Lại một sự đòi hỏi người dân phải chia sẻ. Nhưng thưa Bộ trưởng, thưa Thứ trưởng, thưa Trưởng ban, thưa Tiến sĩ…Thế ai sẽ thông cảm cho người dân đây?
Trong cuộc họp báo để thanh minh thanh nga cho câu chuyện những cái trạm thu phí sẽ dày đặc trên quốc lộ huyết mạch 1A, song song với phí bảo trì đường bộ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã “chốt” bằng mấy chữ, rằng: “Người dân phải chia sẻ với nhà nước”.
Câu này nghe rất quen. Người dân lập tức nhớ lại lời ông Trần Văn Hải, một quan chức ngành điện, rằng: “Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện”. Một nữ thứ trưởng thì giải thích chuyện thuế thu nhập cá nhân bằng câu “Tính thế là khoan sức dân rồi”. Thời sự hơn, ngay tuần trước, khi NHNN hạ lãi suất tiền gửi xuống mức 7,5% thay vì 8%, một Tiến sĩ ngành ngân hàng ôn tồn khuyên nhủ “Người dân nên coi việc lãi suất tiết kiệm giảm là sư chia sẻ với nền kinh tế”.
Và nói đến câu chuyện nghĩa vụ chia sẻ, thông cảm, trách nhiệm của người dân, với một thứ gì đó các quan chức chúng ta không thể tròn vành rõ chữ giải thích, không thể không nhắc lại lời của một quan chức, thật tình cờ, cũng của ngành GTVT, khi ông khẳng định nuột nà “Sử dụng xe máy chủ yếu là người nghèo, nên Bộ chỉ đề xuất có 500.000 đồng/năm”.
Dường như khi đã nói đến nghĩa vụ, trách nhiệm (của dân) trước những khoản quy tiền mà phải viện dẫn đến những phạm trù chung chung kiểu “hãnh diện”, “vinh dự”, “tự hào”, “chia sẻ”, “thông cảm”, thậm chí “hi sinh”.. thì có nghĩa là những người có trách nhiệm trả lời câu hỏi vì sao đối với những khoản tiền túi người dân phải nộp đã “bí từ” lắm rồi thì phải.
Nhưng thưa Bộ trưởng, thưa Thứ trưởng, thưa Trưởng ban, thưa Tiến sĩ…Thế ai sẽ thông cảm cho người dân đây?
Nhớ khi mở màn cho câu chuyện phí bảo trì đường bộ, ngành GTVT giải thích sẽ bỏ trạm thu phí. Và giờ, khi QL 1A bị băm nhỏ bởi 21 trạm thu phí, song song với phí bảo trì đường bộ, thì Bộ lại giải thích đó là BOT, là phí, nhưng là phí tư nhân. Kèm theo mấy thông số, rằng sẽ tăng gấp 3,5 lần. Sẽ thu trong 20 năm. Sẽ…
Dường như mật độ phí đang ở tốc độ phi mã. Trong một bài viết trên Lao Động tuần trước, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng đã đưa ra một chi tiết có vẻ không hề ngẫu nhiên: Trong số 17 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ thì có tới 11 dự thảo văn bản liên quan đến xử phạt hành chính, chiếm gần 65%.
Còn tin thời sự hôm qua là phí nước thải sinh hoạt sẽ bắt đầu được thu kể từ 1-7.
Trong ngày mà vị Thứ trưởng đòi hỏi sự “chia sẻ”, Tuổi trẻ công bố một kết quả khảo sát cho thấy ở nhiều khu công nghiệp, khắp các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM… giá trị bữa ăn của công nhân chỉ 7.000 - 12.000 đồng/người/bữa. Giá trị nó bèo bọt, nó thảm hại đến mức Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long cũng ngậm ngùi trước tình trạng nhà cung cấp phải mua nguyên liệu rẻ, như cá biển ươn, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Mỗi năm có 2.000-2.500 người bị ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, chiếm 50-70% tổng số ca ngộ độc thực phẩm cả nước.
Và với thứ rẻ mạt, thiu thối được gọi là bữa cơm đó (chưa kể đến việc nhịn ăn mà có người gọi là “hội chứng tự ăn thịt mình”), không hiểu những người công nhân có còn đủ hơi sức để nuôi dưỡng sự kiên nhẫn khi phải nghe đi nghe lại những “chia sẻ”, “thông cảm”, “hy sinh” cho một cái gì đó chẳng của ai cả.
Nguồn: Đào Tuấn
chia sẻ.. ok!! nhưng nó cũng ở một mức nào đó mà có thể chấp nhận được thôi chứ... nền kinh tế nước nhà khó khăn chúng ta phải chia sẻ cùng với nhà nước, thế kinh tế gia đình tôi khó khăn ai chia sẻ... người dân nên chia sẻ “Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện” đến lúc người dân mất đất canh tác, mất nơi ở, mất mùa do hạn hán, do xả lũ của các đập thủy điện ... khi đấy ai chia sẻ với dân đây!!! một dự án khi được xây dựng phải tính hét các chi phí lợi ích xã hội, dự án nào lợi ích xã hội cao thì mới nên xây dựng vì những cái đấy mới phục vũ lợi ích cho người dân được!!!
Trả lờiXóaNhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên việc nhân dân cùng các cơ quan chính quyền chia sẻ cho nhau nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước là điều tất nhiên, chính quyền dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải có sự giúp sức của nhân dân mới hoạt động đạt hiệu quả cao, việc gì cũng cần phải đoàn kết mới tạo nên được sức mạnh, quyết tâm để hoàn thành
Trả lờiXóaNhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên việc nhân dân cùng các cơ quan chính quyền chia sẻ cho nhau nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước là điều tất nhiên, chính quyền dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải có sự giúp sức của nhân dân mới hoạt động đạt hiệu quả cao, việc gì cũng cần phải đoàn kết mới tạo nên được sức mạnh.
Trả lờiXóađất nước là của dân, do dân và vì dân, nhân dân ra sức xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân phải đóng thuế để xây dựng đât nước, đó là quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Thử hỏi xem, nếu không đóng thuế thì lấy tiền đâu ra để xây hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi cho nhân dân, nhưng các loại thuế phải phù hợp
Trả lờiXóaVẫn biết là khi nền kinh tế khó khăn , thì người dân phải cùng chia sẻ với nhà nước . Nhưng mà không phải cứ hễ thua lỗ là lại chia sẻ , xăng quốc tế tăng giá , nhà nước cũng tăng và lại đòi người dân chia sẻ . Nhưng cuộc sống của một tầng lớp nhân dân đã nghèo lắm rồi , Sự chia sẻ đấy có khi là quá lớn đối với họ . Họ không thể gánh nổi . Vậy các bộ ban nghành có nên xem lại xem mình nên chủ động khắc phục hơn là người dân chia sẻ không.
Trả lờiXóaChế độ của mình là dựa trên sức mạnh, đoàn kết của toàn dân, nhà nước cùng nhân dân một lòng, chung sức xây dựng đất nước phát triển. Việc nhà nước, các bộ, nghành đưa ra các chính sách, nói cho cùng thì cũng chỉ phục vụ lợi ích cho nhân dân được đặt lên hàng đầu, nhà nước và nhân dân cùng chia sẻ khó khăn để đưa đất nước phát triển. đó không đơn giản là việc chia sẻ của người dân và chính quyền, mà quan trọng hơn là qua đó, chính quyền và nhân dân xích lại gần nhau hơn, tạo ra một tập thể đoàn kết, hùng mạnh, đó là sức mạnh của một dân tộc. thiết nghĩ, như vậy cũng là một việc làm hết sức cần thiết của nhân dân.
Trả lờiXóaViệc liên quan đến kinh tế của người dân, người dân Việt Nam giờ còn khó khăn, chính vì vậy những việc liên quan như phí thì cần phải xem xét cẩn thận, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra để người dân không phải chịu thiệt thòi
Trả lờiXóaNhà nước là nhà nước của dân. Nhân dân đóng góp để xây dựng nhà nước vững mạnh hơn là 1 điều vô cùng tốt, sao các bác có thể nói như vậy được. Được đóng góp cho nước nhà là 1 điều vô cũng vinh dự còn gì. Còn nhớ 1 bộ phim của Nhật Bản, khi Nhật mua tàu chiến của Anh, Pháp thì toàn dân đóng góp, đến 1 kĩ nữ còn bán thân để nguyện góp 1 chiếc ốc cho con tàu cơ mà. Giờ thì mọi người hiểu sao dân tộc Nhật lại mạnh như vậy rồi chứ. Vì họ đoàn kết.
Trả lờiXóaviệt nam mình bỏ đi cơ chế xin cho: đây là cơ chế tạo ra tham nhũng, tiêu cực thì nhà nước ta sẽ phát triển mạnh hơn...!
Trả lờiXóaChế độ Xã hội chủ nghĩa nếu chính phủ không chăm lo đời sống, không lắng nghe tiếp thu, đáp ứng những nguyện vọng của dân thì không thể lãnh đạo nổi nhân dân. Nếu đáp ứng được nguyện vọng của dân thì mọi việc sẽ được nhân dân góp sức, giúp đỡ. Như người Nhật, họ cần tiền mua tàu chiến để chiến tranh với nhà Mãn Thanh thì mọi người dân đều đóng góp tiền bạc, thậm chí còn nhịn ăn để quyên góp cho chính phủ. Chúng ta nên học tập Nhật Bản về khoản này.
Trả lờiXóaNguyễn Sơn. Ở khoản này tớ không đồng ý với cậu. Bởi vì nhân dân đã đóng đủ thứ thuế rồi, tiền bạc nhà nước đã đem đi đầu tư, kinh doanh và bị thua lỗ rất nặng, như vinalines, vinasin đấy. Và đã làm ăn thua lỗ thì lãnh đạo phải chịu chứ sao cứ đè đầu dân mà bổ như vậy, phải để cho dân thở nữa chứ. Và còn nữa, bây giờ đang là thời bình chứ không phải thới chiến, và không thể có chuyện quyên góp vàng như thới Bác xóa nạn đói vào thời bình này được.
Trả lờiXóaNói như Nguyễn Sơn là không đúng. Chế độ xã hội của nước luôn làm hết sức mình để chăm lo đời sống, lắng nghe tiếp thu, và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, lãnh đạo nhân dân cùng nhau xây dựng đất nước chứ không phải như Nguyễn Sơn nói. và dĩ nhiên khi nhà nước cần nhân dân thì nhân dân sẽ góp sức vì đất nước ta là một thể thống nhất, giữ đảng và nhân dân có mối gắn kết không tách rời.
Trả lờiXóaDiệu huyền tôi cũng rất bức xúc giống bạn vì mấy cái vụ đó, đảng và nhà nước cần phải có biện pháp giải quyết một cách dứt khoát đối với những cán bộ, lãnh đạo có hành vi tham ô, tham nhũng, phẩm chất đạo đức bị thoái hóa... như vậy mới có thể giải quyết được một số vấn đề. Cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ , lãnh đạo để đội ngũ cán bộ được trong sạch, vứng mạnh. Tuy nhiên, tôi thấy để làm được điều này thì chỉ mình đảng và nhà nước thực hiện thì sẽ không có hiệu quả mà cần phải có sự giúp sức của nhân dân. Vì vậy càng trong những khó khăn như bây giờ thì đảng, nhà nước và nhân dân ta càng phải đoàn kết.
Trả lờiXóanhân dân là gốc của một nước, có nhân dân thì việc gì liệu cũng xong. Nhà nước muốn vững mạnh phải lấy dân là gốc, luôn chăm lo cho đời sống của nhân dân, nhân dân khó mắc chỗ nào phải biết tháo gỡ giúp họ vượt qua, như thế mưới tạo được lòng tin trong nhân dân. Các lãnh đạo của Đảng và nhà nước phải có những quyết sách phù hợp với lòng dân để đất nước ngày một đi lên, phát triển vững mạnh
Trả lờiXóa