rẽ được khối đoàn kết ASEAN, khiến một số thành viên cảm thấy rằng tốt nhất là không nên đối đầu với nước này. Cách chơi của ông lớn thật khó để người ta có thể thân thiện với ông được!
Lịch sử thế giới đã chứng kiến và khẳng định không khi nào Biển Đông là của riêng Trung Quốc. Trong các bản đồ nhà Thanh đều thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Ấy vậy mà Trung Quốc hành động ở khu vực Biển Đông cứ như thế Biển Đông là của riêng mình, là “ao nhà” mình vậy.
Mới đây, lại thêm một hành động đáng lên án của Trung Quốc, đó là bắn cháy tàu cá của ngư dân Việt Nam. Điều đáng nói là, phía trung Quốc đã ăn cướp còn là làng. Không những không thừa nhận hành động vi phạm trên, Trung Quốc còn “lật ngôn” khi Hồng Lỗi phát ngôn viên Bộ ngoại giáo trung Quốc cho rằng: đó không phải do Trung quốc làm, phia tàu trung Quốc chỉ bắn pháo sáng…Thậm chí họ còn cho rằng ngư dân tự đốt tàu của mình…
Với liên tiếp những hành động “bất chấp” như trong thời gian vừa qua, có thể thấy tham vọng của Trung Quốc là đã rõ. Họ muốn độc chiếm Biển Đông. Đó là điều mà cả thế giới không bao giờ thừa nhận. Vì đó là điều vô lý!
Người Thủ Thư
Tại Trung Quốc dân nó đông quá, thời buổi kinh tế khó khăn nên đi giành giật của nước khác đấy mà. Mà cái bọn Trung Quốc nó tham, ăn dày ăn cả tất, ăn cả đất xung quanh! Khốn nạn1
Trả lờiXóa