Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (viết tắt là HRW) là tổ chức được lập ra với danh nghĩa nhằm theo dõi tình hình đảm bảo nhân quyền của các nước trên thế giới và có những động thái nhằm bảo vệ quyền con người. Mục đích hoạt động của HRW là hết sức tốt đẹp. Tuy nhiên điều khó hiểu là những năm gần đây đối với Việt Nam, HRW lại không bảo vệ quyền con người theo đúng nghĩa mà ngược lại HRW lại thường tìm cách can thiệp vào việc xử lý của các cơ quan chức năng Việt Nam đối với những nhân vật hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước xâm phạm ANQG, vi phạm pháp luật như Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân… Đồng thời HRW thường xuyên có những bản báo cáo, phúc trình xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền tại Việt Nam, vu cáo nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền. Điển hình như trong bản báo cáo phúc trình toàn cầu năm 2013 ngày 1/1/2013, HRW đã vu cáo “chính quyền Việt Nam đang đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp một cách ôn hòa có hệ thống, đồng thời trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách Nhà nước, phanh phui các vụ tham nhũng của giới quan chức hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ độc đảng”…
Vậy vấn đề đặt ra là tại sao một tổ chức mang danh nghĩa quốc tế như HRW lại thường có thái độ thiếu thiện chí với Việt Nam và có nhiều hoạt động chống phá Việt Nam như vậy. Để làm rõ vấn đề này cần phải trở lại tìm hiểu nguồn gốc hình thành, phát triển của HRW.
Trong thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, với mục tiêu xóa bỏ chế độ XHCN trên phạm vi toàn thế giới mà trước hết là Liên Xô và Đông Âu, Mỹ và các nước phương Tây đã sử dụng rất nhiều chiêu bài khác nhau nhằm đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”. Một trong những chiêu bài được Mỹ và phương Tây triệt để sử dụng đó là vấn đề “nhân quyền” và thông qua vấn đề “nhân quyền” họ hướng tới thành lập các tổ chức hoạt động chống CNXH dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền”. Ngày 1 tháng 8 năm 1975 tại Helsinki (thủ đô Phần Lan), tất cả các nước châu Âu, bao gồm Liên Xô và các nước XHCN (trừ Albania) đã cùng với Hoa Kỳ, Canada tham dự “Hội nghị về An ninh và hợp tác châu Âu” và ký kết “Hiệp ước Helsinki” trong đó quy định một số nguyên tắc căn bản về nhân quyền và dân quyền mà các quốc gia ký kết phải tôn trọng; đồng thời cho phép thành lập các “nhóm theo dõi nhân quyền” ở các quốc gia.
“Hiệp ước Helsinki” đã mở ra một điều kiện mới để Mỹ, các nước phương Tây tăng cường hoạt động tác động về tư tưởng, văn hóa, dân chủ, nhân quyền vào các nước Đông Âu, Liên Xô; đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy việc thành lập, ra đời công khai của nhiều tổ chức, uỷ ban dưới các danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” ở các nước Đông Âu, Liên Xô, với nền tảng hoạt động là phát huy tinh thần của “Hiệp ước Helsinki”. Bắt đầu từ đây, “quyền con người” đã trở thành thứ vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Đông Âu, Liên Xô chống lại Đảng cộng sản và nhà nước XHCN thông qua các tổ chức “độc lập”, “phi chính thức” dưới danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền” với điểm tựa là “Hiệp ước Helsinki”. Đây cũng là khởi đầu cho sự hình thành cái gọi là “phong trào bất đồng chính kiến” và các nhóm đấu tranh “bất bạo động” ở Liên Xô và Đông Âu. Điển hình là sự xuất hiện của các Uỷ ban sinh viên đoàn kết; Hiệp hội của các trường đại học, công nhân, các Công đoàn độc lập, các Uỷ ban tiểu chủ... được thành lập ở Ba Lan trong các năm cuối thập niên 1970, đặc biệt là sự ra đời của Uỷ ban bảo vệ công nhân (KOR) dẫn đến sự ra đời của “Công đoàn đoàn kết” năm 1980. Tại Cộng hòa dân chủ Đức với sự ra đời của các phong trào hòa bình, môi trường và phụ nữ độc lập với chính quyền vào đầu những năm 1980. Tại Tiệp Khắc xuất hiện “Nhóm hiến chương 77” và “Uỷ ban bảo vệ người bị ngược đãi” (VON) tương tự như KOR. Tại Liên Xô các tổ chức tương tự cũng xuất hiện dưới danh nghĩa các nhóm độc lập như “Nhóm quan sát Helsinki”, “Quỹ xã hội Nga”, “Nhóm làm việc để bảo vệ các quyền lao động”, “Uỷ ban vì các quyền con người”...
Sau “Hiệp định Helsinki”, Mỹ và phương Tây thành lập các tổ chức dưới danh nghĩa phi chính phủ (NGO) hoạt động trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, lao động... làm công cụ cho việc can thiệp, hậu thuẫn, tài trợ cho các tổ chức “độc lập”, “phi chính thức” ở Liên Xô và Đông Âu. Năm 1978 Mỹ cho ra đời tổ chức “Helsinki Watch”(HW) để “giám sát” Liên Xô và các nước Đông Âu thực hiện các quy ước của “Hiệp định Helsinki” và để “giúp đỡ” các nhóm “bảo vệ nhân quyền” trong Liên Bang Xô viết. Đặt trong tổng thể chiến lược “diễn biến hòa bình”, tổ chức Helsinki Watch đã đóng góp một “công sức” rất lớn trong việc làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu dưới danh nghĩa “hoạt động nhân quyền”. Đến năm 1998 Helsinki Watch hợp nhất với các tổ chức quốc tế có chung mục đích thành tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW).
Như vậy theo dõi quá trình hình thành và phát triển của HRW thấy rằng HRW chính là một trong những “công cụ” đắc lực của Mỹ và các nước phương Tây trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ XHCN. HRW được lập ra để hoạt động chống phá các nước XHCN dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Có tìm hiểu như vậy mới lý giải được tại sao HRW lại thường xuyên có những hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam. Phải chăng bởi vì Việt Nam cũng là một nước XHCN có ảnh hưởng trên thế giới và hiện nay các thế lực thù địch CNXH đang muốn đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ hoàn toàn các nước XHCN trên phạm vi toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những chiêu bài khác thì “dân chủ, nhân quyền” vẫn được xem là một “mũi nhọn” trong chiến lược này và HRW chính là một trong những tổ chức nhằm hiện thực hóa ý đồ đó của Mỹ và các nước phương Tây.
Tóm lại mặc dù mang danh xưng là tổ chức “Theo dõi nhân quyền quốc tế” nhưng rõ ràng những hoạt động của HRW bị chi phối bởi ý đồ chính trị của Mỹ và các nước phương Tây. Do đó những bản báo cáo, phúc trình mà HRW đưa ra về tình hình nhân quyền của Việt Nam là hoàn toàn không khách quan, trung thực bởi nó đã bị chi phối bởi ý đồ chính trị của các nước đứng sau. Thực tế cho thấy ở Việt Nam các quyền con người như quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo luôn được đảm bảo. Những quyền này được Nhà nước Việt Nam ghi nhận hết sức cụ thể trong văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp và luôn được chú ý đảm bảo thực hiện trong thực tiễn.
Trở lại vấn đề nếu như hoạt động của HRW là khách quan, trung thực theo đúng như những gì họ vẫn tuyên bố và nếu HRW thật lòng vì nhân quyền cho Việt Nam thì tại sao HRW không lên án các công ty hóa chất của Mỹ đã sản xuất các chất diệt cỏ có chứa đi-ô-xin và được quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam trong chiến tranh, làm cho bao nhiêu thế hệ người dân Việt Nam phải chịu những di biến nặng nề của chất độc đó. Nhân dân Việt Nam và cả nhân loại tiến bộ trên thế giới khó ai có thể cầm được nước mắt khi chứng kiến hình ảnh của những nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam. Cho đến nay hậu quả của chất đi-ô-xin đối với người Việt Nam đến nay vẫn còn hết sức nặng nề với khoảng 4,8 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng và 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra. Hậu quả bi thảm này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ. Hội đồng Hòa bình Mỹ, trong tuyên bố phản đối Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác đơn thỉnh cầu của các nạn nhân da cam/đi-ô-xin Việt Nam ngày 2-3-2009, khẳng định: Đây là sự vi phạm thô bạo của quân đội Mỹ về quyền con người, một tội ác nghiêm trọng chống lại loài người... Nếu HRW thật sự hoạt động vì nhân quyền thì có lẽ họ phải kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu các công ty sản xuất chất diệt cỏ có chưa chất đi-ô-xin bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Nhưng đáng tiếc họ đã không làm điều đó.
Người viễn xứ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét